Kênh thông tin đầu tư ở Vietnam

Thursday, April 19, 2007

Phân tích kỹ thuật

Về trang chủ VnEconomy BÁO ĐIỆN TỬ - THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT NAM
Chứng khoán: Phân tích kỹ thuật có hữu dụng tại Việt Nam?
CẬP NHẬT: 18/04/2007 01:22:09 (GMT+7)
Việc còn ít người vận dụng phân tích kỹ thuật sẽ là một điều thuận lợi cho những người hiểu biết sâu về công cụ này kiếm lợi nhuận vượt trội so với người không biết - Ảnh: VNN.

Phân tích kỹ thuật (technical analysis) là phương pháp phân tích dựa vào các mẫu hình đồ thị và các chỉ số kỹ thuật trong quá khứ để xác định xu hướng giá, những điểm giá đảo chiều, và những “mốc giá tâm lý” quan trọng của thị trường, từ đó đưa ra những chiến lược giao dịch phù hợp.

Đây là phương pháp phân tích rất được ưa thích trên các thị trường tài chính thế giới, và trong vài năm trở lại đây đã trở thành một mối quan tâm của giới đầu tư tài chính ở Việt Nam.

Tại sao phân tích kỹ thuật có thể hiệu quả tại Việt Nam?

Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư tìm hiểu về phân tích kỹ thuật đã cho rằng công cụ này không hiệu quả tại Việt Nam lúc này vì thị trường còn quá mới, ít ai áp dụng. Các tín hiệu do công cụ phân tích kỹ thuật đưa ra sẽ không được tận dụng, vì vậy sẽ không tạo ra hiệu ứng giá “chạy” theo tín hiệu, kết quả là không tạo ra các xu hướng (trend) giá, vốn là một điều căn bản để nhà đầu tư dựa vào phân tích kỹ thuật giao dịch kiếm lời.

Thật ra, việc còn ít người vận dụng phân tích kỹ thuật sẽ là một điều thuận lợi cho những người hiểu biết sâu về công cụ này kiếm lợi nhuận vượt trội so với người không biết. Điều này liên quan đến nguyên nhân: các xu hướng giá vẫn tồn tại, và sẽ được phản ánh tốt bởi phân tích kỹ thuật cho dù không có nhiều người áp dụng.

Thị trường luôn tồn tại những trạng thái tâm lý gọi là “neo”, “bảo thủ”, và “mẫu hình chuẩn”. Các trạng thái tâm lý “neo” và “bảo thủ”, nói đơn giản là nhà đầu tư ít có xu hướng thay đổi quan điểm của mình về thị trường, về từng loại cổ phiếu, về các mức giá mà họ cho là “hợp lý” một cách nhanh chóng.

Như vậy, bất chấp nhà đầu tư có biết gì về phân tích kỹ thuật hay không, dù họ có biết thế nào là “đường xu hướng”, “mức chống đỡ”, “mức kháng cự” hay không, thì những xu hướng và mức giá quan trọng đó vẫn đã tồn tại trong quyết định đầu tư của họ, và phân tích kỹ thuật phản ánh được những điều đó. Điều này giúp nhà phân tích kỹ thuật có lợi thế hơn.

Còn trạng thái tâm lý “mẫu hình chuẩn” là trong nhiều trường hợp, nhà đầu tư luôn giữ trong mình những “quy tắc kinh điển trong đầu tư”, nghĩa là khi ở trong tình huống đặc biệt A, thì nên hành động kiểu B là tốt nhất. Như vậy, dù nhà đầu tư không tin rằng phân tích kỹ thuật là đúng, trong rất nhiều trường hợp họ vẫn sẽ lặp lại hành vi “chuẩn” của mình trong quá khứ.

Tâm lý mẫu hình chuẩn này thường được hỗ trợ bởi tâm lý “tự tin thái quá”, tức những gì mình làm trong quá khứ là hợp lý thì bây giờ cũng vậy, vì mình là nhà đầu tư “trên trung bình” (một nghiên cứu tài chính hành vi chứng minh rằng đa số nhà đầu tư đều thích nghĩ mình là “nhà đầu tư trên trung bình”, hơn là nghĩ mình là “nhà đầu tư kém cỏi”).

Ví dụ, khi nhà đầu tư tin rằng đô la và chứng khoán thế giới sẽ giảm giá, họ mua vàng vì đó là “điểm đến an toàn”, và đó là hành động “chuẩn” thường diễn ra trong quá khứ.

Nghĩa là vô tình, dù họ “căm ghét” phân tích kỹ thuật, không dùng phân tích kỹ thuật, thì quan điểm căn bản của phân tích kỹ thuật lại được củng cố bằng hành vi đầu tư của các nhà đầu tư ấy!

Và thế là nhà phân tích kỹ thuật cứ thế mà nhìn lại mẫu hình giao dịch của thị trường trong quá khứ (phản ánh qua diễn biến mẫu hình đồ thị giá và chỉ số kỹ thuật) mà giao dịch cho hiện tại để kiếm lời.

