Kênh thông tin đầu tư ở Vietnam

Saturday, March 15, 2008

House prices forecast to fall

House prices forecast to fall

By Lisa Macnamara March 15, 2008 02:40pm

Auctioneer /File

FLOW-ON from the American subprime crisis is likely to have a negative impact on Australian property prices.

The squeeze in global credit markets and loss of confidence in equities have implications for the property sector because of pressure on incomes and interest rates.

"Adding further upward pressure to the latter is the RBA's firm tightening bias, with further increases in the official cash rate possible," St George economists say.

Despite the healthy state of the Australian economy, with positive terms of trade helping to boost incomes and household spending power, uncertain financial conditions may limit any benefits for property growth.

Prices forecast to fall

St George says that, on balance, it's unlikely that the residential housing market will remain unharmed.

"For this reason, despite fundamentals such as lower vacancy rates and higher population growth rates, we have downgraded our forecasts for average house prices," chief economist Steven Milch says in the latest property market update.

Australian house price growth is now expected to be between 5 and 10 per cent over the next year, with Perth the only possible exception - possibly below the 5 per cent mark.

"It should be noted, however, that a cooling in Melbourne, Brisbane and Adelaide (where prices increased by a minimum of 18 per cent over the past 12 months) might actually assist in avoiding a boom-bust cycle," Mr Milch says.

The bank says history shows the last five housing cycles lasted for an average of five years from base to peak.

"The trough of the current cycle was end-2004 so the possible timing of the next peak is end-2009," Mr Milch says.

Thursday, March 13, 2008

công ty Tây Hồ - 1%

Công ty Tây Hồ

Tên giao dịch nước ngoài: TAYHO Company
Giám đốc: Lê Bắc Thái
Năm thành lập: 1992
Địa chỉ trụ sở chính: Số 2 Đường Hoàng Quốc Việt - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
Website: http://www.ckt.gov.vn/tayho
Điện thoại: (04) 7540.718 / 7540.875
Fax: (04) 7540.977


1. Ngành nghề kinh doanh

\

Xây dựng Bệnh viên đa khoa Điện Biên

- Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng kỹ thuật, trang trí nội ngoại thất, xây dựng đường dây và trạm biến áp;

- Đầu tư phát triển hạ tầng và kinh doanh nhà;

- Lắp đặt thiết bị công trình, dây chuyền sản xuất;

- Khảo sát, thiết kế và tư vấn xây dựng;

- Khoan khảo sát và khoan khai thác giếng nước ngầm, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước;

- Khai thác, kinh doanh đất, đá, cát, sỏi;

- Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, vật tư thiết bị xây dựng, vật tư thanh lý;

- Chế biến gỗ, sản xuất đồ mộc các loại;

- Sản xuất kinh doanh xi măng;

- Nhập khẩu máy thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu xây dựng phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.

\

Giảng đường Học viện Quân y - sản phẩm đạt huy chương vàng ngành Xây dựng Việt Nam

2. Công nghệ chủ yếu đang áp dụng tại Doanh nghiệp

- Xây dựng dân dụng và công nghiệp, đủ khả năng xây dựng nhà cao tầng, chung cư, các công trình đòi hỏi kỹ thuật cao, chất lượng tốt; lắp đặt thiết bị dây chuyền sản xuất, xây dựng đường giao thông cấp I, xây dựng các trạm biến áp và đường dây cao thế; sản xuất xi măng theo phương pháp bán khô (công nghệ lò đứng), sản xuất xi măng chịu mặn PCHS 40.

3. Đặc điểm công nghệ

Công nghệ sản xuất xi măng theo phương pháp bán khô (lò đứng), công suất 10 vạn tấn/năm.

4. Sản phẩm chủ yếu

- Xây lắp;

- Thương mại;

- Sản xuất xi măng.

* Sản phẩm mới

- Đầu tư kinh doanh bất động sản;

- Kinh doanh khách sạn, du lịch;

- Xi măng PCHs40.

5. Giới thiệu thêm về Công ty
\

Công trình Đường Hùng Vương tỉnh
Bình Phước

Công ty Tây Hồ thành lập năm 1992 với nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. Ngay từ khi mới thành lập Công ty đã kế thừa truyền thống của các đơn vị thành viên trước đây đồng thời từng bước ổn định tổ chức, xây dựng lực lượng, mở rộng ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm và không ngừng mở rộng địa bàn hoạt động. Đến nay Công ty có 12 đơn vị thành viên, đó là các xí nghiệp, các đội xây lắp dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi, thi công cơ giới, chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, Nhà máy Xi măng X18 và các văn phòng đại diện ở các tỉnh, thành trong cả nước với trên 800 cán bộ, CNVC, trong đó có trên 70 kỹ sư xây dựng, 17 kiến trúc sư và hơn 50 kỹ sư các ngành giao thông, thuỷ lợi, hoá học, mỏ địa chất, chế tạo máy, điện tử tin học...
Doanh số của Công ty liên tục tăng trưởng cùng với việc chất lượng công trình ngày càng được nâng cao. Năm 1999 Công ty đã có một công trình được thưởng huy chương vàng chất lượng cao (giảng đường trung tâm Học viện Quân y). Năm 2000 có hai công trình được thưởng huy chương vàng (trụ sở Công ty và nhà N3 khoa Nội Viện Quân y 103). Năm 2001 có một công trình được thưởng huy chương vàng (nhà làm việc Cục Điều tra hình sự/BQP). Năm 2002 có một công trình được thưởng huy chương vàng (Khoa Chấn thương Bệnh viện Việt Đức). Năm 2003 ba công trình được tặng huy chương vàng ngành Xây dựng Việt Nam (Trung tâm Thông tin thư viện - Đại học Sư phạm Hà Nội, Trung tâm Hội nghị Lạng Sơn, Trung tâm Dạy nghề Mỹ Đình) và một công trình được tặng bằng chất lượng cao (nhà làm việc Công ty Vật tư công nghiệp quốc phòng).

\

Xi măng chịu mặn (Sản phẩm đạt giải thưởng Sao vàng Đất Việt)

Năm 2004 sáp nhập thêm Nhà máy sản xuất xi măng X18, Công ty có thêm một hệ thống sản xuất xi măng công nghệ bán khô của Trung Quốc, công xuất 10 vạn tấn/năm. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam và được quản lý bằng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 - 2000. Sản phẩm làm ra luôn thoả mãn một cách tốt nhất các yêu cầu của khách hàng. Sản phẩm xi măng của Nhà máy X18 đã nhận được nhiều giải thưởng của Nhà nước: 02 cúp vàng, 03 cúp bạc giải thưởng chất lượng Việt Nam, 05 giải Bông sen Vàng của Bộ Thương mại, 05 huy chương vàng và 04 cờ thi đua của Bộ Xây dựng, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và được người tiêu dùng chấp nhận. Nhà máy Xi măng 18 là doanh nghiệp Quân đội duy nhất có sản phẩm xi măng poóclăng bền sun phát mác cao (xi măng chịu mặn) nhận giải thưởng Sao vàng Đất Việt năm 2004.

6. Chiến lược trong tương lai

Công ty tiếp tục nâng cao chất lượng và doanh số xây lắp, sản lượng sản xuất xi măng đặc biệt là xi măng chịu mặn (PCHS), đồng thời từng bước tiếp cận đầu tư bất động sản, xây dựng và kinh doanh dịch vụ du lịch-khách sạn, đầu tư dây chuyền sản xuất xi măng lò quay công suất 400.000 tấn/năm.

