Kênh thông tin đầu tư ở Vietnam

Thursday, January 31, 2008

Giá nhà, đất tăng chưa từng thấy !

Ngày 01-02-2008, 09:05
Giá nhà, đất tăng chưa từng thấy !

Ảnh minh hoạ
Hàng loạt biện pháp bình ổn giá nhà, đất được đưa ra nhưng hầu như không tác dụng. Giá đất tăng từng ngày khiến kẻ mua, người bán đều ngỡ ngàng, không biết là lời hay lỗ...

Một tuần mất 2 tỉ đồng

Nếu như năm 2007, sốt đất ở TP.HCM tập trung vào những dự án ở quận 2, 7, huyện Nhà Bè thì bước sang năm 2008, đã lan sang nhiều quận khác. Giá nhà đất sốt đến mức, có người chỉ mới vừa đặt cọc đã thấy lời được nửa tỉ đồng. Đó là trường hợp của chị Hà (Phú Nhuận). Căn nhà chị Hà mua có diện tích 36m2 với giá 1,5 tỉ đồng. Chị mới đặt cọc 100 triệu đồng thì giá nhà tại khu này đột ngột tăng mạnh. Theo lời chị Hà, các căn tương tự bên cạnh đã được "hét" với giá 120 cây vàng, tương đương khoảng 2 tỉ đồng. "Giá nhà lên nhanh quá, chỉ sợ chủ nhà "lật kèo" không bán nữa" - chị Hà lo lắng.

Ngược với chị Hà là trường hợp của chị Nguyệt, người sở hữu căn biệt thự 240m2 tại đường Nguyễn Thị Thập, quận 7 (TP.HCM). Chị Nguyệt kể, do làm ăn thua lỗ, chị quyết định bán căn biệt thự để lấy vốn kinh doanh. Sau nhiều lần khảo giá và nhờ "cò" giới thiệu, giá bán được hai bên thỏa thuận là 8 tỉ đồng. Bên mua đặt cọc 1 tỉ đồng, sau khi ra công chứng sẽ giao 6 tỉ đồng và thanh toán nốt 1 tỉ đồng còn lại khi sang tên giấy chủ quyền. Vụ mua bán mới đến giai đoạn "công chứng", nghĩa là chỉ 1 tuần sau đó thì "cò" nhà đất tìm chị cho biết, có khách hàng khác đồng ý trả 10 tỉ đồng cho căn biệt thự của chị. Chị Nguyệt xót xa: "Chỉ trong 1 tuần mất đứt 2 tỉ đồng, tiếc đứt ruột nhưng phải chấp nhận; vì nếu không phải đền số tiền bằng bên bán đã giao cho mình là 7 tỉ đồng".

Giá nhà, đất tăng đến mức, có người tự dưng trở thành tỉ phú với tài sản lên tới vài chục tỉ đồng mà vẫn không tin đó là sự thật. Chị Mai, người sở hữu căn biệt thự tại khu biệt thự cao cấp Sadeco (Bình Chánh) kể, căn biệt thự của chị có diện tích 360m2 được mua với giá 9 triệu đồng/m2 cách đây chưa đầy 3 năm. Mua rồi nhưng chị cũng rầu vì "không khí thoáng đãng, trong lành nhưng ở đây chẳng có chợ búa gì hết, bất tiện lắm. Nhiều khi bạn bè đến, muốn mua bao thuốc cũng phải xách xe chạy ra tận Phú Mỹ Hưng". Năm 2007, đất tại khu này bắt đầu tăng mạnh. Cách đây 1 tháng, giá giao dịch thành công là 50 triệu đồng/m2 nhưng đến thời điểm hiện tại, mức giá đã lên tới 67 triệu đồng/m2 khu vực đường nội bộ, còn đường bờ sông lên tới 80 triệu đồng/m2 mà lúc nào cũng trong tình trạng "không có hàng". Căn biệt thự của chị Mai hiện nay được định giá gần 30 tỉ đồng - một cái giá mà chị không bao giờ tưởng tượng nổi!

Căn hộ cao cấp giá tăng từng ngày

Nối tiếp những vụ mua bán căn hộ ầm ĩ trong năm 2007, đầu năm 2008 người ta tiếp tục chứng kiến cảnh chen lấn, xếp hàng mua căn hộ cao cấp Hoàng Anh Gia Lai ở phường Thảo Điền (Q.2). Có thể nói, giá căn hộ chung cư tại các dự án đã, đang và sắp khởi công tăng từng ngày và nóng hơn năm 2007 rất nhiều. Giá tăng cao, nhanh đến mức cả người mua và người bán đều ngơ ngẩn không biết là thực hay ảo. Anh Hoàng, người vừa bán căn hộ 71m2 tại chung cư H3, đường Hoàng Diệu (Q.4) còn chưa hết bàng hoàng bởi chỉ trong vòng 2 ngày sau khi ký hợp đồng đặt cọc với giá bán 31 triệu đồng/m2, giá căn hộ tại chung cư này đã tăng lên 34 - 35 triệu đồng/m2. Anh Hoàng mua căn hộ này cách đây gần 1 năm với giá 11,9 triệu đồng/m2, như vậy mỗi m2 anh lãi gần 20 triệu đồng mà vẫn ấm ức bởi "chỉ trong 2 ngày mất gần 200 triệu đồng".

