Ngày 25/3, Ủy ban Chứng khoán ban hành hai công văn với nội dung chính là bắt đầu từ ngày 27/3/2008, tạm thời điều chỉnh biên độ dao động giá cổ phiếu tại hai sàn chứng khoán: sàn Tp.HCM từ 5%/ngày thành 1%/ngày; sàn Hà Nội từ 10%/ngày thành 2%/ngày. Sau khoảng thời gian có thể được coi là kỷ lục về tốc độ giảm giá của cả hai sàn, đã có rất nhiều động thái của các nhà quản lý, tuy nhiên đà giảm giá vẫn không có dấu hiệu suy giảm. Có thể thấy một trong những mục đích từ quyết định chấp thuận việc giảm biên độ dao động giá tại hai sàn của Ủy ban Chứng khoán là nhằm ổn định tâm lý nhà đầu tư - nhân tố được chỉ mặt là một trong những tác nhân chính gây nên cơn lũ giảm giá hiện nay.
Trong bài viết, tác giả muốn phân tích ngắn gọn một số mặt lợi - hại của quyết định này.
Tác động trực tiếp đến giao dịch hàng ngày trong thời gian tới
- Giả sử VN-Index tăng trần trong tất cả các phiên giao dịch. Thời gian tối thiểu để VN-Index trở lại đỉnh cao nhất 1179,32 là A.
Ta có thể tính A như sau: 496,64 x 1,01^A = 1179,32 (A ≈ 88 ngày giao dịch ≈ 17,6 tuần ≈ 4 tháng).
Như vậy, phải sau 4 tháng tăng trần (một điều không tưởng) thì các nhà đầu tư đã mua chứng khoán tại ngày 3/12/2007 (khi VN-Index 1179,32 điểm) mới tạm hòa vốn.
- Biên độ dao động của một số mã chứng khoán: theo điều 8 của quy chế giao dịch chứng khoán của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM thì đơn vị yết giá của các cổ phiểu có giá ≤ 49.000 đồng là 100 đồng; đơn vị yết giá của các cổ phiếu có giá ≥ 100.000 đồng là 100 đồng. Như vậy, có thể xảy ra các trường hợp:
+ Các mã chứng khoán hiện có giá ≤ 10.000 đồng/cổ phiếu như MAFPF1, PRUBF1... có có biên độ dao động là 0 đồng, tức là không tăng không giảm trong mọi trường hợp.
+ Các mã chứng khoán có giá nằm trong khoảng 100.000 - 200.000 đồng/cổ phiếu như SJS, FPT, TCT sẽ chỉ có 3 bước giá sàn-tham chiếu-trần.
- Với biên độ 1%/ngày thì các nhà đầu cơ sẽ không còn có cơ hội để kiếm lợi nhuận nếu tính đến: phí giao dịch (trung bình 0,4% khi mua, 0,4% khi bán); chi phí cơ hội (gửi tiết kiệm, đầu cơ vàng, đầu cơ bất động sản..); rủi ro đầu cơ... Một lần nữa bài học về tính thanh khoản lại được đặt ra khi ta lật lại lịch sử của nền chứng khoán non trẻ nước nhà - Ảnh: Việt Tuấn. |
Tác động chung
Tích cực:
- Chỉ số VN-Index và HASTC-Index sẽ không thể giảm với tốc độ kinh hoàng như thời gian vừa qua.
- Nhà đầu tư có thời gian suy nghĩ;
- SCIC có thể mua vào với giá không quá cao vì bị giới hạn trần và qua đó tạo hưng phấn cho các nhà đầu tư.
Tiêu cực:
- Thị trường được quyết định bởi quy luật cung - cầu, trong đó người mua - người bán được tự do quyết định: giá mua, thời điểm mua, số lượng mua... Bản thân việc quy định biên độ đã là một biện pháp phi thị trường, việc thu hẹp biên độ càng đào sâu hố ngăn cách giữa thị trường chứng khoán Việt Nam và các thị trường trên thế giới.
- Với các nhà đầu tư đã mua cổ phiếu khi VN-Index trên 1.000 điểm thì thời gian chờ đợi để đạt điểm hòa vốn nay sẽ rất lâu, tạo tâm lý chán nản, buông xuôi.
