Kênh thông tin đầu tư ở Vietnam

Tuesday, December 25, 2007

Nhiệm vụ chiến lược của quân đội trong thời kỳ mới

Nhiệm vụ chiến lược của quân đội trong thời kỳ mới
Huy Hào
Nhân kỷ niệm 63 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2007) và 18 năm ngày Quốc phòng toàn dân, Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trả lời phỏng vấn Báo Đầu tư về vai trò của việc kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng an ninh và nhiệm vụ chiến lược của quân đội trong bối cảnh hội nhập.

Thượng tướng Nguyễn Văn Được

Xin Thượng tướng đánh giá vai trò của việc kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ của quân đội trong bối cảnh hội nhập của nước ta hiện nay?
Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh là quy luật tất yếu khách quan, phản ánh sự kết hợp chặt chẽ hoạt động của lĩnh vực kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh thành một thể thống nhất trên phạm vi cả nước. Đây là mối quan hệ hữu cơ, gắn bó, bởi chỉ trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội tốt mới có điều kiện để tăng cường quốc phòng - an ninh và đầu tư, xây dựng tiềm lực quốc phòng - an ninh. Ngược lại, quốc phòng - an ninh vững mạnh là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.
Đường lối của Đảng ta là phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: phát triển kinh tế - xã hội và củng cố, xây dựng quốc phòng - an ninh; bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững ổn định hoà bình để xây dựng đất nước phát triển là trách nhiệm chung của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các cấp, các ngành, các bộ và các địa phương, trong đó lực lượng vũ trang mà trực tiếp quân đội là lực lượng nòng cốt.

Thượng tướng có thể đánh giá về vị trí, vai trò và hiệu quả của các nguồn lực đầu tư đối với xây dựng và phát triển quân đội trong tình hình mới?
Các nguồn lực đầu tư quân đội có ý nghĩa rất quan trọng, vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa tăng cường quốc phòng - an ninh trên các địa bàn chiến lược trọng yếu. Đó là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định đến sức mạnh quân đội, giúp quân đội luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất. Đời sống bộ đội cơ bản giữ ổn định và từng bước được nâng lên; đảm bảo huấn luyện va øsẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống.

Nhờ các nguồn lực đầu tư đó, quân đội đã tham gia hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng - an ninh ở các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, sắp xếp và ổn định dân cư biên giới; là lực lượng nòng cốt trong việc phòng chống lụt bão, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và xây dựng được quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, góp phần quan trọng trong việc giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, hiện nay quân đội còn gặp khó khăn về ngân sách để sản xuất và mua sắm trang bị vũ khí, xây dựng cơ sở hạ tầng và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần bộ đội; một số công trình, dự án trọng điểm chưa đáp ứng tiến độ thực hiện...; ngân sách đầu tư hàng năm của Nhà nước cho quốc phòng phải dành phần lớn cho bảo đảm đời sống sinh hoạt tối thiểu của bộ đội... Những khó khăn này chưa thể khắc phục ngày một, ngày hai.

Thưa Thượng tướng, Bộ Quốc phòng đã thực hiện các giải pháp gì để phát huy hiệu quả đầu tư trong quân đội?
Để phát huy hiệu quả đầu tư trong quân đội, trước tiên Bộ Quốc phòng đã rất quan tâm và chú trọng đến công tác quy hoạch, thực hiện quy hoạch phải đi trước một bước, làm cơ sở cho việc xác định chủ trương, xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn và hàng năm, xác định thứ tự ưu tiên các dự án, chương trình trong từng thời kỳ.
Bộ Quốc phòng đã có nhiều biện pháp quyết liệt nhằm chống đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí theo tinh thần các Chỉ thị, Nghị quyết của Quốc hội và của Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo chặt chẽ từ khâu xây dựng, tổng hợp kế hoạch đến triển khai kế hoạch, bảo đảm công khai, đúng trọng tâm, trọng điểm, bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ quân sự quốc phòng, huy động được tối đa khả năng các nguồn lực cho đầu tư phát triển; tập trung ưu tiên cho các công trình, dự án trọng điểm, thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản, ưu tiên cho các dự án chuyển tiếp hoàn thành để nhanh chóng đưa vào sử dụng; bên cạnh đó, thường xuyên rà soát kỹ quy hoạch để kiên quyết đình hoãn các dự án không còn phù hợp với quy hoạch, không phát huy hiệu quả đầu tư.

Bộ cũng tăng cường cải cách hành chính ở tất cả các khâu nhằm giải quyết khẩn trương thủ tục đầu tư; Bộ Quốc phòng đã ban hành Quyết định số 118/QĐ-BQP về việc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư cho các đơn vị đầu mối trực thuộc nhằm tăng cường trách nhiệm cho cấp dưới và phát huy hiệu quả đầu tư.
Đẩy mạnh khâu kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc để có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.
Nhân dịp kỷ niệm 63 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày Hội Quốc phòng toàn dân 22/12/2007, qua Báo Đầu tư, thay mặt Đảng ủy Quân sự trung ương và Lãnh đạo Bộ Quốc phòng, tôi cảm ơn Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tạo điều kiện thuận lợi cho Bộ Quốc phòng trong lĩnh vực đầu tư phát triển những năm qua.