Cũng chỉ giữa tháng 1.2008, giá căn hộ tại chung cư H2, đường Hoàng Diệu (Q.4) còn được rao bán với giá 20,5 triệu đồng/m2, nay đã tăng lên 27 triệu đồng/m2 (chưa có nhà). Trong trào lưu sốt căn hộ chung cư cao cấp, quận 4 nổi lên như một "điểm nóng" bởi vị trí gần trung tâm TP.HCM. Chung cư Khánh Hội cách đây khoảng 1 tháng mới được giao dịch với giá 18 triệu đồng/m2 thì giá mua bán thực tế hiện nay đã lên 24 - 26 triệu đồng/m2 tùy vị trí từng căn. Nửa năm trước, giá căn hộ tại chung cư Vạn Đô (Q.4) chỉ khoảng 9 triệu đồng/m2 còn bị chê ỏng chê eo thì nay đã tăng lên 28 triệu đồng/m2 "không bớt một ly vì ra Tết giá còn tăng nữa" - chủ nhà nói chắc như đinh đóng cột.

Lãi hay lỗ?

Giá nhà, đất tăng từng ngày và đang ở mức đỉnh khiến các vụ sang tay mang lại lợi nhuận rất cao cho giới đầu cơ. Nhưng cũng do giá bất động sản quá cao nên một câu hỏi được đặt ra là thực chất họ đang lãi hay lỗ? Anh Hoàng - người vừa bán căn hộ tại chung cư H3, đường Hoàng Diệu nói trên - cho biết, vụ mua bán này mang lại cho anh 1,4 tỉ đồng tiền lời. So với vốn bỏ ra là 840 triệu đồng thì có thể nói đây là siêu lợi nhuận. Nhưng với tổng số tiền 2,2 tỉ đồng vừa nhận từ người mua, anh mới "ngộ" ra, số tiền này quá nhỏ để anh có thể mua lại căn hộ chung cư khác như dự tính bởi giá các căn hộ ở khắp nơi đều quá cao. "Tưởng là lãi mà bây giờ tìm đỏ mắt chẳng thấy được căn hộ nào tương tự với giá thấp hơn", anh Hoàng nói. Theo một chuyên gia kinh tế, đây là đòn khá "hóc" đối với các tay đầu cơ bất động sản. Tuy nhiên, khổ nhất vẫn là những người nghèo, bởi giá nhà đất càng cao thì ước mơ có một căn nhà hay một "tấc đất cắm dùi" đối với họ càng trở nên xa tầm với...

Theo TN

Wednesday, January 30, 2008

2008: VN-Index sẽ tăng 36%?

Ngày 31-01-2008, 11:45
VN-Index sẽ tăng 36%?

Thị trường đang có dấu hiệu phục hồi, song vẫn tiềm ẩn những yếu tố kìm hãm sức cầu.
(ĐTCK-online) 59,84 điểm là khoảng cách chênh lệch dương giữa VN-Index đóng cửa ngày 29/1/2008 và thời điểm kết thúc năm 2006 (751,77 điểm). Nếu so sánh với mức "đáy tạm thời" của VN-Index ngày 24/1/2008 là 764,13 điểm thì mức chênh lệch này chỉ còn 12,36 điểm. Với một khoảng chênh lệch nhỏ như vậy cho thấy, lợi ích mà thị trường mang lại cho các thành viên năm 2007 là rất nhỏ.

Có một điều mà từ lâu người ta vẫn nghe, đấy là: nên đầu tư dài hạn. Nhưng xem chừng, những người đầu tư dài hạn đến thời điểm này đã không chịu đựng được nữa, bởi thị trường vẫn liên tục giảm.

Giám đốc phụ trách đầu tư của một CTCK lớn cho biết: "Khi VN-Index giảm xuống mức 850 điểm, giá nhiều mã chứng khoán thấy đã rất hợp lý, khó thể rẻ hơn được nữa. Thế là dồn hết số hạn mức cho danh mục, thậm chí còn "lậm" thêm cả 20% vốn để mua vào. Vậy mà, tính đến bây giờ mất tới gần 30%. Thôi, đành dài hạn vậy!"

