Nỗi khổ tìm người mua cổ phiếu OTC Cập nhật: 10:31 AM, 23/04/2007 | ||
Với thị trường OTC, ngoài nỗi khổ giá giảm, dân chơi chứng khoán đang đứng trước nguy cơ "chôn vốn" vì không dễ tìm được người để chuyển nhượng cổ phiếu mình đang sở hữu. Lỗ chỉ là chuyện nhỏ Hàng loạt cổ đông "bất đắc dĩ" của Công ty M.L đang chạy đôn, chạy đáo nhưng rất ít người trong số đó "tống khứ" được số cổ phiếu của mình. Gọi là cổ đông "bất đắc dĩ" bởi đa số những người này là các nhà đầu cơ thứ thiệt với quan điểm "đánh nhanh, thắng nhanh" để kiếm tiền chênh lệch. Nhưng không ngờ, sự rớt giá của cổ phiếu M.L còn nhanh hơn tính toán. Với phương thức mua bán như chợ trời, cổ phiếu muốn mua bao nhiêu cũng có. Chỉ trong một thời gian ngắn, cổ phiếu M.L rớt giá. Đang từ khoảng 45.000 đồng/cổ phiếu xuống chỉ còn 37.000 đồng - 38.000 đồng/cổ phiếu. Thực tế, mức giảm này không phải là cao so với nhiều loại cổ phiếu khác nhưng vấn đề là rất khó tìm được người mua. Giá cổ phiếu giảm; thị trường đang trong giai đoạn điều chỉnh sâu; hàng loạt các công ty chuẩn bị cổ phần hóa trong năm là những lý do khiến thị trường trở nên khan hiếm người mua. Chị T.Vinh, một nhà đầu tư tay ngang mới tham gia thị trường chứng khoán lại rơi vào tình trạng dở khóc dở cười khi phải ôm cổ phiếu của một bệnh viện mà không tìm được người mua. Hai vợ chồng trẻ được bố mẹ chồng cho tiền mua nhà ở riêng, trong quá trình tìm nhà, chị Vinh nghe lời bạn bè trích 100 triệu đồng ra chơi cổ phiếu với hy vọng kiếm chút lời để "có tiền sắm nội thất cho căn nhà mới". Cổ phiếu vừa mua xong là lúc thị trường rơi vào cơn điều chỉnh sâu. Giá không những không tăng theo tính toán của chị mà bán ra còn lỗ chị kiên quyết không bán. Khi chồng chị tìm được căn nhà ưng ý thì mới biết vợ đã mang tiền đi chơi chứng khoán. Tiếc căn nhà được giá, anh chồng "bắt" phải bán hết cổ phiếu, chấp nhận lỗ để giữ căn nhà nhưng khổ nỗi lại không tìm được người mua. Thế là nhà không mua được lại bị chồng giận. Chị Vinh chỉ còn biết kêu trời. Chôn vốn mới là chuyện lớn Hiện tượng này trên thị trường hiện nay là rất nhiều. Là dân kinh doanh, tham gia thị trường chứng khoán đã 3 năm nay và liên tục thắng đậm, nhưng quý 1 - 2007 với anh Toàn lại không hề may mắn. Sau khi đổ hết tiền vào bất động sản, số vốn còn lại anh dự tính để xoay sở làm ăn là gần 2 tỉ đồng nằm trong 4 loại cổ phiếu. Nhưng cả tháng nay rao bán bằng đủ mọi cách, từ rao bán trên mạng, nhờ môi giới cho đến "gạ gẫm" bạn bè anh đều nhận được sự im lặng hoặc cái lắc đầu từ chối. Hơn 1 tháng trời không vốn liếng, cơ hội làm ăn qua đi, anh Toàn than thở "đã chơi thì lỗ cũng chấp nhận, nhưng dân kinh doanh như tôi, vốn bị chôn một ngày là mất tiền triệu như chơi. Nếu biết trước thế này, tôi đã để lại một ít chứ không dồn hết vào nhà cửa như thế này". Tính theo dân kinh doanh, khoản lợi nhuận bị mất vì lỡ cơ hội kinh doanh lớn hơn rất nhiều lần so với sự sụt giảm của giá cổ phiếu. Chính vì vậy, chôn vốn làm cổ đông bất đắc dĩ của một cổ phiếu nào đó là nỗi sợ của rất nhiều người hiện nay. Theo các chuyên gia, thị trường OTC sẽ còn ảm đạm trong một thời gian khá dài bởi một nguồn cung khổng lồ cho thị trường vào cuối năm nay đã được công bố. Vào thời điểm này, thị trường đang điều chỉnh sâu, các nhà đầu tư đều trong tư thế thủ thế chờ đợi. Còn khi thị trường đã được bổ sung thêm nhiều hàng, có nhiều sự lựa chọn, chắc chắn giá cổ phiếu sẽ tiệm cận với giá trị thực của nó chứ không "nóng" như thời gian qua. Khan hiếm hàng, khan hiếm cổ phiếu blue-chip, khan hiếm hàng giá rẻ và đến thời điểm này, thị trường đi vào giai đoạn khan hiếm người mua. Đây là thời điểm, thị trường có thua, có thắng chứ không toàn thắng như thời gian trước đây. Cũng có nghĩa là thị trường đã đang và bắt đầu chạy vào đường ray của một thị trường chứng khoán bền vững. |
Kênh thông tin đầu tư ở Vietnam
Sunday, April 22, 2007
Nỗi khổ tìm người mua cổ phiếu OTC
23/4/07 - Chứng khoán tiếp tục suy thoái
Kết thúc đợt 1 phiên sáng nay, Vn-Index giảm tới 28,3 điểm xuống 940,58 điểm. Giá trị khớp lệnh đạt vỏn vẹn 122 tỷ đồng. Nhiều nhà đầu tư nản lòng chấp nhận bán ra chịu lỗ.