- Khi các nhà đầu cơ không còn đất dụng võ, họ có thể sẽ rời bỏ thị trường kéo theo lượng tiền của họ, và quan trọng hơn là dẫn đến tình trạng mất tính thanh khoản của thị trường.
Trong thời gian vừa qua, nhiều ý kiến cho rằng việc giảm giá của cổ phiếu phần nhiều do các nhà đầu cơ bán tháo cổ phiếu. Nhưng thử tưởng tượng nếu không có các nhà đầu cơ, chỉ còn toàn nhà đầu tư, những người chỉ mua mà không bán thì coi như thị trường thứ cấp không tồn tại. Khi đó thị trường chứng khoán mất hẳn vai trò dẫn vốn cho nền kinh tế, và giống như người nhảy lò cò, sẽ đi chậm và không vững.
- Các chỉ số chứng khoán sẽ không giảm với tốc độ > 2%/ngày nhưng có ai đảm bảo rằng nó sẽ tăng, hay chỉ kéo dài thêm thời gian giảm giá? Một lần nữa bài học về tính thanh khoản lại được đặt ra khi ta lật lại lịch sử của nền chứng khoán non trẻ nước nhà.
Ngày 29/6/2001, hơn một năm sau khi xuất hiện, chỉ số VN-Index đã đạt đỉnh cao 571 điểm. Tại thời điểm đó, vì e ngại sự phát triển quá nóng, Ủy ban Chứng khoán đã dự thảo quy định cổ phiếu mua 6 tháng mới được bán. Kết quả là VN-Index từ từ đi xuống đến đáy vào ngày 31/10/2003. Trong giai đoạn đầu của quá trình đi xuống, công việc hàng ngày của các nhà đầu tư là đến công ty chứng khoán từ sớm tinh mơ, xếp hàng, bốc thăm đặt lệnh bán, với hy vọng được may mắn bán trước. Sau đó là quãng thời gian giá giảm kịch sàn trong thời gian dài, nhiều tuần không có giao dịch. Lưu ý rằng, thời gian đó biên độ dao động là 2%/ngày.
- Tác động về tính thanh khoản đối với các nhà đầu tư tổ chức lớn gấp nhiều lần nhà đầu tư nhỏ lẻ. Khi thị trường mất thanh khoản, các nhà đầu tư tổ chức không thể giải ngân cũng không thể hiện thực hóa lợi nhuận như vậy là muốn trở thành nhà đầu tư dài hạn không được mà nhà đầu cơ ngắn hạn cũng không xong. Điều đó ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của các quỹ và dần dần họ sẽ rút ra khỏi thị trường bất kể giá nào.
Những rủi ro tiềm ẩn
Tất cả các điểm tiêu cực trên đều có thể được giải quyết bằng cách thay thế bởi một quyết định khác, giống như tính tạm thời của quyết định chấp thuận việc hạ biên độ dao động giá chứng khoán. Tuy nhiên, chính điều đó lại tiềm ẩn một rủi ro khác mà các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài rất e ngại: rủi ro chính sách.
Khi phân tích sự hấp dẫn của việc đầu tư vào Việt Nam, bên cạnh tiềm năng về phát triển, vai trò ổn định chính trị là yếu tố then chốt để tạo nên sự khác biệt giữa Việt Nam và các nước khác trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia... Việc đầu tư vào một nước có nền chính trị ổn định giúp các nhà đầu tư có thể tính toán chiến lược dài hơi. Vai trò của ổn định chính sách cũng tương tự như vậy, môi trường cởi mở và có lộ trình rõ ràng là một hứa hẹn hấp dẫn với các nhà đầu tư ngoại quốc.
Việc chính sách không ổn định ví như bạn tham gia một trận đấu bóng đá mà trọng tài có toàn quyền thay đổi luật việt vị, lỗi 12, hay thậm chí quy định chỉ được chơi bóng bằng mũi... Khi đó phần thua cuộc sẽ nhiều khả năng thuộc về bạn.
