Kênh thông tin đầu tư ở Vietnam

Friday, March 7, 2008

FPTS: dự báo tuần từ 10 - 14/3/2008 VN-Index between 632,5-720 điểm!

Phân tích thị trường tuần từ 03/3 - 07/3 và dự báo tuần từ 10 - 14/3/2008

Giải cứu thành công - Thị trường sẽ bứt phá?

VN-Index

Tiếp tục đà lao dốc tuần trước, VN-Index giảm sàn liên tục trong 3 ngày đầu tuần xuống 581,19 điểm, mức thấp nhất trong một năm trở lại đây. Sau hàng loạt thông tin hỗ trợ nhằm giải cứu thị trường, VN-Index bất ngờ quay đầu và tăng trần liên tiếp trong hai ngày giao dịch cuối tuần, đóng cửa tại 640,14 điểm, phiên cao nhất đạt 646,08 điểm. VN-Index tuần trước đóng cửa ở mức 663,3 điểm, trong đó phiên cao nhất đạt 715,04 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch và tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt gần 83,54 triệu đơn vị tương ứng với 6.575 tỷ đồng, tăng 16% so với tuần trước là 72,27 triệu đơn vị tương ứng với 5.411,58 tỷ đồng. Trong tổng giá trị giao dịch toàn thị trường, giá trị khớp lệnh chỉ chiếm 2,728 tỷ đồng tương đương 41%. Phần còn lại là giao dịch thỏa thuận trái phiếu và chứng chỉ quỹ.

Phiên giao dịch đầu tuần ngày 3/3 bắt đầu cho 2 ngày giảm sàn liên tục ở hầu hết các mã chứng khoán. Mốc 600 điểm tiếp tục bị phá vỡ khá dễ dàng trong phiên giao dịch ngày 5/3 với trên 100 mã cổ phiếu kết thúc giao dịch với dư mua bằng 0. Đặc biệt đáng chú ý đến các mã cổ phiếu SSI, DPM, và STB với khối lượng đăng ký bán sàn khổng lồ, tương ứng 4,5 triệu đơn vị, 2,1 triệu đơn vị và 3,5 triệu đơn vị.

Tình hình đảo ngược hoàn toàn vào 6/3 khi ngay phiên giao dịch mở cửa, bên mua áp đảo bên bán khiến hầu như toàn bộ mã chứng khoán tăng trần với lượng dư bán đến cuối phiên bằng 0. Xu hướng này vẫn tiếp tục được giữ vững đến ngày giao dịch cuối tuần, đưa chỉ số VN-Index lên 640,14 điểm, tăng 4,75% so với ngày 6/3. Tuy nhiên khối lượng giao dịch khớp lệnh trong hai ngày này chỉ đạt bình quân 9,1 triệu đơn vị với giá trị khoảng 604 tỷ đồng.

“Siêu tổng công ty” vào cuộc

Chuỗi suy giảm của VN-Index từ 15/2 đến 5/3 được coi là sự tháo chạy nặng nề nhất trong vòng 1 năm trở lại đây. Trước xu hướng này, ngày 3/3 Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã ký công văn hỏa tốc số 319/TTg-KTTH chỉ đạo Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thiết lập danh mục mua vào các cổ phiếu nhằm hỗ trợ sức cầu của thị trường. Đồng thời, bản thân SCIC sẽ tự chủ động điều giảm mức độ thoái vốn đầu tư chủ yếu tại các doanh nghiệp chưa niêm yết để hạn chế các tác động tâm lý không thuận lợi đối với thị trường.

Hành động này thể hiện một phần nỗ lực của Chính phủ trong việc khôi phục niềm tin của nhà đầu tư. Quyết sách này đã phát huy tác dụng ngay lập tức trong việc thúc đẩy lượng cầu rất lớn vào hai ngày giao dịch cuối tuần. Cũng thông qua sự kiện này, Chính phủ đã thành công khi tạm thời bình ổn thị trường, tạo điều kiện giúp các nhà hoạch định chính sách có thời gian tìm ra các biện pháp cụ thể và đồng bộ hơn.

