Kênh thông tin đầu tư ở Vietnam

Friday, August 10, 2007

Banks act on stock rout

Banks act on stock rout

By David Uren

August 11, 2007 07:39am

WORLD central banks have poured almost $200 billion into financial markets in less than 24 hours in a bid to stem a global financial panic.

The Reserve Bank of Australia had to pump almost $5 billion into the local market, about double the normal daily injection, to ensure that the cash interest rate did not spiral higher than the new 6.5per cent set only on Wednesday.

Financial meltdown fears

The fear of a financial meltdown stripped 3.9per cent, or about $58 billion, from the value of the top 200 shares listed on the Australian sharemarket, with the All Ordinaries index closing at 5965.2points.

It was the biggest plunge in markets, both in Australia and around the world, since the aftermath of September 11, 2001.

Central banks also provided emergency support to markets then. However, the scale of yesterday's bail-out in Europe was E26 billion ($41 billion) larger.

The markets were last night nervously awaiting the start of trading in the US after London opened down 2 per cent.

Anxiety

Peter Costello tried to calm anxiety, saying Australia's financial institutions were sound, with none of the problems of the US mortgage market.

"People will start pricing risk higher and those people that have lower credit ratings may well have to pay a bit more of a premium for risk in bond markets," the Treasurer said.

"But it will not affect Australian financial institutions, nor will it affect Australian governments."

Deposits frozen

The panic was sparked by France's biggest private bank, BNP Paribas, freezing deposits in two hedge funds which had E1.6 billion invested in sub-prime mortgage loans dollars.

Only days previously, the bank's chief executive had declared it had no exposure to the US mortgage market.

The Reserve Bank's efforts were dwarfed by the European Central Bank, which offered to provide as much money as any bank wanted at its official cash rate of 4 per cent and ended up advancing E95 billion.

Dollar dives

The Australian dollar dived 2.9 per cent to US84.1c, as it suddenly became impossible for Japanese speculators to finance what is known as the carry trade, in which they borrow money at low rates of interest in Japan and invest them here.

The global panic extended to Japan, where the central bank injected Y1trillion ($10billion) to stop interest rates rising.

Economy strong, says Bush

The Federal Reserve Bank, in the US, advanced about $US24billion ($28billion) to get its cash rate back from 5.25per cent to its target of 5per cent.

George W.Bush said the US Government did not need to provide further funds to the market.

"The fundamentals of our economy are strong," the President said. "And I am told there is enough liquidity in the system to enable markets to correct."

RBA

Financial market analysts said yesterday's turmoil raised a question about whether Reserve Bank governor Glenn Stevens was correct in his assessment, when lifting interest rates on Wednesday, that the US mortgage crisis did "not appear to have changed significantly the broader global outlook".

ANZ chief markets economist Warren Hogan said the bank was clearly aware of the volatility when it raised rates.

"But there does seem to have been a substantial deterioration in liquidity in the system, and the key is whether the actions taken by the central banks, including the Reserve Bank, will settle the situation or will there be further instability ahead."

Hedge funds

Although a number of hedge funds around the world, including in Australia, have closed their doors as a result of the US mortgage crisis, the actions of the French bank suggest it may allow bonds to default. This made financial institutions wary about lending to the financial markets, and suddenly there was not enough money available in the money market for everyone who needed it, forcing up interest rates.

The OECD's financial markets deputy director Adrian Blundell-Wignall told The Weekend Australian there was now a concern that there might be a run on hedge funds.

Although investors have to give a month's notice to withdraw funds from a hedge fund, if there were a rush it would cause widespread problems in financial markets, he said. "If there is a run on hedge funds, then it is like a run on banks," he said.

Dr Blundell-Wignall said hedge funds often borrowed as much as 20 times the amount of their investment so their plight represented a threat to banks.

Mr Costello said Australia could not expect to shrug off a downturn in the US economy or in world markets.

"The only effect in relation to Australia is, as you would expect, if the world's largest economy experiences downturn, or if the equity markets in the world's largest economy have a decrease, that has knock-on effects to other capital markets," he said.

Market plunge wipes off $53bn

Market plunge wipes off $53bn

August 10, 2007 04:48pm

Article from: AAP

  • US sub-prime mortgage fears hit global markets
  • ECB pumps record 94.8bn euros into banking sector
  • BNP Paribas' investment fund news spooks investors

THE stock market posted its biggest one-day fall in six years today following falls on Wall Street still spooked by the rout in the US sub-prime mortgage sector.

The largest fall since the September 2001 US terrorist attacks wiped almost $53bn from the value of the market, rattling investor confidence and eroding superannuation-linked gains

At the close, the benchmark S&P/ASX200 index was 229.6 points lower at 5936, while the all ordinaries retreated 222.5 points to 5965.2.

At 1621 AEST on the Sydney Futures Exchange, the September share price index contract was 227 points lower at 5924, on a volume of 34,944 contracts.

MFS Ltd chief executive Guy Hutchings said it would take time for the market to settle, with further volatility expected next week as investors anticipated further effects from the credit crisis.

"Cash is king at present, with the market continuing to respond very directly to offshore volatility as the fall-out from sub-prime credit crisis spreads," Mr Hutchings said.

"Investors are clearly spooked by the extent of loses in the US and Europe overnight and there were no real positions of safety, with losses across the board.

"The fact that the local market fell away quite dramatically at the end of the session implies traders did not want to hold stocks over the weekend, which indicates the nervousness is likely continue well into next week.

Treasurer Peter Costello moved to hose down concerns of a market collapse in Australia, noting the market was undergoing a correction, coming off a very high base.

The Dow Jones industrial average dropped 387.18 points to 13,270.68 overnight, the Standard & Poor's 500 Index lost 44.40 points to 1,453.09 and the Nasdaq gave up 56.49 points to 2,556.49.

Locally, the big miners were weaker, with BHP Billiton losing $2.00 to $34.66 and rival Rio Tinto Ltd shedding $3.49 to $84.77.

On the Sydney Futures Exchange, the September share price index contract had lost 173 points to 5978 on a volume of 17,370 contracts.

US stocks tumbled overnight, with the Dow and S&P down nearly 3 per cent, after a French bank froze three funds that had invested in US sub-prime mortgages.

The Dow Jones industrial average sank 387.18 points to 13,270.68, and the Standard & Poor's 500 Index slid 44.40 points to 1453.09.

It was the worst percentage drop for both indexes since the February 27 sell-off.

The Nasdaq Composite Index fell 56.49 points, or 2.16 per cent, to 2556.49.

Nomura Australia equity markets strategist Eric Betts said there was a climate of "heightened risk aversion'', following Wall St's woes.

"We've had falls across the board following Wall St, and the problems in Europe as well stemming from the sub-prime loan problem,'' he said.

"It's just a climate of heightened risk aversion.

"People are selling anything that moves, basically.''

Mr Betts ruled out a recovery on the local market later in today's session, and in US markets tonight.

"We'll finish on a down note, it's pretty sure,'' he said.

''(In the US) I don't think there will be any quick recovery.

"This could drag out for a while.''

The major miners were both down significantly.

Mining giant BHP Billiton dropped $1.44 or 3.93 per cent to $35.22.

Rival miner Rio Tinto shed $2.96 or 3.35 per cent to $85.26.

At 12.08pm, the major banks all were trading much lower.

The Commonwealth Bank of Australia lost $1.47 to $53.33, the National Australia Bank 75 cents to $38.75, ANZ 69 cents to $28.28, and Westpac 74 cents to $25.85.

Shares in Bendigo Bank and Adelaide Bank also fell, a day after announcing merger plans that would create a $4 billion financial giant.

Shares in Bendigo dropped 62 cents to $15.78, while Adelaide Bank fell 52 cents to $15.99.

On the New York Mercantile Exchange, September crude settled down 56 US cents at $US71.59 a barrel.

Local energy stocks were trading lower, with Woodside Petroleum $1.23 weaker at $42.38, Oil Search down 18 cents to $3.49, and Santos 44 cents lower at $12.27.

On a quite day for equities news, furniture retailer Nick Scali reported a 6.9 per cent rise in annual profit.

The company's net profit for 2006/07 rose to $8.664 million, from $8.106 million, after sales revenue grew by 19.6 per cent to $77.202 million.

Nick Scali was one of the few companies to witness a rise, with its shares adding five cents to $2.45.

At 12.16pm the spot price of gold in Sydney was $US663.00, down $US10.50 from yesterday's Sydney close.

Despite the sharp fall in gold prices, the miners were relatively unchanged.

Newmont Mining Corp lost eight cents to $4.86, and Lihir Gold six cents to $3.11.

However, Newcrest Mining was three cents brighter at $26.03.

Shares in Telstra continued to fall after the telco yesterday said it expected earnings in the first half of this year to be slightly negative.

Shares in Telstra were down 11 cents to $4.41, while its T3 receipts also lost 11 cents to $2.92.
Optus-owner Singapore Telecommunications was down four cents to $2.59.

Meanwhile, shares in News Corporation fell after the company yesterday reported a 22 per cent rise in annual profit.

News Corp fell 51 cents to $26.26, while its non-voting scrip lost 15 cents to $24.40.

The major retailers were trading at a discount, with Woolworths losing 87 cents to $26.29.

Takeover target Coles Group fell 46 cents to $14.23, and its suitor, Wesfarmers, dropped $1.04 to $40.34.

The top-traded stock by volume was Empire Oil & Gas, with 333.78 million shares worth $7.79 million changing hands.

Its shares added 0.5 cents, or 22.73 per cent, to 2.7 cents.


TREASURER Peter Costello has hosed down concerns in Australia about the impact of a major sell-off in global markets, particularly in the US overnight.

He said the Australian stock exchange, which has fallen almost three per cent today, was undergoing a correction off a very high base.

"After that correction the market is still up six per cent over this year,'' he said.

Mr Costello said he had spoken to financial market and industry regulators today.