Có 10 mã tăng giá sau đợt khớp lệnh đầu tiên, tuy nhiên đây đều là những cổ phiếu có giá thấp như BF1, SFI và TCT, không ảnh hưởng nhiều đến chỉ số chung của thị trường.
![]() |
Nhà đầu tư lo lắng vì giá cổ phiếu giảm mạnh. Ảnh: Hoàng Hà. |
Nhóm giảm giá xuất hiện nhiều blue-chip với tốc độ trượt rất lớn. FPT giảm 20.000 đồng xuống 460.000 đồng, STB giảm 4.000 đồng, GMD giảm 6.000 đồng, VNM giảm 2.000 đồng. Nhiều cổ phiếu giảm giá hơn 1/3 so với phiên chào sàn, đơn cử như TDH (từ 300.000 đồng xuống 190.000 đồng).
Không chỉ giảm giá, sức mua trên thị trường rất yếu. Có đến một nửa mã trên sàn dư mua bằng 0 cho thấy tâm lý cầm chừng của nhà đầu tư dư tiền thể hiện rõ. Ở thời điểm này nhà đầu tư dễ suy đoán và chịu tác động từ các tin đồn. Trao đổi với báo giới mới đây, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Bằng cho rằng các nhà đầu tư cần bản lĩnh và sự tỉnh táo, nhiều cổ phiếu sẽ quay về giá trị thực của nó.
Giá cổ phiếu ngân hàng sẽ tăng
Giá cổ phiếu ngân hàng sẽ tăng
![]() |
Khách hàng giao dịch tại Chi nhánh VIBank tại T PHCM. |
Khi thấy ngân hàng thương mại trong nước ngày càng tỏ ra độc lập, một số đối tác nước ngoài dự định mua cổ phần liền bớt làm “chảnh”, chào giá mua cao hơn trước đây.
Ngày 20/4, Chính phủ ban hành Nghị định số 69/ 2007/NĐ-CP quy định tỷ lệ sở hữu (thường gọi là room) cổ phần (hay là cổ phiếu) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại các ngân hàng thương mại (NHTM) của VN.
Theo đó, nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan được sở hữu không quá 15% vốn điều lệ tại NHTM (quy định cũ là 10%), trong trường hợp đặc biệt Thủ tướng có thể quyết định nâng lên tới 20%. Tuy nhiên, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà ĐTNN trong NHTM của VN thì vẫn giữ mức khống chế 30% như cũ. Động thái này liệu có làm thay đổi giá cổ phiếu ngân hàng trên thị trường?
Trên thị trường chứng khoán tập trung hiện mới có Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (STB) niêm yết cổ phiếu. Nhưng ở cả hai đơn vị này các nhà ĐTNN đã sở hữu hết room cho phép, vì vậy quy định mới nói trên không có tác dụng, trừ khi các nhà ĐTNN hoán vị với nhau về tỉ lệ nắm giữ.
Các nhà ĐTNN sau khi đã mua cổ phần ngân hàng thì họ nắm giữ lâu dài, vì vậy việc mua bán cổ phiếu hàng ngày diễn ra trên thị trường chỉ dành cho các nhà đầu tư trong nước. Do có ít thành phần tham gia mua bán nên cổ phiếu của NHTM sẽ vẫn “bình bình” như cũ mà ít có sự đột biến về giá như một số cổ phiếu các ngành khác.
Theo thông báo trên HaSTC, ACB chốt danh sách hưởng cổ tức bằng cổ phiếu 30% vào ngày 23/4. Có nghĩa là nhà đầu tư mua thời điểm trước ngày này sẽ được hưởng thêm 30% lượng cổ phiếu. Nhưng trước tình hình thị trường suy giảm, trong phiên giao dịch gần đây nhất (20/4) cổ phiếu ACB chỉ đạt giá trung bình 242.900 đồng, giảm 8.200 đồng so với phiên trước. Còn trên sàn TP HCM, cổ phiếu STB chỉ còn 141.000 đồng, giảm 6.000 đồng so với phiên trước.
Do Chính phủ chưa cho phép mở NHTM 100% vốn nước ngoài tại VN (mà chỉ được liên doanh, mở chi nhánh và mua cổ phần) nên nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài mong muốn được mua cổ phần của các NHTM với tỷ lệ cao, để khỏi thành lập mới.
