Kênh thông tin đầu tư ở Vietnam

Thursday, February 21, 2008

HSI: Trả cổ tức năm 2007 là 1.00 đ/cp, ĐHCĐ thường niên 2008

Công ty cổ phần Vật tư Tổng hợp và Phân bón Hóa sinh (HSI: HOSTC)
Hóa chất : Hóa chất đặc biệt

lạm phát, ck & gov policy

NHNN đang bị lúng lúng điều hành chính sách tiền tệ và không biết giải quyết thế nào đối với ba mục tiêu: 1) tăng trưởng kinh tế, 2) lãi suất 3) lạm phát

Trung quốc đã hy sinh mục tiêu chốn lạm phát để tăng trưởng đạt tăng trưởng kinh tế ( Họ có thể chấp nhận lạm phát lên đến 7 % trong tháng 1/2008 1)

Quy luật chỉ có thể chọn 1 trong 3, hay 2 trong 3. Các cụ nhà ta không ai có đi học đàng hoàng nên muốn cả 3

Hơn nữa, các cụ ở NHNN làm gì có được khái niệm về hoán chuyển tiền tệ " currency carry trade", vốn diển ra rất phổ biến ở thị trường tài chính quốc tế , đặc biệt là giữa Yen , USD và Euro ...Các cụ toàn là đi học bổ túc văn hóa

Mấy tháng nay, khoai tây mang đô la Mỹ vào Việt Nam múc trái phiếu chính phủ cực lực chúng nó chắc rằng chênh lệch lãi suất USD và VND sẽ gia tăng trong năm 2008, Trong khi nguồn cung USD tiếp tục gia tăng cầu VND liên tục giảm , thế nhưng các cu nhà ta ở NHNN cứ muốn duy trì tỷ giá VND ??? Đầu tư vào trái phiếu chính phủ, Khoay tây có thể lãi trên 10% / năm 1 cách an toàn , vì chúng nó biết được chiêu về tỷ giá của các cụ nhà ta.

chúng nó bán USD lấy VND rồi tìm cách gửi tiết kiệm ăn lãi (10%/năm, cuối năm đổi ngược lại ra USD lại lãi thêm khoảng 4% nữa, tức là không làm gì mà có thể lãi đến 14%/năm) => Chính vì vậy mà chúng nó gần như không mua vào CK nữa, mặc dù đang rất rẻ, khác hẳn mọi lần giảm giá khác !!!...Dấu hiệu này rất nguy hiểm cho nền kinh tế VN vì đồng vốn không được sử dụng (nhốt vào NHNN) nhưng lại đem lại lợi nhuận 14%/năm....cái này sẽ giết chết nền KT non trẻ của VN sớm....

Thú thực với anh em tình trạng hiện nay khi ECB (Ngân hàng TW châu âu) và JCB (ngân hàng TW Nhật Bổn) đang thấp thỏm cắt giảm lãi xuất hiện đang ở mức 5%, Mỹ thì như cả làng đã biết rồi: 3% thì quả thực trên thế gian này không nơi nào sinh lời = mang tiền sang Việt Nam đổi rồi mua Trái phiếu CP cuối năm kiếm xèng, mèng ra cũng là 14-20%.

Quả giật gót hôm qua nhìn trị trường 1100 tỷ giao dịch nhưng trong đó có khoảng 520 tỷ tiền mua Trái Phiếu chính phủ đủ cho biết định hướng của tụi nó là thế nào rồi.

Tiếc rằng tôi chỉ có cái máy in tiền nên ko thể làm gì được...

Thú thực là chúng ta đang lùng nhùng không kiểm soát được thị trường tiền tệ là sự thật 100%.

Trước đây NN kiểm soát chặt USD trong giai đoạn dài nhưng lại không đồng bộ, hiệu quả + không dự đoán được luồng tiền USD chảy vào VN khi gia nhập WTO cũng như tốc độ tăng nhanh của các dự án FDI làm cho chúng ta "lụt" USD. Nhìn sang bên Tung Của thì thấy rõ sự khác biệt rất lớn, chính quyền Bắc Kinh dự đoán trước sự "lụt" đó nên họ đã biết đào những kênh thoát nước để tống khứ sự dư thừa ngoại tệ đó như việc IPO các công ty lớn và niêm yết cả lên sàn Mỹ như ALIBABA, BAIDU, CHINA OIL...đã làm giảm đáng kể vấn đề ngoại tệ mang sang không có nơi hấp thu. Những ai đã sang Trung quốc hẳn thấy việc đổi USD sang đồng Nhân Dân Tệ khó khăn như thế nào, chính quyền kiểm soát cực chặt chẽ và chợ đen gần như không có, chỉ có duy nhất ngân hàng China Bank được đổi đồng tiền này. Do đó họ kiểm soát rất tốt lượng tiền đnag lưu thông. Các con số không chính thống cho biết lượng tiền USD "đen" được chuyển lậu vào Viet Nam lớn gấp 2-3 lần con số mang sang chính thức hoặc là để rửa, hoặc là để đầu tư chui vào các dự án BĐS đang mọc lên như nấm mang lại các khoản lợi nhuận kếch xù mà gần như không hề phải chứng minh bất cứ cái gì liên quan đến số tài sản đó. Liệu có mấy ai biết được số tiền nếu thực góp của anh Đặng Thành Tâm và anh chị em nhà họ Đặng này lấy ở đâu ra để đầu tư nào là ITA, KBC, SGT, Navis Bank và gần đây là dự án BDS 2000 tỷ ở Huế anh ấy lấy ở đâu ra ???

Chính quyền quên mất trước đây đã từng có những kênh thoát ngoại tệ "tuyệt vời" của dân cá độ bóng đá cho những ai như BÙI TIẾN DŨNG, Dũng Canada.... vui chơi giải trí với con số cả trăm triệu USD mỗi tuần từ Việt nam sang CAMBODIA thông qua những mạng cá độ bóng đá SINGBET1, 789y.net.... xét về 1 khía cạnh nào đó cũng có giá trị tích cực đến chính sách tiền tệ bởi cơ chế thị trường như bình thông nhau vậy. Tuy nhiên kể từ khi các đường dây này bị "đập" thì quy mô nó có giảm đi trông thấy - 1 con kênh ngầm bị bít.

TTCK Việt nam hay toàn nền kinh tế lúc này hoàn toàn chưa có 1 kệnh hay hướng giải quyết nào được đưa ra có tính thuyết phục cao, chúng ta đang trong tình cảnh như cụ già đi khám bệnh, các chuyên gia tư vấn và lánh đạo như những ông lang, bác sĩ được mời tới khám và khi ra về mỗi người phán 1 bệnh khác nhau mà để theo hết các thầy thì phải sử dụng công thức ĐÔNG TÂY Y kết hợp với CÚNG. Mà trong những tình cảnh như vậy thì nạn nhân thường nhanh đi lắm.

Tương lai sáng lại rực rỡ toàn màu hồng khi Việt Nam ra nhập WTO như nhiều người nghĩ đã tan thành mây khói.

Ngày 21-02-2008, 18:32
Năm 2008: VND sẽ lên giá mạnh

Cho phép VND lên giá là điều không thể tránh khỏi nhằm kiềm chế lạm phát.
(ĐTCK-online) Việc điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá của Việt Nam sẽ gặp nhiều sức ép trong năm 2008 khi các nhà kinh tế dự báo rằng, đồng tiền nội tệ (VND) tiếp tục lên giá và tăng mạnh trước sức ép của dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng cao và trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực kiềm chế lạm phát và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

Theo báo cáo mới nhất về Việt Nam của Ngân hàng ANZ, Chính phủ Việt Nam dường như không còn theo đuổi chính sách VND yếu nhằm khuyến khích xuất khẩu, mà đã cho phép VND lên giá trong bối cảnh lạm phát đang là vấn đề đau đầu hiện nay.

Ông Amber Rabinov, một nhà kinh tế tại ANZ cho rằng, việc VND lần đầu tiên tăng giá nhẹ trong năm 2007 (khoảng 0,2%) cộng với việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) nới lỏng biên độ giao dịch VND/USD vào cuối tháng 12/2007 đã cho thấy, VND sẽ tiếp tục xu hướng tăng giá.

Kể từ khi tỷ giá VND/USD đạt đỉnh 16.152 đồng/USD vào ngày 22/1/2007, VND đã lên giá và đạt 15.968 đồng/USD vào ngày 13/2 vừa qua, mức lên giá mạnh nhất kể từ giữa năm 2006.

“Với xu hướng như vậy, chúng tôi dự báo, sự lên giá (danh nghĩa) của VND so với USD sẽ khoảng 4,2% trong năm 2008. Tỷ giá VND/USD sẽ đạt 15.500 đồng vào giữa năm và 15.350 đồng/USD vào cuối năm nay”, ông Rabinov nói.

Các nhà kinh tế đều cho rằng, việc lên giá của VND trong năm 2007 và năm 2008 chủ yếu là do sức ép từ nguồn cung USD quá lớn trên thị trường, do dòng vốn đầu tư gián tiếp (FPI), đầu tư trực tiếp (FDI) cũng như lượng kiều hối tăng mạnh kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

Theo báo cáo của ANZ, dòng vốn FPI vào Việt Nam trong năm 2008 sẽ đạt 7,3 tỷ USD (tiền ròng) so với 5,6 tỷ USD trong năm 2007, nhờ dự báo tăng trưởng kinh tế cao (khoảng 8,5 - 9%) và thị trường tài chính trong nước tiếp tục phát triển. Trong khi đó, lượng vốn FDI cũng ước đạt 2,25 tỷ USD (tiền ròng) trong năm 2008, 2 tỷ USD năm 2007 và 1,76 tỷ USD năm 2006.

Bà Katie Dean, một nhà kinh tế cao cấp của ANZ cho rằng, dòng vốn FPI tăng mạnh vào Việt Nam trong thời gian gần đây đã gây sức ép tới các chính sách tiền tệ của Việt Nam và Chính phủ sẽ phải linh hoạt hơn trong việc điều hành và cho phép VND lên giá là điều không thể tránh khỏi nhằm kiềm chế lạm phát.

“Một lượng lớn ngoại tệ đã và đang được chuyển sang VND để đầu tư sẽ khiến nhu cầu VND tăng và lên giá”, ông Ayumi Konishi, Giám đốc quốc gia ADB Việt Nam cho biết.

Ông David G. Fernandez, Giám đốc điều hành và Trưởng nhóm nghiên cứu thị trường châu Á của JPMorgan cho rằng, xu hướng giảm giá của VND sẽ không còn là xu hướng chủ đạo trong thời gian tới. Ông Fernandez vào đầu năm 2007 cũng đã dự báo chính xác tỷ giá VND/USD sẽ giảm xuống mức 16.000 đồng/USD vào cuối năm 2007.

Ông Rabinov thì cho rằng, VND lên giá và NHNN tăng lãi suất là phù hợp đối với việc kiềm chế lạm phát và duy trì tốc độc tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam và điều này cũng không khuyến khích việc “đô la hoá” nền kinh tế, khiến việc điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả hơn.

“VND tăng giá mạnh cũng khiến giá hàng hóa nhập khẩu, trong đó có mặt hàng năng lượng sẽ rẻ hơn trong bối cảnh nhập khẩu của Việt Nam vẫn đang chiếm 80% GDP”, ông Rabinov nói.