Minimal exposure

Australian financial institutions had minimal exposure to the fallout in the US sub-prime mortgage market, which offers loans to persons with weak credit histories, he added.

Similar products in Australia are called non-conforming loans and make up just one per cent of the market and rate of delinquencies was lower than in the US.

"There is a correction going on in the market," he said.

Aussie market still up

"The market has fallen 2.5 per cent but after that correction the market is still up 6 per cent over the year.

"Bear in mind, where it's starting from before you assess the impact of this correction."

Mr Costello said one effect may be a re-pricing of credit risk, which means it might be harder for Australians trying to get a non-conforming loan.

"I think this will lead to a premium being built into risk and the risk of course is in relation to low credit ratings, low investment grade," he said.

"Those people or companies who are borrowing on non-investment grade bonds would expect that the interest rate will go up."

Financial institutions 'in good shape'

He said Australian financial institutions are in good shape.

"There is no reason why any Australian financial institution will be exposed," he said.

"The only effect in relation to Australia is, as you would expect, that if the world's largest economy experiences downturn or if the equity markets in the world's largest economy have a decrease that has knock-on effects to other capital markets."

RBA activity 'normal'

Mr Costello also said the activity by the Reserve Bank of Australia in the money market earlier today did not mean anything out of the ordinary was going on.

"No, I don't say that there was anything different," he said.

"They're just doing today what they normally do.

"Nothing different at all."

The central bank today injected about $4.95 billion into the banking system through the purchase of debt and related instruments.

Market watchers said the bank had added more money than was usual.

An RBA spokesman said earlier said its activity was part of its usual market dealing operations and "nothing special".

World shares fall on credit fears

World shares fall on credit fears
A trader on the floor of the New York Stock Exchange bangs his head as he looks at the Dow Jones index
Analysts say markets will remain volatile in the near future
Stock indexes have fallen sharply again on Friday, a day after markets in the US and Europe suffered heavy losses amid fears of a global credit crunch.

Billions of dollars were wiped off share values, affecting businesses and individual investors alike.

Shortly after opening, the Dow Jones share index in New York was down 124.8 points, or 0.9%, at 13,145.9 points.

London's FTSE 100 share index closed down 3.7%, the Paris Cac index fell 3.1% and Germany's main Dax fell 1.5%.

Analysts say the crisis could make it harder for banks, firms and consumers to get access to loans and cash.

If this persists, it could lead to a global recession.

Cash injections

Global stock markets have been rattled by worries over financial institutions' exposure to bad credit in the US sub-prime mortgage market.

Sub-prime lenders offer loans to consumers with a poor credit history.

Investors have bought the financial equivalent of poisoned mutton dressed as prime lamb

As a result of these problems, banks have suddenly started charging significantly more for the money they lend to each other, signalling that they are looking to limit their risks.

For their part, central banks around the world have moved to prop up markets by lending money to banks who might be in trouble.

The European Central Bank injected cash into the money market for a second day, as did other central banks worldwide.

The ECB said its move was to "assure orderly conditions in the euro money markets".

Electric stock board in Tokyo
Many stock indexes had hit near record levels in the past weeks

The bank injected 61.05 bn euros (£41.65bn; $84.2bn) into the eurozone money markets on Friday.

Japan's central bank had earlier pumped one trillion yen ($8.5bn; £4.2bn) into the financial system to boost liquidity.

Asian jitters

The jitters come a day after the FTSE closed down nearly 2%, and following a fall of close to 3% on the Dow Jones index in New York.

At close of trade in Japan, the Nikkei share index was down 2.4%, at 16,764.1.

In Hong Kong, the Hang Seng index ended the day down 2.88% at 21,799.96, after trade was suspended early because of a tropical cyclone warning.

Many more financial institutions may come out in the future to say they have been making losses on the back of the sub-prime problems
Martin Arnold, CommSec

South Korea's central bank said it would also intervene if necessary in financial markets to counter the international turmoil.

The Reserve Bank of Australia on Friday added more than twice the usual amount of money into the banking system, injecting A$4.95bn ($4.19bn; £2.08bn) in its regular morning money market operation.

Central banks in Malaysia, Indonesia and the Philippines intervened to sell dollars to support their currencies.

Housing market wobble

BNP Paribas announced on Thursday that it was suspending three investment funds worth 2bn euros because of problems with the US sub-prime mortgage sector.

In recent months, the number of loan defaults has increased because of higher interest rates, raising concerns that the wobble in the housing market will affect other parts of the economy and then start hurting other nations.

We've got blind panic... and obviously a complete lack of confidence
Tony Craze, Dawntrader.co.uk

The worry is that should banks make losses, it would hurt their earnings and their profitability, making them less willing to fund the takeovers and buyouts that have underpinned much of the stock markets' recent gains.

The recent collapse of American Home Mortgage, the 10th largest lender in the US, has intensified those concerns.

The declines in the US markets came despite attempts by President George W Bush to calm market fears.

Thursday, August 9, 2007

Trung Quốc có nguy cơ khủng hoảng tài chính?

Ngày 02/08/2007, 17:03
Trung Quốc có nguy cơ khủng hoảng tài chính?

Một góc thành phố Thượng Hải, Trung Quốc
Nhiều dự báo cho rằng, Trung Quốc có thể sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính, giống như Nhật trong những năm đầu thập kỷ 1990, khi nền kinh tế bong bóng bị sụp đổ.

Theo các nhà phân tích, tác nhân có khả năng gây khủng hoảng là việc các khoản nợ xấu đang ngày càng thêm chồng chất, trong khi hệ thống ngân hàng Trung Quốc lại chưa mạnh. Các ngân hàng này đã cho vay hàng tỷ USD để xây dựng trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng và chung cư.

Nợ xấu thực tế cao

Theo các số liệu chính thức, nợ xấu chỉ chiếm 7% tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng Trung Quốc trong quí I/2007, giảm từ 40-50% so với cùng kỳ vài năm trước.

Tuy nhiên, số liệu chính thức trên không bao gồm các khoản cho vay gọi là “cần lưu tâm đặc biệt” (sắp trở thành nợ quá hạn). Theo ước tính của các nhà quan sát, nếu cộng cả số nợ xấu đã được xóa, tổng số cho vay có vấn đề có thể cao gấp ba lần con số công bố. Một nhà phân tích kinh tế độc lập ở Thượng Hải cho biết: “Các ngân hàng cho vay dựa trên thế chấp mà giá trị của tài sản thế chấp lại được thổi phồng lên, không đúng với giá trị thực”.

Tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng cũng đã tăng cao. Chỉ tính từ tháng 1/2007 đến tháng 5/2007, các khoản cho vay mới của các ngân hàng đã vọt lên đến 275 tỷ USD, gần bằng hai phần ba tổng số cho vay của cả năm 2006.

Giữa tháng 5, Chính phủ Trung Quốc đã buộc phải ra lệnh thắt chặt tín dụng ngân hàng và tăng lãi suất lần thứ tư (tính từ đầu năm), sau khi có báo cáo cho rằng, đầu tư vào ngành xây dựng và nhà máy vẫn tăng trưởng ở mức hai con số. Tuy nhiên, các biện pháp này không có hiệu quả.

Charlene Chu, một nhà phân tích của Công ty Đánh giá tín dụng Fitch làm việc tại Bắc Kinh nói: “Nguy cơ đang hiển hiện. Chúng tôi thấy rất nhiều cao ốc tại Bắc Kinh bị bỏ trống. Chúng tôi biết có cái gì đó không ổn nhưng chưa được lưu ý đúng mức”.

Michael Pettis, giáo sư người Mỹ dạy môn quản trị tại Đại học Bắc Kinh, tác giả một cuốn sách về khủng hoảng tài chính tại các nền kinh tế mới nổi, nhận xét: “Mọi chuyện đều đang quá tốt đẹp”. Nhưng ông thêm: “Không ai có thể suy diễn rằng, mọi chuyện rồi cũng cứ như thế. Trong lịch sử, không có nước nào tăng trưởng nhanh mà không gặp phải các khủng hoảng mang tính chu kỳ”.

Trung Quốc đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền sản xuất toàn cầu, trên các thị trường tài chính và hàng hóa quốc tế. Bởi thế, nếu Trung Quốc sụp đổ về tài chính, nhiều nước khác sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Một nhà phân tích nhận xét: “Vấn đề là Trung Quốc có làm chủ được tình hình hay không, sau khi bong bóng nổ”.

Giống Nhật trước đây

Tại Trung Quốc, nhiều tác nhân giống như những gì từng được nhìn thấy ở Nhật đã xuất hiện: lãi suất tiết kiệm ngân hàng thấp, đồng vốn rẻ, giá chứng khoán và bất động sản không ngừng tăng.

Chỉ trong vòng hai năm, giá trị các giao dịch tại các thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến đã tăng từ 393 tỷ USD lên 2.200 tỷ USD. Nỗ lực chế ngự tốc độ tăng giá quá nhanh trên các thị trường chứng khoán chỉ làm cho các cổ phiếu xuống giá trong vài ngày, sau đó chúng lại tiếp tục leo thang.

Hiện nay, giá nhà đất tại các thành phố lớn vẫn tiếp tục tăng, với tốc độ trung bình tính theo năm từ 8% đến 11%.

Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, giá bất động sản tại Nhật cũng tăng vọt. Và vì các ngân hàng nước này cấp tín dụng khá dễ dàng, các nhà đầu tư đã vay tổng cộng 3.000 tỷ USD đổ vào xây dựng nhà máy, khách sạn và sân golf. Các nhà đầu cơ thì lại đổ tiền vào chứng khoán mưu tìm lợi nhuận cao thay vì bỏ tiền tiết kiệm trong ngân hàng để hưởng lãi thấp.

Bởi thế, giá trị của thị trường chứng khoán Tokyo đã tăng từ 2.600 tỷ USD cuối năm 1987 lên 4.500 tỷ USD vào thời điểm thị trường tăng trưởng cao nhất (cuối năm 1989).