Với nhiều nhà đầu tư cá nhân, một niềm vui theo kiểu "AQ chính truyện" cũng giúp an ủi phần nào: thiên hạ chết cả, chứ riêng gì ai? Chính vì vậy, nhiều nhà đầu tư buộc chuyển hướng dài hạn, lỗ 10% hay 15% đã là thành công lắm lắm! Lúc đấy mới thấm thía câu: đứng im cũng là hành động!

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước cũng "ngâm cứu" mong tìm giải pháp thúc đẩy thị trường đi lên.

Điều quan trọng là chính những gì nhà đầu tư suy nghĩ. Nếu 4 tháng trước, VN-Index chỉ cần chạm ngưỡng 900 điểm là nhà đầu tư ồ ạt mua vào thì hiện nay, VN-Index phá đáy nhiều phiên mà lượng cầu vẫn chưa thấy đi lên, giá nhiều mã chứng khoán chẳng ai nghĩ có thể giảm mạnh như vậy.

Liệu chất lượng hoạt động của doanh nghiệp kém đi? Qua khảo sát, các ngân hàng báo cáo kết quả lợi nhuận hết sức khả quan. Nhưng giá cổ phiếu vẫn không tăng? Hóa ra, tại giá VCB đang là con đập lớn! VCB "to" thế mà giá chỉ 100.000 đồng/cổ phiếu, ACB thì cứ chờ đấy nhé, dẫu có là ngân hàng cổ phần tốt nhất cũng đừng mơ mà lên cao được! Lên sàn, hỏi nhà đầu tư, ai cũng bảo: "Giá thấp quá rồi, rẻ quá rồi mà sao chẳng ai mua?". Nhưng hỏi: "Anh/chị có mua không?". Câu trả lời lại là: "Chờ tiếp đã, xem họ có mua không thì mình mới mua".

Đã là cổ phiếu ngân hàng nhất định phải quy chiếu theo VCB vì VCB đang là ngân hàng "to" nhất. VN-Index giảm mạnh, cổ phiếu dù tốt, giá dù rẻ vẫn không mua. Nhất định phải chờ thiên hạ mua trước! Đây là điểm khác biệt giữa nhà đầu tư có bản lĩnh và nhà đầu tư "yếu ớt". Cuộc đấu giá Đạm Phú Mỹ cũng đã cho thấy sự khác biệt này. Và rất có thể, trong thời gian tới, cổ phiếu của Sabeco cũng sẽ là công cụ đánh giá mức độ bản lĩnh của mỗi người đầu tư.

Trước đây, khi REE chưa niêm yết, Quỹ VinaCapital đã mạnh dạn cho REE vay vốn với chi phí thấp kèm điều kiện phải bán cổ phiếu cho Quỹ và REE phải niêm yết ngay khi có sàn giao dịch. Điều này cho thấy tầm nhìn dài hạn của một nhà kinh doanh thành đạt. Và bài học rút ra là: phải mạnh dạn hy sinh cái nhỏ để đánh đổi cái lớn. Vậy, tại sao chúng ta luôn phải chờ đợi phản ứng của đám đông trước khi đầu tư thay vì mạnh dạn là con chim đầu đàn?

Trở lại với tâm lý nhà đầu tư trong nước, có thể nói rằng, chúng ta, những nhà đầu tư cá nhân chịu khá nhiều ảnh hưởng từ báo cáo của các tổ chức nước ngoài. Và sự thật là, sự tin tưởng đó có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp giúp báo cáo của các tổ chức lớn thành hiện thực. HSBC đã từng nhận định: VN-Index cuối năm 2007 sẽ khoảng 900 điểm.

Không ai trong số chúng ta tin như vậy, thậm chí giai đoạn tháng 10/2007, VN-Index còn đạt mức rất cao: 1105,21 điểm (15/10/2007). Tuy nhiên, phiên giao dịch ngày 28/12/2007 (phiên cuối cùng của năm 2007), VN-Index chỉ đạt 927,02 điểm. Hóa ra, HSBC đúng! Giả thiết nhận định của HSBC tiếp tục đáng tin cậy thì cuối năm 2008, VN-Index dự kiến khoảng 1.100 điểm. Nếu so sánh với thời điểm hiện tại là 811,8 điểm thì VN-Index sẽ tăng khoảng 36%. Một tỷ lệ tăng trưởng không hề nhỏ!

Thị trường đang có dấu hiệu phục hồi, song những vẫn tiềm ẩn những yếu tố kìm hãm sức cầu. Không lẽ UBCK ra lệnh cho CTCK, các quỹ phải mua vào để kích cầu? Hay Chính phủ phải chi tiền ra để mua cổ phiếu? Hay doanh nghiệp phải tạm thời ngưng sử dụng vốn đầu tư để mua lại cổ phiếu nhằm giảm cung, tăng cầu? Ai có thể kích thích TTCK nếu không phải là những người đang đầu tư chứng khoán?