Được biết, NHNN đã theo đuổi chính sách VND yếu nhằm khuyến khích xuất khẩu và một số nhà kinh tế cho rằng, việc VND tăng giá quá nhanh sẽ ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, ông Il Houng Lee, nguyên Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam cho rằng, khả năng cạnh tranh cần tính toán trong bối cảnh với các đối thủ xuất khẩu khác trong khu vực, những nước cũng chịu sức ép tăng giá đồng nội tệ của họ.

“Đồng tiền của các đối tác thương mại chính của Việt Nam cũng lên giá và sẽ tiếp tục lên giá. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam lại có lợi thế là VND vẫn giảm giá khoảng 5% so với đồng euro, yên, nhân dân tệ, đô la Singapore...”, ông Rabinov nói.

“Việc tăng xuất khẩu sau khi gia nhập WTO cũng làm giảm ảnh hưởng của việc VND lên giá”, ông Konishi nói.

Trong khi NHNN đang nỗ lực kiềm chế lạm phát với việc tăng lãi suất, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại và cho phép VND lên giá thì các nhà kinh tế ANZ tin rằng, sẽ cần nhiều nỗ lực hơn nữa để có thể kiểm soát được lạm phát, vốn đang gây đau đầu cho các nhà điều hành chính sách của Việt Nam và duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP cao.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam đã tăng 2,38% trong tháng 1/2008 so với tháng 12/2007, sau khi đã chứng kiến CPI tăng mạnh 12,63% trong năm 2007 so với tháng 12/2006.

Trung Hưng

Wednesday, February 20, 2008

Tổng hợp giao dịch HOSE ngày 21/1 VNI-->700

Tổng hợp giao dịch HOSE ngày 21/1

Với 142/151 mã giảm sàn, VN-Index đã giảm 4,62% trong phiên giao dịch sáng nay.
Với 142/151 mã giảm sàn, VN-Index đã giảm 4,62% trong phiên giao dịch sáng nay.

Cơn "Đại hồng thuỷ" của thị trường chứng khoán Việt Nam đã "cuốn phăng" gần như tất cả những gì có thể trong biên độ cho phép đã khiến VN-Index gần trở về ngưỡng 700 điểm.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/2, VN-Index giảm mạnh 34,47 điểm (tương đương giảm 4,62%) xuống còn 710,45 điểm. Thêm một cái mốc mới đang cận kề là mốc 700 điểm.

Phiên này, gần như toàn bộ các mã chứng khoán niêm yết trên sàn đều giảm giá sàn. Tới cuối phiên thì chỉ còn có những lệnh đặt bán mà không thấy lệnh đặt mua nào đưa ra.

Khối lượng giao dịch phiên này đạt 10.588.350 đơn vị, giá trị giao dịch đạt 743,331 tỷ đồng.

Trong tổng số 151 mã chứng khoán niêm yết, chỉ có 1 mã tăng giá và 1 mã đứng giá, còn lại 149 mã giảm giá, trong đó có 142 mã giảm mức sàn.

Ngay từ khi bắt đầu giao dịch đợt 1, hầu hết các mã đã có khối lượng đặt bán ở mức sàn và giao dịch đợt 1 cũng tăng đáng kể khi đạt gần 2,7 triệu đơn vị, nhưng trong các đợt 2 và đợt 3 sau đó, hầu như chỉ có lệnh đặt bán mà không có mua.

Dư bán còn ở tất cả các mã trong khi đó dư mua không có. Kể cả các cổ phiếu có tính thanh khoản cao người mua cũng khá e dè. Dư bán ở các mã như STB, SSI, VHG, UIC, REE, PET... còn khá nhiều.

Giảm giá mạnh nhất là NTL giảm 13.000 đồng, tiếp đến là BMC và TCT cùng giảm 12.000 đồng, sau đó là SJS giảm 10.000 đồng.

Top 5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất:

MCK Đóng cửa Thay đổi % Khối lượng
NHC 38,4 -7,47 4.740
PMS 28,5 -5,00 46.970
PVT 45,6 -5,00 124.490
RHC 38,0 -5,00 2.700
SGC 47,5 -5,00 2.150

Tuy nhiên, khá bất ngờ khi thị trường có duy nhất một cổ phiếu tăng giá, đó là cổ phiếu TTC tăng trần 1.100 đồng lên 24.000 đồng/cp, với 35.540 cổ phiếu được chuyển nhượng.

Về khối lượng khớp lệnh, DPM đứng đầu với 1.570.450 cổ phiếu, phiên này STB giảm mạnh khối lượng khi chỉ đạt 837.840 cổ phiếu, tiếp sau đó là các mã PRUBF1, PPC, VFMVF1, VIC, VNM...

Top 5 mã chứng khoán có khối lượng giao dịch lớn nhất:

MCK Đóng cửa Thay đổi % Khối lượng
DPM 56,5 -4,24 1.570.450
STB 53,5 -4,46 837.840
PRUBF1 9,8 -2,97 480.700
PPC 46,2 -4,74 345.100
VFMVF1 20,9 -4,57 315.150

Phiên này, HOSE có thêm thành viên thứ 151 là cổ phiếu DQC của CTCP Bóng đèn Điện Quang, với khối lượng cổ phiếu đưa vào giao dịch là 15.434.000 cổ phiếu, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 290.000 đồng/cp. Tân binh DQC đóng cửa ở mức giá sàn là 232.000 đồng/cp.

Như vậy, thị trường chứng khoán lại 1 lần nữa phản ứng mạnh sau khi có một số nguồn tin về việc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam dự kiến sẽ hút khỏi lưu thông hơn 90.000 tỷ đồng trong quý 1 để kiềm chế lạm phát. Số tiền này gồm 70.000 tỷ đồng từ việc tăng dự trữ bắt buộc lên mức 11% và 20.300 tỷ đồng từ việc phát hành tín phiếu bắt buộc đối với 41 tổ chức tín dụng. [SHIT!!!]

Việc hút bớt nguồn tiền nội tệ lưu thông và ngừng mua vào USD khiến giới đầu tư đánh giá không chỉ nhà đầu tư trong nước mà cả nước ngoài cũng sẽ khan hiếm nguồn tiền đầu tư chứng khoán, trong khi đó nguồn cung cho thị trường vẫn tiếp tục tăng.

Ngoài ra giá vàng, giá dầu thế giới, cùng với sự nóng lên của bất động sản cũng khiến chứng khoán lao đao. Những thông tin như trên đánh mạnh vào tâm lý nhà đầu tư và họ bi quan về khả năng phục hồi của thị trường chứng khoán.

(FPTS)

Cổ phiếu ngân hàng có xu hướng giảm giá?

Thứ tư, 20/2/2008, 08:16 GMT+7

Cổ phiếu ngân hàng có xu hướng giảm giá?

Cổ phiếu ngành ngân hàng ang có xu hướng giảm giá.
Cổ phiếu ngành ngân hàng đang có xu hướng giảm giá.

Chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN vào thời điểm này, trong đó có việc phát hành 20.300 tỉ đồng tín phiếu, được đánh giá là biện pháp cần thiết để chống lạm phát. Tuy nhiên, trước mắt chính sách này sẽ có những tác động đến hoạt động của các NH. Theo đánh giá của các NĐT, CP NH đang có xu hướng sụt giảm.

Giảm lợi nhuận

Do tác động của quyết định này, các NHTM sẽ bị giảm lợi nhuận khi tham gia mua tín phiếu. Lãi suất tín phiếu 7,8%/năm thấp hơn nhiều so với lãi suất thị trường.

Lấy thí dụ: Từ ngày 18/2, lãi suất huy động tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng của Eximbank, nếu tính cả mức thưởng bậc thang, đã lên đến 9,744%/năm. Lãi suất huy động tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng tại NH Á Châu, lĩnh lãi cuối kỳ, đã lên đến 0,815%/tháng, tức là 9,78%/năm.

Với khoản tín phiếu ACB phải mua 1.500 tỉ đồng và Eximbank phải mua 500 tỉ, 2 NH này phải chịu lỗ khá nặng do chênh lệch lãi suất, chưa kể việc các NHTM phải bù các khoản chi phí hoạt động hoặc chi phí giải thưởng...

Dù vậy, lãi suất huy động tại ACB và Eximbank chưa phải là cao nhất. Hiện có NH đã tăng lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng lên 10,56%/năm. NH nào huy động lãi suất càng cao thì khoản mua tín phiếu càng lỗ nặng.

Phó TGĐ một NHCP cho biết: Việc phát hành tín phiếu được triển khai sau khi NHNN tăng dự trữ bắt buộc không lâu. Điều này khiến cho NHTM càng phải "oằn lưng" chịu đựng những gánh nặng chồng chất.

Ông này nêu thí dụ: Một NHCP Y đang có mức dự trữ bắt buộc khoảng 4- 5 nghìn tỉ đồng. Lãi suất dự trữ bắt buộc thấp hơn gấp nhiều lần so với lãi suất tín phiếu. Nay NH này sẽ phải chịu thêm trên cả nghìn tỉ đồng mua tín phiếu. Nếu không khéo tính toán, "giật gấu vá vai" thì trong năm 2008 sẽ thua lỗ.

Hơn nữa, vào thời điểm này, nhiều NH đang thiếu VND và buộc phải vay trên thị trường liên NH. Lãi suất qua đêm trên thị trường này đã bị đẩy lên 30%/năm. Không ít NH sẽ phải gồng mình đi vay để mua tín phiếu. Lãnh đạo một NHCP đưa ra nhận xét: Đây sẽ là một năm nhiều khó khăn đối với các NHTM, nhất là các NH nhỏ mới thành lập.

Không chỉ ảnh hưởng thị trường địa ốc

Theo tìm hiểu của chúng tôi, do khó khăn về vốn VND, một số NH đã phải giảm cho vay và không ít DN đã không được cho đáo hạn. Có ý kiến cho rằng thị trường nhà đất sẽ chịu ảnh hưởng nặng do nguồn vốn các NH "bơm vào" sẽ bị giảm,

Tuy nhiên, theo các NHTM, khi cho vay họ chỉ lựa chọn khách hàng nào có lợi nhất, tức là có lãi suất tốt nhất, có khả năng trả nợ cao nhất, ít rủi ro... chứ không phân biệt kinh doanh địa ốc hay lĩnh vực khác.

Vì vậy, việc thắt chặt tín dụng không chỉ ảnh hưởng đến địa ốc mà tất cả các ngành sản xuất kinh doanh nói chung. Các DN thiếu vốn sẽ giảm năng lực cạnh tranh và ảnh hưởng đến cả công ăn việc làm của NLĐ.

Xu hướng giảm giá

Giá CP NH Á Châu và Sacombank giảm liên tiếp 2 phiên đầu tuần này. Theo ông Vũ Quang - NĐT, mặc dù xu hướng chung của thị trường là đang sụt giảm nhưng CP NH đang trở nên kém hấp dẫn và giảm rõ rệt hơn. Khả năng tăng trưởng lợi nhuận của các NH đang là đề tài được bàn tán nhiều trên các sàn giao dịch.