Sau khi các giao dịch mang tính đầu cơ cao sụp đổ do Ngân hàng Trung ương Nhật thắt chặt chính sách tiền tệ, kinh tế Nhật đã rơi vào trì trệ, kéo dài hàng chục năm.

“Đối với trường hợp của Trung Quốc, có thể nói rằng mọi điều kiện dẫn đến một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đều đã xuất hiện, và chỉ cần có một cú sốc tiêu cực là xong”, giáo sư quản trị Pettis nói. “Ở đây, người ta vay nợ rất nhiều. Nhiều hơn là ta tưởng.”

Tuy nhiên, phân tích dù là của các chuyên gia vẫn chỉ là một góc nhìn, có thể đúng hoặc sai. Hãy chờ xem.

Theo TBKTSG

TP HCM thiếu đất xây khách sạn 5 sao

Cập nhật ngày 8/8/2007 (GMT+7)
TP HCM thiếu đất xây khách sạn 5 sao
Xem anh phong to
Ảnh minh hoạ
TP HCM đang tiến hành khảo sát các mặt bằng để xây dựng 10.000 phòng khách sạn 4-5 sao từ nay đến 2020. Song chỉ có 11 điểm đủ điều kiện xây khách sạn cao cấp.

Kết quả khảo sát các địa điểm dự kiến xây khách sạn 5 sao được thông báo trong cuộc họp UBND TP HCM sáng ngày 7/8.

Cụ thể các địa điểm sẽ được chọn xây khách sạn gồm số 8-12 Lê Duẩn, Hợp khối 76-78 và 2-4-6 Hai Bà Trưng, 164 Đồng Khởi, số 11C-11-13 Công trường Lam Sơn, 27B Nguyễn Đình Chiểu, đều thuộc quận 1. Những mặt bằng còn lại được đánh giá đủ tiêu chuẩn xây khách sạn lớn là 79 Lý Thường Kiệt ở quận Tân Bình; 651 Trần Hưng Đạo quận 5; quận 3 có số 60 Võ Văn Tần và địa chỉ 39 Nguyễn Văn Bá, quận Thủ Đức.

Có rất nhiều địa điểm được TP HCM nhắm đến để kiến thiết những tòa nhà lưu trú lớn, nhưng hiện nay gặp nhiều vướng mắc về đất đai, thủ tục... Đó là các khu tam giác lớn ở ngay trung tâm thành phố, mặt bằng đắc địa nhất Sài Gòn, như Trần Hưng Đạo - Phạm Ngũ Lão - Nguyễn Thái Học; cụm Lê Thánh Tôn - Thi Sách - Cao Bá Quát - Hai Bà Trưng quận 1 (đối diện khách sạn Park Hyatt)...

Dự kiến, việc xác định quy hoạch, hiện trạng sử dụng, pháp lý khu đất xây dựng khách sạn trên sẽ được UBND TP HCM thông qua trước ngày 25/08.

Theo Đô thị

Wednesday, August 8, 2007

SSI,BVSC - Cổ phiếu CTCK có phải cổ phiếu “vàng”?

Ngày 09/08/2007, 11:39
Cổ phiếu CTCK có phải cổ phiếu “vàng”?

Mức tăng trưởng lợi nhuận khủng khiếp của một vài công ty trong thời gian qua có phần nhờ vào TTCK đã trải qua một giai đoạn thuận lợi khó lặp lại
Sở GDCK TP. HCM sắp đón thêm một cổ phiếu thuộc hạng blue-chip từ sàn Hà Nội chuyển vào trong tháng 8. Đó là cổ phiếu của CTCP Chứng khoán Sài Gòn với mã SSI.

Từ năm ngoái, cùng với tốc độ phát triển nhảy vọt của TTCK, SSI cũng như một số CTCK tên tuổi khác đã làm ra lợi nhuận bất ngờ. Và cổ phiếu của các công ty này bỗng chốc trở nên sáng giá.

Điều còn lại mà nhà đầu tư băn khoăn là liệu sự tăng trưởng “chóng mặt” đó của các CTCK là nhất thời hay sẽ bền lâu?

7 năm, giá trị gần 1 tỷ USD

Thật không uổng công nằm phục và chịu đựng lận đận gần 7 năm trời để giờ đây SSI ung dung hái quả ngọt.

Kể từ năm ngoái, khi TTCK bắt đầu bùng nổ, SSI (cũng như một vài CTCK thành lập từ khi TTCK mới thành lập) đã có được kết quả kinh doanh và lợi nhuận ấn tượng. Năm 2006, SSI tạo ra tổng doanh thu 378,4 tỷ đồng, trong đó chi phí để kinh doanh chỉ mất khoảng 75,8 tỷ đồng. Sau khi đóng thuế thì lợi nhuận còn lại là 242,03 tỷ đồng, tính ra tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt đến 71,19%. Đáng nói hơn là mức lợi nhuận đã tăng gấp 10 lần so với năm 2005.

Cũng thật khó hình dung một doanh nghiệp có quy mô quá nhỏ vào lúc ban đầu thành lập mà chỉ sau 7 năm đã tăng trưởng gấp 133 lần.

SSI được thành lập và hoạt động từ năm 2000 với vốn điều lệ ban đầu là 6 tỷ đồng. Vào tháng 4/2000, với vốn điều lệ như thế, SSI chỉ được kinh doanh hai nghiệp vụ là môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán.

Tháng 7/2001, vốn điều lệ của SSI tăng lên 20 tỷ đồng và có thêm hai nghiệp vụ nữa là tự doanh và lưu ký chứng khoán. Mãi đến tháng 6/2005, vốn điều lệ của SSI cũng chỉ đạt 52 tỷ đồng, đủ để thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, trong đó thêm hai nghiệp vụ mới là quản lý danh mục đầu tư và bảo lãnh phát hành.

Trong các đợt tăng vốn này, tuy lần lượt có thêm cổ đông mới nhưng chủ yếu vẫn là những cổ đông cũ chấp nhận bỏ thêm vốn vào để “cùng ăn, cùng chịu” với Công ty trong giai đoạn thăng trầm của TTCK.

Quy mô của SSI bất ngờ tăng vọt vào năm 2006 với ba lần tăng vốn chỉ trong năm này, nâng vốn từ 52 tỷ đồng lên đến 500 tỷ đồng. Chưa hết, trong quý II/2007 SSI phát hành thêm 300 tỷ đồng mệnh giá cổ phiếu để nâng vốn điều lệ lên 800 tỷ đồng. Trong đó có hai đối tác lớn nước ngoài là Ngân hàng ANZ và CTCK Daiwa (Nhật Bản) đã mua 9 triệu cổ phiếu (tương đương 11,25% vốn điều lệ 800 tỷ đồng) với giá 170.000 và 175.000 đồng/cổ phiếu.

Ở mức giá 175.000 đồng/cổ phiếu (gần 11 USD/cổ phiếu) mà Daiwa bỏ ra mua, CTCK của Nhật Bản này xem ra đã định giá trị thị trường của SSI tới mức gần 1 tỷ USD - một con số đầy kinh ngạc đối với một doanh nghiệp mà 7 năm trước chỉ có vốn điều lệ 6 tỷ đồng.

Nhà đầu tư vẫn thận trọng

Thực ra, giá cổ phiếu SSI khi mới lên sàn chứng khoán Hà Nội vào cuối năm 2006 đã là 179.600 đồng/cổ phiếu (mức giá bình quân phiên ngày 18/12). Trong tháng 5/2007, cổ phiếu này thường xuyên giao dịch ở mức 240.000 - 250.000 đồng/cổ phiếu.

Tuy nhiên, hiện tại giá cổ phiếu SSI đã giảm hơn một phần ba so với thời điểm giá cao nhất; giá giao dịch bình quân vào phiên ngày 6/8 còn ở mức 154.700 đồng/cổ phiếu. Rõ ràng, cách đánh giá cổ phiếu của nhà đầu tư không đơn giản. Những kết quả kinh doanh ấn tượng của SSI trước đó, và ngay cả ở thời điểm hiện tại, cũng không đủ sức duy trì cổ phiếu này ở mức giá giá cao nhất đã từng đạt được.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý II/2007, doanh thu thuần của SSI đạt 302,20 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 203,87 tỷ đồng, tính ra tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 67,4%, thu nhập trên cổ phiếu (EPS) đạt 4.078 đồng.

Sự thận trọng của một số nhà đầu tư về cổ phiếu này theo họ là do còn phải xem xét, đánh giá thêm về sức mạnh thật sự của SSI và các CTCK nói chung, bởi mức tăng trưởng lợi nhuận khủng khiếp của một vài công ty trong thời gian qua có phần nhờ vào TTCK đã trải qua một giai đoạn thuận lợi khó lặp lại.

Các công ty này đã mua được một lượng lớn cổ phiếu lúc giá còn thấp, khi thị trường “bật dậy” vào năm 2006 và đầu năm 2007 đẩy giá cổ phiếu lên “ngút trời”, tạo nên cơ hội cho các CTCK đạt được lợi nhuận cao.

Theo kết quả kinh doanh năm 2006 của SSI, trong tổng doanh thu 378,48 tỷ đồng thì doanh thu từ tự doanh là 194,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất và bằng 51,3% tổng doanh thu.

Lợi nhuận từ tự doanh hiện sẽ không còn béo bở như trước. Hơn nữa, với sự tham gia thị trường của gần 100 CTCK trong thời gian tới, đây sẽ là một lĩnh vực cạnh tranh gay gắt.