Giới thiệu một số hình ảnh và sản phẩm của Công ty

\ \

Thi công công trình đường cửa khẩu
Tân Thanh - Lạng Sơn

Trung tâm văn hoá thông tin Bình Phước

\ \

Toàn cảnh Nhà máy sản xuất xi măng X18

Xi măng PC30 - X18

\ \
Khánh thành đường ngã 5 - Sân bay Cát Bi
(Hải Phòng)
Khách sạn Lạng Sơn (11 tầng)

Thị trường bất động sản: slowing down

Cập nhật ngày 13/3/2008 (GMT+7)
Bán tháo nhà vì lãi nhà băng đột ngột tăng
Xem anh phong to
Cao ốc Hoàng Anh Gia Lai, một trong những tập đoàn bất động sản vẫn cam kết cho khách hàng vay 70% vốn mua nhà với lãi suất hiện nay là 1,1%.
Đang ôm 4 mảnh đất biệt thự tại khu Nam Sài Gòn, anh Hồ vừa nhận được thông báo từ ngân hàng tăng lãi suất khoản vay 10 tỷ đồng của anh lên thêm 0,6% so với hợp đồng đã ký 0,9% một tháng. Không kham nổi tiền trả lãi, anh Hồ tính đến chuyện bán lỗ các lô đất nhanh để trả nợ cho xong.

Anh Hồ cho hay, khi địa ốc nóng, anh đã thế chấp mọi tài sản để vay ngân hàng, cộng thêm vốn hiện có của gia đình, đổ vào tậu nhà đất. Không chỉ có 4 miếng biệt thự kia, mà nhiều lô đất khác của anh nay cũng nhận được thông báo tăng lãi suất vay của các ngân hàng.

"Bây giờ lãi suất từ 1,2-1,5% một tháng, trong khi địa ốc trầm lắng và có chiều hướng giảm giá, tôi bất ngờ lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan không bán đất đai đi thiếu tiền trả nợ", anh Hồ than.

Chị Linh, nhân viên một công ty viễn thông ở TP HCM đã phải bỏ ngang hợp đồng vay tiền mua nhà với Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), trả lại toàn bộ số tiền vừa vay. Nguyên nhân, chị không đồng ý mức lãi suất tăng chỉ sau 4 tháng ký hợp đồng.

Khách hàng này đã thương thảo mua lại căn hộ Phú Mỹ Hưng từ một người quen, hợp đồng thời hạn một năm với Vietcombank ký vào tháng 11/2007, lãi suất 0,9% một tháng. Đầu tháng 3, nhà băng ra thông báo áp dụng mức lãi suất mới 1,5% một tháng, nếu không đồng ý thì chấm dứt hợp đồng.

"Mức lãi suất này quá cao so ban đầu nên gia đình tôi quyết định hủy bỏ những ký kết trước đây", chị Linh tâm sự.

Từ tháng 2, nhiều ngân hàng xiết lại tín dụng, thông báo đến khách hàng tăng lãi suất đối với các hợp đồng mua nhà đang thực hiện. Khách mua bán trực tiếp thì còn du di được áp dụng mức lãi cũ, trong khi tình hình khó khăn hơn đối với những nhà đầu tư mua đi bán lại. Nhà băng đã tăng lãi suất cao đối với phần khách hàng này.

Đây cũng là tình cảnh của rất nhiều nhà đầu tư bất động sản hoạt động theo kiểu gom hàng đang "nóng" từ cuối tháng 11 năm ngoái để bán lại.

Khi hàng loạt chung cư cao cấp "sốt" ầm ầm, ngân hàng cũng đang thừa tiền nên dễ dàng chấp thuận cho nhiều người đầu tư địa ốc vay khoản lớn. Thậm chí nhà băng còn khuyến khích vay vốn thế chấp bất động sản. Do đó giới đầu tư thoải mái vay tiền đổ vào nhà đất.

"Giá như ngân hàng xiết tín dụng từ năm ngoái, bây giờ tôi không lâm vào thế kẹt như hiện nay", một nhà đầu tư tiếc rẻ. Người này đã vay hàng chục tỷ đồng để trả tiền cho các căn hộ chung cư cao cấp cuối năm ngoái.

Trao đổi với Báo giới, nhân viên tín dụng ngân hàng Vietcombank chi nhánh Tân Thuận cho biết, mức lãi suất 1,5% đang được áp dụng cho các hợp đồng vay đầu tư nhà đất mới. Khách hàng cũ chịu lãi suất 1,2%. Đối với những khách hàng được doanh nghiệp bất động sản bảo lãnh, lãi suất chỉ tăng khi đáo hạn hợp đồng.

Giám đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh TP HCM, ông Hồ Hữu Hạnh thừa nhận: "Nếu xiết tín dụng bất động sản từ tháng 6/2007 thì cả nước đã tránh được cơn sốt nhà đất và người dân sẽ thoát khỏi cơn bão lãi suất".

Theo ông Hạnh, người dân cần hiểu rằng kéo nhau đầu tư vào nhà đất chưa hẳn là tốt. Ngoài chuyện tạo giá ảo, tình hình này không chỉ gây thiếu nhà ở cho người có nhu cầu thực sự mà còn khiến cho các tập đoàn nước ngoài muốn đầu tư sản xuất ở Việt Nam phải bội chi tiền mặt bằng, thu hẹp phạm vi sản xuất.

Nhiều chuyên gia trong ngành tài chính dự báo, thị trường bất động sản sẽ có sự sàng lọc mạnh mẽ sau đợt thắt chặt tín dụng này. Bài toán nhiều người thường làm là vay tiền mua nhà không phải để ở mà chỉ đầu cơ chờ bất động sản tăng giá, sẽ phá sản.

"Người cần nhà nên mua sản phẩm trực tiếp từ doanh nghiệp để được bảo đảm mức lãi suất ưu đãi, vì càng sang tay nhiều lần sẽ càng tự trói mình vào chiếc thòng lọng lãi suất", một chuyên gia tài chính khuyến cáo.

Khi quảng cáo bán nhà, nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cam kết ngân hàng sẽ hỗ trợ dự án và làm đầu mối giới thiệu nhà đầu tư gặp gỡ nhà băng để vay vốn, như một lợi thế cạnh tranh. Nay khi lãi suất tăng, chủ dự án cho biết chỉ bảo vệ được người mua trực tiếp.

Ông Trương Quốc Hưng, Giám đốc kinh doanh tiếp thị Công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng cho hay, các khách hàng trực tiếp của công ty đều được giữ mức lãi suất cũ nếu chưa đáo hạn hợp đồng. Tính đến tháng 12/2007, Phú Mỹ Hưng có chương trình hợp tác với 11 ngân hàng cho vay mua nhà trả góp thời hạn từ 20-30 năm.

Tuy nhiên, lãnh đạo công ty Phú Mỹ Hưng thừa nhận, những nhà đầu tư hay người mua thứ cấp, đã sang lại căn hộ từ khách hàng đầu tiên sẽ khó tránh khỏi ảnh hưởng. Họ phải tự thương thảo hợp đồng vay với nhà băng nên luôn bị đánh mức lãi suất mới rất cao.

"Công ty sẵn sàng bảo vệ khách hàng trực tiếp của mình vì có căn cứ để xác định lãi suất ưu đãi. Song, với những khách hàng thứ cấp, chúng tôi không thể can thiệp", ông Hưng nói.

Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) Đoàn Nguyên Đức khẳng định: "Khách hàng mua nhà của HAGL sẽ không phải đối mặt với lãi suất cao như ngoài thị trường".

Theo ông Đức, HAGL đã ký thỏa thuận hợp tác với Vietcombank. Theo đó, khi trả 30% giá trị bất động sản, khách hàng sẽ được HAGL bảo lãnh cho vay 70% giá trị căn hộ trong vòng 15 năm, mức lãi suất hiện nay là 1,1%.

Cập nhật ngày 12/3/2008 (GMT+7)
Căn hộ triệu đô chỉ "trên giấy"?
Xem anh phong to
Một dự án căn hộ cao cấp ở Hà Nội.
Gần đây trên thị trường địa ốc TP.HCM đã xuất hiện liên tục các thông tin quảng cáo giới thiệu một số dự án căn hộ được cho là ’siêu’ cao cấp với giá chỉ dành cho các ’đại gia’. Sự thật về các căn hộ ’siêu’ cao cấp đó là gì?

Nhà trên giấy?