Theo lộ trình của Chính phủ, đến năm 2010 sẽ có khoảng 1.500 doanh nghiệp được cổ phần hóa. Số lượng doanh nghiệp nhà nước cổ phần trong năm 2008-2010 hầu hết là những doanh nghiệp lớn, xương sống của nền kinh tế Việt Nam, đòi hỏi số vốn khổng lồ. Sự thành công của kế hoạch cổ phần hóa phụ thuộc rất nhiều vào việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, bằng cả con đường của thị trường sơ cấp lẫn thị trường thứ cấp.
Mong rằng, các quyết định liên quan đến chính sách chứng khoán sẽ được cân nhắc trên tinh thần “ném chuột sợ vỡ đồ”.
“Giảm biên độ chỉ là biện pháp tình thế” Ngày 25/3, Ủy ban Chứng khoán đã chấp thuận việc giảm biên độ dao động giá tại sàn Hà Nội xuống 2% và Tp.HCM xuống 1%. Theo ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán, đây chỉ là biện pháp tình thế giúp nhà đầu tư trấn tĩnh hơn trong lúc này. "Trong bối cảnh hiện nay, điều đầu tiên mà tôi muốn nói với các nhà đầu tư là phải hết sức bình tĩnh." Thị trường đang trong xu hướng giảm mạnh kéo dài, là cơ quan quản lý và điều hành thị trường chứng khoán, ông sẽ nói gì với các nhà đầu tư lúc này? Trong bối cảnh hiện nay, điều đầu tiên mà tôi muốn nói với các nhà đầu tư là phải hết sức bình tĩnh. Dĩ nhiên, bối cảnh kinh tế vĩ mô cũng có những khó khăn nhất định, mà khó khăn này theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế là có tính chất tạm thời. Về trung hạn và dài hạn kinh tế Việt Nam vẫn phát triển. Điều thứ hai, theo đánh giá của chúng tôi, giá cổ phiếu đã giảm xuống mức khá hấp dẫn, chỉ số P/E xoay quanh mức 12. Giá của nhiều chứng khoán đã giảm rất thấp so với giá trị sổ sách, nếu như trước đây tỷ lệ này là trên 3,5-3,7 lần thì hiện nay cũng chỉ cao hơn một chút, tuỳ vào từng loại doanh nghiệp nhưng bình quân dao động chỉ ở mức 1,7-1,8 lần. Tất nhiên, nhiều nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức khác cũng còn đang thăm dò để quyết định thời điểm mua vào khi xu hướng thị trường đi xuống. Chúng tôi theo dõi thì thấy nhiều tổ chức bắt đầu mua vào, kể cả các quỹ đã mua vào rải rác trong vòng tuần vừa qua. Sau Quyết định 319, công chúng vẫn đang chờ giải pháp cụ thể hơn và quyết liệt hơn từ phía cơ quan quản lý. Về phần mình, theo ông, giải pháp mạnh vào lúc này sẽ là gì? Chúng ta nhìn vào thị trường chứng khoán không phải chỉ nhìn vào thị trường chính thức mà phải nhìn rộng ra cả ở những thị trường không chính thức. Theo ước đoán của chúng tôi, tổng mức vốn hoá cả thị trường chính thức và không chính thức cũng chiếm khoảng 90-100% GDP nên không thể nói thị trường chứng khoán là một thị trường còn nhỏ bé mà bỏ qua sự ổn định của thị trường này. Về huy động vốn, nếu thị trường chứng khoán suy giảm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc huy động vốn và phát hành của các công ty hiện nay, từ đó sẽ tác động trực tiếp đến tăng trưởng và gây áp lực gia tăng lạm phát. ổn định thị trường chứng khoán sẽ tạo môi trường đầu tư tốt, hình ảnh của Việt Nam trong công cuộc cải cách. Với tình hình cấp bách hiện nay, Ủy ban Chứng khoán đang nghiên cứu và trình Chính phủ một số giải pháp cấp bách. Việc hỗ trợ thị trường lúc này, chúng tôi cho rằng vai trò của Ngân hàng Nhà nước rất quan trọng. Chiều 25/3, Chính phủ nghe