Tuy nhiên, do bị khống chế tỷ lệ room nên trong một NHTM (theo quy định cũ) nếu bán hết room thường có 3 đối tác chiến lược nước ngoài tham gia góp vốn (mỗi đối tác 10%). Do các NHTM cổ phần của VN còn non trẻ, trình độ quản lý còn yếu kém... nên những đối tác này sau khi mua cổ phần xong thường hay làm “chảnh”.
Lãnh đạo một NHTM nói: "Trước đây, sau khi mua cổ phần, một số đối tác nước ngoài thường cho mình là “bề trên” của NHTM cổ phần VN. Mỗi khi đưa chuyên gia sang đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho nhân viên ngân hàng VN thì họ đòi “ta” phải lo đủ thứ như: vé máy bay, khách sạn hạng sang... Do phải cân nhắc đến nhiều vấn đề nên đến nay nhiều ngân hàng như: Eximbank, Việt Á, Sài Gòn, Nam Á... chưa bán cổ phần cho đối tác nước ngoài. Khi thấy NHTM trong nước ngày càng tỏ ra độc lập, hoạt động ngày càng đạt hiệu quả cao, thì một số đối tác nước ngoài dự định mua cổ phần liền bớt làm “chảnh”, chào giá mua cao hơn trước đây".
Khi room thay đổi, đối tác nước ngoài vì muốn trở thành đối tác chiến lược để mua một lúc được nhiều cổ phần có thể họ mạnh dạn đưa ra các điều kiện tốt hơn để cạnh tranh với đối thủ khác để giành quyền ưu tiên. Vì vậy giá cổ phiếu bán cho đối tác chiến lược nước ngoài sẽ được đẩy lên cao hơn trước và NHTM cổ phần của VN sẽ thu thặng dư vốn (tiền lời bán cổ phiếu) nhiều hơn. Điều đó mang lại lợi ích lớn cho một số NHTM và những cổ đông hiện tại.
Trong điều kiện thị trường bình thường, sau khi nghị định này ra đời cổ phiếu một số ngân hàng sẽ tăng giá ngay. Tuy nhiên, do thị trường đang nằm trong xu thế giảm nên các nhà đầu tư ít mặn mà với thông tin tốt, vì vậy trong ngắn hạn giá cổ phiếu ngân hàng trên thị trường chưa niêm yết (OTC) vẫn chưa thể tăng trở lại.
(Theo Người Lao Động)
Thị trường dật dờ, NĐT chán nản
Thị trường dật dờ, NĐT chán nản
Cú đảo chiều bất ngờ ngày 18/4 của VN-Index làm ngỡ ngàng cả những người lạc quan nhất. Nhiều người phải thốt lên: "Thị trường như ma làm", " Không tin được". Tâm lý các NĐT dường như chia ra làm hai. Một số thì phấn chấn cho đây là dấu hiệu của sự hồi phục. Anh Tú, nhân viên một ngân hàng nói: "Hai tuần vừa rồi là thời điểm để cho các NĐT lớn mua mà không chịu mua nay thì ngồi mà tiếc, "nó" lên thế này thì còn lên nữa". Nhưng đa phần các NĐT thì có cảm giác bất an. Có người nói: "Thị trường hay thật, đỏ như máu rồi lại xanh rờn ngay được. Mua cái gì cũng ngại, bán cái gì cũng lo". Và thị trường hai ngày cuối tuần minh chứng cho sự lo ngại của họ. "Con đập 1.000" mà nhiều người cho là không thể vỡ nay đã bục. Thất vọng rồi chán ngán tràn ngập. Nhiều NĐT tuần trước kiên gan chờ gần về giá mua để bán thì nay đã hết kiên nhẫn phải bán tháo chịu lỗ. Người thì tự nhủ thôi không "cựa quậy" nữa cứ phó mặc cho thị trường vì càng cựa càng đau. Suốt mấy tuần VN-Index giảm, thị trường OTC cũng gần như đóng băng. Anh Trung nói: "Qua theo dõi sàn OTC, người rao bán cũng chán nản, người mua thì lèo tèo với cái giá mềm oặt". Ngay sau buổi sáng, VN-Index "ngoi lên" ngưỡng 1.000 điểm lập tức thị trường OTC "sôi lục bục" lại. Tin nhắn, điện thoại lại réo hỏi mua CP nhưng cũng chỉ được một buổi chiều, từ 19/4 đến giờ, thị trường OTC "lạnh ngăn ngắt". Chị N. gọi điện hỏi mấy broker nhờ bán hộ CP thì nhận được câu trả lời: "Chán lắm, chẳng ai hỏi mua nên cũng không biết giá thế nào". Một NĐT than thở: "Tôi thấy bức xúc quá mà chưa biết tính thế nào. Ôm một đống CP giờ hết cả tiền tiêu. Bán thì tiếc còn "ngâm tôm" thì như ngồi trên đống lửa". Ham lợi nhuận khi CK đang được giá thì cứ 99 cố thành 100, có người còn cố dốc vét để thêm tiền mua cho tròn lô. Chị Hà ngày chưa kinh doanh CK thì tiền tiêu không cần đếm, về quê bao giờ cũng thuê xe taxi, xông xênh quà cáp, nay phải chạy về vay họ hàng