Phải đa đạng hóa hoạt động

CTCK Bảo Việt (BVSC) cũng lên sàn chứng khoán Hà Nội vào cuối năm 2006 (mã cổ phiếu là BVS) và đạt mức giá giao dịch bình quân trong phiên đầu tiên ngày 18/12 là 299.500 đồng/cổ phiếu. Thời điểm thị trường sôi động, cổ phiếu này đạt mức giá cao nhất là 450.000 đồng/cổ phiếu. Hiện tại, BVS có giá bình quân 416.800 đồng/cổ phiếu (phiên ngày 6/8), vẫn duy trì được mức giá khá cao trong thời điểm thị trường đi xuống.

BVSC lúc thành lập vào cuối năm 1999 có vốn điều lệ 43 tỷ đồng và đã tăng vốn lên 150 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước chiếm 60,10%. BVSC là CTCK được thành lập đầu tiên, đã tạo được thương hiệu lớn trong lĩnh vực này, hơn nữa lại có lợi thế là thành viên của một tập đoàn lớn, Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt.

Với việc tham gia thị trường ngay từ đầu, cùng với SSI, BVSC là công ty có thị phần cao nhất trong hoạt động môi giới chứng khoán với khoảng 20%. Tuy nhiên, thế mạnh của BVSC lại là mảng tư vấn doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành và đây là một trong những chiến lược phát triển của Công ty. Tính đến năm 2006, BVSC chiếm hơn 70% thị trường về tổng số lượng và giá trị các đợt phát hành cổ phiếu khi nhận làm đại lý, bảo lãnh phát hành cho các đơn vị phát hành cổ phiếu ra công chúng.

Cũng như SSI và các CTCK hàng đầu khác, BVSC có kết quả kinh doanh rất khả quan. Năm 2006, tổng doanh thu của BVSC là 92,23 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế là 50,89 tỷ đồng. Quí II/2007, doanh thu của BVSC đạt 79,76 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 37,27 tỷ đồng.

Thực tế, không phải CTCK nào cũng có cổ phiếu vào loại sáng giá. Trên sàn Hà Nội còn có CTCP Chứng khoán Hải Phòng cũng niêm yết vào cuối năm 2006 với mã HPC. Tuy kết quả kinh doanh của HPC vẫn khả quan nhưng nhà đầu tư hiện chỉ giao dịch cổ phiếu này ở mức giá từ 58.100-62.500 đồng/cổ phiếu (phiên ngày 6/8). Ngoài sàn chứng khoán chính thức, cổ phiếu của một vài CTCK cũng chỉ giao dịch ở mức 5-6 “chấm”.

Từ đầu năm đến nay, có thêm hàng loạt CTCK được thành lập, các công ty này đang chật vật tìm kiếm lợi nhuận, thậm chí có công ty chưa có lời. Trong cơ cấu thu nhập của các công ty này, chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là mảng tự doanh và môi giới.

Theo giám đốc các CTCK mới thành lập, doanh thu phí môi giới ở công ty của họ khá lắm chỉ vài chục triệu đồng/ngày. Đối với tự doanh, giá cổ phiếu đã tăng cao và từ cuối tháng 3 cho đến nay thị trường đảo chiều đi xuống, các công ty này gần như không có cơ hội kiếm được lợi nhuận cao, thậm chí có thể là đang lỗ.

Các CTCK hàng đầu trong lĩnh vực hiện có xu hướng phát triển hoạt động theo mô hình ngân hàng đầu tư (investment bank). Điển hình như SSI đang tái cơ cấu mô hình tổ chức bao gồm các công ty trực thuộc thực hiện các dịch vụ chuyên biệt như dịch vụ chứng khoán, quản lý quỹ, ngân hàng đầu tư...

Có lẽ thời gian tới, thị trường sẽ sàng lọc để cổ phiếu của những CTCK hoạt động thực sự hiệu quả mới trở thành cổ phiếu “vàng”.

Theo TBKTSG

Nhà ĐTNN đang “gom” loại cổ phiếu nào?

Ngày 09/08/2007, 10:15
Nhà ĐTNN đang “gom” loại cổ phiếu nào?

Từ khi VN-Index giảm xuống dưới mức 1.000 điểm, rất nhiều nhà đầu tư nội luôn quan tâm xem nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) mua bán, “ưa chê” những loại chứng khoán nào.

“Gu” giao dịch của nhà ĐTNN không chỉ là thông tin tham khảo hữu ích đối với nhà đầu tư nội mà còn phản ánh giá trị loại cổ phiếu mà họ đang mua, bán.

Dù mua vào ào ạt mấy ngày gần đây nhưng vẫn còn hơn 10 loại chứng khoán mà nhà ĐTNN hầu như “chưa đụng đến” khi tỷ lệ sở hữu (room) dành cho họ vẫn còn (dưới 1%). Đa số là những cổ phiếu có thị giá dưới 50.000 đồng như: VTB, VIS, VPK, VTA, TMC, SAF, PJT, BPC...

Nhiều loại cổ phiếu khác thời gian qua xuống giá và được không ít nhà đầu tư nội đánh giá là có triển vọng nhưng đến nay, nhà ĐTNN chỉ mua vào chưa đến 10.000 cổ phiếu/loại như LGC (3.860 CP),VTB (8.300 CP), NSC (4.200 CP)…

Giám đốc một quỹ ĐTNN cho biết: “Không hẳn như người Việt Nam thường nói “tiền nào của nấy” vì có một số loại chứng khoán giá rẻ nhưng vẫn được nhà ĐTNN nắm giữ nhiều như VF1, FMC, SHC...”.

Tuy nhiên, cũng có không ít cổ phiếu có thị giá khá cao nhưng vẫn không “lọt vào tầm ngắm” của các nhà ĐTNN. SFI là một ví dụ điển hình, từng tăng khá nóng, được không ít nhà đầu tư trong nước “thâu gom” và hiện đang ở mức 183.000 đồng/CP (có thời điểm lên mức trên 200.000 đồng/CP) nhưng room của nhà ĐTNN chỉ có 0,97% với vẻn vẹn 11.050 CP. Điều này đồng nghĩa với việc nhà ĐTNN muốn “giải ngân” nhiều chỉ còn cách nâng thêm room.

Một loạt cổ phiếu từng là “hiện tượng” trước đây dù đã giảm giá khá mạnh trong thời gian qua như TCT, BMC, LBM... vẫn không được nhà ĐTNN quan tâm.

Với BMC, nhà ĐTNN mới chỉ mua chưa đến 10%, TTC chưa đầy 4% và LBM thì mới 1,28%. BF1 dù đang có thị giá thấp nhất trên sàn (11.000 đồng/chứng chỉ quỹ), được “đánh bóng” bởi thương hiệu và đang giao dịch dưới giá trị tài sản ròng nhưng cũng không hấp dẫn nhà ĐTNN khi họ mới chỉ mua vào 2,46 triệu chứng chỉ quỹ này trong tổng số 24,5 triệu chứng chỉ họ có quyền mua. Trong khi đó, VF1 mang nhiều “tai tiếng” thời gian qua nhưng lại có room dành cho nhà ĐTNN lên đến 44,9%.

Trong số các loại cổ phiếu đã hết room dành cho nhà ĐTNN vào đầu tháng 7/2007, đã có thêm TDH, TYA (các cổ phiếu còn lại là GMD, IFS, CII, REE, SAM, STB, BT6, GLI).

Trong số 7 loại cổ phiếu có giá trên 200.000 đồng/CP là DHG, FBT, TCT, KDC, NKC, BMC, SJS thì chỉ có FPT đã bị nhà ĐTNN bán bớt hơn 1,1 triệu cổ phiếu so với 1 tháng trước đây, còn lại đều được mua thêm khá nhiều, như: SJS được mua thêm 4,29 triệu cổ phiếu, KDC 1,38 triệu CP, DHG 572.000 CP, NKD 419.000 CP...

Trong chiến lược “hướng đến tương lai”, với giá xuống khá thấp trong những ngày đầu tháng 8, nhà ĐTNN cũng mua vào khối lượng lớn cổ phiếu của BMP (room đã đạt gần 49%), VNM (44,2%), TS4 (40,27%), DMC (40,81%), RAL, SAV, SSC (đều trên 35%)...

Giải thích hiện tượng này, nhà phân tích chứng khoán Thiệu Quang Thắng cho rằng: “Có thể họ nhìn thấy triển vọng trong các loại cổ phiếu này. Có điều đáng chú ý là trừ VNM thì các cổ phiếu còn lại trong số trên được nhà ĐTNN mua vào trước, sau đó NĐT nội mới đua nhau mua theo”.

Bên cạnh đó, nhà ĐTNN cũng thường bán ra số lượng lớn cổ phiếu blue-chip, như ngày 8/8 họ bán ra hơn 100.000 cổ phiếu VNM, 85.000 cổ phiếu VSH (cả hai đều bán ra nhiều hơn mua vào), FPT, KDC, PPC (trên 20.000 CP)... Nhiều chuyên gia chứng khoán nhận định: “Room của những loại cổ phiếu mà họ ưa thích đã hết nên họ chuyển hướng”. Tuy nhiên, các cổ phiếu blue-chip vẫn được nhà ĐTNN ưa chuộng và chiếm tỷ lệ lớn trong số chứng khoán họ mua vào (trừ FPT).

Trong số các loại cổ phiếu đã và sắp hết room, điều dễ nhận thấy nhất là mức lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm của những công ty này khá cao, như: VNM 536 tỷ đồng, REE 226 tỷ đồng, STB 536 tỷ đồng...

Theo TP

Monday, August 6, 2007

Nhà mặt tiền hẹp 3,3 m

Nhà mặt tiền hẹp 3,3 m
Tôi có mảnh đất dài 22,3 m, rộng 3,3 m trong ngõ hẹp. Hai nhà bên cạnh đều đã xây cao 4 hoặc 5 tầng. Nhờ ban biên tập tư vấn giúp về kiến trúc xây dựng. (Vũ Trung Sơn)

Yêu cầu:

Tôi cần xây 2 hoặc 3 tầng xinh xắn và vuông vắn theo kiểu nhà tây, đường nét phóng khoáng và đơn giản, không chi tiết cầu kỳ. Tầng 1 gồm bếp, phòng khách và quầy bar nhỏ, tầng 2 gồm hai phòng ngủ, tầng 3 gồm phòng làm việc, nhà thờ và sân vườn kèm chỗ phơi đồ. Nhờ ban biên tập tư vấn giúp về kiến trúc. Xin cảm ơn.

