Điều chỉnh biên độ dao động giá cổ phiếu niêm yết tại HASTC lên ±3% (Cập nhật: 03/04/2008) |
http://hastc.org.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&ID_News=8060&menuid=103120&menuup=&menulink=&stocktype=2 |
Căn cứ theo Công văn số 528/UBCK-PTTT ngày - Trung tâm GDCK Hà Nội tạm thời điều chỉnh biên độ dao động giá cổ phiếu từ ±2% lên ±3% - Thời gian áp dụng: từ ngày UBCK chấp thuận điều chỉnh biên độ dao động giá trên 2 sàn từ ngày 7/4
Cụ thể, chấp thuận cho Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội tạm thời điều chỉnh biên độ dao động giá cổ phiếu từ ± 2% lên ± 3% .Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ban hành Quyết định điều chỉnh biên độ dao động giá. Đồng thời UBCK cũng đã gửi công văn đến Sở GDCK Tp Hồ Chí Minh chấp thuận cho Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh tạm thời điều chỉnh biên độ dao động giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư từ ± 1% lên ± 2%. Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định điều chỉnh biên độ dao động giá, cách tính giá trần, sàn đối với cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư có giá tham chiếu dưới 5.000 đồng.
Từ khi áp dụng biên độ này, các phiên giao dịch gần đây khối lượng giao dịch giảm khá nhiều, điển hình như 2 phiên giao dịch gần nhất khối lượng giao dịch khớp lệnh cổ phiếu và chứng chỉ quỹ không vượt quá 1 triệu đơn vị. |
Kênh thông tin đầu tư ở Vietnam
Wednesday, April 2, 2008
Điều chỉnh biên độ dao động giá cổ phiếu - again!!!
Cứu người để… cứu mình
Cứu người để… cứu mình
![]() |
Chứng khoán suy giảm, bản thân các ngân hàng cũng không được lợi. |
Trong hàng trăm ý kiến của NĐT gửi về ĐTCK đề xuất các giải pháp hỗ trợ thị trường, phần lớn đều mong mỏi các CTCK, ngân hàng dừng ngay việc bán cổ phiếu cầm cố của NĐT trong một thời gian.
Nhiều CTCK thông qua cam kết với Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán đã đồng ý dừng bán cổ phiếu tự doanh của đơn vị mình, vậy còn các ngân hàng thì sao khi 13.149 tỷ đồng là số tiền các ngân hàng cho vay kinh doanh chứng khoán tính đến cuối 2007, song lớn hơn nữa là những khoản đầu tư tài chính khổng lồ của bản thân các nhà băng.
Vốn nổi tiếng với điều kiện cho vay kinh doanh chứng khoán khá ngặt nghèo, nhưng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cũng là một trong những ngân hàng đang đứng trước áp lực giải toả cầm cố lớn nhất. Không trực tiếp tham gia cho vay kinh doanh chứng khoán, đơn vị này hợp tác với một số CTCK thực hiện nghiệp vụ cầm cố cho NĐT, điều kiện cơ bản nhất để xem xét cho vay là cổ phiếu có giá thị trường ít nhất gấp 3 lần mệnh giá và giá trị tối đa NĐT được vay bằng 30% giá thị trường tính bình quân của 5 phiên khớp lệnh gần nhất. Nhưng nhiều mã cổ phiếu trên sàn Hà Nội nếu như được cầm cố hồi tháng 12/2007 thì nay đã giảm giá tới 60 -70%, NĐT tất nhiên phải bổ sung tài sản thế chấp hoặc trả bớt nợ nhưng thị trường giảm sàn liên tục khiến họ hết đường xoay xở. “Tại CTCK tôi mở tài khoản, chỉ cần CTCK gọi điện thoại 2 lần, ngay cả trong trường hợp NĐT chưa nghe máy, họ cũng tự động bán cổ phiếu cầm cố”, một NĐT than thở.