Thêm một động thái hỗ trợ thị trường khác là việc bắt đầu mua vào cổ phiếu quỹ của một loạt các doanh nghiệp niêm yết. Đây là cam kết hỗ từ chính bản thân doanh nghiệp, trong nỗ lực đưa thị trường đi lên.

Rủi ro vẫn chưa hết

Phía trước vẫn tiềm ẩn một số yếu tố có thể ảnh hưởng trái chiều đến thị trường. Trước tiên, phải kể đến tâm lý bán tháo của các nhà đầu tư lướt sóng ngắn hạn trong nước và nước ngoài nếu họ hiện thực hóa lợi nhuận từ những lần mua tại điểm đáy thị trường. Kế đến là khả năng các ngân hàng vẫn có thể tiếp tục bán ra một lượng cổ phiếu cầm cố nhằm tránh rủi ro thanh khoản. Đồng thời hạn nộp tiền cho đợt phát hành tín phiếu 20.300 tỷ đồng vào ngày 17/3 cũng sắp đến.

Tuần qua, chênh lệnh Mua - Bán của NĐT nước ngoài đạt 2,1 triệu đơn vị tương đương với 214 tỷ đồng, giảm mạnh so với tuần trước (391 tỷ đồng). Trong 3 ngày giao dịch đầu tuần, NĐT NN từ từ mua vào và hạn chế bán ra trong thời điểm này với giá trị mua vào hàng ngày dao động từ 120 - 160 tỷ, trong khi giá trị bán ra chỉ dừng ở phạm vi từ 9 - 50 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong hai ngày giao dịch cuối tuần, họ đi ngược lại với xu thế của nhà đầu tư trong nước, khi tổng giá trị bán ra đạt 223,75 tỷ trong khi mua vào chỉ đạt mức 101,70 tỷ. Các mã khối NĐT NN mua vào nhiều nhất gồm có SSI, PVD, DPM, FPT, DHG, ITA, VNM, ANV, PPC, TAC và HPG, các mã bán ra nhiều nhất gồm có ITA, VIC, PVD, VNM, ALP, FPT, VIP trong đó đáng chú ý cổ phiếu DHG, HPG là các mã có giá trị mua vào gấp tương ứng 23 và 11 lần so với giá trị bán ra.

Trong động thái khác, để tránh rủi ro tỷ giá và lãi suất, NĐT nước ngoài tiếp tục tăng cường giao dịch trái phiếu. Tuần này, cán cân Mua – Bán trái phiếu của NĐT nước ngoài đạt 17,8 triệu đơn vị tương ứng với 1.864 tỷ đồng. Hướng đầu tư vào trái phiếu cũng đang trở thành mục tiêu cho các tổ chức “tránh bão” trong giai đoạn này.

Phân tích kỹ thuật tuần từ 10 - 14/03/2008

Với 03 phiên giảm liên tục kịch sàn từ đầu tuần từ thứ 2 cho đến thứ 4, VN-Index mất đi 79,85 điểm tương đương với giảm 12,04% và đứng ở mức 583,45 điểm ngang bằng với chỉ số VnN-Index vào ngày 21 tháng 4 năm 2006 cách đây gần hai năm. Sự sụt giảm nhanh chóng đã làm cho các nhà đầu trở nên hoảng loạn và mất phương hướng đầu tư. Các nhà đầu tư và giới chuyên môn đã kiến nghị chính phủ và hàng loạt các giải pháp kích cầu đã được ban hành nhằm “cứu” thị trường. VN-Index đóng cửa ở mức 640,14 điểm vào phiên giao dịch cuối tuần, giảm 23,16 điểm, tương đương với giảm 3,49% so với phiên đóng cửa cuối tuần của tuần trước (663,3 điểm).