Trả lời:

Phối cảnh công trình.

Với mặt tiền 3,3 m, việc thiết kế cho mặt đứng của ngôi nhà là điều không dễ. Bởi nếu không được sử lý khéo léo về hình khối, đường nét và màu sắc thì sẽ dễ tạo cho ta cảm giác ngôi nhà càng bị hẹp mặt tiền. Để chọn hình thức đơn giản và ít đường nét, đồng thời phải hiện đại như yêu cầu của bạn, chúng tôi đã đưa ra giải pháp về hình khối cho mặt tiền ngôi nhà gồm sự kết hợp của ban công tầng 2 và 3 tạo ra một khối liên hoàn và là điểm nhấn cho toàn bộ mặt đứng của ngôi nhà. Điểm nhấn duy nhất này tuy đơn giản nhưng đem lại hiệu quả về mặt thị giác, làm cho ngôi nhà vừa thông thoáng vừa hiện đại đồng thời mất đi cảm giác chật hẹp về mặt tiền.

Về công năng sử dụng, vì chiều dài là 22,3 m, xung quanh đều đã xây cao nên việc lấy sáng cho các phòng rất quan trọng. Chúng tôi đã đưa ra giải pháp giếng trời lấy sáng ở khu vực cầu thang và lùi lại 1 m phía sau để làm khoảng trống lấy sáng cho khu vực bếp, phòng ăn...

The image “http://dothi.net/News/Cam-nang/Tu-van/2007/07/3B9AD53E/t1.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.

Tầng 1, việc bố trí khoảng sân phía trước (lùi 3,4 m) là điều rất cần thiết cho ngôi nhà hiện đại. Nó sẽ là không gian đệm ngăn cách nhẹ nhàng với bên ngoài. Phòng khách có không gian để xe máy chênh cốt phía trước, khu uống cafe, quầy bar nhỏ, bếp kết hợp phòng ăn phía sau, không gian đệm cho phòng khách và các phòng phía sau là tiểu cảnh nhỏ, tạo không gian xanh trong nhà, đồng thời trang trí cho khu vực phòng khách. Vệ sinh tầng 1 sẽ được giấu kín đáo dưới gầm cầu thang. Phía sau khu bếp là khoảng không gian 1 m. Đây là nơi thông thoáng và lấy sáng cho phía sau ngôi nhà, đồng thời nay cũng là sân chế biến của gia chủ khi có khách vào các dịp lễ Tết.

http://dothi.net/News/Cam-nang/Tu-van/2007/07/3B9AD53E/t2.jpg

Theo yêu cầu của gia chủ thì tầng hai không có phòng làm việc, mà phòng làm việc này được đặt ở tầng 3 của ngôi nhà. Tuy nhiên để hợp lý về công năng, chúng tôi khuyên bạn đặt phòng làm việc này ngay cạnh phòng ngủ, như thế sẽ thuận tiện hơn cho sinh hoạt, đồng thời cũng không làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc cũng như người nhà khi bạn thường xuyên làm việc khuya. Không gian làm việc cũng được ngăn chia độc lập với các không gian khác. Một phòng ngủ phía trong với cửa sổ lấy sáng đủ để đảm bảo cho gia đình bạn có những giấc ngủ thoải mái, với hai khoảng thông tầng ở giữa và sau nhà, tạo hiệu quả thông thoáng và ánh sáng cho cả hai phòng ngủ này. Vệ sinh được dùng chung.

http://dothi.net/News/Cam-nang/Tu-van/2007/07/3B9AD53E/t3.jpg

Tầng 3 được bố trí một phòng thờ với khoảng sân vườn và cây xanh phía trước ngôi nhà, kế đến là giếng trời và khu vực giặt đồ, phía sau cùng là phần sân phơi đồ.


Theo Đô thị

Biệt thự phố 160 m2

Biệt thự phố 160 m2
Tôi có một lô đất mặt đường hướng tây nam, diện tích 160 m2 (7 x 22,8 m), mặt tiền là đường đi và mặt sau thông thoáng không tiếp giáp nhà khác. Hai bên các nhà liền kề đã xây dựng. (Trần Vĩnh)

Yêu cầu:

Tôi muốn xây một ngôi nhà theo kiểu nửa biệt thự, nửa mặt phố, thoả mãn những điều kiện tiện cho bố mẹ già và cá nhân. Tầng 1 có garage, bếp, nhà vệ sinh, phòng khách nhỏ và phòng ngủ cho người cao tuổi. Tầng 2 có một phòng khách lớn, chỗ thờ cúng kề phòng khách, phòng ngủ, nhà vệ sinh. Tầng áp mái có 2 phòng ngủ, vệ sinh, chỗ giặt phơi và sân chơi nhỏ. Mặt tiền phía ngoài có cầu thang lên thẳng tầng 2 vào phòng khách lớn. Xin KTS tư vấn giúp giải pháp tổng thể. Xin chân thành cám ơn.

Trả lời:

Gia đình bạn có người già, vì vậy chúng tôi bố trí phòng ngủ cho ông bà ngay tại tầng 1 để tiện việc sinh hoạt. Bạn cũng nên lùi cả hai phía trước và sau nhà để dành diện tích làm sân, vườn nhỏ, tạo sự thông thoáng. Một phòng khách nhỏ được bố trí tại tầng 1 để có thể sử dụng trong những dịp tiếp khách đơn giản.

The image “http://dothi.net/News/Cam-nang/Tu-van/2007/08/3B9AD649/a1T.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.

Do diện tích nhà khá dài, bạn nên dành thêm phần thông tầng giữa nhà để tạo thông thoáng và thông gió cho cả ngôi nhà. Diện tích này, bạn có thể trồng cây xanh hoặc có thể trồng một ít rau cỏ, cây thuốc sẽ rất hữu ích cho cả gia đình và cũng tạo một khoảng xanh thú vị khi nhìn từ phòng khách và bếp ăn. Một gợi ý nữa là bạn có thể đặt một bộ bàn ghế ngoài trời sử dụng cho cả nhà ăn sáng hoặc là nơi thư giãn của gia đình. Mặt tiền phía ngoài có cầu thang đón khách lên tầng 2.

The image “http://dothi.net/News/Cam-nang/Tu-van/2007/08/3B9AD649/a3T.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.

Tầng 2 có một phòng khách lớn, phòng thờ kề phòng khách, phòng ngủ lớn có nhà vệ sinh riêng và phòng làm việc. Điểm nổi bật của tầng 2 là KTS thiết kế những cửa sổ lớn tạo nhiều góc nhìn mới, đẹp, với khoảng thông tầng tạo góc nhìn đẹp có thể nhìn xuống tầng 1.

http://dothi.net/News/Cam-nang/Tu-van/2007/08/3B9AD649/a2T.jpg

Tầng áp mái có hai phòng ngủ dành cho con, nhà vệ sinh, chỗ giặt phơi và sân chơi nhỏ cùng với những tiểu cảnh nhỏ.

Nhà trong ngõ 4,5 x 15 m

Nhà trong ngõ 4,5 x 15 m

Tôi muốn cất nhà trên diện tích 4.5 x 15 m. Bên trái, bên phải đều có nhà xây, không có khoảng trống. (Huỳnh Phương)

Yêu cầu:

Tầng 1 có phòng khách, phòng ngủ, bếp và toilet dùng chung. Tầng hai là gác lửng có phòng khách, phòng ngủ và toilet dùng chung, có sân phơi ở phía sau. Tầng 3 có hai phòng ngủ, phòng khách dùng để thờ, toilet chung, phía trước có ban công ra ngoài. Chi phí xây dựng cho căn nhà khoảng bao nhiêu?

Trả lời:

Với diện tích 4,5 x 15 m, bạn đang sở hữu một mảnh đất khá lý tưởng cho nhà lô phố. Tuy nhiên, yêu cầu của bạn thì thật sự chưa được hợp lý nên chúng tôi tư vấn cho bạn theo một dạng nhằm đem lại sự tiện lợi cho ngôi nhà.

Diện tích đất không hẹp và tương đối rộng rãi nên bố trí thang vuông và lệch tầng sẽ đem lại nhiều hiệu quả. Cụ thể là các công năng trong nhà được cân đối để có một tỷ lệ hợp lý cho người sinh hoạt. Ngôi nhà khá dài và trên mỗi tầng có 3 không gian chức năng vì vậy chúng tôi bố trí 2 giếng trời ở giữa và cuối nhà nhằm đem lại sự thoáng mát cho các không gian chức năng.

Mặt bằng tầng 2. (Click vào ảnh)

Phòng khách chênh cốt với phòng ăn. Phòng ăn với bếp xen giữa phòng ngủ và phòng khách. Giếng trời sẽ giúp cho phòng ngủ sau nhà không bị tối, sự thoáng mát sẽ đem lại cho căn phòng này những giây phút thoải mái và tránh cảm giác tối tăm.

Tầng 2 là hai phòng ngủ chênh cốt và dùng chung vệ sinh. Giữa hai phòng ngủ là không gian đệm là nơi bạn nghỉ ngơi bên cạnh giếng trời.

Tầng 3 có sân phơi bố trí phía trước, và trên cùng là không gian thờ, phòng giặt và phòng ngủ nhỏ.