Hoàng Hương
Ngày 31-01-2008, 12:27
31/1: Phục hồi vào cuối giờ, VN-Index có phiên tăng điểm thứ 5 liên tiếp

Việc tăng giá liên tiếp 4 phiên trước đó đã tạo đà cho xu hướng đi lên của thị trường chứng khoán Việt Nam, và hôm nay VN-Index tiếp tục có phiên tăng điểm thứ 5 với cú lội ngược dòng ở những phút cuối.

Kết thúc giao dịch hôm nay, VN-Index tăng nhẹ 1,01 điểm (tương đương tăng 0,11%) lên 844,11 điểm. Khối lượng giao dịch hôm nay vẫn tiếp tục tăng hơn so với phiên hôm qua khi đạt 13.173.050 đơn vị, giá trị giao dịch đạt 987,56 tỷ đồng.

Trong tổng số 148 mã chứng khoán niêm yết có 26 mã giữ giá tham chiếu, 46 mã giảm giá và 76 mã tăng giá.

Hôm nay sàn HOSE đón chào thêm cổ phiếu thứ 148 của CTCP Du Lịch và Thương Mại Vinpearl, với mã chứng khoán VPL và số lượng cổ phiếu đưa vào giao dịch là 100 triệu cổ phiếu. Kết thúc phiên giao dịch VPL đóng cửa ở giá 136.000 đồng/cổ phiếu, với 61.260 cổ phiếu được chuyển nhượng.

Top 10 cổ phiếu có mức vốn hoá lớn nhất thị trường có 6 mã giảm giá, 2 mã đứng giá và 2 mã tăng giá.

Cụ thể, VNM của Vinamilk tăng trần 6.000 đồng lên 142.000 đồng/cổ phiếu với 360.200 cổ phiếu được chuyển nhượng. VIC của Vincom tăng 3.000 đồng lên 103.000 đồng/cổ phiếu với 181.330 cổ phiếu được khớp lệnh.

2 mã giữ giá tham chiếu là ITA của CTCP KCN Tân Tạo và STB của Sacombank lần lượt đứng ở mức giá 120.000 đồng/cổ phiếu và 64.500 đồng/cổ phiếu.

Các mã giảm giá gồm có DP của Đạm Phú Mỹ giảm 500 đồng xuống 67.500 đồng/cổ phiếu; 2 cổ phiếu FPT và SSI cùng giảm 3.000 đồng xuống tương ứng 197.000 đồng/cổ phiếu và 141.000 đồng/cổ phiếu; HPG của Hoà Phát và SJS của Sudico cùng nhau giảm 2.000 đồng xuống còn 98.000 đồng/cổ phiếu và 250.000 đồng/cổ phiếu.

Bên cạnh đó, các cổ phiếu nhỏ cũng có khá nhiều cổ phiếu tăng trần như PVT, SMC, SFI, UNI, VFC, BTC, DIC...

Về khối lượng khớp lệnh, STB vẫn dẫn đầu với 1.615.820 cp, tiếp đến là DPM với 1554.860 cp, SSI với 553.580 cp, VNM với 360.200 cp, VTO 336.770 cp. Ngoài ra, còn có nhiều mã cổ phiếu có khối lượng khớp lệnh trên 100.000 đơn vị.


Sẽ “bội thực” cổ phiếu ngân hàng?

Ngày 31-01-2008, 11:59
Sẽ “bội thực” cổ phiếu ngân hàng?

Hàng loạt ngân hàng có kế hoạch tăng vốn, mở chi nhánh, nâng cấp công nghệ...
(ĐTCK-online) Ngay trong tháng 1/2008 đã có 5 ngân hàng thương mại cổ phần được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận về nguyên tắc thành lập và hoạt động, đó là các ngân hàng: Đông Dương Thương Tín, Năng lượng, Ngoại thương châu Á, Bảo Tín và Ngôi sao Việt Nam. Trước đó, trong năm 2007 đã có 4 ngân hàng được chấp thuận trên nguyên tắc là Bảo Việt, Liên Việt, FPT và Dầu khí.

Hầu hết ngân hàng trên đều được sự trợ giúp của các “đại gia” kinh tế, tài chính. Cụ thể, cổ đông sáng lập chủ yếu của Ngân hàng TMCP Năng lượng là các tổng công ty: Than - Khoáng sản Việt Nam, Sông Đà, Lắp máy Việt Nam và Vinaconex; cổ đông của Ngân hàng TMCP Ngoại thương châu Á là Vietcombank, CTCP Đầu tư và Sản xuất giày Thái Bình, Công ty TNHH Thương mại Thiên Đức; cổ đông của Ngân hàng TMCP Ngôi sao Việt Nam là Tổng công ty Hóa chất Việt Nam, Techcombank, CTCP Công nghiệp Tân Tạo; cổ đông của Ngân hàng TMCP Dầu khí là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam; cổ đông của Ngân hàng FPT là CTCP Đầu tư Phát triển Công nghệ FPT; cổ đông của Ngân hàng Bảo Việt là Tập đoàn Bảo Việt, Vinamilk…