Ông Quang còn đưa thêm dẫn chứng: Trên một trang web đăng giá CP OTC, giá chào mua CP của NH An Bình ngày 16.2 là 2,55 lần mệnh giá, đến ngày 19.2 chào mua còn 2,45 mệnh giá. Về chi tiết, các NĐT chưa thể phân tích một cách đầy đủ những lợi hại đối với từng NH, nhưng tâm lý chung là e ngại lợi nhuận trong năm nay sẽ giảm.

(Theo laodong.com.vn)

HSBC: Đừng mua vào thêm, cho đến khi...

HSBC: Đừng mua vào thêm, cho đến khi...

HSBC vẫn coi thị trường Việt Nam là một điểm đầu tư trong dài hạn.
HSBC vẫn coi thị trường Việt Nam là một điểm đầu tư trong dài hạn.

Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC) mới đây đưa ra một bản báo cáo mới nhận định về tình hình và triển vọng của nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán, tài chính của Việt Nam.

Các chuyên gia của HSBC nhấn mạnh, sự đi xuống của VN-Index thời gian qua hoàn toàn là kết quả của những yếu tố từ thị trường trong nước.

Ảnh hưởng hạn chế từ thị trường bên ngoài

Trong tháng 1/2008, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục thời kỳ điều chỉnh kéo dài, khiến chỉ số VN-Index sụt mất thêm 9%. Hiện VN-Index thấp hơn 28% so với mức đỉnh vào tháng 3 năm ngoái.

Nhiều người cho rằng, đây một phần là kết quả từ ảnh hưởng của sự chao đảo của thị trường chứng khoán toàn cầu trong thời gian gần đây. Nhưng các chuyên gia của HSBC cho rằng, đây là một nhận định sai lầm.

Bằng chứng là giới đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục mua vào cổ phiếu của các công ty Việt Nam. Trong 3 tháng qua, lượng mua ròng của giới đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam là 211 triệu USD. Trong khi đó, các nhà đầu tư quốc tế lại bán ròng 22 tỷ USD trên các thị trường châu Á, trừ Nhật Bản. Ngay trong tháng 1, trong tổng số 21 ngày giao dịch, chỉ có 8 ngày là lượng cổ phiếu của các công ty Việt Nam mà các nhà đầu tư nước ngoài bán ra cao hơn so với lượng mua vào của họ.

Như vậy, chính các nhà đầu tư trong nước mới là lực lượng bán ra. Đây là một điều hoàn toàn trái ngược với những gì diễn ra tại các thị trường châu Á khác.

Một điểm đáng chú ý khác là thị trường chứng khoán Việt Nam đạt mức đỉnh từ tháng 3 năm ngoái, trong khi các thị trường châu Á khác mới chỉ đạt đỉnh trong tháng 10 vừa qua. Và trên thực tế, mức độ tương quan giữa chỉ số MSCI của khu vực châu Á - Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) trong năm qua chỉ là -7%, trong khi mức độ này của thị trường Ấn là 87%.

Những tác nhân trong nước

Trên thực tế, sự tụt dốc của thị trường chứng khoán Việt Nam là kết quả của hai nhân tố rất… Việt Nam:

Nhân tố thứ nhất bắt nguồn từ kế hoạch cổ phần hóa. Đợt IPO của Vietcombank kết thúc trong tháng 12 với mức giá bỏ thầu bình quân cao hơn 8% so với mức giá tối thiểu và 90% số nhà đầu tư tham gia đấu giá bỏ tiền mua cổ phiếu. Tuy nhiên, với mức giá chào bán quá cao, chỉ có chưa đầy 9.000 nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia đấu giá và hiện vẫn chưa nổi lên một nhà đầu tư chiến lược nào sẵn sàng bỏ tiền ra mua cổ phiếu của Vietcombank ở mức giá trúng thầu, với chỉ số P/B là 11 lần (Chỉ số P/B - Price-to-Book Ratio: Giá/Giá trị sổ sách).

Đợt IPO của Sabeco trong tháng 1 vừa qua ít thành công hơn nhiều, với chỉ số P/B chỉ là 0,6%.

Theo nhận định của HSBC, Chính phủ Việt Nam dường như quá tham vọng trong việc tối đa hóa lượng tiền có thể thu về từ một đợt IPO, mà không cân nhắc sự cần thiết phải làm sao để đợt cổ phần hóa trở nên hấp dẫn trong mắt giới đầu tư trong dài hạn. Ở phần lớn các quốc gia có chương trình cổ phần hóa khác, như ở Anh vào những năm 1980, những đợt IPO ban đầu thường được định giá ở mức thấp để hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và tạo ra văn hóa sở hữu cổ phần.

Vấn đề thứ hai là chính sách tiền tệ. Do chỉ số CPI tăng tới 14%, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang sử dụng mọi biện pháp để kiềm chế lạm phát, và việc này tạo ra một môi trường không tốt cho chứng khoán. Tháng trước, Ngân hàng Nhà nước đã tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất cơ bản từ 8,25% lên 8,75%. Lãi suất liên ngân hàng đã tăng lên mức 10% và thậm chí còn lên tới 27% ngay trong những ngày trước Tết Nguyên Đán.

Vấn đề mà các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại nhất là việc họ không thể có được VND vì Ngân hàng Nhà nước đã ngừng mua vào VND.

Vẫn là điểm đầu tư tốt trong dài hạn

Chính phủ Việt Nam cũng đã bắt đầu lo lắng về sự đi xuống liên tục của thị trường chứng khoán. Đã có một số gợi ý để hỗ trợ thị trường, chẳng hạn nâng mức hạn chế cho vay chứng khoán cao hơn mức 3% hiện nay.

Nhiều tờ báo dự báo rằng, mức trần đối với sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài (49% trong các công ty niêm yết và 30% trong các ngân hàng) có thể sẽ được nâng lên. Một số bài báo cũng cho rằng, các nhà đầu tư nước ngoài có thể sẽ được sử dụng USD để đầu tư.

Tuy nhiên, đến hết tháng 1, vẫn chưa có một quyết định nào được công bố.

Do giới đầu tư ồ ạt bán ra trong thời gian qua, các loại cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã quay trở lại mức giá rẻ. Theo tính toán của HSBC, chỉ số P/E đã giảm xuống mức 17 lần, dựa trên mức EPS của năm 2006, giả định EPS tăng 30% trong năm 2007 và 20% trong năm 2008 và 2009. Đây không hoàn toàn là một ước tính chính xác, nhưng do chưa có những số liệu rõ ràng về kết quả kinh doanh quý 4/2007 của các doanh nghiệp, đây là số liệu tốt nhất mà các chuyên gia có thể đưa ra.

Những số liệu đầy đủ về lợi nhuận sẽ có được vào cuối tháng 2 này, cung cấp một bức tranh toàn cảnh và rõ nét về tăng trưởng lợi nhuận của các công ty, và như thế, sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lý của giới đầu tư. Trên thực tế, sau khi phá đáy 800 điểm vào tháng 1, VN-Index đã trải qua một số phiên phục hồi do các nhà đầu tư tin rằng giá cổ phiếu đã rẻ và họ đẩy mạnh mua vào.

Vào lúc này, các chuyên gia của HSBC tiếp tục tin rằng, thị trường Việt Nam tiếp tục là một điểm đầu tư tốt, xét trong dài hạn. Tuy nhiên, trong ngắn hạn vẫn còn tồn tại một số rủi ro, đặc biệt là tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt và kế hoạch IPO sắp tới còn thiếu rõ ràng. Những giải pháp mà Chính phủ Việt Nam đề xuất để “cứu” thị trường đến nay vẫn chưa thành công trong việc giải quyết những vấn đề cốt lõi, đó là thông tin thiếu minh bạch, quản trị kém, kế hoạch cổ phần hóa sai lầm, thiếu thanh khoản… [HD: geez... tell me something new. when all these happen, VNIndex is probably around 700 with 50 stocks]

HSBC khuyến nghị các nhà đầu tư tiếp tục duy trì danh mục đầu tư ở thị trường Việt Nam, nhưng không nên mua vào thêm, cho tới khi những vấn đề nói trên được giải quyết.

(Theo vneconomy.vn)

VN-Index tiếp tục giảm sâu xuống dưới 750 điểm

VN-Index tiếp tục giảm sâu xuống dưới 750 điểm
14:53' 20/02/2008 (GMT+7)

- Chỉ trụ được trong đợt giao dịch thứ 1, hầu như tất cả các cổ phiếu đã đồng loạt giảm sàn khi kết thúc phiên giao dịch, kéo VN-Index xuống dưới 750 điểm.

Chỉ số đại diện cho TTCK Việt Nam kết thúc phiên giao dịch sáng 20/02 giảm 31,87 điểm (tương đương giảm 4,1%) xuống còn 744,92 điểm.

Trong tổng số 150 mã chứng khoán niêm yết (thêm TTF của CTCP Gỗ Trường Thành đưa vào giao dịch 15 triệu cổ phiếu hôm 18/2), chỉ có 5 mã giữ giá tham chiếu, không có mã nào tăng giá và toàn bộ 145 mã giảm giá, và có đến hơn 100 mã giảm sàn.

1
Ảnh minh họa: LAD
Giống như vài phiên giao dịch gần đây, nhiều nhà đầu tư lớn với chiến lược đầu tư dài hạn tăng cường mua vào cuối phiên giúp tổng giao dịch trên thị trường tăng khá mạnh, đạt 12.808.170 đơn vị, trị giá 1.014,339 tỷ đồng.

5 mã giữ giá tham chiếu là ST8 của CTCP Siêu Thanh ở mức 67.000 đồng/cổ phiếu, HBC của CTCP Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hoà Bình 95.000 đồng/cổ phiếu, MAFPF1 ở mức 8.800 đồng/cổ phiếu, VFC của CTCP Vinafco 52.000 đồng/cổ phiếu, BBC của Bibica 82.000 đồng/cổ phiếu.

Các cổ phiếu chủ chốt trên thị trường cùng nhau giảm sàn, với nhiều mã tiêu biểu là DPM của Đạm Phú Mỹ (giảm 3.000 đồng xuống 59.000 đồng/cp); FPT của CTCP Đầu tư Phát triển Công nghệ FPT (giảm 9.000 đồng xuống 167.000 đồng/cp); HPG của Hoà Phát (giảm 4.500 đồng xuống 88.000 đồng/cp).

2 mã cùng giảm 5.000 đồng là ITA của Itaco và đại gia SSI của Chứng khoán Sài Gòn. STB của Sacombank cũng giảm sàn 2.500 đồng xuống 56.000 đồng/cổ phiếu.

Tân binh TTF cũng có phiên giảm sàn cùng xu hướng thị trường, kết thúc giao dịch TTF mất 3.000 đồng xuống 77.000 đồng/cổ phiếu, với 189.040 cổ phiếu được chuyển nhượng.

Giảm giá mạnh nhất thị trường là các mã NTL của Nhà Từ Liêm, BMC cùng giảm 13.000 đồng, TCT (-12.000 đồng), SJS (11.000 đồng), sau đó là các mã DHG, FPT, KDC...

Khối lượng khớp lệnh lớn nhất là STB với 1.460.080 cổ phiếu, DPM với 1.099.033 cổ phiếu, SSI với 787.480 cổ phiếu, FPT 312.060 cổ phiếu, tiếp theo là PVT, PPC, PRUBF1, VFMVF1, REE...