Theo lời giới thiệu của một người bạn, vốn là một "cò" đất có tiếng ở TP.HCM, chúng tôi đến đăng ký mua một suất căn hộ trong dự án Southern Palace. Anh T, đại diện của Công ty TNHH TM Kinh doanh nhà ở - Xây dựng cầu đường Phương Mai - chủ đầu tư, cho biết, căn hộ thấp nhất có giá 7.000 USD/m2, cao nhất giá bán khoảng 10.000 USD/m2, tính trung bình mỗi căn hộ loại này có giá từ 1 triệu đến 5 triệu USD.

Theo anh T , đến nay gần như các căn hộ đã được khách hàng đăng ký mua hết, chỉ còn một ít căn hộ hạng trung. “Nếu anh không mua, sẽ hết hàng hay giá cả sẽ tăng trong vài tháng tới”, anh này nói.

Dự án Southern Palace nằm sát khu đô thị Phú Mỹ Hưng, có quy mô 3.700 m2, tọa lạc ngay mặt tiền đại lộ Nguyễn Văn Linh, tiếp giáp với khu trung tâm thương mại tài chính của khu Nam Sài Gòn.

Dự án gồm một khối nhà 12 tầng và 1 tầng hầm, trong đó có 119 căn hộ cực kỳ sang trọng. Từ tầng 1 đến đến tầng 9 là những căn biệt thự "trên không", với diện tích mỗi căn từ 160 - 350 m2, từ tầng 10-12 là các căn hộ có diện tích tối đa lên đến 500 m2.

Theo lời quảng cáo của chủ đầu tư, những căn hộ này mang phong cách Hoàng gia Pháp thời vua Louis XIV do các kiến trúc sư danh tiếng thuộc tập đoàn Meinhardt thiết kế. Những kiến trúc sư này là tác giả của những tòa nhà nổi tiếng trên thế giới, các khách sạn 5 sao và khu biệt thự sang trọng dành cho các bật vương giả, các nhà tài phiệt, vua dầu mỏ!

Mặc dù dự án chưa triển khai, nhưng trả lời báo chí gần đây, bà Phan Thị Hoa, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiểm Tổng giám đốc Công ty Phương Nam đã hùng hồn tuyên bố: “Mỗi biệt thự của Southern Palace sẽ là một tư dinh trên cả tuyệt vời ngoài sự mong đợi và công ty cam kết đưa quý chủ nhân tương lai đến đỉnh cao cuộc sống Hoàng gia thời vua Louis XIV.”

Một dự án gây “sốc” khác là dự án Galaticos Living do Công ty cổ phần Đầu tư Gia Tuệ làm chủ đầu tư. Đây là dự án khu biệt thự nghỉ dưỡng, được xây dựng trên diện tích 9,5 ha ven hồ Tuyền Lâm (TP Đà Lạt). Theo ông Trần Minh Hoàng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty, những căn biệt thự này được xây dựng theo tiêu chuẩn cao cấp nhất thế giới nên giá bán cũng ở tầm cao cấp từ 3-4 triệu USD/căn.

Ông Hoàng còn cho biết thêm, sắp tới, Công ty đang có kế họach xây dựng một số dự án tại Nha Trang, dự kiến có giá bán còn gấp đôi dự án Galaticos Living!

Bài học cũ

Thực tế với nền kinh tế phát triển, một bộ phận người Việt Nam giàu lên, nhu cầu sống hưởng thụ, khẳng định đẳng cấp của các cá nhân thành đạt thông qua những căn hộ siêu cao cấp là có thật. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là việc nói sai sự thật hay “nổ” quá đà của một số nhà đầu tư.

Còn nhớ, vào cuối năm ngoái, dư luận bỗng nhiên thổi bùng lên dịch vụ cho thuê văn phòng cao cấp (Business Center) của Công ty cổ phần Lạc Việt. Với mức giá thuê ngất ngưỡng 100 USD/m2, dịch vụ thuê văn phòng Business Center (tại cao ốc Petro Tower) được xem là thuộc loại top trong thời buổi "sốt" cao ốc văn phòng.

Tuy nhiên, sau khi đến thuê, rất nhiều doanh nghiệp đã hoàn toàn thất vọng. Một doanh nghiệp cho biết, ấn tượng đầu tiên của ông nơi cao ốc này là thang máy quá nhỏ hẹp, và cũ kỹ. “Mỗi lần thang lên xuống chờ rất lâu và có nhiều tiếng kêu khó chịu...”

Một doanh nghiệp khác thì cho biết, so với một số cao ốc ở trung tâm TP có vị trí và mức giá tương đương, dịch vụ Business Center cũng không vượt trội bao nhiêu. Ông này nói: “Có lẽ do cao ốc thuộc một tập đoàn dầu khí, nên hễ ai vào đây thì phải móc hầu bao cho tương xứng!”

Trở lại với các dự án căn hộ triệu đô nêu trên, Giám đốc một công ty địa ốc cho biết, cách đây 2-3 năm, thị trường địa ốc Việt Nam đã xuất hiện các căn hộ triệu đô như dự án Golden Westlake (Hà Nội), The Manor, Phú Mỹ Hưng (TP.HCM)... với mức giá trung bình từ 1 triệu USD/căn trở lên. Thế nhưng, quá trình đi vào hoạt động, không ít dự án đã để lại tai tiếng.

Có thể kể đến trường hợp của dự án căn hộ cao cấp The Manor thuộc chủ đầu tư BitexcoLand. Trước khi dự án hoàn tất, công ty BitexcoLand đã cho phát động một chiến dịch quảng cáo rầm rộ với những từ hoa mỹ như “Một công trình kiến trúc mang dáng dấp thời Phục hưng, đấu trường Colisse trong lòng TP hay phong cách sống Châu Âu tại Việt Nam...”

Thế nhưng kết quả cuối cùng thì sao? Cả hai dự án của công ty ở Hà Nội và TP.HCM đều bị khách hàng kiện cáo “tùm lum” bởi dịch vụ và chất lượng căn hộ quá kém, hoàn toàn không đúng với những gì mà công ty đã quảng cáo trước đó.


Theo VTC News

Cập nhật ngày 3/3/2008 (GMT+7)

Thị trường bất động sản: Ê hề hàng giá gốc
Xem anh phong to
Giá căn hộ và đất nền còn trên giấy đang có xu hướng giảm dần nhưng vẫn khó bán - Ảnh: P.P.H
Một số chủ dự án bất động sản đang ra hàng và nhắm vào những nhà đầu tư nhiều vốn hoặc người tin thị trường sẽ ấm trở lại. Chưa rõ thị trường có sôi động trở lại hay không nhưng các chủ dự án cho biết sẽ ra sức khuyến mãi, giảm giá...

Tại các chợ địa ốc, hiện lượng nhà đất rao bán ra tiếp tục tăng mạnh, nhất là các dự án đã chuyển nhượng qua nhiều lần. Nhưng "tốc độ” giảm giá có vẻ chậm lại so với trước đó.

Bán căn hộ có khuyến mãi

Theo một chuyên gia địa ốc, chào hàng ở thời điểm thị trường trầm lắng này có hai loại. Loại thứ nhất là những sản phẩm "độc" (căn hộ có diện tích lớn, ở tầng cao) mà trước đây được các chủ đầu tư ghim hàng để làm giá nhưng nay thấy không ổn nên tung ra bán. Dạng thứ hai là những dự án mới.

Chuyên gia này nói trước nay nguồn vốn triển khai dự án chủ yếu là vay ngân hàng và huy động từ khách hàng. Nhưng nay kênh ngân hàng bị thắt chặt, chỉ còn cách công bố để huy động vốn từ khách hàng để triển khai dự án đúng tiến độ, hạn chế áp lực giá vật liệu tăng...

Tổng giám đốc một công ty kinh doanh địa ốc nói rằng chọn thời điểm này công bố dự án có lẽ các chủ đầu tư đã tính toán, cân nhắc rất kỹ về giá bán cũng như tâm lý khách hàng, làm sao để thu hút người mua. Ông đưa ra khả năng: chủ đầu tư giảm giá bán hoặc phải có chiến dịch khuyến mãi để tạo sự quan tâm của khách hàng. Nhưng đến thời điểm này, những dự án đã công bố mới là dự án nhỏ, chưa thấy sự xuất hiện dự án lớn của các đại gia địa ốc tại TP.HCM.