báo cáo riêng về thị trường chứng khoán và ngày 28/3 tới, Thường trực Chính phủ nghe riêng một chuyên đề về chứng khoán. Với Ủy ban Chứng khoán, kiến nghị đầu tiên là đề xuất Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước ngừng ngay việc giải chấp, cầm cố và kể cả các hợp đồng Repo. Thứ hai, chúng tôi cũng đề xuất việc mua ngoại tệ cho nhà đầu tư nước ngoài và Chính phủ cũng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước là mua ngoại tệ mạnh hơn. Giải pháp thứ ba là tạo cơ chế cho việc mua cổ phiếu của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Trong thời gian qua, SCIC cũng có mua vào và đã có tác động tâm lý. Nhưng bây giờ cũng cần một cơ chế để tách rời giữa chức năng can thiệp và chức năng kinh doanh của SCIC. Một giải pháp mà chúng tôi cũng đang tính tới nữa theo kiến nghị của các công ty chứng khoán, các quỹ đó là mua vào cổ phiếu quỹ của các tổ chức này. Tất nhiên cái khó là nếu doanh nghiệp mua vào cổ phiếu quỹ thì phải 6 tháng sau mới được tăng vốn điều lệ và phải mất 7 ngày công bố trước khi mua. Vì vậy, giải pháp của chúng tôi là coi đây không phải là mua cổ phiếu quỹ mà coi là sự hỗ trợ cho thị trường, việc xử lý đều vượt khỏi Luật, nhưng sẽ phải xin chủ trương. Như vậy, giải pháp này sẽ cùng với SCIC có tác động ổn định thị trường. Trong khi chờ những giải pháp cụ thể hơn từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước như đề xuất của Ủy ban Chứng khoán, trong phạm vi của mình thì giải pháp tình thế mà Ủy ban Chứng khoán có thể đưa ra vào lúc này là gì, thưa ông? Trong lúc chờ Chính phủ có những giải pháp thích hợp hỗ trợ thị trường, giảm biên độ dao động giá là một giải pháp tình thế mà Ủy ban Chứng khoán có thể đưa ra áp dụng ngay từ ngày 27/3/2008, cụ thể là +/-2% tại sàn Hà Nội (thay vì 10% như hiện nay) và 1% tại sàn Tp.HCM (thay vì 5% như hiện nay). Đây là một kiến nghị của các nhà đầu tư và các tổ chức nhằm trấn tĩnh thị trường tạm thời trong một khoảng thời gian ngắn, chứ không phải giảm biên độ rồi duy trì kéo dài. Việc giảm biên độ lần này khác với những lần trước ở chỗ những lần trước khi thị trường nóng, việc giảm biên độ gây tín hiệu tâm lý là nhà đầu tư dễ bị mất tiền. Còn bây giờ thị trường đang xuống, giảm biên độ sẽ giúp nhà đầu tư trấn tĩnh lại để thị trường không giảm sâu nữa.
| Cơ hội mua doanh nghiệp giá rẻ  | Giá nhiều cổ phiếu đã xuống thấp hơn giá trị thực. | Nhiều nhà đầu tư trong nước không còn nghĩ đến giá trị doanh nghiệp nữa mà chỉ lo bán tháo để gom vốn vì vậy họ đã dìm giá cổ phiếu xuống thấp hơn giá trị thực
Trong phiên giao dịch ngày 25-3, chỉ số giá chứng khoán trên cả hai sàn Hà Nội và TPHCM tiếp tục giảm mạnh. Các nhà đầu tư tranh nhau bán tháo càng làm cho giá cổ phiếu rơi chưa có điểm dừng. Nhiều mã cổ phiếu có giá trị vốn hóa (giá thị trường x tổng số cổ phiếu của doanh nghiệp - DN) đã thấp hơn giá trị sổ sách. Nhà đầu tư trong nước không thiết tha Ngày 25-3, giá cổ phiếu của TTF (Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành) xuống còn 41.600 đồng. Với mức vốn điều lệ 150 tỉ đồng thì giá trị vốn hóa của TTF là 624 tỉ đồng (150 tỉ đồng x 4.16 = 624 tỉ đồng). Theo cáo bạch công bố trước khi niêm yết, vốn chủ sở hữu của TTF là 663 tỉ đồng.