Tâm lý lo ngại thị trường khó sớm hồi phục của đại bộ phận các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã kéo giá của tất cả các cổ phiếu đi xuống, kể cả những cổ phiếu có chỉ số P/E dưới 10 lần.

“Chưa có dấu hiệu nào cho thấy thị trường có thể sớm hồi phục”, anh Trí Dũng - một nhà đầu tư có mặt tại sàn chứng khoán SeABank sáng nay nói.

“Các cơ quan quản lý đang gặp rất nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó kiềm chế lạm phát vẫn được ưu tiên hàng đầu. Trong khi đó, cán cân cung-cầu vẫn đang rất mất cân bằng. Cung hàng hóa cho thị trường chứng khoán tăng rất mạnh trong năm ngoái và còn tiếp tục tăng. Cầu cổ phiếu thì có thể còn giảm tiếp trong tình hình lượng tiền đồng ngày càng bị thắt chặt. Còn việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đấu giá cổ phần được mua bằng ngoại tệ theo tỷ giá quy định mới chỉ là một đề xuất. Để có thể thực hiện, còn phải bàn bạc và xây dựng các hướng dẫn cụ thể. Với tình hình này, cho dù giá cổ phiếu đã rất hấp dẫn nhưng có thể còn giảm tiếp”, anh Dũng nhận xét.

Mặc dù vậy, khá nhiều nhà đầu tư lớn vẫn thực hiện chiến thuật “cứ giảm là mua, VN-Index lập đáy mới thì lại xoay tiền mua tiếp”.

“Chứng khoán đã rất rẻ và tôi vẫn quyết định mua tiếp”, anh Nguyễn Huy Hoàng một nhà đầu tư chuyên nghiệp, bám sàn Habubank nhiều năm nay cho biết. “Nếu còn giảm tiếp, chứng khoán sẽ ngày càng hấp dẫn và có thể sẽ sớm vượt qua vàng và bất động sản, khi đó muốn mua cũng rất khó. Đặc biệt, thị trường bất động sản sẽ bớt nóng trong thời gian tới khi Chính phủ có các chính sách mới”.

Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính quốc tế, bước sang quý III, kinh tế thế giới và theo đó là chứng khoán sẽ ổn định trở lại. Đây có thể được coi là một mốc để các nhà đầu tư nói chung và chứng khoán nói riêng hướng tới.

  • Nhất Linh

TTCK sụt giảm: Nguyên nhân nào từ chính sách tiền tệ?
14:32' 20/02/2008 (GMT+7)

- Trong 2 ngày gần đây chỉ số trên TTCK Việt Nam liên tục sụt giảm. Tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) ngày 18/2, chỉ số VN – Index giảm tới 33,46 điểm, xuống còn 782,57 điểm. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ sau Tết Nguyên đán Mậu Tý đến nay.

Đến ngày 19/2/2008, VN – Index lại giảm tiếp 5,78 điểm, xuống còn 776,79 điểm. Tại Trung tâm GDCK Hà Nội, chỉ số HaSTC – Index trong ngày 18/2/2008 cũng giảm 12,38 điểm và ngày 19/2/2008 giảm tiếp 1,51 điểm, xuống còn 268,19 điểm.

Trên thị trường OTC, giá hàng loạt cổ phiếu chưa niêm yết cũng giảm thấp và giao dịch hết sức trầm lắng. Giá một số loại cổ phiếu Ngân hàng thương mại cổ phần loại khá, thuộc nhóm cổ phiếu được coi là Blue Chips, giảm xuống chỉ còn 31.000 đồng đến 40.000 đồng/CP, giảm tới hơn 2/3; hay giảm tới 70% so với mức giá cách đây vừa tròn 1 năm.

Mô tả ảnh. Nguồn: www.vsolutions.vn

Nguyên nhân lớn nhất của đợt sụt giảm trên TTCK lần này đó là thị trường tiền tệ nóng lên. Ảnh chỉ có tính chất minh họa của LAD


Diễn biến nói trên của TTCK Việt Nam có 3 nguyên nhân chính: đó là sự liên hệ chặt chẽ với thị trường tiền tệ và điều hành chính sách tiền tệ; yếu tố cung cầu chứng khoán và cổ phiếu; yếu tố tâm lý của các nhà đầu tư và thị trường.

Nguyên nhân lớn nhất của đợt sụt giảm trên TTCK lần này đó là thị trường tiền tệ nóng lên; lãi suất của hệ thống ngân hàng tăng cao; Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt.

TIN LIÊN QUAN
Cuối tuần trước, Ngân hàng Nhà nước công bố quyết định phát hành 20.300 tỷ đồng trái phiếu bắt buộc, nhưng không được sử dụng vay tái cấp vốn. Ba NHTM Nhà nước có quy mô lớn nhất mỗi ngân hàng phải mua tới 3.000 tỷ đồng. Hai NHTM cổ phần thuộc tốp đứng đầu phải mua 1.200 tỷ đồng và 1.500 tỷ đồng. Các NHTM cổ phần thuộc nhóm giữa phải mua 400 – 500 tỷ đồng/ngân hàng.

Khối Ngân hàng nước ngoài có 9 chi nhánh phải mua từ 100 tỷ đồng đến 400 tỷ đồng. Hai Ngân hàng liên doanh phải mua 150 tỷ đồng/ngân hàng. NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân và các TCTD có số vốn huy động VND đến 31/1/2008 từ 1.000 tỷ đồng trở xuống không phải mua tín phiếu NHNN đợt này. Thời điểm phát hành là ngày 17/3/2008.

Để chủ động có đủ vốn mua tín phiếu NHNN bắt buộc vào thời điểm đó thì ngay từ bây giờ các NHTM phải đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường, bởi vì muốn có đủ 20.300 tỷ đồng mua tín phiếu NHNN thì phải huy động ít nhất là 23.000 tỷ đồng vì phải nộp dự trữ bắt buộc 11%.

Do đó TTCK có phản ứng tức thì về việc gần 23.000 tỷ đồng bị rút khỏi lưu thông. Chưa kể trước đó 3 tuần, gần 10.000 tỷ đồng các nhà đầu tư phải lo để nộp tiền mua cổ phiếu IPO của Vietcombank đấu thầu cuối năm 2007. Từ tháng 2/2008 các NHTM phải nộp thêm gần 10.000 tỷ đồng dự trữ bắt buộc. Vậy thì chỉ trong thời gian ngắn thử hỏi thị trường tiền tệ lấy đâu ra gần 50.000 tỷ đồng chui vào kho ngân hàng?

Mô tả ảnh. Nguồn: www.vsolutions.vn

Thị trường phản ứng tức thì với những thay đổi của chính sách tiền tệ. Ảnh chỉ có tính chất minh họa

Cũng với phản ứng tức thì trên thị trường tiền tệ, hàng loạt ngân hàng thương mại hạn chế cho vay vốn nói chung, vay vốn đầu tư chứng khoán lại càng không thể. Thực tế hiện nay một số ngân hàng đã hạn chế cho vay, tập trung thu nợ. Một số NHTM chỉ cho khách hàng truyền thống, cho dự án tốt vay vốn, còn không cho vay đối với khách hàng mới. Thậm chí có trường hợp chào lãi suất cho vay lên tới 2,0%/tháng.

Như vậy cùng với việc TTCK phản ứng tiêu cực với Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN, ngày 1/2/2008 về sửa đổi Chỉ thị 03 về cho vay chứng khoán. Bởi vì Quyết định 03 còn thắt chặt cho vay chứng khoán hơn so với Chỉ thị 03 trước đây.

Một nguồn vốn khác đầu tư vào TTCK cũng bị chặn lại đó là nghiệp vụ Repo và cho vay cầm cố cổ phiếu, cầm cố chứng khoán,... của các công ty chứng khoán đối với khách hàng. Bởi vì với Chỉ thị 03 và Quyết định 03, nguồn vốn vay ngân hàng đầu tư vào chứng khoán chặn lại thì còn có cửa ngách khác đó là công ty chứng khoán. Song nguồn vốn để cho vay của các công ty chứng khoán lại được tài trợ bởi ngân hàng thương mại. Nhưng nay do tình hình thị trường tiền tệ nóng lên, tiền đồng Việt Nam khan hiếm, thanh khoản căng thẳng, nên các ngân hàng thương mại cũng hạn chế, thậm chí là tạm dừng hỗ trợ vốn cho các công ty chứng khoán theo hợp đồng cam kết trước đây, nên các công ty chứng khoán không còn tìm đâu ra nguồn vốn để cho khách hàng của mình thực hiện nghiệp vụ Repo, cầm cố để đầu tư chứng khoán.

Cũng do chính sách tiền tệ thắt chặt nên nguồn vốn ngoại tệ của các nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam rất khó chuyển sang VND vì Ngân hàng Nhà nước không mua vào hay hạn chế mua vào, tỷ giá VND/USD liên tục xuống thấp. Các nhà đầu tư nước ngoài thiếu vốn đầu tư trên TTCK.

Nguyên nhân quan trọng thứ hai đó là cung chứng khoán tiếp tục tăng mạnh.

Từ sau Tết Nguyên đán Mậu Tý đến nay nhiều công ty niêm yết cổ phiếu mới trên Sở GDCK TP. HCM và Trung tâm GDCK Hà Nội. Trên thị trường OTC, nhiều doanh nghiệp trả cổ phiếu mới phát hành cho cổ đông. Chỉ riêng VPBank đợt này trả cổ phiếu cho cổ đông theo mệnh giá tới 500 tỷ đồng, còn theo giá thị trường tới trên 1.600 tỷ đồng; VIB cũng trả 500 tỷ đồng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tương đương giá thị trường trên 2.000 tỷ đồng; Eximbank trả trên 400 tỷ đồng... Chỉ riêng khối NHTM cổ phần từ đầu tháng 2/2008 phát hành mới gần 8.000 tỷ đồng trị giá cổ phiếu trên thị trường, chưa kể một loạt doanh nghiệp khác. Cung chứng khoán và cổ phiếu tăng nhưng cầu giảm, gây áp lực giảm giá trên thị trường.

Một yếu tố khác đẩy cung chứng khoán tăng đó là khách hàng vay cầm cố cổ phiếu tại các NHTM đến nay đến hạn phải trả nợ, hoặc chưa đến hạn nhưng do giá cổ phiếu giảm mạnh so với thời điểm cầm cố vay vốn, nên phải bổ sung tài sản hoặc rút giảm dư nợ, nên hầu như chỉ còn cách là bán cổ phiếu, bán chứng khoán ra thị trường.

Một tác động khác tới cung - cầu chứng khoán trên thị trường đó là Ngân hàng Nhà nước siết chặt cho vay bất động sản, các NHTM cũng hạn chế cho khách hàng vay vốn đầu tư vào đất đai, nhà ở,... nên để chủ động một mặt các nhà đầu tư dừng việc đầu tư vào thị trường chứng khoán, hoặc bán chứng khoán ra để lấy tiền cho kế hoạch kinh doanh bất động sản. Diễn biến đó lại càng tác động đến cung cầu chứng khoán và cổ phiếu trên thị trường.

Nguyên nhân thứ ba là yếu tố tâm lý.