VN-Index đang dao động trên đường Bollinger bottom 26,2%, dải Bollinger band đang mở rộng ra so với trung bình tới 167,33%, đây là mức mở rộng lớn nhất trong vòng một năm qua báo hiệu thị trường bị bán quá đà (hard over-sold) trong suốt mấy tuần qua và có thể hồi phục mạnh trở lại trạng thái cân bằng.

Đường Momentum đang đảo chiều đi lên và vẫn nằm dưới đường tín hiệu, tuy nhiên đang ở mức hỗ trợ đảo chiều trong quá khứ và ở mức thấp nhất trong vòng hơn 1 năm qua.

Chỉ số sức mạnh (RSI) đã đảo chiều và cắt đường tín hiệu 30 báo hiệu thị trường có thể tiếp tục xu hướng tăng điểm mạnh.

Đường MACD (12) đã đảo chiều đi lên, tuy nhiên vẫn nằm dưới đường tín hiệu MACD (9) và cũng đang ở mức thấp nhất trong vòng hơn 1 năm qua.

HaSTC-Index

HaSTC-Index tuần này đóng cửa tại mức 225,55 điểm, cũng là phiên cao điểm nhất trong tuần, tăng 19,06 điểm so với phiên giao dịch trước đó và tăng 1,18% so với phiên đóng cửa tuần trước. HaSTC-Index đã chạm mức thấp nhất 191,38 điểm vào ngày 5/3. Tuần trước, HaSTC-Index đóng cửa tại 228,24 điểm cũng là phiên thấp nhất, phiên cao nhất đạt 246,84 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 31,48 triệu đơn vị tương ứng 1.995,3 tỷ đồng. So với tuần này, kết quả giao dịch tuần trước là 20,62 triệu đơn vị tương ứng 1.319,37 tỷ đồng.

Không nằm ngoài dự đoán, HaSTC-Index giảm sàn liên tục trong hai ngày 03 - 04/3 và dừng lại ở mức 191,38 điểm, tương đương 10,67% so với phiên giao dịch đầu tuần. Đây là lần đầu tiên HaSTC-Index xuống dưới mức 200 điểm kể từ ngày 21/11/2006. Cuối ngày 04/3, ngoại trừ HSC không có giao dịch, có tới 99 cổ phiếu giảm giá trên 9%, 12 cổ phiếu giảm giá trên 8%, số còn lại giảm từ 0,35% - 7,8%. Tuy nhiên đến cuối phiên giao dịch ngày 5/3 thị trường có dấu hiệu quay đầu, đa số các mã giảm sàn đầu phiên đã quay trở lại gần mức giá tham chiếu khiến tốc độ giảm chỉ còn 3,85% và đạt mức 191,38 điểm. Đây là mức thấp nhất trong suốt một năm qua.

Cùng theo xu hướng tăng của VN-Index, HaSTC-Index phục hồi mạnh trong hai ngày cuối tuần với 100% mã cổ phiếu tăng trần đưa chỉ số lên mức 225,55 điểm.

Chào sàn HASTC trong tuần có Công ty Cổ Phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Ngô Quyền (NGC).

Kết luận

Thị trường đang đón nhận hàng loạt các biện pháp kích cầu của Chính phủ để ổn định và phát triển thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư đã ổn định về mặt tâm lý. Đây là cơ hội tốt cho VN-Index bứt phá và thoát ra khỏi xu thế giảm điểm trung hạn đầy kịch tính trong suốt thời gian hơn 5 tháng từ tháng 10 năm 2007. Nếu không có các thông tin xấu ảnh hưởng tới thị trường trong thời gian tới, thị trường có thể tiếp tục xu hướng tăng điểm mặc dù sẽ có những phiên điều chỉnh xen kẽ. VN-Index tuần tới nhiều khả năng sẽ dao động trong khoảng từ 632,5-720 điểm. [HD: basically, it means the market will either hold position or move into an uptrend!!! time accumulate & continue restructure. I though quite concern about the negative news of global markets US stocks fell overnight to close at their lowest level in 19 months, MARGIN calls and hedge fund selling are driving share prices down of finance stocks and there's no end in sight]