Nếu như làm cuộc khảo sát nhỏ với các ngân hàng có cho vay kinh doanh chứng khoán, đơn vị nào cũng trả lời “ngọt ngào” rằng, dư nợ cho vay loại hình này không có gì đáng ngại và hầu hết các khoản vay đã được tất toán(!?) Bà Trần Ngọc Diệu, Giám đốc bộ phận bán lẻ Sở Giao dịch Ngân hàng Á châu cho biết, tại ngân hàng này trước ngày 31/12/2007, nhiều khoản cho vay chứng khoán đã được thu hồi và sau thời điểm đó Ngân hàng hầu như không cho vay tiếp. Tuy nhiên, sự thực lại không êm ả như vậy với nhiều nhà băng. Tại một ngân hàng cổ phần tầm cỡ, tài sản đảm bảo bổ sung thêm chỉ được chấp nhận khi đó là bất động sản, ngân hàng thậm chí cắt cử hẳn một tổ đặc trách chuyên lo đôn đốc CTCK giải tỏa cầm cố trước khi giá cổ phiếu “thâm vào giá trị cho vay”.
Thị trường càng thiếu thanh khoản, sự sốt ruột của các ngân hàng càng lớn, những NĐT đặt lệnh bán với giá sàn do sức ép từ việc vay mượn càng đông và như một vòng xoáy luẩn quẩn, giá cổ phiếu càng đuối. Giám đốc khối nghiệp vụ bán lẻ một ngân hàng cổ phần xót xa tâm sự: “Bản thân chúng tôi cũng không muốn bán cổ phiếu giá rẻ nhưng mình tôi thì không làm gì được. Đó là quyết định của cả một tập thể, của Hội đồng đầu tư, Hội đồng quản trị và áp lực từ cổ đông. Nói gì thì nói phải cứu mình trước đã”.
Đó là những khoản cho vay kinh doanh chứng khoán cho khách hàng cá nhân được thể hiện bằng giấy trắng mực đen, còn chưa kể những loại hình như công ty đầu tư tài chính và các CTCK có thể được rót vốn ngân hàng từ những mối quan hệ thân tình và cho vay tín chấp. Kinh doanh bằng vốn vay của ngân hàng, tới hạn bổ sung tài sản đảm bảo hoặc trả nợ, bị thúc ép liên tục, các CTCK vốn đang khó khăn về thanh khoản lại càng rối ruột hơn, họ chọn giải pháp bán ra cổ phiếu với khối lượng khổng lồ ở giá sàn và càng làm cho thị trường đuối sức.
Ngân hàng là tổ chức kinh doanh, lợi nhuận, an toàn vốn là yếu tố được coi trọng hàng đầu, đặt vấn đề họ hành động vì thị trường trong thời điểm này thật khó khả thi. Tuy vậy, nếu như ngân hàng cho nhà đầu tư cầm cố cổ phiếu nay đến hạn được vay tiếp hoặc cho gia hạn thêm một thời gian nào đó, để NĐT cũng như CTCK hạn chế bán ra liệu tình hình có khác?
Đem mong mỏi này chia sẻ với ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, thì nhận được câu trả lời: “Không có việc gì hoàn toàn không có lối thoát”. Ông Kiêm nói, để kiểm soát lạm phát, hỗ trợ TTCK, trong số 19 giải pháp đưa ra, Chính phủ đã bật tín hiệu về những giải pháp tiền tệ “mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn” phù hợp với diễn biến thị trường, quan trọng là đề xuất của các cơ quan quản lý trực tiếp và nhanh chóng đưa vào thực thi.
Với cái khó của các ngân hàng thương mại trong việc đảm bảo an toàn khoản tiền cho vay kinh doanh chứng khoán, Ngân hàng Nhà nước khó có thể ban hành một biện pháp mang tính mệnh lệnh hành chính, kiểu như yêu cầu các ngân hàng gia hạn thời gian cho vay song những can thiệp mang tính hỗ trợ gián tiếp có thể được thực hiện như tăng cường khả năng thanh khoản cho các ngân hàng bằng cách giãn thời gian thực hiện mua tín phiếu bắt buộc, tạo thuận lợi cho giao dịch trên thị trường mở... Cũng có thể các ngân hàng và CTCK ngồi lại với nhau để cùng đồng thuận không bán tháo cổ phiếu với giá sàn, tiếp tục cho vay hoặc gia hạn thời gian giải tỏa cầm cố... “Khó thực hiện nhưng nếu có nỗ lực của tất cả các bên, thị trường mới không đổ vỡ, bán cổ phiếu giá rẻ, thị trường tài chính suy thoái bản thân ngân hàng cũng không được lợi”, ông Kiêm nói.