Chỉ số chứng khoán liên tục giảm, giá cổ phiếu xuống thấp, hàng loạt nhà đầu tư thua lỗ, hụt vốn gây tâm lý chán nản cho các nhà đầu tư. Nhiều người mua chứng khoán một số đợt thị trường giảm thấp cuối tháng 1/2008 và sau Tết Mậu Tý, vì cho rằng đó là lúc thị trường xuống tới đáy rồi, nhưng nay thì thị trường lại xuống tới đáy mới, và không biết có còn giảm xuống nữa không. Chỉ trong thời gian ngắn đã thua lỗ trông thấy. Rất nhiều nhà đầu tư rời sàn chuyển sang thị trường bất động sản và thị trường vàng. TTCK hiện không thu hút được nhà đầu tư mới.

Bởi vậy để TTCK khởi sắc trở lại, thu hút các nhà đầu tư, thực là “hàn thử biểu” của nền kinh tế, thì các cơ quan chức năng cần có chính sách đồng bộ, dài hơi, mạnh bạo và linh hoạt hơn nữa, tránh để thị trường tiếp tục trên đà ảm đạm khó hồi phục và tác động không mong đợi nhiều chiều.

  • Nguyễn Hà

Buông xuôi?

Sau phiên
Sau phiên "Ngày thứ Hai đen tối" đầu tuần này lại tiếp thêm phiên "Ngày thứ Tư đen tối hơn" của hôm nay 20/2 trên cả hai sàn chứng khoán tập trung.

Sau một phiên lội ngược dòng không thành, phiên giao dịch ngày 20/2 đã chứng kiến sự tuột dốc không phanh của hầu hết tất cả các mã chứng khoán trên cả hai sàn HOSE và HASTC.

Đợt mở cửa ngày 20/2, VN-Index giảm nhẹ cho thấy sự giằng co giữa hai bên mua và bán nhưng sang tới phiên khớp lệnh liên tục, sự cầm cự của bên bán không còn nữa mà thay vào đó là tâm lý buông xuôi khi có có tới 90% các mã trên sàn HOSE giảm kịch sàn. Điều đó cho thấy các chính sách thặt chặt tiền tệ nhằm ngăn chặn lạm phát của Ngân hàng Nhà nước đã thực sự ảnh hưởng tới tâm lý các nhà đầu tư.

Qua ba phiên giao dịch đầu tuần này, VN-Index đã thực sự suy sụp khi để mất tới 71,11 điểm, đặc biệt, phiên giao dịch ngày hôm nay (20/2), VN-Index giảm 31,87 điểm tương đương với 4,28% là mức giảm lớn nhất tính theo tỷ lệ tương đối kể từ đầu năm 2008.

Chuỗi sụt giảm mạnh và liên tục kể từ sau tết Mậu Tý đã đưa VN-Index giảm từ 859,62 còn 744,92 điểm, như đang chính thức khép lại các ý kiến và nhận định lạc quan về thị trường chứng khoán năm 2008. Các biện pháp nhằm bình ổn thị trường được UBCKNN và các cơ quan liên quan nêu ra trong tháng 1/2008 không còn được nhắc tới nữa, trong khi đó các chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước liên tiếp được đưa ra không những gây “sốc” cho hệ thống Ngân hàng thương mại mà sẽ còn ảnh hưởng trực tiếp tới Thị trường chứng khoán.

Cho đến thời điểm này, khó có thể khẳng định VN-Index có trụ vững không khi tâm lý các nhà đầu tư đang bị lung lay, đồng thời luồng tiền đổ vào thị trường chứng khoán trong ngắn hạn gần như bị đóng cửa. Tuy nhiên, niềm hy vọng còn lại của các nhà đầu tư đó là khối lượng và giá trị giao dịch cũng tương đối bền vững, đồng thời trên 90% Công ty niêm yết hoạt động kinh doanh hiệu quả thông qua kết quả BCTC năm 2007.

(Theo tinnhanhchungkhoan.vn)

Monday, February 18, 2008

Chứng khoán đang “xìu”: Nhà đầu tư trường vốn sẽ thắng lớn


Chứng khoán đang “xìu”: Nhà đầu tư trường vốn sẽ thắng lớn

NĐT nào trường vốn sẽ thắng lớn khi giá cổ phiếu đang sát với giá trị thật.
NĐT nào trường vốn sẽ thắng lớn khi giá cổ phiếu đang sát với giá trị thật.

Giá nhiều loại cổ phiếu đã về sát giá trị thật nên các nhà đầu tư có tiền (không phải là tiền đi vay) vẫn có thể gom được hàng tốt.

Kết thúc một tuần giao dịch sau Tết, chứng khoán có ba phiên giảm trong bốn phiên giao dịch, đưa chỉ số VN-Index về gần ngưỡng 800 điểm. Nguyên nhân chứng khoán “xìu” đã được phân tích trước đó là do nhà đầu tư nước ngoài gặp khó khăn trong việc hoán đổi ra tiền đồng và nhà đầu tư trong nước không được bơm thêm tiền để mua cổ phiếu do các ngân hàng bị siết tín dụng.

“Bỏ” chứng khoán cứu lạm phát

Mới đây Ngân hàng nhà nước quyết định hút hơn 20.300 tỷ đồng về bằng việc phát hành tín phiếu bắt buộc 41 tổ chức tín dụng phải mua để chống lạm phát càng đẩy chứng khoán rơi vào cảnh ảm đạm.

Trong quyết định mới đưa ra, Ngân hàng nhà nước cho biết phải hút tiền về là do trong những tháng đầu năm 2008, chỉ số giá tiêu dùng tăng ở mức cao (riêng tháng 1 tăng 2,38%) nên phải áp dụng biện pháp trên. Như vậy có thể hiểu để chống lạm phát nên cơ quan quản lý đành bỏ rơi kênh chứng khoán dù kênh này đang “xìu”.

Việc bỏ rơi chứng khoán còn có thể nhận biết khi trước đó các cơ quan quản lý một hai tuyên bố là nới lỏng cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán khi mở dư nợ cho vay của các ngân hàng lên đến 20% vốn điều lệ. Tuy nhiên, việc này cũng được chứng minh là “bình mới rượu cũ” khi mà tỷ lệ cho vay vẫn không khá hơn là bao.

Bình luận về chuyện này, giám đốc một công ty quản lý quỹ tại TP.HCM (đề nghị không nêu tên) nói thẳng là cơ quan quản lý đang đau đầu với lạm phát hiện nay (năm 2007 lạm phát là trên 12,6%) và sẽ còn bùng lên dữ dội trong năm 2008. Do đó phần nào có thể thông cảm với chuyện 300 tài khoản của nhà đầu tư sẽ được xem nhẹ hơn so với tác động của lạm phát đối với hơn 80 triệu dân đặt trên bàn các nhà làm chính sách.

Tuýt còi quá sớm

Tuy nhiên, ông này cho rằng cách điều hành thị trường bị động và làm luật tùy tiện liên quan về thị trường vốn là điều không thể chấp nhận. Ông lấy dẫn chứng như chuyện hăm he đánh thuế thu nhập từ chứng khoán là một việc quá vội vàng. Thu thuế chứng khoán thì quốc gia nào cũng làm nhưng thu ở thời điểm nào và trên tỷ lệ người chơi bao nhiêu chứ không thể hễ thấy chứng khoán mới nóng lên là tìm cách siết lại. Dù việc đánh thuế đến năm 2009 mới áp dụng nhưng hăm he như thế cũng cho thấy cách điều hành quá công thức, gây hoang mang cho nhà đầu tư thị trường.

Tiến sĩ Hồ Công Hưởng, Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Hoàng Gia, cũng cho rằng ngay việc chống lạm phát cũng có nhiều cách chứ không chỉ siết nguồn cung tiền như hiện nay. Như việc thị trường nhà đất quá nóng, giá đội lên quá cao, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư thì cơ quan quản lý lại bó tay không kềm cương giá được.

Chuyên gia chứng khoán Lê Đạt Chí cũng góp ý là cơ quan quản lý cần tuýt còi việc doanh nghiệp đua nhau phát hành cổ phiếu trong thời gian vừa qua, vì phần lớn phát hành ồ ạt nhằm lấy vốn để đầu tư tài chính hơn là dành cho sản xuất, kinh doanh.

Vẫn có thể kiếm chác được

Ông Bùi Quốc Huy, Tổng Giám đốc Công ty CP Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Phương Đông, cho rằng do nguồn cung tiền sắp tới hạn hẹp sẽ khiến các nhà đầu tư nhỏ bán cổ phiếu ra. Mặt khác, giá nhiều loại cổ phiếu trên thị trường đã về sát giá trị thật nên các nhà đầu tư có tiền (không phải là tiền đi vay) vẫn có thể gom được hàng tốt. Theo ông Huy, dù chứng khoán hiện nay rất khó dự báo khi nào bật trở dậy, tuy nhiên theo quy luật, cổ phiếu có xuống rồi lại có lên. Điều cơ bản hiện nay là nhà đầu tư nào trường vốn thì sẽ thắng lớn khi giá nhiều loại cổ phiếu đang rất đẹp.

Một con số tư liệu cho thấy năm 2000, chứng khoán cũng bật dậy dữ dội nhưng sau khi cơ quan quản lý thò tay vào điều hành chứng khoán đã quay đầu nhưng sau đó lại bật dậy dữ dội để tạo ra kỳ tích đánh là thắng ở thời điểm cuối năm 2006 đầu năm 2007.

Tiến sĩ Hồ Công Hưởng cũng nhận định việc Ngân hàng nhà nước siết tín dụng như trên không là vấn đề quá nóng, vì nếu cơ quan quản lý biết cách điều hành thị trường linh hoạt, khuyến khích các nhà đầu tư tham gia thị trường vốn này thì chứng khoán vẫn bật dậy. Ông Hưởng lý giải hiện nay dân đầu tư chứng khoán vẫn còn nhiều tiền. Chỉ cần thấy hơn sáu tỷ kiều hối chảy về trong năm nay chưa giải ngân bao nhiêu thì đủ biết nguồn tiền trong dân rất lớn. Chỉ cần 30% số vốn này chảy vào kênh chứng khoán thì thị trường sẽ sôi động lại ngay.

(Theo phapluattp.vn)

Khi nhân viên chứng khoán “làm xiếc”

18/02/2008, 03:02 am

Khi nhân viên chứng khoán “làm xiếc”

Nghiệp vụ “làm xiếc” này nhiều khi được phối hợp giữa nhân viên môi giới, kế toán và nhân viên công nghệ thông tin của chính công ty chứng khoán.

Nghiệp vụ “làm xiếc” này nhiều khi được phối hợp giữa nhân viên môi giới, kế toán và nhân viên công nghệ thông tin của chính công ty chứng khoán.

Khi phát hiện tài sản và niềm tin của mình bị lợi dụng, một số nhà đầu tư có thể “tặc lưỡi cho qua”, trong khi nhiều người khác đã quyết định nhờ đến luật sư và cơ quan pháp luật để giải quyết.

“Thoắt đến thoắt đi”

Nhà đầu tư tên Thắng cho biết, cách đây 3 tháng, anh đã rất ngạc nhiên khi phát hiện một số tiền lớn “từ trên trời rơi xuống” tài khoản chứng khoán của mình. Thế nhưng, chưa kịp thắc mắc về sự bất thường này thì anh đã phải tiếp một nhân viên của công ty chứng khoán nơi anh mở tài khoản đến để thương lượng xin lại số tiền đó.