Với một loạt cổ đông vốn là những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng và nhu cầu sử dụng vốn lớn (như FPT, Bảo Việt, Vietcombank, Sông Đà…) nên hoạt động của những ngân hàng mới được đánh giá là không quá khó khăn trong những ngày đầu đi vào hoạt động. Chính vì vậy, năm 2008 được dự báo là một năm giao dịch sôi động của cổ phiếu ngân hàng, nhất là khi 4 ngân hàng khác đã có kế hoạch bán tiếp cổ phần cho các tổ chức nước ngoài; bên cạnh đó, hàng loạt ngân hàng có kế hoạch tăng vốn điều lệ, mở rộng chi nhánh, nâng cấp công nghệ…

Một quan chức NHNN cho rằng, việc một loạt tập đoàn tài chính, công nghiệp đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng là một yếu tố tạo sự hấp dẫn cho cổ phiếu ngành này. Ngoài ra, Nhà nước đang chuẩn bị ban hành quy chế quản lý thị trường OTC để thị trường này hoạt động hiệu quả, giá cổ phiếu trên thị trường OTC sẽ biến động gần hơn với thị trường chính thức và tính thanh khoản sẽ cao hơn nhiều so với hiện nay.

Theo các chuyên gia tài chính, thời gian qua, giá cổ phiếu ngân hàng trên thị trường OTC sụt giảm, giao dịch ế ẩm nhưng vẫn còn hấp dẫn. Vì ngành ngân hàng là một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh, có mức độ quản trị rủi ro chặt chẽ, đang có nhiều cơ hội hợp tác quốc tế… Tuy nhiên, để đầu tư chiến lược thì nên đầu tư vào cổ phần của ngân hàng có độ tin cậy cao. Còn trong ngắn hạn, nhà đầu tư cần lưu ý đến việc các ngân hàng đang tăng vốn mạnh, lượng cung cổ phiếu lớn có thể ảnh hưởng đến độ ổn định giá cổ phiếu trên thị trường. Ngoài ra, cũng cần chú ý đến lộ trình cổ phần hóa các ngân hàng quốc doanh. Việc cổ phần hóa được chia thành nhiều bước, nên sẽ có tình trạng cứ mỗi lần các ngân hàng này phát hành cổ phiếu mới thì giá cả trên thị trường sẽ biến động.

Một vấn đề khác là đừng để bị lóa mắt vì thương hiệu của những cổ đông góp vốn (tập đoàn kinh tế), mà không xem xét kỹ đến chiến lược kinh doanh của các ngân hàng mới. Vì không phải tập đoàn kinh tế mạnh nào đầu tư sang lĩnh vực khác cũng sẽ thành công.

Theo ông Nguyễn Duy Hưng, Tổng giám đốc CTCK Sài Gòn, nếu các ngân hàng mới thành lập không có một hướng đi mới và chiến lược kinh doanh khác hẳn các ngân hàng “đàn anh” thì rất khó có thể hấp dẫn nhà đầu tư. “Sẽ là mạo hiểm nếu đầu tư vào cổ phiếu của những ngân hàng mới nhưng vẫn theo một chiến lược cũ. Nếu như vậy, thà mua cổ phần của ngân hàng cũ còn an toàn hơn”, ông Hưng nhận định.

Gia Linh

30/1: Hầu hết cổ phiếu tăng trần, VN-Index bứt phá

Ngày 30-01-2008, 13:07
30/1: Hầu hết cổ phiếu tăng trần, VN-Index bứt phá

Hầu như tất cả các cổ phiếu trên sàn HOSE trong phiên giao dịch sáng này (30/1) tăng kịch trần, giúp VN-Index bứt phá mạnh mẽ với 31,49 điểm điểm (tương đương tăng 3,87%), đóng cửa ở mức 843,1 điểm. Khối lượng giao dịch khớp lệnh toàn phiên cũng tăng lên mạnh với 12,2 triệu đơn vị, tương đương trị giá 1.005,1 tỷ đồng.

Trong số 147 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn, có tới 143 mã tăng giá, chỉ có 4 mã giảm giá.

Trong số các cổ phiếu tăng giá, có tới 137 cổ phiếu tăng kịch trần vào cuối phiên giao dịch… Lượng dư mua ở mức giá tràn còn rất nhiều, trong khi lượng dư bán trống trơn ở hầu hết tất cả các mã.

Trong số 10 cổ phiếu có mức vốn hoá lớn nhất thị trường, chỉ có VNM của Vinamilk giảm sàn, còn lại đều tăng kịch trần.