(Theo tinnhanhchungkhoan.vn)
USD “chợ đen” làm mưa làm gió
![]() |
Khi USD tăng cao thì các ngân hàng lại đối mặt với việc khan hiếm nguồn. |
Các ngân hàng phải gắng sức gom USD và phải chấp nhận mua theo giá “chợ đen”.
Hiện nay, không chỉ có giá vàng thay đổi liên tục mà ngay cả tỷ giá VND/USD cũng nhích lên tăng giá từng ngày.
“Cháy” USD
Hôm qua, tỷ giá VND/USD niêm yết tại Ngân hàng Ngoại thương vẫn là 15.990 - 16.120 đồng (mua vào, bán ra). Tuy nhiên, trên thị trường tự do giá USD mua vào, bán ra tiếp tục tăng đáng kể.
Ông Trần Minh Tâm - chủ tiệm vàng trên quận 10, TP.HCM cho biết giá mua vào, bán ra của cửa hàng ông đã tăng thêm 40 đồng so với ngày trước đó và đạt mức 16.170 -16.200 đồng. Nhưng lượng USD trên thị trường tự do giờ cũng rất khan hiếm. Bình quân, một ngày cửa hàng ông cũng chỉ gom vào được khoảng từ 7.000 đến 8.000 USD.
Cũng theo ông Tâm, hiện các ngân hàng cũng đi gom rất nhiều và họ cũng phải chấp nhận mua theo giá chợ đen, cao hơn gần 100 đồng so với tỷ giá đã niêm yết. Nhiều người dân cũng đi gom USD vào nhưng đa số cửa hàng đều không bán hoặc hiếm lắm mới có tiệm bán “chui” cho một ít.
Ngân hàng phải mua giá cao
Đối với một số ngân hàng thương mại cổ phần thì giá USD ngày càng cao còn làm cho họ trở nên khổ sở trong việc gom USD, cũng như khó nghĩ đối với khách hàng. Bởi mặc dù vẫn niêm yết giá USD mua vào, bán ra ở mức giá 15.990 - 16.120 đồng nhưng chính các ngân hàng khi đi gom cũng phải mua vào với mức giá chênh lệch thêm rất nhiều.
Một thực tế của những ngày gần đây là các ngân hàng đã phải đi gom lại từ chính những nguồn của nhau với giá mua vào khá cao, lên tới 16.300 đồng. Lý do là nếu ngân hàng có muốn mua lại từ các khách hàng thì cũng phải trả phí trước cho khách hàng, rồi còn liên quan tới chuyện hạch toán.
Giải thích điều này, ông Hoàng Đức Long - Phó phòng Kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng HDBank cho biết mặc dù niêm yết giá như vậy nhưng hầu hết các ngân hàng đều phải bán ra trên giá trần. Hoặc tối thiểu là bán ra bằng với giá mua vào từ các ngân hàng là 16.300 đồng. Với mức giá này, các khách hàng tỏ ra không hài lòng. Vậy nên cũng có nhiều ngân hàng đã phải chấp nhận chịu lỗ để giữ khách.
Còn đối với một số khách mua USD trong thời gian này thì có thể phải trả phí cho các ngân hàng.
Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, hai khuynh hướng ngược chiều nhau đã xảy ra xoay quanh câu chuyện tỷ giá. Khi USD giảm giá thì ngân hàng chê, không ai muốn mua vào vì cho rằng giữ USD cũng đồng nghĩa với việc chịu lỗ. Ngược lại, khi USD tăng cao thì các ngân hàng lại đối mặt với việc khan hiếm nguồn.
Tăng cũng khổ, giảm cũng chết
Trao đổi với Báo Pháp Luật TP.HCM, PGS-TS Trần Hoàng Ngân - Trưởng khoa Ngân hàng, Trường đại học Kinh tế TP.HCM cho biết nếu đồng USD mạnh thì chúng ta bị ảnh hưởng rất rõ nhưng khi đồng USD yếu thì chúng ta lại còn bị ảnh hưởng nhiều hơn. Vì lượng nhập khẩu của chúng ta rất lớn, đạt 62,7 tỷ USD (năm 2007), chiếm tỷ lệ 88% GDP. Đồng USD yếu, đẩy giá cả tăng, lạm phát cao.
Theo như kế hoạch của Bộ Công thương thì năm nay, nhập khẩu có thể lên 80 tỷ USD. Và chính điều này có thể dẫn đến áp lực tăng giá USD trong tương lai. Chính vì vậy, trước mắt chúng ta phải kềm giá USD.