Chưa có khách mua

Trước tình hình thị trường đang tuột dốc hiện nay, một số công ty vừa bung hàng mới ra đã gặp cảnh không có khách mua.

Tại một dự án căn hộ cao cấp thuộc Q.Tân Bình, một chủ đầu tư mới công bố bán khoảng 20 căn hộ penthouse (biệt thự trên cao) với giá 22-26 triệu đồng/m2 nhưng rất ít khách hỏi mua. Dù đã quảng cáo rầm rộ cả tuần, nhưng khi điện thoại hỏi mua thì được phía công ty cho biết vẫn còn năm căn với giá gốc từ 24,5-26 triệu đồng/m2.

Dự án căn hộ cao cấp khác nằm cạnh bờ sông Sài Gòn (Q.Thủ Đức) của một chủ đầu tư vừa công bố khoảng một tuần cũng nằm chung số phận như vậy. Giá căn hộ của dự án này được chào bán từ 2.200-3.200 USD/m2, dù khách hàng ký hợp đồng chỉ cần thanh toán trước 10% nhưng cũng không hấp dẫn các nhà đầu tư. Hơn 20 căn penthouse được rao bán nhưng đến nay phía chủ đầu tư cho biết vẫn còn nhiều căn chưa bán được.

Một dự án biệt thự đơn lập xây thô tại quận 9 của một chủ đầu tư vừa được công bố cũng rơi vào tình trạng tương tự. Với diện tích đất trên 300m2, nhà được xây dựng dạng biệt thự một trệt hai lầu, giá công ty công bố bán chỉ trên 3 tỉ đồng nhưng vẫn đang "ra sức" chào mời khách hàng.

Chết vì... cục gạch

Khi thị trường còn nóng sốt, nhiều người đã trúng tiền tỉ nhờ... cục gạch. Những người này đã nắm bắt thông tin và xếp hàng để tranh được suất mua căn hộ và đem bán lại. Thế nhưng khi thị trường đi xuống thì kiểu kinh doanh bằng cục gạch này không còn đất sống.

Một nhà đầu tư cho biết đang khổ sở vì chưa đẩy năm "cục gạch" đã lỡ ôm vào. Khi chủ đầu tư chào dự án, tưởng ngon ăn như trước nên nhà đầu tư này đã mạnh dạn đặt cọc 250 triệu đồng để "xí phần" năm căn (50 triệu đồng/căn) với hi vọng bán lại kiếm chênh lệch.

Thế nhưng, hàng giá gốc tại công ty còn chưa bán hết thì ai dám ngó đến hàng giá cao. Do thời hạn phải ký hợp đồng và đóng thêm tiền cho chủ dự án đã đến gần nên nhà đầu tư nọ cuống cuồng tìm cách đẩy hàng. Dù đã chấp nhận giảm chênh lệch so với giá gốc, thậm chí chấp nhận huề vốn nhưng vẫn không có người mua. Khả năng nhà đầu tư này bị mất tiền cọc là rất lớn vì không có số tiền lớn để đóng cho chủ dự án theo hợp đồng.


Theo TuoiTreOnline




Cập nhật ngày 13/3/2008 (GMT+7)
Nam Trung Bộ: "Sốt" đất ven biển
Xem anh phong to
Đường Trần Phú, Nha Trang - có vàng cũng không tìm ra đất để mua!
Gần đây, thị trường địa ốc ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh từ ’hạ nhiệt’ đến ’xì hơi’, ngược lại giá đất ở Nha Trang và các đô thị ven biển Nam Trung Bộ - dẫu chỉ mới đưa vào quy hoạch - vẫn âm ỉ... ’sốt’!

Nội ô - tấc đất tấc vàng!

Đường bờ biển dài khoảng hơn 40km, TP.Nha Trang là vùng đất có nhiều ưu thế đặc biệt để tăng tốc phát triển. So với các đô thị ven biển Nam Trung Bộ, giá đất Nha Trang cao hơn cả. Từ năm 2004-2006, dọc theo bờ vịnh Nha Trang đã hình thành 2 khu đô thị mới ở phía bắc và phía nam đường Trần Phú. Khu đô thị Vĩnh Hoà (nay là đường Phạm Văn Đồng) - diện tích 30,28ha và khu đô thị biển cao cấp An Viên - tiếp giáp cảng Phú Quý, diện tích 71,26ha. Đây là những sản phẩm đào núi... lấp biển, "đổi đất lấy công trình".

Đầu năm 2007, số lượng đăng ký mua bán ở các khu vực này khá thưa thớt, nhưng đến giữa năm thì nhịp độ mua bán tăng nhanh và đến cuối năm thì đất ở khu đô thị mới Vĩnh Hoà hết... "sạch sành sanh". Đầu năm 2008, chủ đầu tư khu An Viên tăng giá đất lên 20% nhưng chỉ còn vài ba lô loại từ 350-550m2, trị giá mỗi lô từ 5,6-11,6 tỉ đồng. Tất nhiên, giới đầu cơ vẫn còn đất, tuỳ theo vị trí, giá sang tay tăng từ 30-50%.

Thời gian gần đây, khi thị trường địa ốc ở Hà Nội và TPHCM bắt đầu "xì hơi"; thì ngược lại đất ven biển Nha Trang vẫn tiếp tục tăng... giá. Nhóm chủ đầu tư khu An Viên quyết định xin phép UBND tỉnh Khánh Hoà chuyển đổi mục đích sử dụng khu đất rộng 5ha được gọi là "viên kim cương" - vốn dĩ đã được phê duyệt dành riêng để xây dựng resort 5 sao, nhưng trên giấy tờ hiện đã phân lô và đang rao bán.

Được biết, đầu tháng 3.2008, một "đại gia" đến từ Vương quốc Anh đánh tiếng mua trọn gói "viên kim cương" 25 triệu USD, nhưng chủ đầu tư quyết định bán lẻ vì thu lãi nhiều hơn.

Theo nhận định của Trung tâm Phát triển quỹ đất Khánh Hoà: "Giá đất không phản ánh đúng giá trị thực, nhưng sẽ vẫn tiếp tục gia tăng, bởi lẽ Việt kiều và những người giàu có ở các thành phố lớn trong cả nước đã và đang đổ xô về Nha Trang mua đất, mua nhà...".

Đất ngoại ô - ăn theo dự án

Đất vùng ngoại ô thị trấn Diên Khánh, Ninh Hoà, Vạn Ninh thuộc tỉnh Khánh Hoà cũng leo thang theo... quy hoạch. Ven vịnh Vân Phong (Ninh Hoà, Vạn Ninh) và dọc tuyến đường Cầu Lùng-Cao Bá Quát (mở rộng Nha Trang về phía tây), ngày nào cũng có người đánh xe ôtô đến tận nơi... nhòm ngó.

Người bán giao sổ đỏ, người mua nhìn bản đồ quy hoạch, ngã giá... "trao tay", trước Tết Nguyên đán, mua bán thoả thuận khoảng từ 30-50 triệu đồng/sào (500m2), hiện tại giá đã tăng 20-30% và chỉ còn đất ruộng, xa đường!

Tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, đất ven biển cao giá nhờ các dự án du lịch cao cấp. Cách TP.Hồ Chí Minh chưa đầy 200km, tổng diện tích TP.Phan Thiết hơn 206km2, bờ biển dài 57,4km. Khoảng 15 năm trước, bãi biển Mũi Né vẫn là tiểu sa mạc nguyên sơ, vậy mà nay đã "được" chia nhỏ để xây dựng khách sạn và các khu nghỉ mát.

Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Bình Thuận cho hay: "Những khu đã được quy hoạch ưu tiên cho các dự án du lịch cao cấp khoảng 16 đến 18 triệu/m2, tăng gấp 10 lần so với năm 2005; riêng giá đất ở nội ô TP.Phan Thiết khoảng từ 25 đến 30 triệu/m2. Sự sôi động của thị trường địa ốc đã và đang dịch chuyển dần từ nội ô ra ngoại thành. Hiện quy hoạch phát triển du lịch của Phan Thiết tập trung về phía nam thành phố, vì vậy giá đất tại các xã ngoại ô khoảng 3 triệu/m2, tăng 150% so với trước quy hoạch".

Từ năm 2005, sau khi Tuy Hoà được công nhận là thành phố (loại 3), đất đai bắt đầu "có giá". Đầu năm 2008, sau khi các tập đoàn kinh tế lớn chính thức xin phép đầu tư vào Phú Yên, thị trường nhà đất cũng đã râm ran "sốt"... đón đầu quy hoạch!

Theo Lao Động

Việt kiều được mua nhà không hạn chế số lượng

Cập nhật ngày 13/3/2008 (GMT+7)
Việt kiều được mua nhà không hạn chế số lượng
Xem anh phong to
Đề án cho phép người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam có thể được Quốc hội thông qua trong kỳ họp giữa năm nay. Ảnh: Hoàng Hà.
Việt kiều còn quốc tịch Việt Nam thì có thể sở hữu nhà với đầy đủ quyền như người trong nước, không hạn chế về số lượng. Đây là những nội dung mới nhất trong dự thảo sửa đổi Nghị định 90 đối với kiều bào mua nhà trong nước.

Theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam gồm người có quốc tịch Việt Nam đang định cư ở nước ngoài và người mang hộ chiếu nước ngoài nhưng vẫn còn quốc tịch Việt Nam, sẽ được sở hữu nhà như người trong nước, không bị hạn chế về số lượng.

Người gốc Việt nếu thuộc 4 nhóm ưu tiên thì được sở hữu nhà ở như người Việt Nam ở trong nước. Bốn nhóm ưu tiên gồm người về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người có công với cách mạng, nhà khoa học, các chuyên gia hoặc người có nhu cầu về sống ổn định tại Việt Nam.

Với người gốc Việt không thuộc các nhóm ưu tiên nói trên sẽ chỉ được sở hữu một nhà ở.

Những người thuộc nhóm được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam không có những ràng buộc về thời gian cư trú, chỉ cần có mặt ở Việt Nam một ngày là có thể mua nhà, tức là nhất thiết phải từng nhập cảnh vào Việt Nam. Với những người thuộc nhóm chỉ được sở hữu một nhà ở sẽ phải kèm theo điều kiện được phép cư trú tại Việt Nam từ 6 tháng trở lên hoặc có giấy miễn thị thực.

Dự thảo sửa đổi cũng đề xuất nếu Việt kiều mua nhà ở hoặc nhận quyền sử dụng đất trong dự án của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì chỉ cần có bản sao quyết định phê duyệt dự án hoặc giấy chứng nhận đầu tư kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trước đó, quy định yêu cầu mọi giao dịch về nhà đất của Việt kiều phải bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà.

Người gốc Việt Nam gồm:

- Người đã từng có quốc tịch Việt Nam.
- Người có cha, mẹ đẻ, ông bà nội, ngoại hiện nay hoặc trước đây đã từng có quốc tịch Việt Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó phòng quản lý nhà ở Bộ Xây dựng, thành viên ban soạn thảo đề án thí điểm cho người nước ngoài mua và sở hữu nhà ở Việt Nam, cho biết, trước đây đã có quy định về việc cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép mua và sở hữu nhà trong nước, nhưng lại chưa quy định rõ đối tượng và các loại giấy tờ cần thiết. Điều này đã gây ra khó khăn vướng mắc cho địa phương trong quá trình thi hành.

Đối với diện người nước ngoài, hôm nay, đề án thí điểm cho người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở Việt Nam sẽ được trình lên Uỷ ban Kinh tế Quốc hội. Nội dung không có thay đổi so với dự thảo trước, cụ thể, người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam có thể mua và sở hữu một căn hộ chung cư. Đề án khá "thông thoáng" với tiêu chí tạo điều kiện thuận lợi để người nước ngoài có thể sống và làm việc tại Việt Nam.

Quy định về giấy tờ

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quốc tịch Việt Nam phải có hộ chiếu của Việt Nam.

- Người mang hộ chiếu nước ngoài nhưng vẫn còn quốc tịch Việt Nam phải có một trong các giấy tờ sau đây: Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, Giấy xác nhận đăng ký công dân, bản sao trích lục Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, bản sao trích lục Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài gốc Việt Nam phải có một trong các loại giấy tờ sau đây: Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam, Giấy xác nhận gốc Việt Nam hoặc các giấy tờ cũ chứng minh có quốc tịch Việt Nam của bản thân mình hoặc của một trong những người là cha đẻ, mẹ đẻ, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại....


Theo DoThi

Gold prices hit $1,000 milestone

Gold prices hit $1,000 milestone

Precious metal hits key level on fears about economy and further weakness in the dollar.

By David Goldman and David Ellis, CNNMoney.com staff writers

gold_bars1.ce.03.jpg
After weeks hovering just below $1,000, gold passed the key psychological mark Thursday.

NEW YORK (CNNMoney.com) -- Gold prices touched the $1,000 milestone for the first time ever Thursday as the dollar plunged amid nagging fears about the health of the U.S. economy.

After weeks of flirting with the key psychological mark, COMEX gold for April climbed to $1,000 an ounce in floor trading. Prices have since pared their gains and were most recently up $16.60 to $997.10 an ounce.

Sending prices higher were another drop in the dollar, looming Federal Reserve interest rate cuts, and rising inflation.

"Supply and demand is not really the driver of gold prices," said UBS metal strategist Robin Bhar. "This is about global financial stresses."

Falling dollar. The dollar hit a 12-year low against the yen and retreated to yet another record low versus the euro Thursday. As the price of gold appreciates compared to the dollar, investors pour money into the commodity in hopes that their gold will maintain some value.

"Perhaps some investors have reached a point where there is nothing better than a hard, physical asset like gold," Bhar said.

Interest rate cuts. Many economists expect the Fed to cut interest rates by one-half of a percentage point when the U.S. central bank meets next Tuesday. As interest rates continue to dip, and funds tied to interest rates like money market accounts lose their yield, investors look to an asset that will provide a stronger return on their investments.

"Gold is a non-interest yielding commodity, so lower interest makes gold a more attractive commodity," said Bhar.

Rising inflation. When the central bank slashes rates, inflation rises as the dollar loses its value. As the Fed has cut rates to 3%, prices have risen at an annual rate of 2.5%, according to a U.S. Labor Department reading.

Traditionally, investors put money into government bonds and TIPS to ward off inflation. But recently bonds have provided historically low yields, and many have now transferred their funds into gold.

"It may be that we've reached a point that not even those instruments are adequate insurance against inflation," said Bhar.

But historically, gold has failed to keep pace with inflation. When the economy ends its current downturn, gold prices should eventually fall, as they did 28 years ago. After hitting the $847 mark in January 1980, gold futures fell 70% to $253 in August 1999.

Still a long way to go. Even so, gold may continue to soar. The shiny commodity has long been considered a safe haven for investors worried about the economy.

"The current environment is such that the doom and gloom scenario plays right into investors' hands," said Bhar, who believes that gold prices will continue to rise as long as investors are worried about an economic recession.

"Though forecasts point to no recession, hedge fund clients are quite fearful right now."

And 1980 is proof that gold prices could continue to go up. Though gold has never been traded at a higher price, the $847 level in 1980 would be worth $2,170 in today's money, more than double the current price of gold. To top of page

World markets tumble as dollar slides

World markets tumble as dollar slides

  • Asia stocks down, Europe opens lower as U.S. dollar hits 12-year low against yen
  • Japan's Nikkei 225 falls 3.3 percent; Hong Kong Hang Seng plunges 4.8 percent
  • UK FTSE 100 drops 1.9 percent; Paris, Frankfurt indices down more than 2 percent

BANGKOK, Thailand (AP) -- European and Asian markets fell Thursday after Wall Street's retreat from its biggest rally in five years, with investors worried by the sliding dollar and ongoing troubles in the U.S. economy.

art.markets.malaysia.ap.jpg

An investor watches the markets at Malaysia's stock exchange in Kuala Lumpur.