Cụ thể, cổ phiếu STB của Ngân hàng Sacombank tăng 3.000 đồng (tăng 4,9%) lên 64.500 đồng/cp; DPM của Đạm Phú Mỹ tăng 3.000 đồng lên 68.000 đồng/cp; FPT của CTCP Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT tăng 9.000 đồng lên 200.000 đồng/cp; PPC của Nhiệt điện Phả Lại tăng 2.500 đồng lên 57.500 đồng/cp; SSI của Chứng khoán Sài Gòn tăng 6.000 đồng lên 144.000 đồng/cp.

Về khối lượng giao dịch, có 4 mã chứng khoán có khối lượng giao dịch đạt trên 500.000 đơn vị. Đứng đầu là STB với 1.767.370cp, tiếp đến là DPM với 1.473.030cp. PRUBF1 đứng ở vị trí thứ 3 với 766.090ccq và đứng thứ 4 là SSI với 694.340cp.



Đã có quyết định về sửa đổi 03

Cuối cùng, NHNN cũng đã có quyết định chính thức về sửa Chỉ thị 03
(ĐTCK-online) Ngày 29/1, Ngân hàng Nhà nước chính thức lên tiếng về chủ trương cho vay kinh doanh chứng khoán, theo hướng không áp dụng cứng nhắc tỷ lệ 3% trên tổng dư nợ như trước đây, thay vào đó sẽ kiểm soát thông qua áp dụng hệ số rủi ro và tính hạn mức trên vốn điều lệ nhằm đảm bảo an toàn.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng ban hành quy trình nghiệp vụ cho vay kinh doanh chứng khoán làm cơ sở cho việc thanh tra, giám sát hoạt động cho vay, đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng theo quy định của NHNN, nhất là tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%, có tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tín dụng dưới 5%, thực hiện hạch toán thống kê chính xác, báo cáo các khoản cho vay để phục vụ quản trị kinh doanh nội bộ và giám sát của NHNN.

Hệ số rủi ro của các khoản cho vay kinh doanh chứng khoán được áp dụng khoảng 200-250% để tính hệ số an toàn vốn tối thiểu, cao hơn mức quy định hiện nay (150%). NHNN đưa ra con số này với quan điểm cho rằng thị giá chứng khoán trên thị trường trong thời gian qua biến động khá lớn ở cả thị trường niêm yết và thị trường OTC. Quy định này sẽ có tác dụng yêu cầu các tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay một cách thận trọng.

Đáng chú ý hơn cả là dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán chỉ tương ứng khoảng 15-20% so với vốn điều lệ của tổ chức tín dụng. Biện pháp này theo lý giải của NHNN là nhằm gắn liền quy mô và rủi ro cho vay kinh doanh chứng khoán với khả năng vốn của tổ chức tín dụng. Cách làm này được các tổ chức quốc tế như IMF khuyến nghị áp dụng tại VN. Ngân hàng Nhà nước nhận định cơ chế cho vay này không quá mở rộng nhưng nhiều NHTM có dư nợ cho vay ở mức thấp so với vốn điều lệ vẫn có thể tiếp tục cho vay.

Thủy Nguyễn



Ngày 30-01-2008, 14:21
Nhà đầu tư nước ngoài sẽ được mua cổ phần bằng ngoại tệ

Theo Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh, Bộ Tài chính sẽ có một số quy định mới nhằm ổn định thị trường chứng khoán, trong đó có việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài trúng đấu giá cổ phần các công ty được thanh toán bằng ngoại tệ theo tỷ giá quy định.

Trong cuộc họp giao ban báo chí sáng 29/1, tại Hà Nội, ông Ninh cho biết Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu và công bố kế hoạch, nội dung dự thảo quyết định mới về cho vay chứng khoán; tiếp tục mua ngoại tệ để bảo đảm đủ nhu cầu và phù hợp với tình hình thị trường.

Bộ cũng có sự điều phối lịch trình đấu giá cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) các doanh nghiệp cổ phần hoá; chỉ đạo các doanh nghiệp cổ phần hoá lựa chọn các đối tác chiến lược phù hợp để bán cổ phiếu theo phương thức thoả thuận.

Theo đánh giá của ông Ninh, việc thị trường chứng khoán có sự điều chỉnh giảm sau một thời kỳ tăng trưởng nóng là cần thiết để đảm bảo cho giá chứng khoán phản ảnh gần với giá trị hơn, đồng thời tạo ra sự an toàn cho hoạt động chung của thị trường và nền kinh tế.

Monday, January 28, 2008

Wall Street jitters as uncertainty continues

Wall Street jitters as uncertainty continues

  • Story Highlights
  • Wall Street fluctuates on Monday opening, recovering slightly after early fall
  • European and Asian markets earlier tumbled in the wake of its Friday sell-off
  • However, Europe's main three indexes slightly recover after Wall Street opens
  • Persistent fears of U.S. and worldwide economic slowdown hurting indexes

NEW YORK (AP) -- An uneasy Wall Street fluctuated Monday after heavy selloffs in Asian and European stocks and its own sharp drop Friday.

art.nikkei.0128.ap.jpg

Japanese stocks fell sharply Monday after traders took their cues from Wall Street.