Ngoài ra, nhà nước cũng phải có chính sách quản lý nguồn ngoại tệ, tức là chỉ cung ứng nguồn ngoại tệ cho các đơn vị nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu.
Chính sách điều hành tỷ giá VND/USD cũng phải hết sức linh hoạt. Có những đợt phải rớt xuống thật sâu nhưng cũng phải có những đợt tăng lên. Nhưng trong lúc điều chỉnh tỷ giá thì các doanh nghiệp xuất khẩu cũng phải luôn đi kèm với những dự báo để tránh rủi ro.
Đây cũng là thời điểm mà Ngân hàng nhà nước nên mở rộng biên độ để cho các ngân hàng thương mại chủ động đối phó với diễn biến của thị trường. Biên độ đó có thể là cộng trừ hai. Vì vậy, mức giá 15.990 -16.120 đồng có thể sẽ phải giảm xuống.
Hiện nay, giá USD “chợ đen” cũng có một số thông tin đồn nhảm, truyền tin các quỹ đầu tư nước ngoài đã rút vốn, tình hình nhập siêu làm thiếu ngoại tệ... để đẩy giá USD lên. Chúng ta nên tiến tới trên thị trường Việt Nam chỉ dùng tiền Việt Nam. Nhà nước cũng nên quản lý chặt đồng USD.
Tuy nhiên, dự trù đến cuối năm đồng USD trên thế giới có thể mạnh lên. Mặc dù vậy, tỷ giá của chúng ta cũng chỉ nên giữ ổn định ở mức này. Đối với người dân đang có tiền đồng hiện nay thì nên gửi ngân hàng hoặc có thể mua một lượng vàng về dự trữ nếu như giá vàng đang giảm.
(Theo phapluattp.com.vn)
VN-Index tăng trần liên tục: Lịch sử có lặp lại?
Giao dịch chứng khoán nhỏ giọt 7 sessions that increased 1% and 2% each for HO and HA respectively.....
Ngày 1-4, thị trường chứng khoán tiếp tục diễn lại “kịch bản” cũ. Tại sàn TP. HCM, 99% cổ phiếu vẫn đua nhau tăng trần. VN-Index tăng nhẹ thêm 4,14 điểm lên 520,99 điểm. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch giảm mạnh, chỉ còn 2,89 triệu cổ phiếu, giảm khoảng 2 triệu cổ phiếu so với phiên giao dịch trước (4,83 triệu cổ phiếu), là mức thấp kỷ lục trong vòng hơn một năm qua. Hầu hết những nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu có tâm lý găm hàng chờ giá nên không ai bán ra, trong khi đó nhiều người đặt lệnh mua thất bại đã tỏ ra tiếc nuối vì bỏ lỡ cơ hội mua vào ở thời điểm giá thấp. Tương tự, khối lượng giao dịch trên sàn Hà Nội lại tiếp tục thấp kỷ lục khi chỉ còn 408.000 cổ phiếu. Tính thanh khoản của hầu hết các cổ phiếu đều bị nén lại. Phiên thứ 4 liên tiếp, dư bán trên bảng điện tử tiếp tục chỉ là những số 0 tròn trĩnh. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số HaSTC-Index tăng thêm 2,98 điểm, đóng cửa ở mức 184,41 điểm. Phiên này, giao dịch của khối nhà đầu tư nước ngoài bất ngờ giảm mạnh trên sàn Hà Nội. Tổng khối lượng giao dịch chỉ khoảng 121.100 cổ phiếu, giá trị khoảng 5,7 tỉ đồng. Lượng mua vào rất hạn chế, chỉ khoảng 2.000 cổ phiếu, giá trị khoảng 1,3 tỉ đồng. Trong khi đó, sàn TPHCM đã có sự cân đối trong mua vào và bán ra. Cụ thể, khối này mua vào 241.690 cổ phiếu và bán ra 240.940 cổ phiếu. Như vậy, đây là phiên thứ 5 liên tiếp thị trường tăng điểm. Tuy nhiên, do biên độ bị siết chặt nên VN-Index chỉ tăng thêm được 24,28 điểm. Nhiều cổ phiếu đã có 5 phiên liên tiếp tăng trần như: AGF, DPM, DMC, HTV... Theo quy định, các tổ chức niêm yết có cổ phiếu tăng trần liên tiếp trong 5 phiên giao dịch sẽ phải gửi công văn giải trình lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội hoặc Sở Giao dịch để giải trình. Theo ông Nguyễn Sơn, Trưởng Ban Phát triển thị trường - SSC, việc giải trình chỉ cần thiết trong những trường hợp bất thường. Tuy nhiên, các cổ phiếu tăng trần liên tiếp trong 5 phiên giao dịch vừa qua lại không bất thường vì không có nhiều biến động về giá. (Theo nld.com.vn) |
VN-Index tăng trần liên tục: Lịch sử có lặp lại?