Khuyến nghị: Các nhà đầu tư nên hêt sức bình tĩnh trong những phiên điều chỉnh tích tụ vào trung tuần tới, việc bán tháo cổ phiếu bằng bất cứ giá nào theo hiệu ứng đám đông của chính các nhà đầu tư sẽ tạo ra mặt bằng giá thấp hơn của các cổ phiếu và sẽ tạo sức ép rất lớn buộc các ngân hàng sẽ phải tiếp tục thanh lý các hợp đồng repo và cầm cố cổ phiếu. Mặt bằng giá càng thấp hiệu ứng Domino bán ra của các ngân hàng sẽ càng mạnh và chính các nhà đầu tư sẽ phải chịu rủi ro nhiều nhất nếu điều này xảy ra.

Người thực hiện

Nguyễn Trường Sơn - Phạm Minh Quân

Phòng Phân tích - Đầu tư (FPTS)

HSBC: Chọn các cổ phiếu ít có khả năng mất giá nhất

Báo cáo ngày 7/3 của HSBC: Chọn các cổ phiếu ít có khả năng mất giá nhất

HSBC cho rằng không nên chọn cổ phiếu có lợi nhuận cao nhất mà chọn cổ phiếu ít có khả năng mất giá nhất.

Ngày 7/3/2008, HSBC đưa ra bản báo cáo Asian Strategy thường kỳ trong đó tổng kết tình hình thị trường chứng khoán châu Á hiện tại và đưa ra một số lời khuyên cho khách hàng của mình.

Điểm mới đáng chú ý nhất trong Báo cáo ngày 7/3 của HSBC là luận điểm rằng, điều quan trọng nhất trong một thời điểm mà thị trường biến động thất thường như hiện nay là phải chọn được cho mình một danh mục trong đó không phải là bao gồm nhiều cổ phiếu có thể mang lại lợi nhuận cao nhất mà phải là một danh mục gồm nhiều các cổ phiếu ít có khả năng mất giá nhất.

Để nhấn mạnh điều này, HSBC dẫn lời một chuyên gia Anh rằng: "Điều phân biệt một nhà quản lý quỹ giỏi với những nhà quản lý quỹ khác là ở chỗ, danh mục của anh ta có ít cổ phiếu có khả năng mất giá hơn".

Còn lại, hầu hết các luận điểm trong báo cáo lần này đều lặp lại các luận điểm trong báo cáo ngày 29/2/2008.

Vẫn kiên định như lần trước, HSBC khuyến cáo nhà đầu tư nên chuyển hướng đầu tư sang châu Á khi mà nền kinh tế Mỹ không mấy khả quan. Lần trước HSBC cũng khuyên các nhà đầu tư quốc tế nên chú trọng hơn nữa đầu tư vào cổ phiếu tại châu Á, đặc biệt là các nước có tăng trưởng cao, để "gỡ gạc" lợi nhuận cho danh mục toàn cầu của mình, nhất là khi cơ hội với cổ phiếu ở Mỹ giảm đi do tình trạng bất ổn trên thị trường tài chính Mỹ.

Cũng như trong báo cáo ngày 29/2/2008, Việt Nam vẫn được xếp trong hàng 6 nước mà HSBC khuyến nghị ưu tiên đầu tư ở mức cao nhất, mức OW hay OverWeight - Buy. (OW hay OverWeight nghĩa là đầu tư vào quốc gia đấy với tỉ lệ của tổng danh mục (tỉ lệ danh mục) cao hơn tỉ lệ đại diện của quốc gia đó trong chỉ số Chứng khoán của Châu Á - Thái Bình Dương, trừ Nhật).

HSBC khuyến cáo các nhà đầu tư trong tổ chức của riêng họ nên đầu tư vào Việt Nam với tỷ trọng 0,5%. Tỷ trọng này ở Nhật được khuyên là 44,5%, ở Australia là 14%, Hàn Quốc là 9,5%, Trung Quốc là 9,8%, vùng lãnh thổ Đài Loan là 5,5%, Hồng Kông là 4,5%, Singapore là 3,5%, Malaysia là 1%, Thái Lan là 2% trong khi Phillipines, Indonesia và Pakistan là 0%.