để tiêu qua ngày. Chị bảo chưa bao giờ chị thấy khổ thế này. Nhiều người chuẩn bị sẵn tiền nộp mua nhà chung cư, mang đi kinh doanh CK định tranh thủ "lướt sóng" kiếm thêm, nay đến hạn chẳng lần đâu ra tiền để nộp. Ai cũng kêu bí tiền tiêu. Thị trường trồi sụt khiến nhiều NĐT chẳng biết đằng nào mà lần. Anh T. nhận định: "Ngay đầu phiên 18/4, khi các màu xanh tràn ngập tôi đã đoán là các đại gia làm giá. Vì vậy mới có hiện tượng cuối phiên giá giảm. Cứ như tình hình hai ngày cuối tuần thế này thì có cơ tuần sau thị trường sẽ còn lún sâu". Một NĐT khác thì nói: "Theo dõi tình hình thị trường thấy cả "khoai tây" và "khoai lang" đều trong giai đoạn thăm dò và chờ đợi. Như thế thị trường chưa thể tăng trưởng trở lại được. VN-Index xuống ngưỡng 900 hoặc thấp hơn một chút là hoàn toàn có thể". Nhiều người khác lại cho rằng, "thị trường trong thời gian này sẽ không có bứt phá, chỉ trồi sụt loanh quanh. Để ý cho kỹ ngày nào "trồi lên" tóm lấy bán được gì bán ngay, khi nào sụt xuống lại mua. Trong tháng tới có lẽ nhiều NĐT nhỏ sẽ chỉ "nằm thở" vì mua bán theo kiểu khớp lệnh mới thì chưa quen sợ mua hớ, bán hớ. Hơn nữa nhiều "khủng" sắp lên sàn nên đa phần cũng chuẩn bị tiền để đánh hội này". Một chuyên gia hàng đầu về CK thì cho rằng, trong thời gian tới thị trường có lúc lên, lúc xuống nhưng chiều hướng xuống là chủ đạo. Đáy của thị trường theo ông là 850 điểm. (Theo Lao Động) |
Chứng khoán: Nhìn và... nghỉ ngơi!
Chứng khoán: Nhìn và... nghỉ ngơi!
Thị trường chứng khoán đã và đang tiếp tục điều chỉnh sâu. Những chuyển động hiện tại của thị trường cho thấy hai yếu tố sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trong vài tuần tới là: sự thay đổi phương thức khớp lệnh và tâm lý “nghỉ ngơi”.
Thời gian này các nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn cứ chờ. Nguồn VNN |
Chưa biết, tốt hơn hết là… nhìn!
Không phải ngẫu nhiên các nhà đầu tư lại đổ xô đến Nhà hát lớn Hà Nội và dinh Thống Nhất Tp.HCM để được nghe thuyết trình về khớp lệnh liên tục từ đầu tháng 5/2007.
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HoSTC) nói rằng với khớp lệnh liên tục, lệnh nhà đầu tư đưa vào sẽ được khớp ngay. Ở đây, nó thiếu hẳn một vế. Lệnh chỉ được khớp ngay nếu người bán hoặc mua cùng đưa vào một lệnh ở mức giá tương ứng. Giả sử giá đặt bán cao, giá đặt mua thấp thì lệnh sẽ cứ nằm đó cho đến hết giờ và không khớp được.
Những trường hợp thế này vẫn thường xuyên xảy ra trên sàn Hà Nội, nơi ngay từ đầu đã thực hiện khớp lệnh liên tục. Hơn nữa, khi lệnh được khớp, HoSTC sẽ báo ngay kết quả về cho các công ty chứng khoán. Vấn đề là liệu các công ty chứng khoán có kịp báo ngay cho khách hàng. Ngoài ra trong khoảng một giờ khớp lệnh liên tục (từ 9-10 giờ sáng/ngày), giá sẽ “nhảy” liên tục. Nếu lệnh đặt mua bán của nhà đầu tư không khớp với giá đang giao dịch, có thể quá cao hoặc quá thấp, liệu nhà đầu tư có được hủy lệnh cũ, đặt lệnh mới không?
Giả sử giá cổ phiếu A đang khớp ở mức 100.000 đồng, nhưng nhà đầu tư X chỉ đặt mua ở giá 95.000 đồng, ông có thể hủy lệnh đầu, đặt lệnh mới giá 100.000 đồng để mua được không? Ngay cả khi ông có thể làm như vậy, việc nhận lệnh, chuyển lệnh vào sàn của nhân viên môi giới cũng phải thật nhanh chóng, chính xác. Với hàng trăm, hàng ngàn nhà đầu tư như vậy, công ty chứng khoán sẽ vô cùng vất vả. Họ có xoay xở kịp?
Cho đến nay sàn Hà Nội đành phải áp dụng biện pháp dù khớp lệnh liên tục, nhưng cuối ngày (tức 11 giờ) mới thông báo kết quả giao dịch về các công ty chứng khoán và khi đó khách hàng mới biết lệnh của mình có khớp không. Chỉ có những khách hàng VIP, thường là các tổ chức, khi giao dịch ở sàn Hà Nội, mới có thể nhờ nhân viên môi giới gọi điện vào nhân viên nhận lệnh của họ trong sàn để biết kết quả khớp lệnh sớm hơn.