In Europe, the U.K's benchmark FTSE 100 index dropped 1.9 percent to 5,667.5, while Germany's DAX slipped 2.4 percent to 6,443.59. In France the CAC declined 2.5 percent to 4,579.56.

"U.S. dollar lows as well as record high oil prices are ... adding to woes as the market begins to head south following strong gains at the start the week," said Nick Mitchell, a dealer at CMC Markets in London.

"Sentiment has also been hit today by the dollar falling below 100 yen for the first time since 1995."

Traders were disheartened by an overnight drop on Wall Street, where the Dow Jones industrial average slipped 0.4 percent Wednesday after surging 3.55 percent Tuesday.

U.S. stock index futures were also down ahead of Thursday's open. Dow futures were down 164 points, or 1.4 percent, to 11,959, while the Standard & Poor's 500 index futures were down 19.8 points, or 1.5 percent, to 1,289.6.

In Asia the dollar's drop to a 12-year low against the yen hammered stocks of Japanese exporters such as Toyota and Sony. The Nikkei 225 index tumbled 3.3 percent to 12,433.4, its lowest in 21/2 years.

In late Tokyo trading, the dollar fell below 100 yen for the first time since 1995, sinking as low as 99.75 yen.

Asian markets, which had rallied Wednesday on news of the U.S. Federal Reserve's $200 billion relief plan for tight credit markets, resumed their slide amid skepticism that the move will prevent a U.S. recession.

"This is just an extremely nervous market given the uncertainties overhanging the outlook for the world," said David Cohen, a regional economist with Action Economics in Singapore.

"The clouds are the combination of the oil prices, the nervousness about the U.S. slipping into recession and dragging down the global economy and ... the turmoil in the credit markets that doesn't want to go away."

In Hong Kong, the Hang Seng Index fell 4.8 percent to 22,301.6. Benchmark indices fell more than 2 percent in Australia, China, Malaysia, South Korea and Taiwan, while markets in India and Indonesia lost more than 4 percent.

While many investors regard the Fed's plan to lend Treasuries in exchange for debt tied to mortgages as a positive step, they are hesitant to pour more money into stocks without signs the U.S. economy is reviving.

"People are still very unsure whether or not it will work. One day they rally on it, the next day they're wary whether it will do the trick," said Cohen.

In Tokyo, traders were alarmed by the yen's recent surge against the dollar, which erodes overseas earnings at the country's key exporters. Toyota Motor Corp. and Honda Motor Co. fell 3 percent and 4.2 percent respectively. Sony Corp. shares sank 4 percent.

Japanese financial shares were also hit hard, with Mizuho Financial Group and Mitsubishi UFJ Financial Group each dropping 6.8 percent, and Sumitomo Mitsui Financial Group skidding 7.3 percent.

Meanwhile, commodity-related stocks rose, sidestepping the overall market decline as crude futures traded near the overnight record high. Inpex Holdings rose 5.1 percent and Showa Shell added 3.2 percent.

In South Korea, steelmaker Posco plunged 6.2 percent, shipbuilder Hyundai Heavy Industries fell 4.9 percent and Samsung Electronics -- the country's largest corporation -- fell 1.8 percent.

In Hong Kong, China Merchants Holdings plummeted 10.9 percent and Sino Land fell 10 percent. New World Development dropped 8.2 percent and China Resources fell 9.3 percent.

Besides worries about continuing fallout from the global credit crisis, investors are worried about increasing inflation pressures from the record high oil prices. They are concerned those pricing pressures could limit the U.S. Fed's ability to reduce interest rates further and boost lending efforts to spur the economy.
Oil futures hit a trading record above $110 a barrel overnight and were at $109.80 late afternoon in Singapore

Tuesday, March 11, 2008

an interesting post....


1. Lúc 1170 tôi nghĩ thị trường sẽ lên 1300 điểm, tôi đợi 1270 bán cũng chưa muộn

2. lúc xuống 1100 tôi tự nhủ đáy 1000 vững lắm, không thể thủng, tây vẫn mua nhiều

3. lúc thủng đáy 1000 tôi nghĩ chính phủ sẽ cứu giá, tây mua nhiều thì mình bán làm gì ?

4. lúc xuống 950 điểm tôi tự nhủ, chính phủ mới sắp thành lập, chắc sẽ có chính sách hỗ trợ thôi, với cả BCTC quý 2 ra, bà con sẽ phân khởi mua vào, thị trường sẽ lên mạnh

5. lúc xuống 920 điểm tôi nghĩ: chỉ là khớp lệnh liên tục thôi, tuần sau tâm lý ổn định, thủ tướng đến gõ chiêng thành lập HOSTC, sẽ lại lên ngay ấy mà...

6. lúc thủng 900 điểm, tôi nghĩ gần đáy lắm rồi

7. lúc xuống 850 điểm, tôi tự an ủi: ai cũng thua lỗ cả, với cả cổ phiếu mình cầm giảm tới đáy rồi, giờ là lúc mua vào.....

8..........Lúc ở trên cầu Long Biên, tôi biết mình nhảy xuống nước sẽ không có thằng nào vớt mình lên.......

Và kết cục là tôi chết thảm ...........

------------------88888888-------------88888888-------

Các bác chú ý nhé, hôm nay mới gần đi đến hồi kết ( giai đoạn số 7 ở nhật ký của 1 nhà đầu tư )

giai đoạn số 8 sắp đến rồi đó...

chúc các bác lên tàu hôm nay trúng đậm ( chứ đừng sang giai đoạn 8 )

em ngồi buôn chuyện thôi...không mua gì nữa....

Phần 2: nhật ký của 1 nhà đầu tư:

- Hôm nay tuần 15 liên tiếp mất điểm, chỉ có 764 thôi, ko có cuộc cứu giá nào của chính phủ, các tin công bố KQKD tung ra cổ phiếu chỉ lên 1 - 2 đợt khớp lệnh rồi lại bị bán tháo, mình không hiểu tại sao nữa....

- Sức chịu đựng của mình có giới hạn, mình đã thua lỗ tới 50% tổng tài sản rồi, ăn cả vào vốn vay của bạn bè, họ hàng,

- Tết sắp đến nơi rồi, làm sao trả hết nợ đây ? thôi ngày mai mình bán rồi kiếm lô đất nào gần sông Hồng nương náu vậy .....

Tiếp tục phần 2:

Nhật ký của một Trader !

Hì, mình đã quyết tâm bán để ăn tết cho vui vẻ, may quá, trước tết thị trường lên tới 859 điểm, mình đã thanh lý gần hết đống cổ phiếu nắm trong tay, khoảng 70% danh mục đầu tư, đau lắm, nhưng cut loss xong mình thấy thanh thản.....

Mấy ngày tết, dân chứng khoán năm nay im như thóc, gặp ai gợi chuyện mình toàn đánh trống lảng sang đề tài khác, tối về, vợ nó cứ cằn nhằn xót của.....cả gia tài tích cóp chục năm trời chứ có ít đâu...

Hôm nay nhìn lại bảng giao dịch, thấy chứng khoán lại xuống, cũng may, mình bán gần hết rồi, nhưng vẫn còn tới 30% , tính sao bây giờ ?

Đêm lạnh, nước sông Hồng mới lên, rét lắm......

Phần 3: hồi kết:

Thế là mình đã thanh lý được toàn bộ số tài sản, mấy hôm rồi, ck giảm xuống tới 687 điểm, kinh hoàng, nếu mình không kịp thời cut loss thì có lẽ giờ này mình đã nằm dưới đáy sông rồi.....

Hôm nay, ông bạn vàng của mình lại bảo vừa nhập hàng vào, chả biết chia buồn hay chia vui nữa, giờ thấy nó mong manh quá....