Vn-Index còn 918,43 điểm

Thứ Ba, 25/12/2007, 14:45

Vn-Index còn 918,43 điểm

TPO – Lượng mã chiếm màu đỏ tiếp tục chiếm áp đảo trên bảng giao dịch khi các cổ phiếu lớn tiếp tục mất điểm và xuống đến mức rất thấp. Đóng cửa thị trường Vn-Index mất thêm 12,43 điểm, còn 918,43 điểm.

Các bluechips trên cả hai sàn vẫn chưa tìm được sức bật đưa thị trường đi lên
Góp mặt trong số này có các bluechips như BMC (2.000 điểm), DHG (6.000 đồng), FPT (1.000 đồng), GMD (1.000 đồng), HPG (1.000 đồng), IMP (5.000 đồng), KDC (5.000 đồng), MPC (2.500 đồng), NKD (6.000 đồng), PPC (500 đồng), PVD (6.000 đồng), STB (2.000 đồng), VIC (2.000 đồng), SJS (3.000 đồng)…

Sau ngày giao dịch không hưởng quyền phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu và được điều chỉnh giảm 83.000 đồng, xuống còn 170.000 đồng, cổ phiếu của Công ty chứng khoán Sài Gòn (mã SSI) hôm nay mất thêm 5.000 đồng, chốt phiên còn 165.000 đồng/cổ phiếu.

Hôm nay, sàn TP.HCM đón thêm cổ phiếu của Lilama 10 (mã L10) nâng số mã niêm yết lên 140 (138 cổ phiếu và 2 chứng chỉ quỹ). Kết thúc phiên giao dịch, L10 giảm 5.000 đồng so với giá tham chiếu đóng cửa ở mức 50.000 đồng/cổ phiếu với 48.640 đơn vị khớp lệnh thành công.

Tăng trần 14.000 đồng, NTL (cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm) là mã có mức tăng mạnh nhất phiên đạt 297.000 đồng/cổ phiếu. Các cổ phiếu tăng mạnh khác có ALT, TTP và UIC (cùng tăng 3.000 đồng/cổ phiếu).

Đóng cửa, toàn sàn có 22 mã tăng giá, 84 mã giảm giá, 34 mã đứng giá và 1 mã không có giao dịch. Khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 6.136.400 đơn vị với tổng giá trị đạt trên 529,4 tỷ đồng.

Phiên thứ hai trong tuần Hastc-Index tiếp tục giảm điểm (5,93 điểm) xuống còn 325,64 điểm. Lượng giao dịch ở mức thấp với 1.920.900 đơn vị khớp thành công, tương ứng hơn 195,2 tỷ đồng.

Sàn Hà Nội hôm nay đón thêm thành viên thứ 111 là cổ phiếu của Công ty cổ phần Sông Đà 25 (mã SDJ) với số lượng niêm yết là 1.838.400 cổ phiếu, tương đương tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá là 18,38 tỉ đồng. Đóng cửa thị trường SDJ khớp lệnh ở mức 85.800 đồng với 15.800 đơn vị khớp lệnh thành công.

Công ty cổ phần Sông Đà 25 là thành viên thứ 25 của Tổng Cty Sông Đà thực hiện niêm yết tại Trung tâm GDCK Hà Nội, góp phần nâng tổng khối lượng niêm yết tại Trung tâm lên tới gần 1,31 tỷ cổ phiếu, tương đương tổng giá trị niêm yết tính theo mệnh giá gần 13.105 tỉ đồng.

Với việc SDJ chính thức niêm yết, tính từ đầu tuần trước đến nay, sàn Hà Nội đã đón tổng cộng 8 cổ phiếu mới bao gồm: Cổ phiếu DCS của Cty cổ phần Đại Châu, cổ phiếu TJC của Cty cổ phần Dịch vụ Vận tải và Thương mại, cổ phiếu VCS của Cty cổ phần Đá ốp lát cao cấp Vinaconex, cổ phiếu KBC của Cty cổ phần Phát triển Đô thị Kinh Bắc, cổ phiếu XMC của Cty cổ phần Bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai; cổ phiếu MIC của Cty cổ phần Kỹ nghệ Khoáng Sản Quảng Nam và cổ phiếu của HCC của Cty cổ phần Bê tông Hòa Cầm.

Các mã giảm sút nhiều nhất phiên là HSC (25.000 đồng) và KBC (22.400 đồng). Lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên sàn Hà Nội hôm nay cũng ở mức thấp kỷ lục với 75.900 đơn vị chuyển nhượng.

Phạm Tuyên

Kinh tế

Blog Archive

Topics