Có khả năng khi khâu thông báo kết quả khớp lệnh liên tục từ sàn ra công ty chứng khoán, đến khách hàng không xuôi chảy, lệnh đặt mua bán sẽ dồn vào phiên một và phiên ba (vẫn khớp lệnh định kỳ). Tình trạng quá tải có thể lặp lại cho dù lượng khách hàng ở các công ty chứng khoán hiện giảm hơn so với cách đây 2-3 tháng.
Chính vì chưa giải đáp được thắc mắc này, một số không nhỏ nhà đầu tư đang ở trong tình trạng chờ xem khớp lệnh thay đổi thế nào rồi tính. Tâm lý chờ đợi đã khiến họ buông lơi chứng khoán. Những người có ít cổ phiếu thì bán đi giữ tiền mặt cho an tâm, người chưa có chứng khoán thì chờ. Đó là chưa kể giá vàng đang lên, đồng Việt Nam cũng đang lên giá. Cơ hội giữ tiền đồng hay chuyển sang vàng xem ra hấp dẫn hơn.
“Nóng” khả năng hấp thụ hàng
Chưa có một ghi nhận đáng chú ý nào cho thấy các quỹ đầu tư trung, dài hạn đang quay trở lại thị trường dù giá một số cổ phiếu đã rớt 30-40% so với mức giá cao nhất của chính nó. Giá một số cổ phiếu thậm chí đã trở về thời kỳ VN-Index dao động trong khoảng 700-800 điểm. Tuy nhiên phần lớn cổ phiếu blue-chips giá vẫn còn cao so với mức giá cuối năm 2006.
Dragon Capital, tập đoàn tài chính nước ngoài đang nắm giữ số lượng chứng khoán niêm yết lớn nhất, sau khi bán ra cổ phiếu TDH và một khối lượng nhỏ GMD, đã không bán thêm cổ phiếu nào. Nhưng họ vẫn chưa có ý định mua thêm để giải ngân vốn. Chỉ số P/E bình quân của cổ phiếu blue-chips Việt Nam vẫn còn cao, cao hơn 2-2,5 lần các nước khu vực.
Tuần trước một số quỹ đầu tư nước ngoài đã tăng lượng cổ phiếu mua vào, nhưng đấy phần lớn là những gương mặt đầu cơ và lượng cổ phiếu họ mua, do đó, có thể được giải ngân ngay bất cứ lúc nào. Điều này không tạo một chiều hướng ổn định cho thị trường.
Trong khi đó những cổ phiếu trên sàn vốn được nước ngoài ưa chuộng như BMP, GMD, SAM, FPT, PPC, VSH, CII... sau một thời gian “cầm cự”, đã bắt đầu rớt giá khá mạnh. Giá cổ phiếu PPC ngày 17/4 đã thấp hơn giá đấu giá bình quân của đợt vừa qua. Nếu giá PPC tiếp tục xuống dốc, khả năng các nhà đầu tư đã trúng thầu sẽ bỏ tiền cọc, là rất lớn.
Gần đây nhất, 90% số cổ phiếu trúng thầu của Công ty Dây và Cáp điện Cadivi đã bị nhà đầu tư bỏ cọc và Cadivi buộc phải tổ chức đấu giá lần hai. Hiện giá chứng chỉ quỹ VF1 cũng đã thấp hơn giá phát hành cho đợt huy động tăng vốn mới. Khả năng VF1 phải điều chỉnh giá phát hành như đã từng xảy ra hồi tháng 7 - 8/2006 là không thể không tính đến.
Giống như mọi năm, tháng 5-6 là thời điểm thị trường “nghỉ ngơi” sau một thời gian chạy tốc lực đạt những đỉnh mốc. Chưa thể biết liệu thị trường năm nay có nghỉ “dưỡng sức” dài hạn 3-4 tháng như năm ngoái, nhưng đã ló rạng quy mô của thị trường trong bốn tháng tới sẽ gia tăng ít nhất gấp hai lần với hàng loạt đại gia IPO và lên sàn.
Vấn đề nóng bây giờ không còn là giá cổ phiếu, mà là khả năng hấp thụ hàng hóa mới của nhà đầu tư đến đâu!
Theo TBKT
http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=81951&ChannelID=3
Vì sao VN-Index đảo chiều chóng mặt?
Vì sao VN-Index đảo chiều chóng mặt?
TP - Các nhà đầu tư chẳng biết đường nào khi những tưởng TTCK có thể sớm hồi phục . Vì sao VN- Index lên xuống thất thường?
Nhà đầu tư nản vì VN-Index lại tụt dốc (ảnh chụp tại sàn chứng khoán ACBS Hà Nội sáng 20/4/2007). Ảnh: Phạm Yên |
Khi VN - Index quay trở lại mức hơn 1.000 điểm hôm 18/4 khiến các nhà đầu tư nghĩ rằng TTCK có thể hồi phục sớm, nhưng phiên cuối tuần 20/4, VN-Index lại xuống đến mức thấp nhất trong 3 tháng qua, chỉ còn 968,88 điểm!
Chuyên gia chứng khoán Huy Nam nhận định: “Tôi cho rằng lên xuống quá nhanh và chênh lệch lớn như vậy là không ổn định và thiếu bền vững, chỉ cần một vài thông tin tác động đến tâm lý các nhà đầu tư cá nhân là thị trường lại quay ngoắt 100%”.