Upbeat earnings reports out of Verizon Communications and McDonald's failed to give the market an early lift.

Investors around the world are concerned there may be more massive write-downs by big banks for subprime loan losses.

They also worry that the Federal Reserve may not cut interest rates as much as investors would like on Wednesday to stoke a weakening U.S. economy.

The Dow Jones industrial average fell 0.31 percent before climbing 0.31 percent to 12,245 at 1740 GMT.

Broader stock indicators also fell initially, with the Standard & Poor's 500 index down 0.31 percent before bouncing back to an increase of 0.49 percent at to 1,337.

The Nasdaq composite index fell 0.56 percent but was then back up 0.18 percent to 2,330.

Global market turmoil earlier continued into a second week as European and Asian markets tumbled Monday in the wake of Wall Street's sell-off Friday amid persistent worries about a possible U.S. -- and worldwide -- economic slowdown.

In Europe, Britain's FTSE dipped 1.36 percent to 5,789 at Monday's close. Germany's DAX recovered slightly from a midday 1.6 percent fall to end the day 0.03 percent up at 6819.

France's CAC 40 had declined 2.2 percent midway through, but improved to 0.61 percent down at 4848.

In Asia, China's benchmark index plummeted 7.2 percent to its lowest point in six months on concerns that a recession in the U.S. would mean less demand for Chinese-made products.

Investors around the world have been jittery for weeks about a U.S. slump, which would likely weaken demand for exports and drag on global growth. There is also concern about a worldwide credit crunch triggered by rising defaults in risky U.S. mortgages, which has led to mountains of bad assets at major American and European banks.

"There's a lot of uncertainty out there: uncertainty over the U.S. economy, uncertainty over China's economy," said Rob Hart, an analyst with Morgan Stanley in Hong Kong.

"People are also worried about contagion in Europe. If the U.S slows down, will it trigger a slowdown in Europe?" he said.

In Asia, Tokyo's benchmark Nikkei 225 index fell nearly 4 percent to close at 13,087.91, erasing its jump on Friday, while Hong Kong's Hang Seng index sank 4.3 percent.

Declines were more modest in India, where the Sensex index -- which plunged 4 percent in the first 10 minutes of trading -- was down just 1.1 percent in late afternoon trading.

The sharpest declines came in China, where the Shanghai Composite index plunged 342.39 points to 4,419.29 amid worries about weaker demand from American consumers. Concerns over the potential impact of a prolonged bout of severe winter weather also took a toll.

"Investors, especially institutional investors, are very cautious," said Chen Huiqin, an analyst at Nanjing-based Huatai Securities. She said investors were waiting for possible "market rescuing" signals from the Chinese government.

"That could have a strong impact on the market," Chen said.

Global markets dropped sharply early last week on worries about slower U.S. growth. They rebounded after a hefty three-quarters cut in U.S. interest rates by the Federal Reserve last Tuesday, as well as news of a U.S. stimulus package that Washington is hammering out.

But investors in Asia and Europe dumped shares again Monday after Wall Street sank Friday, when the Dow Jones slid 1.38 percent and the technology-heavy Nasdaq declined 1.47 percent.

Some traders said Asian markets were dropping on concern that the Fed may not slash interest rates again -- or as much as expected -- when its policy planners meet Tuesday and Wednesday.

"The possibility for a 50 basis points cut is looking less likely," said Castor Pang, a strategist at Sun Hung Kai Financial in Hong Kong, pointing to future prices in New York.

Dow futures were down 80 points, or 0.65 percent, to 12,156, while Nasdaq futures were down 16.5 points, or 0.92 percent, to 1,777.

Japan's economy may already be contracting, said Tetsufumi Yamakawa, chief economist at Goldman Sachs Japan.

He pointed out that five of the 11 components of Japan's business condition diffusion index have already hit highs and begun to deteriorate. Declines in six of the 11 components often indicates a recession is coming.

"A recession, which was nothing more than a risk scenario six months ago, is now turning into our main scenario," Yamakawa said in a report released Frid
Japanese traders also were cautious ahead of a slew of corporate quarterly earnings this week, including Honda Motor Co. on Wednesday and Sony Corp. on Thursday.

TTCK Việt Nam - Bao giờ lại khởi sắc?

Thứ Hai, 28/01/2008 - 12:08 PM

TTCK Việt Nam - Bao giờ lại khởi sắc?


Đó là nhận định của tác giả Grant McCool trong một bài viết gần đây về TTCK Việt Nam, đăng trên trang tin Reuters.