![]() |
Vào năm 2001, sau khi giảm biên độ, VN-Index đã tăng kịch trần 19 phiên liên tục. |
Lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam đã có nhiều lần thay đổi biên độ nhưng đáng chú ý nhất vẫn là thời điểm tháng 10.2001 và kỳ tích 19 phiên kịch trần liên tục của thời kỳ đó có lặp lại?
Với mức tăng 0,8% (4,14 điểm) ngày 1.4, VN-Index đã bước sang phiên tăng thứ 4 liên tục mặc dù về điểm số, thị trường mới chỉ cách mức đáy tạm thời ngày 26.3 xấp xỉ 26,6 điểm.
"Thuốc" không mới
Các thay đổi về biên độ từng được áp dụng trên TTCKVN luôn đúng vào một thời điểm "nguy ngập" của thị trường. Biên độ từ 2% lúc mở cửa thị trường được tăng lên 7% đi liền với sự suy sụp cực nhanh từ mức trên 500 điểm xuống khoảng 200 điểm.
Việc giá CP rớt liên tục 7%/phiên khi đó đã khiến không ít NĐT phải rời bỏ thị trường. Ngày 15.10.2001, biên độ được điều chỉnh từ 7% xuống còn 2%, đồng thời lô giao dịch cũng được điều chỉnh từ 100 CK xuống còn 10 CK, số ngày giao dịch trong tuần được tăng lên. "Liều thuốc" này có tác dụng rất mạnh và thị trường ngay lập tức leo dốc 19 phiên liên tục với độ cao gần 100 điểm.
Thực tế tình hình thị trường ở thời điểm hiện tại so với năm 2001 có rất nhiều khác biệt nhưng khi quy mô thị trường tăng lên thì việc thu hẹp biên độ lại làm trầm trọng thêm sự thiếu thanh khoản.
Thực tế 4 phiên giao dịch đầu tiên với biên độ mới, diễn biến cả hai sàn đều rất buồn tẻ vì NĐT nhỏ không thể tranh mua. Xu hướng găm giữ đã hình thành một cách chắc chắn và liều "thuốc thử" T+4 ngày 1.4 đã cho thấy điều đó.
Thông thường, đáng lẽ ngày CP về tài khoản và sẵn sàng giao dịch luôn là một phiên xuất hiện áp lực bán lớn. Điều này có thể càng rõ ràng hơn trong ngày 1.4 khi khoảng 17,92 triệu CP giao dịch đúng đáy 26.3 vừa qua về tài khoản.
Trong số gần 18 triệu CP này, một khối lượng lớn được mua vào tại đợt khớp lệnh mở cửa khi VN-Index giảm xuống mức 494 điểm.
Như vậy chỉ riêng việc kịch trần trở lại trong phiên, mức lãi đã có thể đạt 5%. Tuy nhiên, phiên xả hàng đã không xảy ra mà trái lại, thị trường đã ghi nhận một phiên với nhiều kỷ lục: Chào bán thấp chưa từng có, đạt 2,18 triệu CK và giá trị khớp lệnh cả 3 đợt chỉ đạt hơn 72 tỉ đồng.
Độ bền đến đâu?
Với biên độ dao động quá hẹp, mọi "cử động" của thị trường dường như được "quay chậm". Đối với NĐT cầm CK, tốc độ này như đang ru ngủ. Đối với NĐT lỡ theo chiến lược đầu cơ giá xuống, áp lực bù đắp danh mục đang rất lớn vì khả năng thẳng tiến của VN-Index là không nhỏ.
Tuy nhiên, trái ngược với thời điểm bán tháo trước đó, thị trường lại đang thuộc về người bán. Khối lượng giao dịch ngày càng giảm 4 phiên gần đây cho thấy mục tiêu hiện thực hoá lợi nhuận lẫn cắt lỗ đã không còn và người cầm CP đang bị lòng tham lôi kéo.