Người trong cuộc- nhà đầu tư Nguyễn Ngọc Thắng (sàn SSI TPHCM) cho biết: “Chơi chứng khoán từ năm 2003 nhưng TTCK cứ thất thường kiểu này tôi cũng lo, mới vừa nghe hàng loạt công ty lớn như: Vietcombank, BIDV, Incombank, Habubank, Hòa Phát, Bảo Việt, Mobifone sẽ IPO và lên sàn 2,3 tháng nữa, dân đầu tư lại ào ạt bán sau khi đổ xô mua vào chỉ hai phiên trước”.
Ông Thắng nói thêm: “May mà quy định 3 ngày sau mới được bán CP vừa mua nếu không các nhà đầu tư còn bán dữ dội nữa”.
Còn nhà phân tích chứng khoán Bùi Huy Tùng thì đưa ra nguyên nhân: “Trong một thời gian ngắn có quá nhiều Cty trả CP bằng cổ tức, phát hành thêm CP, tăng vốn điều lệ nên các nhà đầu tư không thể tiêu thụ nổi và giá giảm là tất yếu”.
Ông Tùng thống kê trong số 107 Cty đang niêm yết tại sàn TPHCM, có gần 80 Cty không trả cổ tức bằng CP thì cũng tăng vốn hay phát hành thêm với giá ưu đãi quá nhiều trong vòng 3,4 tháng. Có lẽ việc nhà đầu tư gần đây thờ ơ dần với CP thưởng, CP ưu đãi là điều mà các Cty phải tham khảo khi muốn phát hành thêm CP với khối lượng lớn”.
Chưa hết, Phó GĐ một Cty chứng khoán còn bức xúc: “Lẽ ra khi thị trường có dấu hiệu cầu thấp đi và cung dội về, các cơ quan quản lý phải điều chỉnh, chẳng có ai đi mua hàng mà chủ hàng vừa cảnh báo giá đang quá cao vừa thông báo sắp có rất nhiều hàng mới rẻ, bền, tốt cả”.
Ông này đem hình ảnh các hãng xe hơi, điện thoại, TV... phải giảm giá, thậm chí bán như cho hàng cũ khi hàng mới tung ra thị trường. Rồi khi thấy khách hàng không thèm mua nữa lại hoảng hốt chữa cháy cho rằng hàng cũ vẫn còn tốt chán, hàng còn phải hoàn chỉnh nhiều mới bán được.
Một so sánh hơi khập khiễng nhưng phần nào giải đáp được câu hỏi vì sao VN-Index thất thường. Trong tháng 3,4, gần 30 phiên đấu giá cổ phần liên tục diễn ra từ Bắc vào Nam với số lượng hàng trăm triệu cổ phần, nhiều phiên ế ẩm đến mức phải tổ chức lại.
Không quá nhiều so với TTCK VN nhưng trong lúc thị trường đang ảm đạm như thế này thì có nên đấu giá quá nhiều như vậy không?
TS Thiệu Quang Thắng băn khoăn: “Có thể UBCKNN làm vậy để hạ nhiệt nhưng lạm dụng quá tôi e rằng có tác động không tốt đến thị trường, chưa kể các công ty có cổ phần đấu giá không đạt được mục tiêu đề ra”.
Vừa qua các quỹ lớn, đầu tư dài hạn vẫn “chờ thời”, mua vào nhiều rồi bán ra ngay chính là các tổ chức đầu tư ngắn hạn. Họ cùng với nhà đầu tư cá nhân “vờn nhau” đã góp phần lớn khiến cho VN-Index lên xuống thất thường.
Hà Phan http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=82024&ChannelID=3
Phiên đấu giá cổ phần lớn nhất từ trước đến nay
Phiên đấu giá cổ phần lớn nhất từ trước đến nay Cập nhật cách đây 5 giờ 24 phút Hoàng Ly |
Phiên đấu giá cổ phần lớn kỷ lục của thị trường chứng khoán Việt Nam đã kết thúc với mức giá đấu thành công không thể tin được. Đó là phiên đấu giá cổ phần của Công ty cổ phần phân đạm và hóa chất Dầu khí, tổ chức ngày 21.4 tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP.HCM, với số lượng cổ phần đưa ra bán đấu giá là 128.626.600, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu (loại phổ thông), giá khởi điểm 50.000 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu của Công ty cổ phần phân đạm và hóa chất Dầu khí đã được bán với giá trung bình là 54.400 đồng/cổ phiếu, giá đấu thành công thấp nhất là 51.000 đồng/cổ phiếu (chỉ hơn giá khởi điểm là 1.000 đồng/cổ phiếu). Mức giá đấu thành công cao nhất là 189.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia về chứng khoán, các nhà đầu tư có mức giá đấu thành công từ 100.000 đồng/cổ phiếu trở lên nhiều khả năng sẽ bỏ số tiền đặt cọc bởi họ có thể mua lại từ rất nhiều người khác với mức giá đấu thành công chỉ từ 60.000 - 90.000 đồng/cổ phiếu. Hoàng Ly |
http://www4.thanhnien.com.vn/Kinhte/Chungkhoan/2007/4/23/189830.tno
Nhà đầu tư nước ngoài "cứu" giá cổ phiếu?