Cũng như lần trước, HSBC vẫn kiên định với dự báo mà họ đã đưa ra từ đầu tháng 1/2008, rằng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tăng trưởng và VN-Index sẽ về đích 1.100 điểm vào cuối năm nay.

(Theo ATP)

Bộ Tài chính xác định 6 giải pháp hỗ trợ chứng khoán

Bộ Tài chính đã có kế hoạch cụ thể nhằm giúp thị trường ổn định.
Bộ Tài chính đã có kế hoạch cụ thể nhằm giúp thị trường chứng khoán phát triển ổn định.

Ngày 7/3, Bộ Tài chính chính thức công bố 6 giải pháp chính hỗ trợ thị trường chứng khoán phục hồi.

6 giải pháp này gồm:

1. Điều hoà IPO đảm bảo mục tiêu thực hiện chủ trương kế hoạch cổ phần hoá doanh nghệp doanh nghiệp nhà nước, đồng thời cân đối cung cầu theo tình hình thị trường tại từng thời điểm.

2. Chưa đánh thuế thu nhập từ đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân trong năm 2008.

3. Tổng công ty Đầu tư Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) mua vào một số cổ phiếu.

4. Giãn lịch phát hành ra công chúng giảm tốc độ tăng cung hàng hoá.

5. Cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của công ty đại chúng chưa niêm yết với hạn mức 40%.

6. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong quản lý, giám sát hoạt động ngân hàng và thị trường chứng khoán.

(Theo vneconomy.vn)


Hỗ trợ chứng khoán: SCIC đang mua vào như thế nào?

Phiên hôm nay, SCIC đã xác định mua vào với số lượng lớn nhưng không được do nhà đầu tư hạn chế bán ra.
Phiên hôm nay, SCIC đã xác định mua vào với số lượng lớn nhưng không được do nhà đầu tư hạn chế bán ra.

Sau phiên giao dịch hôm nay, VnEconomy đã trao đổi nhanh với lãnh đạo “siêu” tổng công ty về định hướng hỗ trợ thị trường.

Sáng nay (7/3), Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã chính thức mua vào chứng khoán niêm yết, theo định hướng chỉ đạo của Chính phủ để góp phần hỗ trợ thị trường phục hồi.

Trong thông báo ngay sau phiên giao dịch, SCIC cho biết đã chính thức mua vào cổ phiếu của một số doanh nghiệp được niêm yết trên cả 2 sàn giao dịch Hà Nội và TP.HCM.

Các cổ phiếu được SCIC lựa chọn mua vào đáp ứng yêu cầu là cổ phiếu loại tốt, có hiệu quả và tính thanh khoản cao. Ngoài ra, nhằm mục tiêu hỗ trợ thị trường, SCIC cũng chú trọng đến tiêu chí cổ phiếu được lựa chọn có khả năng tác động tích cực đến sự điều chỉnh của thị trường, đồng thời đảm bảo hiệu quả hoạt động của SCIC.

Việc xác định danh mục đầu tư, khối lượng giao dịch, mức giá và thời điểm mua vào sẽ được SCIC quyết định linh hoạt, tùy theo các diễn biến của thị trường, đồng thời bám sát chỉ đạo của Chính phủ và phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.

Toàn bộ việc phân tích, đánh giá, lựa chọn và ra quyết định đầu tư của SCIC luôn đảm bảo yêu cầu minh bạch về quy trình và bảo mật về thông tin. Thông tin chi tiết về các giao dịch do SCIC tiến hành sẽ được công bố vào thời điểm phù hợp nhằm hạn chế các hành vi đầu cơ trục lợi, gây tổn hại đến lợi ích của nhà đầu tư và tác động tiêu cực đến thị trường.