Sáng ra, đang ngồi nghe bản tin sáng, thì vợ mình xin tiền đi chợ, mình vẫn đưa 80k đi chợ cả ngày như mọi hôm, thế mà con vợ nó đòi 150k, nó bảo giờ đưa 80k, thì có mà chả đủ mua được mớ rau muống, xăng tăng lên 15% nữa rồi kia kìa....

Mình giật mình, thế mà mình cứ tưởng đống tiền còm còn lại gửi được lãi suất cao, bù lạm phát cơ đấy.....

--------------*****8--------------******--------

Ngày....tháng....năm ......

Tôi nhìn bảng điện tử trắng xoá, giờ chỉ còn 600 điểm, cả gia tài của tôi gần như đã sạch bong, cả thành quả lao động gần chục năm trời cũng biến mất.....

Tôi lại nhìn 2 đứa con tôi ở nhà, tôi thấy tôi có tội với vợ con, 2 năm, tiền kiếm được như bọt bèo phù du, lao vào những cuộc nhậu nhẹt thâu đêm suốt sáng, giờ là lúc tôi nghĩ cách phải trả nợ ngân hàng....

Tôi lại làm lại từ đầu, và bằng 2 bàn tay trắng....

Hy vọng 10 năm nữa, khi 2 đứa con tôi lớn lên, nó sẽ biết thế nào là cuộc sống......

Tôi vẫn còn gia đình, bạn bè, cuộc đời còn dài lắm

Xin khép lại nhật ký ở đây - 10 năm nữa, có ai vô tình đọc được, xin hãy nhớ, tiền kiếm được trên thị trường chỉ là tiền vay nóng - và tiền, có thể làm cuộc sống tốt hơn, chứ không làm bạn hạnh phúc hơn......

-----------------------------

Ngày......tháng.......năm

Thằng bạn mình dính vào vàng, ăn được 1 vụ thế là ku cậu quất thật lực, gặp đúng hôm OPEC nó mở van dầu, vàng chạy 1 lèo về thẳng 975, giờ đang kêu ầm lên vì lỗ......

Ngày.......tháng......năm

SCIC cứu giá, mình cũng không vào, vợ mình cứ ở nhà đòi mua, hôm qua mình cắn răng tranh mua ACB và SSI giá trần, hôm nay lỗ mất hơn chục phần trăm, điên thật !!

Hy vọng mai SCIC bơm tiền, cứu mình lên .......

chắc 583 là đáy, có SCIC đỡ rồi, sợ gì nữa ?

Dự đoán, thị trường sẽ lên 1000 điểm vào cuối năm !

by LCTV

Gửi lúc 17:17, 11/03/08

Monday, March 10, 2008

Vn-Index bước vào phiên 'thử lửa'

Thứ ba, 11/3/2008, 02:00 GMT+7Bản để inGửi cho bạn bè

Vn-Index bước vào phiên 'thử lửa'

Sau 3 phiên liên tiếp tăng điểm, hôm nay thị trường sẽ bước vào một phiên giằng co mạnh, khi đến thời điểm T+4 của những người đã gom hàng lúc Vn-Index rơi khỏi mốc 600 ngày 5/3. Mọi đôi mắt đang dồn về SCIC, sau phiên "cứu giá" thành công của siêu tổng trong ngày 10/3.

Chuyên gia Huỳnh Anh Tuấn nhận định, phiên này sẽ là thế trận giằng co, để nếu Vn-Index vượt qua được, đà tăng điểm sẽ phần nào được khẳng định. "Phiên tới sẽ là bước đệm cho thị trường xác định xu hướng có tăng tiếp hay không", ông Tuấn nói.

Ngày 11/3 là thời điểm T+4 của những người gom hàng ở mức giá thấp khi Vn-Index chạm mức 583 điểm hôm 5/3. Đây có thể sẽ là cơ hội cho những nhà đầu tư này đẩy hàng đi để hiện thực hóa lợi nhuận.

Nhóm phân tích của Công ty chứng khoán Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMES) đánh giá, ngày 10/3 cũng là một phiên quan trọng, vì một số người mua cổ phiếu từ thứ 3 tuần trước (4/3), nhất là các tay "lướt sóng" bắt đầu bán ra và SCIC đã thể hiện rõ vai trò nâng đỡ thị trường của mình.

Vn-Index có thể sẽ trải qua một phiên kịch tính vào ngày mai.
Ảnh: Hoàng Hà.

Cũng theo SMES, SCIC đã tập trung vào một số mã trụ cột của Vn-Index để mua vào, nhằm giữ mức tăng điểm. Kết quả là Vn-Index tăng điểm một cách "an toàn". Theo nhóm phân tích, nếu đà này được duy trì một thời gian nữa, sẽ tạo được lực đẩy thị trường đi lên.

Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, Vn-Index đóng cửa tại 658,29, tăng 18,15 điểm so với tuần trước, tương đương 2,83%. Khối lượng giao dịch qua khớp lệnh lên tới 25,1 triệu cổ phiếu, tăng gần 90% so với phiên trước với tổng giá trị 1.489 tỷ đồng.

Ngay từ đầu phiên, các mã đã ào ào tăng giá. Song càng về sau, sự chọn lọc trong các lệnh mua càng thể hiện rõ, khi màu đỏ lan dần sang những mã ít khả năng làm nên biến động trên thị trường.

Dự kiến "sứ mạng" của SCIC sẽ kết thúc khi thị trường xác lập xu hướng vững chắc. Song đến nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định được đến khi nào và ở ngưỡng điểm bao nhiêu, có thể khẳng định xu hướng này.

Trao đổi với VnExpress, ông Lê Song Lai, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), cho hay, hiện SCIC và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vẫn nghiên cứu để xác định ngưỡng điểm vững chắc của thị trường.

Cũng theo Phó tổng giám đốc SCIC, đến nay siêu tổng công ty chưa gom cổ phiếu của công ty niêm yết nào đến ngưỡng 5% cổ phần, tỷ lệ đủ lớn để trở thành một cổ đông lớn và phải công bố thông tin. Ông này khẳng định, một khi SCIC "cán đích" 5%, siêu tổng cũng sẽ tuân thủ những quy định về công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Theo ông Lê Song Lai, việc các tay lướt sóng xả hàng trong thời điểm này là không tránh khỏi. SCIC đã dự trù những biện pháp để hạn chế ảnh hưởng tới việc gom hàng cũng như diễn biến thị trường.

Theo ông Huỳnh Anh Tuấn, việc các mã tăng kịch trần như 2 phiên cuối tuần trước sẽ khó xảy ra vào hôm nay. "Sẽ không có xu hướng tăng hay giảm theo kiểu "nghiêng xuồng", mà bên mua cũng như bên bán sẽ theo dõi từng diễn biến trên thị trường để quyết định tiếp theo", ông Tuấn nhận định.

Theo vị chuyên gia này, sức mua trên thị trường vẫn lớn, nên có thể Vn-Index sẽ không bị rơi khỏi ngưỡng mới xác lập. Mặt khác, nhà đầu tư cá nhân hiện cũng muốn gom hàng, một phần vì kỳ vọng giá cao hơn ở những phiên sau, một phần vì họ đã yên tâm khi có một lực đỡ phía sau là SCIC. Biết rằng SCIC sẽ không để Vn-Index rơi trở lại xuống dưới 600 điểm như tuần trước, họ sẽ duy trì mua vào.

Thêm vào đó, nhà đầu tư nước ngoài mua vào mạnh trong phiên đầu tuần cũng là một yếu tố giúp nhà đầu tư trong nước vững tâm hơn. Sau khi tăng bán ra vào phiên Vn-Index tăng kịch trần cuối tuần vừa qua, nhà đầu tư nước ngoài lại bắt đầu mua vào mạnh. Riêng tại sàn TP HCM, họ bỏ ra trên 303 tỷ đồng để gom hàng, gấp 3 lần bán ra.