Ngược lại với câu chuyện trên, chị Loan, một khách hàng VIP của một công ty chứng khoán đã từng “làm um chuyện” khi phát hiện số tiền hơn trăm triệu đồng trong tài khoản của mình bỗng dưng biến mất.

Hiện nay, giao dịch giữa khách hàng và công ty chứng khoán được thực hiện thông qua hệ thống đặt lệnh với ba hình thức phổ biến là trực tiếp bằng phiếu lệnh, qua điện thoại và qua Internet. Với việc đặt lệnh trực tiếp, công ty chứng khoán và khách hàng cùng lưu lại hóa đơn với đầy đủ chữ ký. Việc ghi âm các cuộc đặt lệnh qua điện thoại là cách thức phổ biến để công ty chứng khoán làm chứng cớ cho những lệnh giao dịch của khách hàng.

Trong khi đó, với hình thức đặt lệnh qua Internet, hệ thống bảo mật sẽ giúp tăng cường an ninh tài khoản cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi nhân viên môi giới, kế toán và cả nhân viên công nghệ thông tin cùng vào cuộc thì việc hóa phép một giao dịch là điều không phải là “bất khả thi”.

“Tôi đặt lệnh ATO, đến gần cuối phiên, có một anh tự xưng là nhân viên công nghệ thông tin của công ty chứng khoán gọi điện và báo với tôi là lệnh của tôi đang bị treo do bị lỗi phần mềm và khuyên tôi nên hủy lệnh. Tôi yêu cầu phải thực hiện theo đúng quy tắc giao dịch. Ngày hôm sau, lệnh của tôi được báo đã khớp. Điều này khiến tôi nghi ngờ, liệu có sự phối hợp gian lận khi có một khách hàng khác mong muốn chèn lệnh bán của tôi vì đầu phiên có thể khớp giá cao hơn hẳn cuối phiên”, một nhà đầu tư khác ở Hà Nội xin giấu tên vẫn còn bức xúc kể lại câu chuyện vừa gặp cách đây chưa đầy một tháng.

Qua tìm hiểu của chúng tôi, những việc “bỗng đến bỗng đi” như vậy không phải là quá hiếm trên thị trường hiện nay. Trao đổi về vấn đề này, luật sư Hoàng Huy Được, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, cho biết: “Đã có rất nhiều nhà đầu tư tìm đến tôi nhờ tư vấn, thậm chí nhờ dịch vụ để bảo vệ quyền lợi cho họ”.

Câu hỏi trách nhiệm

Ông Nguyễn Đình Phong, Giám đốc khối dịch vụ đầu tư của Công ty Chứng khoán VNDirect, nhận định: “Việc khách hàng bị mất tiền, mất chứng khoán thậm chí mất cả tài khoản là hoàn toàn có thể xảy ra. Tình huống nhẹ hơn là mượn tiền trong tài khoản của nhà đầu tư, mượn chứng khoán trong vài ngày hoặc có thể giao dịch trên tài khoản của nhà đầu tư và khớp lệnh lại trong tài khoản của họ.”

Phần quy định trách nhiệm trong hợp đồng của nhà đầu tư đối với công ty chứng khoán thường có câu: “Tôi hoàn toàn ý thức được những rủi ro có thể phát sinh từ việc giao dịch qua các hình thức giao dịch qua điện thoại, qua Internet, và đồng ý chịu mọi rủi ro phát sinh từ các hình thức trên”. Như vậy, một tiện ích trong giao dịch chứng khoán lại đi kèm với một số rủi ro nhất định mà không phải nhà đầu tư nào cũng lưu ý.

Về vấn đề này, ông Phong nhận xét, nếu công ty chứng khoán có khả năng kiểm soát tốt thì họ sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về tất cả những sai sót, lỗi giao dịch xảy ra, nhưng hiện nay hệ thống kiểm soát của các công ty chứng khoán là rất lỏng lẻo.

Trong khi cơ hội phạm lỗi là khá nhiều thì việc phát hiện lỗi chủ yếu chỉ dựa vào hệ thống kiểm soát của công ty chứng khoán và thông thường, nhà đầu tư hoặc chính công ty chứng khoán phát hiện ra lỗi. Việc lợi dụng tài khoản của nhà đầu tư có thể dừng ở mức độ “dùng tạm” hoặc có thể “leo thang” và cũng có thể nhiều nhân viên công ty chứng khoán chưa biết cách gian lận sẽ tìm cách gian lận.

Để hạn chế cơ hội vi phạm lỗi của nhân viên, nhiều công ty chứng khoán đã tách biệt trách nhiệm giám sát giữa các bộ phận chức năng khác nhau, mỗi bộ phận có một trưởng phòng riêng và trách nhiệm độc lập với nhau. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, một người rất tài năng có thể lừa được cả hệ thống để thực hiện hành vi phạm pháp của mình.

Vì thế, bên cạnh việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhân viên công ty chứng khoán, theo luật sư Huy Được, rất cần những quy định kiểm soát và xử lý chặt chẽ thông qua phần mềm quản lý các nhà đầu tư, cơ chế giám sát lẫn nhau giữa nhóm giao dịch, nhóm công nghệ thông tin, vì nếu các nhóm này câu kết với nhau thì việc gian lận là hoàn toàn có thể xảy ra.

Lời khuyên của các chuyên gia đối với nhà đầu tư hiện nay là “nên có phương pháp tự kiểm soát tài khoản của mình và lưu giữ những bằng chứng giao dịch”.

(TBKTVN)


Chứng khoán ngày 18/2: Ồ ạt “bắt dao rơi” Một phiên giảm mạnh trong dự tính, nhưng bất ngờ tập trung ở xu hướng ồ ạt “bắt dao rơi” ngay từ đầu phiên.

Chứng khoán ngày 18/2: Ồ ạt “bắt dao rơi”

Một phiên giảm mạnh trong dự tính, nhưng bất ngờ tập trung ở xu hướng ồ ạt “bắt dao rơi” ngay từ đầu phiên.

Kế hoạch rút 20.300 tỷ đồng bằng tín phiếu bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước được xem là một “cú hích” mạnh mẽ đối với lãi suất trên thị trường. Biến động mạnh của lãi suất và tình trạng khan vốn tại các ngân hàng đã tác động mạnh đến tâm lý nhà đầu tư chứng khoán.

Thêm vào đó, thông tin IPO Habeco chính thức công bố, tạo thêm căng thăng nguồn cung và đáng chú ý là khiến nhiều nhà đầu tư thất vọng về định hướng dãn cung mà nhà điều hành thị trường đưa ra trước đó.

Những tác động trên cùng với bối cảnh suy giảm kéo dài vừa qua đã đẩy thị trường vào một phiên lao dốc. Trên 90% mã tại sàn Tp.HCM đồng loạt giảm mạnh, trong đó có trên 50% mã giảm sàn.

Chỉ số VN-Index “rơi tự do” ngay từ đợt 1, mất tới 31,23 điểm; kết thúc phiên với mức giảm gia tăng lên 33,46 điểm, còn 782,57 điểm. Qua phiên này, mốc 800 điểm một lần nữa bị xuyên thủng đẩy lo ngại, bởi thị trường đang khan hiếm thông tin hỗ trợ.

Hầu hết những cổ phiếu lớn có ảnh hưởng đến VN-Index như STB, FPT, SJS, VNM, PPC, DPM, HPG, VIC, SSI… đều giảm mạnh và phần lớn nằm ở giá sàn; ngay cả khi có thông tin hỗ trợ từ kết quả kinh doanh đầu năm tốt (như trường hợp STB của Sacombank).

Những hiện tượng mới đây như VSC, TPC, SFI… cũng không thể tránh được một phiên xuống giá mạnh.

Đà giảm nói trên đã nằm trong dự tính của nhiều nhà đầu tư, khi tin xấu xuất hiện cuối tuần qua. Nhưng bất ngờ đã xẩy ra khi đón xu hướng giảm phiên này, nhiều nhà đầu tư đã vào cuộc “bắt dao rơi”.

Ngay trong đợt 1 đã có trên 2,6 triệu đơn vị được giao dịch. Sự bùng nổ tập trung trong đợt 2 khi có tới 10 triệu đơn vị. Và kết thúc đợt 3, có trên 12,6 triệu đơn vị trị giá 931,7 tỷ đồng được khớp.

Những con số trên cho thấy một không khí sôi động thực sự, nhiều nhà đầu tư đã cùng xác định điểm hẹn mua vào tranh thủ giá thấp. Phía sau đó là kỳ vọng một đợt sóng mới sẽ lặp lại tương tự như diễn biến của tuần giao dịch trước thềm nghỉ Tết vừa qua.

Với đà giảm của phiên hôm nay, tâm lý bi quan và hoang mang ít nhiều đã xuất hiện trên sàn. Ngược lại, sự đột biến về khối lượng và giá trị giao dịch lại hé mở những hy vọng về khả năng chuyển biến ngay trong tuần này.

Khối lượng và giá trị cũng có chuyển biến tích cực trên sàn Hà Nội khi có gần 4,5 triệu cổ phiếu với giá trị trên 332 tỷ đồng giao dịch. Đáng lo ngại là chỉ số HASTC-Index tại đây giảm mạnh tới 12,38 điểm, xuống còn 269,7 điểm.

Giá cổ phiếu lớn nhỏ tại đây đều đồng loạt giảm mạnh, chiếm tỷ lệ trên 90%. Tại đây cũng chỉ có vẻn vẹn 4 mã tăng giá nhẹ, gồm DAC, HCC, KBC, SD2 và VC6.

Nguồn: TBKTVN

Bất động sản "vạ lây" từ lãi suất?

Ngày 18-02-2008, 13:58
Bất động sản "vạ lây" từ lãi suất?

Giá bất động sản sẽ bị "vạ lây" từ lãi suất?
Trong bối cảnh cung tiền đồng ngày một cạn dần (lãi suất qua đêm lên đến 25 - 27%/năm) bởi các chính sách thắt chặt tiền tệ kiềm chế lạm phát của NHNN, còn cầu vốn vẫn gia tăng theo độ nóng của giá bất động sản, vàng hiện nay thì cách chữa cháy duy nhất của các ngân hàng cổ phần là tăng lãi suất tiền gửi.

Tốc độ gia tăng của chỉ số giá tiêu dùng trong những ngày đầu năm mới buộc các NH phải nhảy vào cuộc đua tăng lãi suất huy động tiền gửi để thu hút khách hàng. Vì nếu lạm phát gia tăng, lãi suất đứng yên sẽ khó thu hút được người gửi tiền.

Một tuần 2 lần tăng lãi suất

Tiền đồng khan hiếm, các NH liên tục gia tăng lãi suất trong những ngày đầu năm mới. Chỉ trong vòng tuần đầu của năm Mậu Tý có hơn 10 NH tăng lãi suất huy động tiết kiệm lên mức xấp xỉ 10%/năm. Trong đó có OCB, SCB (tăng 2 lần kể từ ngày 12.2 đến nay). ACB, Techcombank, HDBank, Eximbank... cũng nhanh chóng vào cuộc đua.