“Trong bối cảnh thị trường hiện nay, việc SCIC tham gia hỗ trợ thị trường chỉ là một trong nhiều giải pháp đòi hỏi phải được thực hiện đồng bộ, với sự phối hợp của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Việc Chính phủ giao cho một tổ chức tài chính lớn của nhà nước như SCIC tham gia hỗ trợ thị trường là một trong nhiều tín hiệu cho thấy rõ quyết tâm của Chính phủ trong việc bình ổn thị trường”, SCIC nhận định.

Hiện tại, căn cứ vào diễn biến thị trường, SCIC đã và đang phối hợp với các cơ quan chức năng để xác định và chuẩn bị các nguồn lực tài chính cần thiết, làm cơ sở cho việc hỗ trợ thị trường có hiệu quả.

“Không có danh mục, không có số vốn cụ thể”

Trao đổi nhanh với VnEconomy trưa nay, ông Lê Song Lai, Phó tổng giám đốc SCIC, cho biết ngay trong phiên vào cuộc đầu tiên, khối lượng mà “siêu” tổng công ty này xác định mua là khá lớn; tuy nhiên, do lượng bán ra hạn chế nên không mua đủ khối lượng xác định ban đầu.

Dự kiến trong chiều nay, kết quả giao dịch của SCIC sẽ được tổng hợp và có thể công bố cụ thể.

Về định hướng triển khai giao dịch, nguyên tắc giao dịch, ông Lai khẳng định: “Hiện có một số thông tin cho rằng SCIC lên danh mục mua cổ phiếu của 20 doanh nghiệp ở mỗi sàn Hà Nội và Tp.HCM với lượng vốn đầu tư 5.000 tỷ đồng là không chính xác. Chúng tôi xin nhấn mạnh là không có bất kỳ một danh mục nào và cũng không có con số cụ thể 5.000 tỷ đồng đó”.

Giải thích cho những thông tin trên, ông Lai cho biết việc lựa chọn cổ phiếu mua vào của doanh nghiệp nào sẽ được xác định trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ là cổ phiếu có tính thanh khoản cao, của doanh nghiệp tốt. Ngoài ra, tùy theo diễn biến của thị trường, SCIC sẽ lựa chọn phù hợp. Số lượng mua vào, số vốn đầu tư cũng sẽ theo diễn biến của thị trường.

Ở một hướng thông tin khác, ông Lai khẳng định các giao dịch của SCIC được xác định và báo cáo Ủy ban Chứng khoán, được bảo mật và sẽ không để xẩy ra hiện tượng rò rỉ thông tin, loại trừ các giao dịch nội gián. Các chi tiết giao dịch chỉ có thể được công bố vào thời điểm thích hợp.

Trong những phiên giao dịch sắp tới, SCIC sẽ tiếp tục theo dõi thị trường để có kế hoạch mua vào hợp lý. Các thông tin liên quan trong trường hợp được phép công bố sẽ nhanh chóng được thông báo đến nhà đầu tư.

(Theo vneconomy.vn)

7/3 Uptrend or Bulltrap?

Bản tin ngày 07/03/2008
14:08:09 07/03/2008 (GMT+7)
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần (7/3), chỉ số VN-Index tăng 28,97 điểm, lên 640,14 điểm (tương đương tăng 4,74%). Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 8.669.280 đơn vị, tương đương tổng giá trị giao dịch hơn 521 tỷ đồng. Nếu so với phiên trước đó thì khối lượng giao dịch giảm 3,82% còn giá trị giao dịch giảm 15,47%.

Sau phiên giao dịch hôm qua, thị trường chứng khoán giao dịch đầy hứng khởi do được tiếp sức từ thông tin Tổng công ty Quản lý và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ tham gia mua cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Trở lại với phiên giao dịch hôm nay, với tâm lý lạc quan, hầu hết các mã đã tăng kịch trần ngay khi mở cửa. Các cổ phiếu chủ chốt trên sàn vẫn giữ được nhịp tăng giá hôm qua, khi toàn bộ nhóm này tiếp tục tăng kịch trần. Bên bán khá e dè khi đặt bán, trong khi đó, dư mua ở các mã vẫn tiếp tục tăng mạnh.