KTS Nguyễn Tuấn Anh
VP Kiến trúc Architectural View

Thị trường bất động sản sau "một phút huy hoàng"

Cập nhật ngày 30/7/2007 (GMT+7)
Thị trường bất động sản sau "một phút huy hoàng"
Xem anh phong to
Căn hộ chung cư H1 giao nhà đã 3 năm vẫn chưa có sổ hồng cho chủ sở hữu.
Hiện nay, khi thị trường chứng khoán giảm nhiệt, các nhà đầu tư (NĐT) đang ở thời kỳ khó khăn thì các nhà đầu cơ - thủ phạm của cơn sốt ảo địa ốc cách đây vài tháng cũng chính là người đang lãnh hậu quả của cuộc chơi bạc tỉ này.

Thị trường căn hộ ảm đạm

Cả tháng nay anh Xuân, một tay đầu cơ đất đai có "số má" tại TP.HCM đứng ngồi không yên bởi đã làm đủ mọi cách, hết đăng báo lại nhờ bạn bè, gia đình, các mối quan hệ để "đẩy" đi 2 căn hộ chung cư cao cấp Cảnh Viên 1 (khu đô thị Phú Mỹ Hưng) nhưng vẫn chưa tìm được mối nào. Cách đây không lâu, để sở hữu 2 căn hộ này, anh Xuân phải xếp hàng cả buổi sáng; chen lấn, xô đẩy với cả ngàn người mới bốc được số thăm chọn nhà.

Cứ nhìn dòng người xếp hàng, anh Xuân lại tự phục mình có thần tài phù hộ. Không ít bạn bè trong "câu lạc bộ triệu đô" (những người có tài sản trên 1 triệu USD) của anh Xuân cũng thầm ghen tị bởi sự may mắn của anh vì không ít người trong nhóm cũng xếp hàng mỏi cẳng mà chẳng mua được căn hộ nào. Nhưng ranh giới của sự may rủi trên thị trường BĐS chưa lúc nào ngắn như tại thời điểm này.

Cơn sốt địa ốc cực ngắn ngủi do những người trúng đậm chứng khoán mùa trước tạo ra đi qua còn nhanh hơn cả lúc đến. Căn hộ mua với giá 3,1 tỉ đồng của anh Xuân được rao bán 3,3 tỉ đồng "còn thương lượng" nhưng chẳng có ai hỏi tới.

Chứng khoán cầm cố sắp đến ngày đáo hạn, lãi suất ngân hàng do thế chấp nhà để mua 2 căn hộ đè nặng trên vai, vốn làm ăn bị "cụt" mà nhà thì không bán được. Anh Xuân chỉ còn tự trách mình "tham thì thâm".

Một NĐT đang sở hữu căn hộ tại chung cư H2 (quận 4) còn bi đát hơn. Sát ngay quận 1, giá lại mềm nên bất chấp yêu cầu phải đóng 85% tổng giá trị căn hộ và lời can ngăn gia đình, anh thế chấp căn nhà đang ở lấy 700 triệu đồng để mua căn hộ gần 80m2 tại chung cư H2 với giá 9,5 triệu đồng/m2.

Cơn sốt BĐS ào đến đưa giá căn hộ H3, cách H2 khoảng 200m (cùng một chủ đầu tư là Công ty dịch vụ công ích (DVCI) quận 4) lên tới 18-20 triệu đồng/m2 khiến anh như đi trên mây vì "ra quân lần đầu" đã vô mánh. Quả thật, cách đây 2 tháng, nếu anh đồng ý bán với giá 14,5 triệu đồng/m2 thì đã trúng đậm với số tiền lãi tròm trèm 350 triệu đồng.

Nhưng của đáng tội, trong khi anh đang chờ đợi giá lên 15-16 triệu đồng/m2 thì cơn sốt qua đi. Thức tỉnh rất nhanh, anh chấp nhận bán với giá 14 triệu đồng/m2 nhưng vẫn không tìm được mối nào.

Công bằng mà nói, mức giá này không phải là cao so với mặt bằng chung hiện nay, nhất là đối với vị trí địa lợi như H2. Tuy nhiên, thông tin đến tháng 9.2009 mới giao nhà thay vì tháng 12.2008 như hợp đồng mua bán ký kết trước đây giữa khách hàng và Công ty DVCI quận 4 bị rò rỉ ra ngoài khiến các NĐT sở hữu căn hộ H2 như ngồi trên đống lửa.

Cò C., người đã thực hiện thành công hàng chục vụ mua bán căn hộ chung cư cao cấp tại Q.4 cho biết, trước khi thông tin này lọt ra ngoài, nhu cầu căn hộ cao cấp tại H2 rất nhiều, nhưng bây giờ thì ngược lại. Đó là chưa kể đến phí chuyển nhượng của Công ty DVCI Q.4 cao ngất ngưởng, tới 5% tổng giá trị căn hộ (hầu hết các chung cư khác ở mức 2%) và có tiền sử chậm trễ trong việc cấp sổ hồng. Điển hình là chung cư H1 thuộc công ty này giao nhà đã hơn 3 năm nay nhưng các hộ dân ở đây vẫn chưa được cấp sổ hồng.

Hàng loạt NĐT sở hữu căn hộ tại chung cư cao cấp New Sài Gòn (huyện Nhà Bè) cũng đang sống dở chết dở. Một NĐT "ôm" một căn hộ 100m2, trị giá trên 1,5 tỉ đồng (khoảng 15,5 triệu đồng/m2) cũng đang xoay như chong chóng để kiếm tiền đóng theo đúng hợp đồng mua bán.

Với toan tính "đánh nhanh, thắng nhanh, lãi vài chục triệu là được" nên dù gom góp, huy động cả gia đình chỉ đủ đóng tiền đợt đầu, ông vẫn liều mua vào. Nhưng "lãi vài chục triệu dưỡng già" đâu chẳng thấy, chỉ thấy từ lúc cơn sốt qua đi, hơn 2 tháng nay ông rao bán căn hộ với giá bằng giá công ty bán ra mà vẫn chẳng ai quan tâm. Khá nhiều NĐT sở hữu căn hộ chung cư cao cấp tại quận 7, 8, 12, Tân Phú... hầu hết rơi vào tình trạng "tiến thoái lưỡng nan" chưa tìm được cách giải quyết.

Có thể nói, sau "1 phút huy hoàng", thị trường căn hộ cao cấp đang rơi vào tình trạng khá ảm đạm, nhưng nghịch lý là giá căn hộ vẫn rất cao. Tại các khu trung tâm, giá dao động ở mức từ 22-24 triệu đồng/m2 trở lên; khu vực gần trung tâm giá khoảng 14-16 triệu đồng; cách xa trung tâm cũng từ 8-10 triệu đồng/m2.

Sở dĩ mức giá được đẩy lên cao như vậy, theo các chuyên gia kinh tế là bởi hầu hết các công ty đều xây dựng giá bán nhà giữa lúc cơn sốt đang lên đỉnh điểm. Cầu ảo được tạo ra bởi một số người phất lên nhờ chứng khoán, còn những người thực sự có nhu cầu ở thì không đủ năng lực tài chính để tham gia.

Vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân, các nhà đầu cơ căn hộ cao cấp trong thời gian qua đang rơi vào thế "kẹt": Không bán thì bị cụt vốn làm ăn, còn bán thì "không lẽ bán thấp hơn giá gốc".

Hy vọng duy nhất đối với các nhà đầu cơ là chính sách cho người nước ngoài mua nhà dự kiến sẽ ban hành, có thể hâm nóng thị trường BĐS, giúp họ thoát ra khỏi hậu quả của cơn sốt do chính họ tạo ra trong thời gian qua.

Giao dịch đất nền dự án sụt giảm

Thị trường căn hộ ảm đạm, thị trường đất nền dự án cũng đang trầm lắng. Diễn biến thị trường bất động sản (BĐS) hiện nay khiến nhiều nhà đầu tư phải thay đổi kế hoạch kinh doanh.

Tình hình giao dịch đất nền dự án tại nhiều khu vực ngoại vi TP.HCM từ đầu tháng 7.2007 đến nay, mức độ giao dịch cũng như giá cả tại nhiều khu vực giảm đáng kể. Chẳng hạn, một nền đất tại dự án khu dân cư Him Lam (quận 7) được giao dịch hồi tháng 5 với giá 22,5 triệu đồng/m2 thì ngay vào trung tuần tháng 7 đã rớt xuống còn dưới 20 triệu đồng/m2 mà rao mãi cũng chưa có người mua.

Tương tự, tại dự án khu dân cư Phước Kiển (huyện Nhà Bè), giá giao dịch từ 14,5 triệu đồng/m2 trước đây nay người bán phải hạ xuống 9 - 13 triệu đồng/m2 tùy vị trí. Bà Trần Thị Huỳnh Giao, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển Nam Sài Gòn (SADECO) nhận định: "Số lượng giao dịch nền đất dự án tại khu vực Nam Sài Gòn đã giảm 30% so với cơn sốt hồi tháng 3.2007.

Nhìn nhận khách quan thì mức giá giao dịch nền đất hiện nay đã trở về gần với giá trị thực của nó. Điều quan trọng là những người mua lại các nền đất hầu hết là những người có nhu cầu xây nhà để ở. Số lượng giao dịch đất nền để đầu tư đã giảm bớt".

Ông Lâm Văn Chúc, Giám đốc Công ty địa ốc Phúc Đức cho biết: "Theo dõi biến động của giá đất nền thời gian qua, tôi thấy số lượng giao dịch giảm 30% so với đầu năm 2007. Nếu như mức giá giao dịch tại các dự án thuộc quận 7, huyện Nhà Bè, quận Bình Tân đang giảm khoảng từ 500 ngàn đồng đến 2 triệu đồng/m2 thì giá giao dịch đất nền tại các dự án thuộc địa bàn quận 2, quận 9 cũng đang chững lại".

Ông Chúc dẫn chứng: Giá giao dịch đất nền tại dự án của Công ty Huy Hoàng thuộc khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi (quận 2) từ tháng 3 đến nay vẫn ở mức 26 triệu đồng/m2. Giá giao dịch thành công của một số nền tại dự án khu đô thị An Phú - An Khánh (quận 2) cũng đứng ở mức 24 - 26 triệu đồng/m2.