23:07:08, 21/04/2007 |
Trong nhiều phiên giao dịch gần đây, khối lượng mua vào của khối nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) luôn lớn hơn so với lượng bán ra. Một số nhà đầu tư trong nước (NĐTTN) đã dự đoán về một sự phục hồi của thị trường với những tín hiệu tích cực này. Tuy nhiên... "Nghi án" thu gom cổ phiếu của NĐTNN Kể từ đầu tháng 4 cho đến nay, NĐTNN liên tục mua vào với khối lượng tương đối lớn. Đối tượng chính là các cổ phiếu (CP) blue-chip như FPT, PVD, REE, VNM, SAM, SSI,... Tuy nhiên, đi kèm với việc các NĐTNN liên tục mua vào thì chỉ số VN-Index và giá của các CP chủ chốt liên tục giảm. Ngày 16.4, VN-Index tụt xuống dưới mức 1.000 điểm cũng là ngày NĐTNN mua vào tới gần 2 triệu CP tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSTC) nhưng bán ra chỉ khoảng 300.000 CP. Kể từ sau khi VN-Index giảm xuống dưới 1.000 điểm, NĐTNN chỉ mua vào với khối lượng lớn vào những phiên giá giảm, phiên tăng giá thì mua ít (phiên ngày 18.4: mua vào 512.850 CP và chứng chỉ quỹ (CCQ), bán ra 348.720 CP và CCQ). Tính từ 2.4 - 19.4, NĐTNN đã mua vào lên tới 14,835 triệu CP và CCQ; bán ra chỉ có 3,743 triệu CP và CCQ. Một số chuyên gia về chứng khoán cho biết, thủ thuật của các NĐTNN khi mua gom các CP blue-chip ở các phiên giảm giá là: tung ra các lệnh bán giá sàn với khối lượng lớn ở đầu phiên để "dọa" các NĐTTN rồi âm thầm tung ra các lệnh mua với khối lượng lớn khuất sau bảng điện tử để mua được chứng khoán với giá rẻ. Họ làm được điều này do bảng điện tử tại HoSTC chỉ hiển thị 3 mức giá mua, bán tốt nhất trên màn hình. Lãnh đạo cấp cao của một quỹ đầu tư nước ngoài tiết lộ: "NĐTNN không bao giờ mua theo kiểu ào ạt như NĐTTN bởi việc mua như vậy sẽ đẩy giá lên mà họ mua gom dần qua từng phiên. Giá càng giảm họ càng mua nhiều hơn". Ông này cũng nhận định: giá CP sẽ không điều chỉnh sâu nhưng cũng không có chuyện giá tăng vù vù như trước vì NĐTTN cũng đã thận trọng hơn và vẫn còn "rét". Giá CP sẽ biến động theo NĐTNN? Tổng giám đốc một công ty chứng khoán (CTCK) có trụ sở tại Hà Nội nhận xét: "Nhiều NĐTTN thường quan sát các NĐTNN để đưa ra quyết định đầu tư và trong một số trường hợp thì hiệu ứng mua của các NĐTNN tạo ra hiệu ứng mua bầy đàn của các NĐTTN". Chủ tịch Hội đồng quản trị của một CTCK lớn lại nhận xét: "Sức cầu của thị trường vẫn chưa tăng mạnh được vì tâm lý của NĐT còn yếu. Thêm vào đó, những đợt IPO cực lớn của các công ty như PVFCCo, Bảo Việt... sẽ hút hàng chục nghìn tỉ đồng tương đương hàng tỉ USD khỏi thị trường chính thức". Nhận xét về việc giá CP đã có phiên phục hồi mạnh mẽ vào ngày 18.4, phó giám đốc phụ trách khối nghiệp vụ của một CTCK lớn bình luận: "Giá xuống nhiều quá thì cũng phải lên một, thậm chí vài phiên và đó là điều bình thường. Thị trường có cả trăm nghìn người và họ có những suy đoán khác nhau là đương nhiên. Tuy nhiên, xu hướng tiếp theo là có tăng như vậy không thì còn phải chờ tình hình". Chủ tịch Hội đồng quản trị của một CTCK vừa thành lập được vài tháng thì nhận xét: "Nếu muốn dự đoán sát hơn tình hình thị trường thì phải chờ đến sau khi kết thúc giai đoạn nộp tiền của PVFCCo và Bảo Việt. Vào thời điểm hiện tại, dự đoán vẫn chỉ là... dự đoán". Hoàng Ly |
20/4/07: VN-Index giảm còn 968,88 điểm
VN-Index giảm còn 968,88 điểm 23:47:52, 20/04/2007 |