Riêng NHCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), bắt đầu từ 15.2, cũng bắt đầu tăng lãi suất tiền gửi VND trong toàn hệ thống. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn tại NH khu vực miền Bắc và miền Trung kỳ hạn 6 tháng mức cao nhất là 0,78%. Khu vực ĐBSCL, kỳ hạn 6 tháng mức cao nhất là 0,795%. Khu vực miền Nam kỳ hạn tăng 6 tháng mức cao nhất: 0,72%.

Sau khi tăng lãi suất huy động tiền gửi ngày 10.1, hiện lãi suất tiết kiệm của DongA Bank tương đối khá cao so với các NHCP khác. Tuy nhiên, do lượng tiền đồng khan hiếm những ngày đầu năm và không thể làm ngơ trước cuộc đua lãi suất buộc DongA Bank phải một lần nữa điều chỉnh lãi suất tiền gửi. Kể từ ngày 15.2.2008, DongA Bank áp dụng biểu lãi suất mới, với mức tăng bình quân đến 0,06%.

SeABank cũng tăng lãi suất VND kể từ 15.2 với kỳ hạn 3 tháng: 9,12%/năm; 6 tháng: 9,24%; 12 tháng: 9,90%/tháng. Khách hàng có mức tiền gửi càng cao từ 100 triệu đồng trở lên sẽ được hưởng mức lãi suất bậc thang tăng dần cho từng kỳ hạn cụ thể.

Cũng từ ngày 18.2, NH Ngoài quốc doanh (VPBank) bắt đầu áp dụng mức lãi suất huy động VND mới với mức tăng cho các kỳ hạn từ 0,6%/năm đến 1,02%/năm. Mức tăng được áp dụng cho các kỳ hạn 1, 2, 3, 6, 7, 9 và 12 tháng trong đó kỳ hạn 9 tháng được tăng lên mức 10,2%/năm và 10,5% đối với kỳ hạn 12 tháng.

Ngoài ra, để hút thêm nhiều tiền vào NH, VPBank vừa tung ra một sản phẩm khá hấp dẫn. Đó là "Tiền gửi bù lạm phát". Theo đó, khách hàng sẽ được NH bù thêm một phần hoặc toàn bộ phần chênh lệch lãi suất khi tỉ lệ lạm phát thực tế lớn hơn lãi suất ban đầu...

Như vậy, khan vốn lãi suất huy động được điều chỉnh tăng lên từng ngày khiến cuộc đua huy động vốn càng diễn ra gay gắt hơn. TGĐ của một NHCP tại TPHCM cho rằng, đầu tuần của năm mới đã có quyết định tăng lãi suất, nhưng chưa kịp thông báo ra thị trường thì thấy các NH bạn tăng mạnh nên sau một tuần thăm dò NH, ông đã điều chỉnh lãi suất lên mức cao hơn so với trước đó.

ACB, HDBank, Eximbank đã chính thức công bố mức lãi suất huy động mới trong ngày cuối tuần (16.2). Có thể nói, hiện lãi suất của HDBank được xem là cao nhất trong khối các NHCP hiện nay, với mức 9.6%/năm, hơn 0,03%/tháng so với một số NH khác.

BĐS sẽ bị vạ lây?

Theo một chuyên gia ngành tài chính, với tình hình cung - cầu tiền đồng căng thẳng như hiện nay, không sớm thì muộn giá BĐS sẽ bị vạ lây. Một phần, do cung tiền của NH không còn để "thổi hơi" vào thị trường BĐS.

Trên thực tế, tín dụng BĐS đang trong tầm ngắm của NHNN. Nhiều NH có tỉ lệ dư nợ cho vay BĐS lên đến 30 - 40% trên tổng dư nợ, thậm chí còn cao hơn. Chính việc đua nhau "bơm" vốn vào BĐS của các NH trong những tháng cuối năm 2007 đã nhanh chóng đẩy giá nhà, đất tăng cao.

Giá BĐS tăng góp phần làm gia tăng tốc độ của lạm phát. Riêng tháng 1.2008, chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,38%, cao gần gấp đôi so với cuối năm 2007. NHNN cho biết, trong những tháng đầu năm 2008, tăng trưởng kinh tế (GDP) thuận lợi nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được dự báo có nguy cơ tăng ở mức cao.

Theo GĐ NHNN - chi nhánh TPHCM - ông Hồ Hữu Hạnh, với sức nóng của BĐS tại một số khu vực TP lớn như hiện nay là tăng ảo, chủ yếu do đầu cơ kiếm lời. Do đó, nếu không có biện pháp để bình ổn thị trường BĐS sẽ khó tránh được nguy cơ "bong bóng" xì hơi. Lúc này, rủi ro đến với các NH rất lớn, vì họ đã đẩy quá nhiều vốn vào BĐS.

Phó TGĐ một NHCP cũng thừa nhận, nếu tình trạng khan hiếm tiền đồng kéo dài thì vốn đâu để các nhà băng "bơm" vào BĐS. Trong khi, nhu cầu vay vốn mua BĐS đang ngày một gia tăng. Như vậy, giá BĐS sẽ khó tránh được cơn bão giảm nhiệt.

Theo vị phó TGĐ này, việc NHNN đang siết mạnh hơn các chính sách tiền tệ, hạn chế tiền như phát hành 20.300 tỉ đồng tín phiếu NHNN bằng VND bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng (vào ngày 14.2) vừa qua, cũng là một trong những biện pháp hạn chế vốn vào BĐS.

"Có thể thấy được một điều là không cần đưa ra Chỉ thị 03 hay không 04 để áp dụng đối với tín dụng BĐS như đã làm với CK, NHNN vẫn hạn chế được nguồn tiền của NH vào BĐS", ông này lý giải. Tuy không công bố, nhưng hiện một số NH đã tính đến phương án ngừng giải ngân vốn vào một số lĩnh vực, trong đó có BĐS để đảm bảo tính thanh khoản.

Theo một nguồn tin đáng tin cậy cho biết, thanh tra NHNN cũng đã bắt đầu vào cuộc siết chặt và thu hồi vốn cho vay kinh doanh BĐS.

Theo LĐ

VN-Index tuột dốc xuống dưới 800 điểm do lo ngại lạm phát

VN-Index tuột dốc xuống dưới 800 điểm do lo ngại lạm phát

Đối mặt với nguy cơ lạm phát cao, rất nhiều nhà đầu tư chứng khoán tỏ ra thực sự lo ngại về dòng vốn tiền đồng Việt Nam đổ vào thị trường này bị thu hẹp, tác động tiêu cực tới giá cổ phiếu.

Kết thúc phiên giao dịch sáng 18/2, chỉ số VN-Index của TTCK tập trung của Việt Nam giảm 33,46 điểm (tương đương giảm 4,1%) xuống 782,57 điểm.

Như vậy, tính chung trong 5 phiên đầu năm mới Mậu Tý, VN-Index đã giảm tổng cộng gần 80 điểm.

1
Ảnh minh họa: LAD

Mất cân bằng cung-cầu

Nguyên nhân quan trọng nhất khiến giá cổ phiếu liên tục giảm trong nhiều tháng qua và sắp trở về mức cuối năm 2006 được nhiều chuyên gia đề cập tới là sự mất cân bằng cung-cầu cổ phiếu.

Lượng cung cổ phiếu tăng rất mạnh trong năm 2007, đầu năm 2008 với những đợt IPO khổng lồ, những cổ phiếu mới lên sàn và những đợt phát hành bổ sung, như Đạm Phú Mỹ, PVFC, Vietcombank… Lượng cung hàng hóa cho thị trường còn dự báo tiếp tục tăng mạnh với kế hoạch IPO của nhiều DN lớn như Habeco, Incombank…

Trong khi đó, cầu cổ phiếu không những không tăng mà còn được cho là giảm do sự thắt chặt cho vay chứng khoán theo Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước; vốn bị đổ sang thị trường bất động sản và vàng - hai lựa chọn đầu tư cực kỳ hấp dẫn gần đây.

Hơn thế nữa, các chính sách tiền thắt chặt tiền tệ gần đây của Ngân hàng Nhà nước như nâng lãi suất cấp vốn, tái cấp vốn, tỷ lệ dự trữ bắt buộc… đang kéo về một lượng lớn tiền đồng Việt Nam.

Còn rút tiếp tiền ra khỏi lưu thông

Trong bối cảnh thị trường tiền tệ nóng lên, vốn VND khan hiếm, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ còn hút bớt tiền ra khỏi lưu thông thông qua việc phát hành tín phiếu.

Theo dõi diễn biến trên thị trường tiền tệ tuần qua có thể thấy hầu hết các ngân hàng đã cạn tiền cho vay. Thiếu tiền, hàng loạt ngân hàng thương mại (NHTM) công bố tăng lãi suất huy động vốn đồng Việt Nam với mức lãi suất tăng khá, tăng thêm từ 0,12% - 0,48%/năm so với trước đó.

Cuộc đua tăng lãi suất huy động vốn nội tệ - đồng Việt Nam (VND) diễn ra từ đầu tháng 1/2008 và đợt thứ hai diễn ra từ đầu tháng 2/2008, tức gần 2 tuần trước Tết Nguyên đán Mậu Tý, nhưng rộ lên, lan rộng ở hầu hết các NHTM và thực sự nóng lên kể từ sau Tết Nguyên đán Mậu Tý đến nay.

Hiện nay lãi suất huy động vốn VND tăng cao nhất của một số NHTM cổ phần lên tới 0,85%/tháng hay 10,20%/năm cho kỳ hạn 24 tháng, lên tới 0,80%/tháng, hay 9,6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng…

Tuy nhiên, việc giá cả tiêu dùng đang đứng ở mức rất cao và chưa có dấu hiệu giảm đang là vấn đề nóng bỏng và được các cơ quan chức năng quan tâm hàng đầu.

Riêng trong tháng 1/2008, lạm phát đứng ở mức 2,38% và theo các số liệu thống kê hàng năm cho thấy, tốc độ tăng giá tiêu dùng của tháng 2 (tháng có Tết Nguyên đán) đều tăng cao hơn tốc độ tăng của tháng 1, thậm chí có năm còn tăng cao gấp đôi, gấp ba tốc độ tăng của tháng 1. Do vậy, theo một số dự đoán, tốc độ tăng giá tiêu dùng tháng 2 năm nay sẽ không dưới 2,5%, có thể trên 3%.

Phản ứng trước diễn biến này, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN với lãi suất 7,8%/năm, kỳ hạn 364 ngày nhằm mục tiêu thu hút bớt tiền từ lưu thông về, kiềm chế lạm phát. Hình thức phát hành là bắt buộc phải mua đối với các Tổ chức tín dụng (TCTD) theo mức phân bổ cụ thể. [HD: Darn... this will totally mess up the current stock/estate markets. Even more pressure on foreign investors to cope with the shortage of vnd. To stock up at ~760]

Theo đó có tới 41 TCTD đô thị phải mua loại tín phiếu nói trên, nhưng lại không được sử dụng để giao dịch tái cấp vốn. NH nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân và các TCTD có số vốn huy động VND đến 31/1/2008 từ 1.000 tỷ đồng trở xuống không phải mua tín phiếu NHNN đợt này. Thời điểm phát hành là ngày 17/3/2008. Do đó để chủ động có đủ vốn mua tín phiếu NHNN bắt buộc vào thời điểm đó thì ngay từ bây giờ các NHTM phải “chạy đôn, chạy đáo” huy động vốn trên thị trường, bởi vì hơn 20.000 tỷ đồng đâu có phải ít!