Lượng cầu khổng lồ mỗi ngày cũng đủ để những NĐT ít kinh nghiệm nhất hiểu rằng giá chưa thể giảm ngay lập tức. Điều đó cũng có nghĩa là mỗi ngày giữ lại CP của mình đồng nghĩa với việc được gia tăng 1% lợi nhuận hoặc bớt 1% mức lỗ.
Tuy nhiên nhu cầu mua "nóng" ở tất cả các mã cũng là dấu hiệu không tốt. Thực tế việc giảm biên độ có thể tạo một khoảng thời gian đủ dài để NĐT làm "bài tập" về phân tích cơ bản một DN niêm yết.
Sức cầu lớn cũng tạo điều kiện cho hoạt động cơ cấu lại danh mục. Xu hướng thị trường đều đều đi lên trong biên độ hẹp cũng có thể ru ngủ NĐT. Độ bền của một chu kỳ phục hồi phụ thuộc vào thời gian tích luỹ cũng như các nhân tố cơ bản về kinh tế.
Theo nhận định của Phòng phân tích CTCK EuroCapital, dấu hiệu cho sự tăng trở lại vẫn chưa được xác định, nguyên nhân là các lý do vĩ mô gần như chưa được cải thiện. Chính phủ vẫn trong thời kỳ thắt chặt tín dụng, giá cả tăng mạnh, lạm phát leo thang. Kết quả kinh doanh quý của các DN trong bối cảnh kinh tế khó khăn mới là sức đẩy chủ lực cho thị trường.
(Theo laodong.com.vn)
VN-Index giảm 44,25% trong quý 1; nhiều triển vọng cho quý 2
![]() |
Đã có một số thông tin tích cực hỗ trợ thị trường trong quý 2. |
Trong khi chỉ tăng được hơn 23% trong cả năm 2007 nhưng sang đến quý 1 năm 2008 thì cổ phiếu Việt Nam lại mất đi bình quân gần 1 nửa giá trị.
Chỉ số chứng khoán Việt Nam, VN-Index, đóng cửa phiên cuối cùng của Tháng 3, kết thúc quý 1, ở mức 516,85 điểm, giảm đến 410,17 điểm so với đầu năm.
Tính bình quân thì giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã mất 44,25%, một con số mà ít người ngờ tới.
Tình hình này trái ngược hẳn với diễn biến của thị trường cùng thời điểm này năm ngoái. Quý 1 năm 2007 lại chứng kiến sự tăng vọt của giá cổ phiếu với việc chỉ số VN-Index tăng 319,56 điểm, tức 42,5%.
Trong quý 1 này, chỉ có đúng cổ phiếu BT6 tăng giá nhẹ với mức tăng 2,5%, còn tất cả các cổ phiếu đều giảm giá và đa số giảm rất mạnh, kể cả các cổ phiếu chào sàn từ đầu năm đến nay.
Nếu không tính đến việc điều chỉnh giảm do phát hành thêm cổ phiếu mới thì NAV là cổ phiếu giảm nhiều nhất với mức giảm 77,1%, tiếp đến là cổ phiếu mới niêm yết VHG giảm 73,3%, PJT giảm 72,2%, SAM giảm 71,2% và UIC giảm 70,2%. Đây là 5 cổ phiếu giảm mạnh nhất, đều giảm trên 70%.
Giảm trên 60% cũng có hàng loạt các cổ phiếu, gồm SSI, TCM, BMC, HAS, SC5, MHC, TCT, ICF, ALP, PVT, NTL, MPC, LBM và tân binh FBT.
Ngoài ra, còn có 49 mã cổ phiếu giảm mức trên 50%, trong đó có các cổ phiếu mới như DQC, DXV, ASP, PIT.
Xu hướng bán ra các cổ phiếu mới đã được định hình từ trước đó, khi các nhà đầu tư gom hàng từ trên thị trường OTC đợi thời điểm niêm yết để bán ra. Các cổ phiếu niêm yết từ đầu năm 2008 còn có SBT, SGT, VSC, LSS, TTF, VPL, trong đó VPL bị giảm ít nhất với mức 12,5%.
Việc giá cổ phiếu giảm mạnh khiến cho vốn hoá của thị trường cũng giảm mạnh và trật tự các công ty thay đổi.