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index tăng 27,06 điểm, lên 638,23 điểm (tương đương tăng 4,42%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 3,6 triệu đơn vị với tổng giá trị giao dịch hơn 219 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 143 mã tăng giá (trong đó có 138 mã tăng trần). Chỉ có 5 mã đứng giá tham chiếu (BBC, KDC, SC5, SHC, TTF), 2 mã giảm giá là VHC, DXV và 3 mã không có giao dịch là NHC, SSC, TMS.

Kết thúc đợt 2, chỉ số VN-Index tăng 28,97 điểm, lên 640,14 điểm (tương đương tăng 4,74%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 8.118.230 đơn vị với tổng giá trị giao dịch hơn 488 tỷ đồng.

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index tăng 28,97 điểm, lên 640,14 điểm (tương đương tăng 4,74%). Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 8.669.280 đơn vị với tổng giá trị giao dịch hơn 521 tỷ đồng. Nếu tính cả giao dịch thỏa thuận và trái phiếu, thì khối lượng giao dịch toàn thị trường là 10.081.320 đơn vị và giá trị giao dịch là hơn 659 tỷ đồng.

Đáng chú ý là ngày hôm nay, các giao dịch thỏa thuận vào trái phiếu được khớp lệnh cũng giảm hẳn khiến giá trị giao dịch toàn thị trường sụt giảm.

Kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, tất cả 153 mã cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE đều tăng trần.

Các mã cổ phiếu lớn như FPT tăng 6.000 đồng/cổ phiếu, (tương đương 4,69%) đạt 134.000 đồng, VNM tăng 5.000 đồng/cổ phiếu, (tương đương 4,67%) đạt 112.000 đồng, PVD tăng 5.000 đồng/cổ phiếu, (tương đương 4,59%) lên 114.000 đồng, VIC tăng 4.000 đồng/cổ phiếu, (tương đương 4,49%), đóng cửa đạt 93.000 đồng, SSI tăng 4.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 5,00%) lên 84.000 đồng, HPG tăng 3.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,73%) đạt 77.500 đồng, DPM tăng 2.500 đồng/cổ phiếu, (tương đương 4,85%) lên 54.000 đồng, STB tăng 2.300 đồng/cổ phiếu, (tương đương 4,95%) lên 48.800 đồng.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch dẫn đầu thị trường là PPC với hơn 1,5 triệu đơn vị được giao dịch thành công, đóng cửa ở mức 44.800 đồng/cổ phiếu, tăng 2.100 đồng (tương đương 4,92%).

Xét về mức tuyệt đối thì BMC, NTL và TCT là 3 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi cùng tăng 9.000 đồng.

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

Giá

+/-

%

KLGD

PPC

44.800

2.100

4,92%

1.530.060

SSI

84.000

4.000

5,00%

582.360

HPG

77.500

3.500

4,73%

428.080

VHG

46.400

2.200

4,98%

310.930

SAM

59.000

2.500

4,42%

306.810

5 cổ phiếu tăng giá nhiều nhất

Giá

+/-

%

KLGD

BMC

192.000

9.000

4,92%

8.590

NTL

199.000

9.000

4,74%

95.760

TCT

193.000

9.000

4,89%

11.290

SJS

156.000

7.000

4,70%

162.110

IMP

150.000

7.000

4,90%

13.050

Sàn Hà Nội: Tranh mua

(ĐTCK-online) Kết thúc phiên giao dịch ngày 07/03/2008, chỉ số HASTC-Index đạt mức 225,55 điểm, tăng 19,06 điểm, (tương đương tăng 9,23%). Tổng khối lượng giao dịch báo giá đạt 2.585.100 đơn vị, tương đương tổng giá trị giao dịch đạt hơn 145,37 tỷ đồng, tăng 25% về khối lượng và 38,5% về giá trị giao dịch so với phiên trước đó.