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực địa ốc cho rằng sở dĩ mức giá nền đất hiện nay tại các dự án thuộc quận 2, quận 9 không giảm nhiều so với thời điểm "sốt đất" vào tháng 2 - 3 vừa qua và vẫn đang hấp dẫn các nhà đầu tư vì tiến độ thi công các hệ thống hạ tầng giao thông nối trung tâm TP.HCM với khu vực Đông Bắc TP như cầu Thủ Thiêm, hầm Thủ Thiêm đang có chiều hướng khẩn trương hơn.

Ông Lê Hoàng Châu, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản (HoREA) cho rằng: "Cơn sốt vừa qua chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn chứng tỏ tác động rất lớn của thị trường chứng khoán. Nay, khi thị trường chứng khoán giảm nhiệt thì diễn biến của các giao dịch trên thị trường BĐS cũng trở về với giá trị thực của nó. Tuy số lượng giao dịch nền đất sụt giảm nhưng các loại hình BĐS khác cũng đang rất thu hút các nhà đầu tư".


Thanh niên

Dự án bãi đậu xe ngầm ở công viên Lê Văn Tám

Cập nhật ngày 24/7/2007 (GMT+7)
Dự án bãi đậu xe ngầm ở công viên Lê Văn Tám
Xem anh phong to
Sắp tới, TP.HCM sẽ có những công trình lần đầu tiên xuất hiện: bãi đậu xe ngầm. KT&ĐS giới thiệu một số thông tin về bãi đậu xe ngầm dưới công viên Lê Văn Tám - giúp bạn đọc hình dung một phần hình dáng, quy mô công trình.

Theo công ty IUS, dự án xây dựng bãi đậu xe và dịch vụ công cộng ngầm đầu tiên trên địa bàn TP đã được Bộ Xây dựng thông qua thiết kế. Địa điểm xây dựng là phần ngầm bên dưới công viên Lê Văn Tám. Hiện công ty IUS đang xúc tiến việc thi công công trình.


Công viên Lê Văn Tám toạ lạc tại khu vực đông dân cư của quận 1, giáp quận 3, giữa ba tuyến đường lớn là Điện Biên Phủ, Hai Bà Trưng và Võ Thị Sáu. Đây là một vị trí rất thuận lợi để xây dựng bãi đậu các xe ô tô, xe máy và cũng tiện lợi cho xe cộ từ nội thành cũng như liên tỉnh ra vào trung tâm thành phố, Hơn thế nữa, vị trí này là giao điểm của hai tuyến đường sắt nội đô dự kiến, trong tương lai sẽ tạo ra một lượng khách hàng rất lớn cho dự án.


Công trình có diện tích mặt bằng xây dựng 29.240m 2, tổng diện tích sàn là 103.255m 2, trong đó diện tích bãi đậu xe và hạ tầng kỹ thuật là 72.321m 2, diện tích khu thương mại và dịch vụ công cộng là 30.904m 2 .


Công trình có kích thước mặt bằng 170x172m. Chiều sâu tổng cộng 15m, chia làm hai khu vực: khu thương mại dịch vụ công cộng có ba tầng hầm với chiều cao các tầng lần lượt 6m, 4,5m và 4,5m, Bãi đậu xe có 5 tầng hầm, chiều cao mỗi tầng là 3m. Tổng số chỗ đỗ của bãi là 2.705 xe, trong đó 1.250 chỗ cho xe du lịch, 2.024 chỗ cho xe hai bánh, 28 chỗ cho xe bus, xe tải. Tại các tầng đều có thể bố trí bãi đỗ xe cho người tàn tật.


Các lối ra, vào được bố trí riêng cho từng loại xe. Lối ra vào dành cho xe buýt, xe khách và xe tải được thiết kế thẳng, đảm bảo cho các loại xe này xuống tầng B1 đựơc dễ dàng, các lối dành cho xe con và xe hai bánh đựơc thiết kế theo đường xoắn ốc để giảm độ dốc. Hệ thống thang máy, thang cuốn đảm bảo nhu cầu lên xuống của khách và nhu cầu vận chuyển hàng hóa đến tất cả các tầng. Có cầu thang bộ được thiết kế dự phòng khi mất điện hoặc trường hợp thoát hiểm khẩn cấp.



Bản vẽ phối cảnh lối xuống

Tổng vốn đầu tư ước tính khoảng 650 - 700 tỉ đồng, thời gian xây dựng gần 2 năm, dự kiến bắt đầu thi công trong năm 2007. Hiện các cổ đông sáng lập của Công ty cổ phần IUS đã cam kết góp 200 tỉ đồng, chiếm 30% nhu cầu vốn đầu tư cho dự án. Một nhóm các ngân hàng kết hợp cùng tổng thầu xây dựng, nhà thầu quản lý, đơn vị khai thác sơ bộ cam kết cho vay 50 - 60% vốn đầu tư, 10 - 20% còn lại sẽ đựơc huy động qua việc bán cổ phiếu phổ thông và mua trả chậm các trang thiết bị.



Việc thi công công trình ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của công viên trong khi thi công và khai thác không gian ngầm.


Trong thời gian khoảng 6 tháng thi công xây dựng đầu tiên, phương án thi công được chọn sẽ làm ảnh hưởng đến khoảng 1/4 diện tích công viên, tuy nhiên chủ đầu tư sẽ cố gắng duy trì hoạt động của công viên trong 3/4 diện tích còn lại. Phần diện tích phía trên tầng hầm sẽ được khôi phục ngay sau khi thi công xong phần kết cấu trần của tầng hầm. Dự kiến kéo dài khoảng 18 tháng, việc thi công chỉ làm ảnh hưởng khoảng 10% diện tích công viên.


Bên cạnh bãi đậu xe ở công viên Lê Văn Tám, TP.HCM còn đang xúc tiến xây dựng các bãi đậu xe ở công viên Bách Tùng Diệp, công viên Chi Lăng và bãi đậu xe ngầm dưới lòng đường Nguyễn Huệ.

Bản vẽ mặt bằng tầng hầm thứ 2 của bãi đậu xe ngầm, tầng thứ 3 cũng tương tự

Bản vẽ phối cảnh nhìn từ đáy giếng trời trong hầm đậu xe

Các bản vẽ mặt cắt giúp hình dung cấu trúc của hầm ngầm chứa xe từ nhiều góc độ khác nhau


Theo SGTT

Đầu tư bất động sản: Kinh nghiệm của "người Hàn"

Cập nhật ngày 6/8/2007 (GMT+7)
Đầu tư bất động sản: Kinh nghiệm của "người Hàn"
Xem anh phong to
Phòng Thương mại & Công nghiệp VN (VCCI) đã cùng với Tập đoàn Golden Brigde (Hàn Quốc) ký thoả thuận hợp tác nhằm tiến hành các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp (DN) VN trong các lĩnh vực mà tập đoàn này có thế mạnh như: Cổ phần hoá DN, quản trị DN, đầu tư tài chính… Đặc biệt, những kinh nghiệm về lĩnh vực đầu tư bất động sản của Golden Bridge nhận được nhiều quan tâm của các DN VN.

Theo các chuyên gia kinh tế của Golden Brigde, sở dĩ các quỹ bất động sản thu hút các nhà đầu tư là do các lợi thế như đầu tư ổn định, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường và không nhất thiết phải cần tới các kiến thức chuyên môn sâu. Ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc, Kazakhstan, Dubai… đặc biệt là Hàn Quốc, cơn sốt bất động sản đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên thị trường đầu tư gián tiếp.

Thông thường có 3 loại quỹ bất động sản ở Hàn Quốc. Thứ nhất là quỹ Phát triển chuyên mua đất và xây dựng các toà nhà, sau đó rút lui bằng cách bán lại những toà nhà này. Thứ hai là các quỹ Tài trợ dự án chuyên cho các hoạt động kinh doanh dự án vay và thu lãi tương ứng. Loại thứ ba được gọi là quỹ Cho thuê chuyên mua các toà nhà thương mại và cho thuê để thu phí thuê. Mặc dù quỹ Phát triển là một quỹ bất động sản đích thực, nhưng trên thực tế, việc thành lập các quỹ này không phổ biến vì nó cần thời gian đầu tư dài hạn trong khoảng từ 5 - 10 năm và có độ rủi ro cao.

Tại Hàn Quốc, các quỹ Tài trợ dự án chiếm tới 68% trong tổng số các quỹ bất động sản với số tiền lên tới 6 tỷ USD, trong khi đó, các quỹ Cho thuê và quỹ Phát triển chiếm các tỷ lệ tương ứng là 31% và 1%. Tỷ lệ hoàn vốn kỳ vọng hàng năm của quỹ Tài trợ dự án là từ 7 -10% và quỹ Cho thuê là 7 - 9%, tức là cao hơn từ 2 -3% so với các quỹ trái phiếu.

Đặc biệt, quy mô các quỹ sẽ ngày càng được mở rộng nhờ các dòng vốn đổ vào từ các quỹ do các công ty quản lý tài sản Hàn Quốc quản lý. Số quỹ mới thành lập hiện nay là 165 quỹ, tăng 41% so với con số 117 của năm trước đó. Riêng Golden Bridge hiện đang quản lý khoảng 20 quỹ bất động sản đầu tư vào nhiều lĩnh vực mục tiêu khác nhau gồm có xây dựng, dự án và đấu thầu với số vốn lên tới 600 triệu USD Mỹ. Mới đây, Golden Bridge đã khai trương một quỹ bất động sản cho việc thâu tóm khách sạn Marriott.

Một số công ty quản lý tài sản khác có xu hướng chuyển sang các thị trường bất động sản ở nước ngoài do tính chất quá nóng của thị trường bất động sản tại Hàn Quốc. Hơn nữa, nhu cầu về các quỹ bất động sản đang tăng lên do các nhà đầu tư cá nhân ngày càng quan tâm tới các thị trường bất động sản ở nước ngoài.