Chỉ số VN-Index sau phiên giao dịch 20.4 giảm mạnh 29,21, còn 968,88 điểm. Các nhà đầu tư (NĐT) tiếp tục bán ra với số lượng lớn hơn so với mua vào. Khối lượng đặt mua của các NĐT giảm gần 43% so với ngày 19.4, còn 6,12 triệu cổ phiếu (CP), chứng chỉ quỹ (CCQ). Khối lượng đặt bán lên đến 11,11 triệu CP, CCQ. Tổng khối lượng giao dịch của toàn thị trường đạt hơn 5 triệu CP, CCQ. Giao dịch của NĐT nước ngoài "đảo chiều" so với phiên trước: bán ra nhiều hơn mua vào. NĐT nước ngoài đặt mua 749.860 CP, CCQ (62 loại), nhiều nhất là VNM (148.610 CP), VFMVF1 (114.140 CCQ), GMD (67.170 CP), CII (50.030 CP), TCR (50.000 CP). Trong khi khối lượng đặt bán của NĐT nước ngoài lên đến 978.530 CP, CCQ (29 loại), nhiều nhất là VNM (142.450 CP), REE (139.470 CP), FPT (127.680 CP), SJS (81.300 CP). Có tổng cộng 74 loại CP, CCQ giảm giá trong phiên giao dịch 20.4, trong đó 25 loại CP, CCQ giảm giá sàn. Có 16 loại CP, CCQ tăng giá. Chỉ số Hastc - Index tại sàn Hà Nội ngày 20.4 cũng giảm 8,83 điểm so với phiên trước, còn 365,56 điểm. Những CP có khối lượng giao dịch lớn nhất trong ngày là SSI, ACB, BCC, BTS, MPC. Thị trường có 64 loại CP giảm giá, 11 loại CP tăng giá và 11 loại CP đứng giá. Các NĐT nước ngoài mua vào 17 loại CP với khối lượng 94.900 CP, nhiều nhất là BTS (52.000 CP), SSI (18.600 CP), BVS (6.300 CP), HPC (5.700 CP). Khối lượng bán ra của các NĐT nước ngoài là 28.500 CP (3 loại), gồm các loại CP SSI (25.000 CP), BTS (3.000 CP), CIC (500 CP). Thanh Xuân |
http://www4.thanhnien.com.vn/Kinhte/Chungkhoan/2007/4/21/189636.tno
Essential links
About Me
Kinh tế
Blog Archive
-
►
2008
(134)
- ► 20 July - 27 July (2)
- ► 15 June - 22 June (1)
- ► 8 June - 15 June (1)
- ► 1 June - 8 June (2)
- ► 18 May - 25 May (1)
- ► 11 May - 18 May (1)
- ► 20 April - 27 April (5)
- ► 13 April - 20 April (7)
- ► 6 April - 13 April (9)
- ► 30 March - 6 April (3)
- ► 23 March - 30 March (5)
- ► 16 March - 23 March (8)
- ► 9 March - 16 March (9)
- ► 2 March - 9 March (8)
- ► 6 January - 13 January (10)
-
▼
2007
(246)
- ► 30 December - 6 January (13)
- ► 12 August - 19 August (16)
- ► 5 August - 12 August (19)
- ► 29 July - 5 August (16)
- ► 22 July - 29 July (12)
- ► 15 July - 22 July (13)
- ► 8 July - 15 July (8)
- ► 1 July - 8 July (23)
-
▼
22 April - 29 April
(9)
- Nỗi khổ tìm người mua cổ phiếu OTC
- 23/4/07 - Chứng khoán tiếp tục suy thoái
- Giá cổ phiếu ngân hàng sẽ tăng
- Thị trường dật dờ, NĐT chán nản
- Chứng khoán: Nhìn và... nghỉ ngơi!
- Vì sao VN-Index đảo chiều chóng mặt?
- Phiên đấu giá cổ phần lớn nhất từ trước đến nay
- Nhà đầu tư nước ngoài "cứu" giá cổ phiếu?
- 20/4/07: VN-Index giảm còn 968,88 điểm
- ► 15 April - 22 April (30)
Topics
- 2008 (1)
- apartment (1)
- ASX (13)
- bank (33)
- bao viet (1)
- bargain (1)
- bear (55)
- ben le (3)
- BIDV (1)
- bonus (1)
- bull trap (1)
- bullish (13)
- choice (1)
- citybank (1)
- co hoi (2)
- Cơ hội (1)
- co phieu (1)
- credit crunch (1)
- ctck (1)
- cycle (16)
- DCF1 (2)
- design (3)
- dia oc (7)
- finance (1)
- forecasting (3)
- forex (1)
- formula (1)
- fund (2)
- FX (1)
- gdp (1)
- gold (2)
- hanaka (1)
- hsbc (1)
- HSI (4)
- IDG (1)
- index (1)
- inflation (1)
- ipo (22)
- it (2)
- it related (6)
- ky thuat (1)
- market report (10)
- mb (1)
- military (1)
- ML (2)
- my view (1)
- ndtnn (2)
- nhan dinh (15)
- opportunities (3)
- otc (12)
- ours (1)
- phan tich (20)
- PNC (1)
- policy changes (15)
- portfolio (3)
- prediction (1)
- properties (12)
- pvi (1)
- real estate (28)
- recession (15)
- recovering (6)
- sacombank (1)
- STB (1)
- Tăng biên độ (1)
- tap doan (1)
- tax (2)
- thi truong (2)
- trend (1)
- vietcombank (1)
- View (14)
- Vinamilk (1)
- vincom (1)