Như vậy, giá thị trường đã thấp hơn giá trị sổ sách. Vì Trường Thành là một DN trồng rừng và chế biến gỗ xuất khẩu hàng đầu Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trên 100%/năm nên đang được nhiều tổ chức đầu tư trong và ngoài nước quan tâm mua cổ phần.
Thế nhưng trong cơn khủng hoảng này, nhiều nhà đầu tư trong nước không còn nghĩ đến giá trị DN nữa mà chỉ lo bán tháo để gom vốn, vì vậy họ đã dìm giá cổ phiếu xuống thấp hơn giá trị thực, tạo cơ hội cho nước ngoài mua rẻ. Ngày 25-3, trong tổng số 128.790 cổ phiếu TTF khớp lệnh giao dịch, nước ngoài đã mua 120.460 cổ phiếu, chiếm 93,5%. Lợi nhuận cao hơn lãi suất tiết kiệm Cơn khủng hoảng tài chính lần này đang tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư mua DN với giá cực rẻ, hứa hẹn đem lại lợi nhuận to lớn sau này. Nếu gửi tiền tiết kiệm thì chỉ được hưởng lãi suất trung bình 10%/năm (nay mới có lãi suất cao 11% - 12%/năm, nhưng từ trước tới nay lãi suất thường thấp hơn 10%/năm). Còn đầu tư vào DN thì nhiều đơn vị thu lợi nhuận cao hơn lãi suất tiết kiệm rất nhiều.
Theo kế hoạch công bố trước khi lên sàn, năm nay TTF sẽ đạt lợi nhuận sau thuế là 126 tỉ đồng. Sau khi trích các khoản dự trữ tài chính, phúc lợi, khen thưởng... tạm tính phần chia cho cổ đông là 100 tỉ đồng. Số tiền này so với giá trị nhà đầu tư bỏ ra mua cổ phiếu ngày 25-3 là 624 tỉ đồng thì tiền lãi thu được sẽ đạt tỉ lệ 16%/năm, cao hơn 6% so với lãi tiết kiệm.
Ngoài ra, DN còn vay thêm vốn của các ngân hàng, tổ chức đầu tư... để kinh doanh (ngoài vốn tự có) nên mức lợi nhuận cũng gia tăng hằng năm (tất nhiên với những DN làm ăn tốt) nên sẽ đem lại lợi nhuận cho cổ đông ngày càng lớn hơn. Mặt khác, hệ thống tổ chức, thương hiệu, mạng lưới khách hàng... của DN ngày càng lớn mạnh, làm cho giá trị DN ngày càng tăng lên, cổ đông cũng sẽ được hưởng phần giá trị gia tăng đó.
Ngoài lợi nhuận lâu dài mang đến cho nhà đầu tư như đã nói ở trên, tin chắc sau cơn khủng hoảng này, giá cổ phiếu cũng sẽ phục hồi phần nào. Điều đó càng làm gia tăng thêm giá trị cho nhà đầu tư. Tiền đất còn lớn hơn giá cổ phiếu Vì giá cổ phiếu đã xuống rất thấp nên giá trị vốn hóa của nhiều DN thấp hơn giá trị đất đai. Ông Lê Nghị, một nhà đầu tư cá nhân, nói: “Tập đoàn Tân Tạo (ITA) hiện sở hữu hai khu công nghiệp tại TPHCM và Long An, cùng với nhiều diện tích đất của các dự án đầu tư khác, tổng cộng lên đến hàng ngàn hecta.
Với mức giá 72.000 đồng như hiện nay, giá trị vốn hóa của ITA là 8.280 tỉ đồng. Số tiền đó nhỏ hơn rất nhiều so với giá trị đất đai mà ITA đang làm chủ. Đó là chưa kể hệ thống tổ chức đang làm ra tiền của DN và thương hiệu có tiếng của đơn vị này.
Sau cơn khủng hoảng này nếu ai đã bán cổ phiếu sẽ lấy làm tiếc vì có thể sẽ không còn cơ hội mua DN giá rẻ hơn. |