Điều này giải thích vì sao nền kinh tế Việt Nam, Trung Quốc và Dubai mới đây đạt tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh chóng, đồng thời thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài trên các lĩnh vực: mua lại bất động sản, phát triển các dự án như sân golf và các khu nghỉ dưỡng.

Bên cạnh một số thuận lợi như: thu nhập ổn định, số tiền đầu tư nhỏ và các lợi ích về thuế, theo chuyên gia của Golden Bridge thì việc đầu tư vào quỹ bất động sản vẫn có thất thoát về vốn do tính rủi ro vốn có của các quỹ. Mặt khác, quỹ đại chúng dành cho các nhà đầu tư cá nhân không đáp ứng được nhu cầu thực tế vì các công ty quản lý tài sản có xu hướng thành lập quỹ tư nhân hơn là quỹ đại chúng vốn luôn bị giới hạn bởi những quy định khắt khe.

Trước đây, bất động sản thường được xem như một lĩnh vực đầu tư chỉ dành cho những người giàu có vì nó đòi hỏi phải có số tiền đầu tư lớn, trong khi khả năng hoàn vốn lại khá thấp. Ngày nay, các nhà đầu tư cá nhân thậm chí có thể đầu tư những khoản tiền nhỏ trên thị trường bất động sản và đa dạng hoá danh mục đầu tư của họ nhờ vào sự bùng nổ của thị trường các quỹ.

"Thị trường bất động sản Hàn Quốc tuy mới chỉ ở giai đoạn đầu với 4 - 5 năm lịch sử nhưng được kỳ vọng là sẽ tăng trưởng liên tục các năm tới. Trong lĩnh vực này, chúng ta là nước đi sau. Do đó, những kinh nghiệm của nước bạn là rất cần thiết đối với các DN VN" - ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch thường trực VCCI nhìn nhận.


Kinh Tế & Đô Thị

Giá nhà tăng vọt nhờ độ cao

Cập nhật ngày 3/8/2007 (GMT+7)
Giá nhà tăng vọt nhờ độ cao
Xem anh phong to
Sau khi có công bố nâng độ cao xây dựng ở một số khu vực quận 3, giá đất tại nhiều tuyến đường có chiều hướng tăng.

Theo chỉ đạo của UBND TP.HCM, các cơ quan chức năng tính toán quy hoạch ô phố Lê Quý Đôn - Trần Quốc Thảo - Nguyễn Đình Chiểu, quận 3. Theo đó, các khu ở đây có thể xây từ 3 tầng tới 15 tầng.

Theo bà Hồng Cẩm, nhân viên của ACBR, những nền nhà biệt thự có diện tích trên 200m đang tăng giá vì có thể đạt độ cao xây dựng tối đa là 15 tầng. "Hiện khách hàng đặt hàng cho chúng tôi rất nhiều, song không có hàng để thực hiện giao dịch", bà Cẩm nói.


Theo M.Triết - Sài Gòn Tiếp Thị

Sunday, August 5, 2007

Căn hộ cao cấp: Có cao câp?

Căn hộ cao cấp: Có cao câp?

Xem anh phong to
Một khu căn hộ cao cấp tại Nam Sài Gòn
Nhiều nhà đầu tư tự gắn mác cho căn hộ chung cư là ’căn hộ cao cấp’, ’khu căn hộ cao cấp tiêu chuẩn 5 sao’, ’tiêu chuẩn quốc tế’ hay ’khu căn hộ cao cấp thông minh’ để bán với giá... trên trời. Khách hàng thiệt thòi vì khó phân biệt đâu là cao cấp thật, đâu là giả.

Quảng cáo của chủ dự án căn hộ cao cấp tại quận Tân Phú (TP HCM) thật hấp dẫn: thiết kế hiện đại, đầy đủ tiện nghi, cạnh trung tâm hành chính… Thực tế tại dự án này chỉ là một cao ốc căn hộ hơn 10 tầng đang được xây dựng dở dang, tọa lạc giữa khu dân cư lao động với hệ thống giao thông chật chội.

Theo chủ đầu tư, đường giao thông chính dẫn đến dự án sẽ mở rộng trước khi giao căn hộ. Tuy nhiên đến nay dự án đã vào giai đoạn hoàn thiện, chuẩn bị giao nhà nhưng đường vẫn chưa thấy đâu.

Lòe khách hàng

Một dự án chung cư tại khu trung tâm TP HCM được xây chen giữa hàng loạt nhà cao tầng khác. Thiết kế, trang trí nội thất… thuộc loại trung bình, không có công viên và các tiện ích công cộng khác nhưng vẫn được quảng cáo là chung cư cao cấp.

Thế mà ngay từ khi công bố dự án đã tạo ra “cơn sốt” đối với những khách hàng quan tâm. Ban đầu giá bán 1.200-1.500 USD/m2, sau đó tăng lên 1.800-2.200 USD/m2. Một số chung cư khác ở quận 1 nhìn bên ngoài không khác gì chung cư… cũ, cũng được gọi là căn hộ cao cấp bán với giá cao ngất trời.


Cần có tiêu chuẩn rõ ràng

Tại hội thảo về bất động sản gần đây, một doanh nghiệp cho rằng cần có sự phân loại về căn hộ cao cấp. Nếu không có tiêu chuẩn rõ ràng sẽ dẫn đến sự nhập nhằng giữa những dự án cao cấp thật sự và những dự án bình thường.

Nhiều doanh nghiệp kiến nghị Bộ Xây dựng hoặc Hiệp hội Bất động sản VN nên đưa ra những tiêu chí về loại căn hộ cao cấp, để làm chuẩn cho các doanh nghiệp thực hiện, cũng như cho khách hàng tham khảo khi mua sản phẩm. Như vậy cả doanh nghiệp và khách hàng cũng yên tâm hơn.


Hiện nay tại khu trung tâm TP có nơi giá lên đến hơn 4.000 USD/m2. Tại các quận ven, khu ngoại thành giá 10-15 triệu đồng/m2. Có dự án giá chỉ 6-7 triệu đồng/m2 cũng được “lăngxê” là căn hộ cao cấp.

Không chỉ dùng từ cao cấp để gắn “mác” cho căn hộ, một số trung tâm môi giới địa ốc còn dùng những từ ngữ hấp dẫn hơn để quảng cáo như “khu căn hộ cao cấp tiêu chuẩn 5 sao”, “tiêu chuẩn quốc tế” hay “khu căn hộ cao cấp thông minh”... Khách hàng thật khó mà hình dung như thế nào là tiêu chuẩn quốc tế, là 5 sao (vì căn hộ chưa được xếp loại sao như khách sạn), và càng khó hình dung thế nào là căn hộ cao cấp thông minh.

Nhiều dự án căn hộ được quảng cáo rầm rộ là cao cấp nhưng thực tế chỉ là một chung cư cao tầng… có thang máy. Theo các công ty môi giới, tiếp thị bất động sản, có tình trạng nhà đầu tư “ăn theo” căn hộ cao cấp để rao bán sản phẩm.

Hầu hết các dự án chung cư cao tầng đều được rao bán dưới dạng căn hộ cao cấp để “lòe” khách hàng. Có khách hàng sau khi đầu tư hàng tỉ đồng để mua căn hộ đã thất vọng vì chất lượng căn hộ không “cao cấp” như quảng cáo của chủ đầu tư.

Tự phong

Theo các công ty kinh doanh địa ốc, hiện chưa có một qui chuẩn nào để xếp loại căn hộ cao cấp. Vì vậy mỗi doanh nghiệp tự phong, tự xếp loại dự án của mình theo những tiêu chuẩn khác nhau.

Chuyên gia Nguyễn Ngọc Dương cho rằng căn hộ cao cấp phải đảm bảo các điều kiện: giá sàn xây dựng tối thiểu phải 350 USD/m2, thiết kế kiến trúc theo tiêu chuẩn mới và phải có hồ bơi, công viên, bãi đậu xe, siêu thị…

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Văn Đực, phó giám đốc Công ty TNHH địa ốc Đất Lành, từ “cao cấp” đang bị lạm dụng. Theo ông, không chỉ là các điều kiện về tiện ích mà căn hộ cao cấp còn chú trọng đến từng chi tiết của nội thất gạch ốp, sàn gỗ, tủ, bếp... Do lời nói không mất tiền mua nên nhiều dự án thoải mái gọi tên cho sản phẩm của mình, quảng cáo quá sự thật, khiến khách hàng hiểu nhầm. Tâm lý nhiều khách hàng nghĩ rằng cứ giá cao là cao cấp.

Ông Nguyễn Minh Châu, giám đốc sàn giao dịch bất động sản Viethomelands, cho biết để bán được sản phẩm, hầu hết các nhà đầu tư đều quảng bá căn hộ của mình là cao cấp để hấp dẫn khách hàng.

Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, trong quá trình tiếp thị, giới thiệu căn hộ, chúng tôi phải tự căn cứ theo một số tiêu chuẩn để tư vấn cho khách hàng dự án đó “cao cấp” ở mức độ nào. Chẳng hạn vị trí dự án có đảm bảo kết nối giao thông, liên kết với các khu đô thị sầm uất, có hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động, tự xử lý rác, cung cấp nhiên liệu khí đốt chung cho cả tòa nhà, xử lý nước sạch… hay không”, ông Châu nói thêm.

Tuy nhiên ông Nguyễn Mạnh Hà, cục trưởng Cục Quản lý nhà (Bộ Xây dựng), cho rằng khó có thể đưa ra qui chuẩn cụ thể. Ông Hà nói chất lượng là quan trọng để đánh giá sản phẩm nên người mua có thể dựa vào yếu tố này. Mặt khác, cần cân nhắc khi chọn mua căn hộ, nhất là những trường hợp quảng cáo hơi quá.


Theo Tuổi trẻ

Kinh tế

Blog Archive

Topics