Mặc dù sự sụt giảm của TTCK Việt Nam trong tháng 1/2008 là nằm trong xu hướng chung của thị trường toàn cầu, nhưng các yếu tố nội tại, như chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn và quy định giới hạn quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, được xem là có tác động mạnh hơn nhiều so với tác động từ cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu và những thông tin về nguy cơ kinh tế Mỹ suy thoái đang gây ảnh hưởng đến các thị trường phát triển hơn.

Chỉ chiếm 20% khối lượng giao dịch, nhà đầu tư nước ngoài đã hy vọng rằng các đợt IPO của nhiều doanh nghiệp lớn sẽ có tác dụng kích thích sự phát triển của thị trường vốn Việt Nam, nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế 8,5%/năm.

Tuy nhiên, trong tháng đầu năm 2008, cơ quan quản lý đã yêu cầu các công ty tiếp tục hoãn phát hành thêm cổ phiếu (CP) vì cho rằng TTCK có thể sẽ không đủ khả năng tiếp nhận thêm CP.

Chỉ số VN-Index của Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã giảm 16% trong tháng 1/2008, sau khi tăng 23% trong năm 2007. Kết thúc ngày giao dịch cuối cùng của tuần trước, 25/1, VN-Index chốt ở mức 776,04 điểm, tăng 1,6% sau khi đã sụt xuống mức thấp nhất trong vòng 1 năm qua vào phiên trước.

Nhiều nhà đầu tư không kỳ vọng giá CP sẽ tăng, ít nhất là cho đến giữa tháng 2, tức là sau dịp Tết Nguyên đán.

Ông Kevin Snowball, Giám đốc công ty quản lý tài sản PXP Việt Nam (PXP Vietnam Asset Management Ltd.) tại TP.HCM, đã kêu gọi sự minh bạch hơn nữa trong việc xác định thời gian và định giá CP phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) nhằm giảm sự bất ổn trên thị trường.

Theo kế hoạch, đợt IPO của bốn ngân hàng nhà nước dự kiến hoàn thành vào cuối năm ngoái, nhưng trên thực tế chỉ có Vietcombank “đúng hẹn” vào cuối tháng 12/2007.

Tuần trước đã có thông báo về việc tiếp tục hoãn IPO của Ngân hành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất Việt Nam, và việc lùi thời gian lên sàn của cổ phiếu Vietcombank, dự kiến đến giữa năm 2008. (Theo giải thích của tác giả bài viết, tại Việt Nam, IPO và việc CP chính thức lên sàn là hai sự kiện khác nhau.)

Việc định giá cổ phiếu Vietcombank, ngân hàng thương mại lớn thứ 3 Việt Nam, cũng đã gây lúng túng cho một số nhà đầu tư và phần nào dẫn đến tình trạng rao bán CP trước khi lên sàn. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng đợt IPO của Tổng Công ty bia-rượu-nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), dự kiến diễn ra vào hôm nay, 28/1, sẽ không thật sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Theo ông Dickon Verey, Giám đốc kinh doanh của Công ty chứng khoán Mekong (Mekong Securities) tại TP.HCM, hiện tượng nhiều nhà đầu tư bỏ mua cổ phiếu Vietcombank sau đấu giá và số lượng đăng ký đấu giá Sabeco thấp hơn kế hoạch cho thấy các nhà đầu tư không còn mấy hào hứng với các đợt IPO, dù là của công ty lớn.

Quy mô TTCK Việt Nam đã tăng gấp 3 lần từ thời điểm cuối năm 2005 đến cuối năm 2007, nhưng hiện tại không có ai kỳ vọng thị trường có thể tăng trưởng tương tự trong năm 2008. Vài tháng trở lại đây, các nhà đầu tư Việt Nam đã chuyển sang kinh doanh vàng và bất động sản.

Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài còn có ít sự lựa chọn hơn, khi việc sở hữu cổ phần bị giới hạn ở tỷ lệ 49% đối với khối doanh nghiệp và 30% đối với khối ngân hàng. Trước mắt chưa có kế hoạch thay đổi nào.

Nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong việc kiểm soát tình trạng lạm phát, bằng cách hạn chế nguồn cung Việt Nam đồng, cũng đã tạo những khó khăn nhất định cho nhà đầu tư nước ngoài.

Cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ và việc hoãn các đợt IPO, kế hoạch đánh thuế thu nhập chứng khoán cũng đã gây tác động xấu đến thị trường, theo ông Lê Nhị Năng, Phó Tổng Giám đốc HOSE.

“Số lượng các nhà đầu tư nước ngoài đang tăng lên,” ông Lê Nhị Năng nói, "”nhưng chính sách tiền tệ của chúng ta không tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.”

Đặng Lê

Theo Reuters

Kinh tế

Blog Archive

Topics