Các nhà đầu tư chứng khoán lo lắng

Mặc dù giá cổ phiếu đã giảm rất nhiều, sắp trở về mức cuối năm 2006 trong khi hầu hết các doanh nghiệp trên sàn có lợi nhuận năm 2007 tăng mạnh từ vài chục tới vài trăm phần trăm nhưng trên thực tế khá nhiều người vẫn cho rằng đây chưa phải là thời điểm mua vào.
Tiếp tục bảo lưu ý kiến của mình, anh Nguyễn Huy Hoàng một nhà đầu tư trên sàn chứng khoán VICS tại Láng Hạ cho biết: “Nếu mua vào thời điểm này khả năng thắng lớn như đầu năm 2007 là hầu như không có trong khi có thể bị thua lỗ hoặc bị giam vốn”.

“Giá chứng khoán vẫn đang giảm và có những dấu hiệu khiến thị trường có thể tiếp tục giảm như cung hàng hóa cho thị trường đang rất lớn và còn tiếp tục tăng trong khi cầu suy giảm.”

Theo anh Hoàng, lạm phát là yếu tố sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng trưởng của TTCK bởi việc kiềm chế tốc độ tăng giá tiêu dùng là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ.

Giá giảm: Cơ hội để gom blue-chips

Trái với ý kiến của anh Hoàng, khá nhiều nhà đầu tư đang tranh thủ thời điểm giá chứng khoán xuống mạnh để mua vào. Biểu hiện rõ nét nhất là khối lượng giao dịch sáng nay (18/2) bất ngờ tăng mạnh khi VN-Index xuống dưới 800 điểm.

Kết thúc phiên giao dịch, tổng cộng có hơn 12,6 triệu đơn vị được giao dịch, trị giá 931 tỷ đồng, cao gấp gần 2 lần so với phiên cuối tuần trước.

Có mặt trên sàn giao dịch của Công ty chứng khoán An Bình sáng nay, anh Đặng Trung Nghĩa, chuyên viên phân tích của một đơn vị cung cấp thông tin chứng khoán tiếp tục cho biết, các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh trong năm 2007 rất tốt, hầu hết có lợi nhuận tăng mạnh từ vài chục tới vài trăm phần trăm. Đây là lý do để anh đang lựa chọn mua vào một số mã cổ phiếu tốt.

“Trước kia với mức tiền 150 triệu đồng thì tôi thì khó có thể mua được 1.000 cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp danh tiếng trên sàn nhưng nay thì có thể tha hồ lựa chọn”, anh Nghĩa cho biết.

“Các doanh nghiệp đã vượt qua nhiều khó khăn trong năm 2007 như nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, cạnh tranh mạnh mẽ hơn khi Việt Nam mở cửa rộng hơn… và tôi tin rằng các doanh nghiệp trên sàn tiếp tục có một năm 2008 tốt đẹp.”

“Đầu tư trong thời điểm này rất dễ chịu: mua được cổ phiếu tốt ở mức giá thấp, không phải mất nhiều thời gian nghiên cứu. Mua xong để đó chờ 6 tháng tới 1 năm chắc chắn sẽ thu lời”.

Bên cạnh đó, trong thời gian tới Chính phủ có thể sẽ cắt giảm bớt nhiều loại thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được hạ xuống 25%), sẽ tạo điều thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp niêm yết trên sàn bởi tính minh bạch về thông tin của họ hiện đã rất cao, anh Nghĩa nhận định.

Tuy nhiên, đó là ý kiến của một nhóm người. Trên thực tế, vấn đề cung cầu có thể coi là yếu tố quyết định lớn nhất tới biến động giá của từng cổ phiếu.

Ngày 18-02-2008, 11:33
Phiên đầu tuần: VN-Index sụt giảm mạnh

(ĐTCK-online) Thị trường ngày thứ Hai đầu tuần (18/2) vẫn nối tiếp đà giảm giá của tuần trước khi sụt giảm mạnh mẽ. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 33,46 điểm, (tương đương giảm 4,1%), xuống còn 782,57 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch hơn 12,607 triệu đơn vị, tương đương giá trị hơn 931 tỷ đồng.

Trong tổng số 150 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 5 mã tăng giá, 145 mã giảm giá. Trong đó, có tới 77 mã giảm sàn và 1 mã không có giao dịch là DPC.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch dẫn đầu thị trường là STB với hơn 2,5 triệu đơn vị được giao dịch thành công, đóng cửa ở mức 59.000 đồng/cổ phiếu, giảm 2.500 đồng (tương đương 4,07%)

Cổ phiếu có giá sụt giảm mạnh nhất là TNA khi giảm sàn 3.300 đồng (tương đương 6,89%), xuống mức 44.600 đồng/cổ phiếu với tổng khối lượng giao dịch thành công là 14.840 cổ phiếu.

Các mã cổ phiếu lớn đều cùng chung với xu hướng giảm của thị trường. Trong đó, có nhiều mã giảm sàn như DPM giảm 3.000 đồng/cổ phiếu, xuống còn 62.000 đồng/cổ phiếu, với hơn 1,3 triệu cổ phiếu được giao dịch thành công. SJS giảm 11.000 đồng/cổ phiếu, xuống còn 224.000 đồng/cổ phiếu. VNM giảm 6.000 đồng/cổ phiếu, xuống còn 131.000 đồng/cổ phiếu.

Trong xu thế ngược lại, SAF là mã tăng mạnh nhất, khi đóng cửa ở mức 45.700 đồng/cổ phiếu, tăng 1.100 đồng (tương đương 2,47%). TMS tăng 1.000 đồng/cổ phiếu, (tương đương 1,27%) đạt 80.000 đồng/cổ phiếu. SGC tăng 500 đồng/cổ phiếu, (tương đương 1%) đạt 50.500 đồng/cổ phiếu. VGP tăng 800 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,9%) đạt 42.900 đồng/cổ phiếu.

Ngay từ lúc mở cửa, hàng loạt lệnh bán ATO với khối lượng lớn được tung ra, chủ yếu nhằm vào những mã cổ phiếu lớn có tác động mạnh đến chỉ số thị trường cũng như tâm lý các nhà đầu tư như STB, SSI, PPC, HPG, DPM…

Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa ngày 18/2, chỉ số VN-Index sụt giảm tới 31,23 điểm (tương đương 3,82%) khiến VN-Index chỉ còn 784,8 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt 2.647.120 đơn vị với giá trị giao dịch đạt hơn 192,9 tỷ đồng. Nếu so với các phiên trước thì khối lượng giao dịch trong đợt 1 hôm nay tăng đột biến. Theo phân tích kĩ thuật, đây có thể là một dấu hiệu không tốt khi cổ phiếu bị phân phối mạnh mẽ cùng với giá sụt giảm mạnh.

Do sức mua yếu nên hàng loạt các cổ phiếu bị bán ra mạnh đều giảm sàn. Bảng điện tử tràn ngập một màu đỏ, nhiều cổ phiếu bị vét sạch dư mua. Theo ghi nhận, có đên 81 mã giảm sàn ngay sau khi kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa. Chỉ có 3 mã tăng điểm là TMS, SAF và VNE. Tuy nhiên, ngay sau khi sang đợt khớp lệnh liên tục, các cổ phiếu này cũng nhanh chóng sụt giả, chỉ duy nhất TMS còn có lúc tăng trần.

Các cổ phiếu lớn đều giảm sàn như SSI (124.000 đồng/cổ phiếu), PVD (117.000 đồng/cổ phiếu), PPC (51.000 đồng/cổ phiếu), HPG (92.500 đồng/cổ phiếu), SAM (84.500 đồng/cổ phiếu).

Sang đợt khớp lệnh liên tục, SSI vẫn tiếp tục bị bán ra ở mức giá sàn khiến cổ phiếu này không thể tăng điểm được. Một khối lượng lớn đặt mua cổ phiếu STB ở mức giá 59 cũng bị vét dần, đưa STB dần tiến tới mức sàn.

Kết thúc đợt khớp lệnh liên tục, VN-Index là 785,09 điểm, giảm 30,94 điểm (-3,79%) với tổng khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch tăng mạnh tới 10.099.930 cổ phiếu và hơn 754,6 tỷ đồng.

Sang đợt khớp lệnh đóng cửa, tâm lý tháo chạy thể hiện rõ trên bảng giá khi các lệnh bán ATC liên tục xuất hiện ở hầu hết các cổ phiếu. Đáng chú ý như SSI có đến hơn 400 nghìn cổ phiếu được bán ra ở mức ATC. Trong khi bên mua, chỉ có duy nhất STB có khối lượng mua 100 nghìn cổ phiếu ở mức ATC, còn lại rất ít mã có khối lượng đặt mua lớn.

Hôm nay, sàn HOSE đón nhận thêm thành viên thứ 150 là cổ phiếu TTF của CTCP Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành với 15 triệu được niêm yết, giá tham chiếu trong ngày giao đich đầu tiên là 80.000 đồng/cổ phiếu. Ngành nghề kinh doanh chính của Gỗ Trường Thành là sản xuất đồ mộc, ván trang trí nội thất, mua bán gia công các sản phẩm mộc, nguyên vật liệu trong chế biến gỗ; mua bán gia công các sản phẩm nông lâm, thủy hải sản; đại lý ký gửi hàng hóa, vận tải hàng hóa đường bộ. Gỗ Trường Thành có trụ sở chính tại Ấp Bình Phước B, xã Bình Chuẩn, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Ngay ở đợt khớp lệnh mở cửa, TTF chỉ đạt mức giá sàn là 64.000 đồng/cổ phiếu. Ngay khi sang đợt khớp lệnh liên tục, mã cổ phiếu này đã nhanh chóng đạt mức giá cao nhất là 78.000 đồng/cổ phiếu. Nhưng đó chỉ là một khoảnh khắc nhất thời vì sau đó, giá cổ phiếu TTF đã giảm dần về cuối phiên.

Thị trường sụt giảm theo lý giải của một số nhà đầu tư, là do tác động tâm lý của thông tin Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm thu hút bớt tiền từ lưu thông về, kiềm chế lạm phát.

5 cổ phiếu giao dịch mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

GTGD

STB

59.000

-2.500

-4,07

2.576.520

151.649.000

DPM

62.000

-3.000

-4,62

1.300.970

81.022.000

SSI

124.000

-6.000

-4,62

727.710

90.236.000

REE

117.000

-6.000

-4,88

431.790

50.658.000

PPC

51.000

-2.500

-4,67

297.330

15.185.000

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

GTGD

SAF

45.700

1.100

2,47

1.800

82.000

VGP

42.900

800

1,90

5.610

228.000

TMS

80.00

1.00

1,27

28.570

2.323.000

SGC

50.500

500

1,00

1.310

63.000

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

GTGD

TNA

44.600

-3.300

-6,89

14.840

662.000

FBT

29.800

-1.600

-5,10

37.150

1,109,000

HMC

30.400

-1.600

-5,00

8.810

271,000

CLC

49.400

-2.600

-5,00

22.570

1,133,000

GMD

114.00

-6.000

-5,00

164.380

18,809,000

Kinh tế

Blog Archive

Topics