Nếu như vốn hoá của cả thị trường cuối năm 2007 là 367.907 tỷ đồng, thì đến cuối Tháng 3 chỉ còn 231.498 tỷ đồng, tức giảm khoảng 37%.
Thứ tự 10 công ty có vốn hoá lớn nhất trước kia là STB, VNM, DPM, FPT, SSI, PPC, PVD, HPG, VIC và ITA, thì hiện nay là VNM, DPM, STB, PPC, VPL, PVD, VIC, FPT, HPG và ITA.
Một trong các lý do khiến thị trường giảm mạnh trong quý 1 là do ảnh hưởng của việc thắt chặt chính sách tiền tệ trong nỗ lực đối phó với lạm phát tăng cao. Các ngân hàng thương mại đã phải tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và mua tín phiếu bắt buộc. Sự khan hiếm tiền mặt tạm thời cộng với việc giá cổ phiếu đã xuống thấp đã khiến các ngân hàng phải bán cổ phiếu cầm cố để thu hồi nợ, còn các nhà đầu tư cũng phải bán cổ phiếu ra để lấy tiền trả nợ cho ngân hàng.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư đang trông đợi 1 thị trường khởi sắc vào quý 2 này với niềm tin các biện pháp nhằm vực dậy thị trường sẽ phát huy tác dụng.
Chính phủ đã cam kết quyết tâm đẩy lùi lạm phát, các ngân hàng ngừng giải chấp, nhiều chuyên gia cho rằng thị trường đã đến đáy, biên độ giao dịch giảm để nhà đầu tư có thêm phân tích về thị trường, thị trường thế giới qua cơn suy thoái... tất cả sẽ là tiền đề cho niềm tin của họ.
(Theo ATP)
Essential links
About Me
Kinh tế
Blog Archive
-
▼
2008
(134)
- ► 20 July - 27 July (2)
- ► 15 June - 22 June (1)
- ► 8 June - 15 June (1)
- ► 1 June - 8 June (2)
- ► 18 May - 25 May (1)
- ► 11 May - 18 May (1)
- ► 20 April - 27 April (5)
- ► 13 April - 20 April (7)
- ► 6 April - 13 April (9)
- ▼ 30 March - 6 April (3)
- ► 23 March - 30 March (5)
- ► 16 March - 23 March (8)
- ► 9 March - 16 March (9)
- ► 2 March - 9 March (8)
- ► 6 January - 13 January (10)
-
►
2007
(246)
- ► 30 December - 6 January (13)
- ► 12 August - 19 August (16)
- ► 5 August - 12 August (19)
- ► 29 July - 5 August (16)
- ► 22 July - 29 July (12)
- ► 15 July - 22 July (13)
- ► 8 July - 15 July (8)
- ► 1 July - 8 July (23)
- ► 22 April - 29 April (9)
- ► 15 April - 22 April (30)
Topics
- 2008 (1)
- apartment (1)
- ASX (13)
- bank (33)
- bao viet (1)
- bargain (1)
- bear (55)
- ben le (3)
- BIDV (1)
- bonus (1)
- bull trap (1)
- bullish (13)
- choice (1)
- citybank (1)
- co hoi (2)
- Cơ hội (1)
- co phieu (1)
- credit crunch (1)
- ctck (1)
- cycle (16)
- DCF1 (2)
- design (3)
- dia oc (7)
- finance (1)
- forecasting (3)
- forex (1)
- formula (1)
- fund (2)
- FX (1)
- gdp (1)
- gold (2)
- hanaka (1)
- hsbc (1)
- HSI (4)
- IDG (1)
- index (1)
- inflation (1)
- ipo (22)
- it (2)
- it related (6)
- ky thuat (1)
- market report (10)
- mb (1)
- military (1)
- ML (2)
- my view (1)
- ndtnn (2)
- nhan dinh (15)
- opportunities (3)
- otc (12)
- ours (1)
- phan tich (20)
- PNC (1)
- policy changes (15)
- portfolio (3)
- prediction (1)
- properties (12)
- pvi (1)
- real estate (28)
- recession (15)
- recovering (6)
- sacombank (1)
- STB (1)
- Tăng biên độ (1)
- tap doan (1)
- tax (2)
- thi truong (2)
- trend (1)
- vietcombank (1)
- View (14)
- Vinamilk (1)
- vincom (1)