Ông Tuấn nhận định, xu hướng thị trường hôm nay sẽ phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến đợt khớp lệnh mở cửa. "Nếu đợt đầu tiên Vn-Index rơi điểm, ngay đợt sau chỉ số sẽ lại nhích lên do mua vào tăng, và ngược lại", vị chuyên gia này nhận định.

Vị chuyên gia này cũng cho rằng, thị trường rất cần những phiên "thử lửa" để xác lập xu hướng vững chắc. "Nếu cứ băng băng đi lên, lại có thể có những nguy cơ. Phải có những phiên tranh giành quyết liệt mới giúp thị trường ổn định trở lại", ông Tuấn nói.

Nguyễn Minh

Sunday, March 9, 2008

Australia 'on verge of recession'

Australia 'on verge of recession'

By David Uren

March 10, 2008 03:21am

  • Looming economic downturn predicted
  • Home and share markets to plummet
  • China's growth won't insulate Australia

THE economy is headed for recession next year, with a 50 per cent plunge in share values and a double-digit drop in house prices - that's what one analyst says.

While the Reserve Bank takes a largely benign view of the unfolding credit crisis, believing China's growth will insulate us from its worst consequences, others are less sanguine.

Morgan Stanley's chief market strategist Gerard Minack introduced a brief to clients last week saying: "I'm bearish - really bearish."

He argues that Australia will be dragged into recession by a slowing world economy, the tightening grip of the credit crisis, and the effects of the Reserve Bank's succession of interest rate hikes.

Economists are often trapped by the inertia of the moment, failing to see the magnitude of both booms and busts and being forced into constant revisions of their forecasts.

This makes Minack, who takes a long view, worth listening to.

He argues that the market is coming to the end of its fifth bull run since the beginning of the 20th century.

The bear markets that followed produced falls in the region of 50 per cent and lasted for two to three years.

The problem is not that the market is overvalued, relative to earnings, but rather that earnings are themselves inflated and headed for a fall.

Based on profit figures back to 1970, earnings are 44 per cent above their long-term trend.

In the three recessions since then, real earnings per share fell by between 36 and 65 per cent from peak to trough.

"You've got to argue that earnings do revert to their mean. On almost every measure we've got for earnings, be it profit share of GDP, return on assets or margins, it looks unsustainable," he says.

Earnings have been inflated by spendthrift households running down their savings. While the Reserve Bank has argued that fears about housing debt are without foundation because household balance sheets are strong, Minack says the picture looks a lot worse when you look instead at household cash flow.

The latest annual national accounts show the household sector remains cashflow negative, with the deficit of 3.75 per cent of GDP accounting for half the current - account deficit.

Besides, he says, household balance sheets also looked fantastic in Japan in 1990, before its lost a decade of economic growth.

Minack is not persuaded by the proposition that Australia's housing market is somehow immune from the excesses of the US.

Australians have more leverage, are as reliant upon equity extraction and base their household balance sheet on a housing stock that is far more expensive than their US equivalents.

The household sector is booming at present, but is vulnerable to any reversal in fortune. The moment unemployment starts to rise, people will start defaulting on their housing loans.

The view that Australia will be saved by China and the resources boom underestimates the magnitude of the forces ranged against us.

China's growth may continue to require large flows of commodities, but commodity markets at present are being driven by speculative money that can flee as quickly as it came.

Base metals prices could fall by 40 per cent and bulk commodities by 15 per cent without heralding the end of the Chinese driven "super-cycle".

Commodity markets are facing not only the prospect of a recession in the US, but also the possibility of recessions in Japan and Britain, with a slowdown in Europe.

The long-awaited rise in the volume of mining exports will not save us, with Minack calculating it will raise GDP by, at most, 0.1 or 0.2 percentage points.

The terms of trade, by contrast, has lifted GDP by about 9 per cent, while the increase in business investment caused by the resources boom has added about 3.5 percentage points.

"People react as though there is some injustice. Here we are with the market down 20 per cent, when our economy looks strong and China keeps growing," he said.

"People miss the point that we're hugely wrapped up in the global credit crunch because we are one of the world's largest issuers of capital, with the most over-priced finance sector in the developed world and a rickety housing sector.

"People think we're Teflon coated because of links to China. I don't think that's true."

The point of listening to bears is that they have taken hold of the markets.

Minack says if you took the spreads on credit-default swaps literally, you would be forecasting financial Armageddon. Based on the latest benchmarks for default spreads, 7.8 per cent of investment grade corporate debt in the US is expected to default, more than double the worst actual default rate in the last 40 years.

Credit markets do not expect Australia to remain immune, with default spreads on corporations here rising in line with those in Europe and the US.

Markets overshoot - and Minack believes they have - but he is not convinced they have yet reached their bottom.

It reverses the overshoot when margins were so unrealistically low that investors took on huge leverage so that they could make a return. The point about the panic in credit markets is that it affects the real economy.

"That's why there's no point in asking whether the credit markets or the equity markets have it right," he said.

"Dislocation in credit markets puts a cloud over the economy and over equity."

It is an unfriendly environment for one of the world's largest debtor economies.

Shares
Reality ... Investors in the big banks are being hit hard by the credit crunch

AUSTRALIAN shares hit a fresh 2008 low today after bleak US jobs data added to mounting evidence that the US was in a recession, while local banks have plunged on the global financial crisis.

The benchmark S&P/ASX 200 index had fallen 82.7 points to 5181.3 by 12.13pm AEDT, down 1.6 per cent.

In early trade, the benchmark S&P/ASX 200 index fell 99.4 points to 5164.6, its lowest since October 2006 and adding to a 3.2 per cent fall on Friday.

The previous 2008 low of 5186.8 was set on January 22.

All the banks were lower at 12.15pm AEDT, plunging to shock new low levels.

By 2.25pm AEDT, Commonwealth had dropped 75 cents or almost 2 per cent to $38.60, ANZ was down 3 per cent or 60 cents to $19.66, National Australia Bank had lost 55 cents to $26.38 or 2 per cent and Westpac had shed 42 cents to $20.72 or 2 per cent.

At 2.36pm, AEDT Macquarie Group , Australia's biggest investment bank, fell 0.5 per cent to $45.22, after rising as much as 2.4 per cent in early trade.

Survey: Have you been hurt by rising rates? US crisis leads sell-off

More poor US economic data on Friday, this time from a grim jobs report, saw US stock markets fall to their lowest in 19 months.

US employers cut 63,000 non-farm jobs in February, the steepest fall in nearly five years, after having eliminated a revised 22,000 in January. Wall Street economists had forecast 25,000 positions were added in February.

The Australian dollar has also been dumped on financial markets

By 9.34am AEDT, the Aussie was quoted at $US0.9271/74, down from $US0.9288 here late on Friday. It had fallen to a low of 0.9247 in offshore trade as high yeilding currencies and riskier assets were dumped by investors.

Losses across board

At 12 noon, mining giant BHP Billiton had dropped $1.13 to $37.75 while the company it wants to buy, Rio Tinto, jettisoned $3.42 to $127.78.

Elsewhere, in the resources sector, energy stocks were lower with Woodside Petroleum off 38 cents at $56.12, Oil Search down six cents at $4.29 and Santos down four cents at $12.36.

By 12.18pm AEDT, Woolworths was 71 cents lower at $27.99 and the owner of Coles, Wesfarmers, had shed 61 cents to $37.11. David Jones fell 19 cents, or 4.99 per cent, to $3.62.

News Corporation lost lost 30 cents to $19.95, its non-voting scrip shed 17 cents to $19.38 and Consolidated Media declined eight cents to $3.79.

Telstra lost eleven cents to $4.26 and Qantas also lost eleven cents to $3.92.

By 2.38pm AEDT, Babcock & Brown was up 2 cents to $13.98 after falling as much as 7.6 per cent in early trade.

The investment bank and asset manager said it had retired over $250 million of short-term margin loans and has received commitments to refinance all other outstanding margin loans. It also reaffirmed its 2008 group net profit forecast of $750 million.

With Reuters and AAP


Kinh tế

Blog Archive

Topics