Trong số 130 cổ phiếu niêm yết trên sàn HaSTC, có tới 129 mã tăng giá, trong đó 119 mã tăng kịch trần. Chỉ có duy nhất 1 mã không có giao dịch là HSC.

Đáng chú ý, về cuối phiên có 128/129 mã tăng giá đều đóng cửa ở mức giá trần. Chỉ còn KBC là đóng cửa ở mức 192.500 đồng/cổ phiếu, thấp hơn giá trần 1.500 đồng.

Một điểm dễ nhận thấy là hầu hết các mã cổ phiếu đều có khối lượng giao dịch rất thấp do lượng bán nhỏ giọt, còn lượng dư mua thì rất lớn. Ở nhiều mã cổ phiếu được chú ý nhiều nhất, thì ngay từ đầu phiên đã có lượng mua trần nằm chờ sẵn trên bảng giá khiến nhà đầu tư nhỏ lẻ khó có thể mua được. Vì vậy, nhiều nhà đầu tư đã đổ xô sang tất cả những mã nào còn có thể mua được khiến tất cả đồng loạt tăng giá.

10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường đều tăng giá mạnh mẽ. ACB tăng 9.800 đồng/cổ phiếu, lên 108.400 đồng, PVS tăng 5.900 đồng/cổ phiếu, lên 65.500 đồng, BVS tăng 9.600 đồng/cổ phiếu, đạt 105.600 đồng, BMI tăng 5.400 đồng/cổ phiếu, lên 59.700 đồng, PVI tăng 4.600 đồng/cổ phiếu, đạt 50.800 đồng, VNR tăng 3.600 đồng/cổ phiếu, đạt 40.200 đồng, KLS tăng 3.400 đồng/cổ phiếu, lên 37.500 đồng, BTS tăng 2.000 đồng/cổ phiếu, lên mức 22.500 đồng, BCC tăng 1.800 đồng/cổ phiếu, đạt mức 20.200 đồng.

Xét về mức tuyệt đối thì KBC là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất, khi tăng 16.200 đồng lên mức 192.600 đồng/cổ phiếu, tiếp đến là cổ phiếu S99 tăng 14.800 đồng lên mức 163.300 đồng/cổ phiếu.

Đáng chú ý khi cổ phiếu có khối lượng giao dịch dẫn đầu thị trường là một gương mặt mới NVC với 350.000 đơn vị được giao dịch thành công, đóng cửa ở mức 44.500 đồng/cổ phiếu, tăng 3.800 đồng (tương đương 9,34%).

Nhà đầu tư nước ngoài trong phiên này mua vào tổng cộng 50.600 cổ phiếu và bán ra 224.400 cổ phiếu. Cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều nhất là BMI khi mua vào 35.700 đơn vị, chiếm 100% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Ngược lại, họ bán ra nhiều nhất là NBC với 60.000 cổ phiếu, chiếm 72,99% tổng khối lượng giao dịch. Giá bình quân của NBC đạt 86.400 đồng/cổ phiếu.

5 cổ phiếu giao dịch mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

GTGD

NVC

44.500

3.800

9,34

350.000

15.563.160.000

KLS

37.500

3.400

9,97

193.400

7.251.600.000

PVI

50.800

4.600

9,96

122.900

6.243.320.000

ACB

108.400

9.800

9,94

92.200

9.994.480.000

VE9

37.900

3.400

9,86

86.200

3.266.690.000

5 cổ phiếu có mức tăng giá lớn nhất

Giá

+/-

%

KLGD

GTGD

KBC

192.600

16.200

9,18

36.200

6.971.420.000

S99

163.300

14.800

9,97

5.000

816.500.000

RCL

147.100

13.300

9,94

33.200

4.883.700.000

MIC

136.900

12.000

9,61

42.200

5.777.400.000

VSP

121.000

11.000

10,00

10.500

1.270.500.000

Kinh tế

Blog Archive

Topics