Nhiều triển vọng, nhưng cần tránh lạm dụng

Từ thực tế phát triển các thị trường, chúng ta sẽ càng thấy cơ hội để phân tích kỹ thuật phát triển rộng rãi ở Việt Nam trong thời gian tới là khá lớn.

Nguyên nhân vì... đây là phương pháp phân tích khá dễ học và dễ dùng. Nhà đầu tư không cần phải mất nhiều năm học những chỉ số phân tích phức tạp, không cần học cách “đọc” các thông tin tài chính từ các báo cáo tài chính, không cần hiểu về lý thuyết danh mục đầu tư, không cần biết về chiết khấu dòng tiền... Những gì họ học là các kiểu mẫu hình đồ thị trực quan, dễ nhớ, những chỉ số có phần mềm tính sẵn, họ chỉ cần nhớ cách sử dụng khá đơn giản.

Khi có nhiều người dùng phân tích kỹ thuật sẽ tạo thành một quá trình tạm gọi là “tự mình khen mình”, nghĩa là khi nhiều người biết phân tích kỹ thuật, khi mẫu hình đồ thị tạo ra một tín hiệu giá tăng, và ai học phân tích kỹ thuật cũng biết được điều này, ai cũng đổ đi mua, cuối cùng... giá tăng thật. Thế là mọi người lại bảo nhau “phân tích kỹ thuật” đúng thật!

Đây là một thực tế của nhiều thị trường tài chính lớn trên thế giới khi chính phân tích kỹ thuật được xem là nhân tố chính dẫn dắt giá chạy trong ngắn hạn (đặc biệt là thị trường ngoại hối, điều này được nhiều nghiên cứu thừa nhận). Dù điều này là tốt hay xấu, người ta lại cũng đổ xô đi học phân tích kỹ thuật, vì nó trở thành một nhân tố ảnh hưởng thị trường. Thế là nhiều người biết phân tích kỹ thuật thì lại càng nhiều người hơn đi học phân tích kỹ thuật. Ngay cả những người không tin vào nó cũng sẽ đi học, vì “ai cũng dùng thì mình cũng nên biết ”.

Như vậy, nhìn về khía cạnh phát triển, xem ra phân tích kỹ thuật có nhiều cơ hội để “phát huy” ở Việt Nam, một phần do nó thật sự hữu ích, mặt khác, do nó dễ học. Nhưng, nếu lạm dụng phân tích kỹ thuật, cho rằng nó tốt hơn các kỹ thuật khác, có thể giúp dự đoán trước được thị trường thì rất nguy hiểm.

Thật ra vì thị trường thường xuyên thay đổi các điều kiện về giao dịch, về kỹ thuật, về công cụ mới, những mẫu hình quá khứ sẽ bắt đầu sai lệch. Nếu nhà đầu tư không nhận ra điều này, họ sẽ dễ thất bại. Ngay bản thân các tài liệu về phân tích kỹ thuật mới hiện nay trên thế giới đang có những điều chỉnh đáng kể so với các phương pháp truyền thống, vì sự xuất hiện của nhiều công cụ như option, futures, các kỹ thuật giao dịch mới của các quỹ đầu tư đang tạo ra các dạng nhiễu và lực thị trường mới.

Thị trường Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng, và vì vậy, chỉ nên nhìn nhận phân tích kỹ thuật như nhiều phương pháp phân tích khác, sẽ bổ trợ lẫn nhau, và nên hiểu rằng, phân tích kỹ thuật có thể chỉ làm cho quyết định đầu tư trở nên dễ dàng hơn, không phải luôn luôn tốt hơn.

Theo TBKTSG

E-soft Systems - Vietnam Graphical

Esoft Systems: “Việt Nam là thị trường cầu nối đến châu Á”
n Thùy Trang

Một phái đoàn lớn nhất từ trước đến nay gồm 30 công ty Đan Mạch trong lĩnh vực công nghệ thông tin và điện tử đang có chuyến thăm và tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam từ ngày 16 đến 20/4.

Nhân dịp này, Công ty Esoft Systems của Đan Mạch sẽ ký kết thành lập công ty liên doanh với Công ty Graphical Vietnam. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi của chúng tôi với ông Renne Dines, Giám đốc điều hành tập đoàn.

Tại sao Esoft Systems lại chọn thị trường Việt Nam để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, thưa ông?

Quá trình quốc tế hoá đang diễn ra ở khắp nơi trên thế giới và chúng tôi đã quyết định lập văn phòng tại Pháp và Thụy Điển.

Chúng tôi chọn Việt Nam bởi Việt Nam có những lợi thế lớn về tiết kiệm chi phí. Việc sử dụng lợi thế lao động rẻ sẽ rất tốt nhưng đó lại không phải là lý do chính chúng tôi đến Việt Nam. Lý do quan trọng hàng đầu mà chúng tôi quyết định đầu tư vào Việt Nam là làm thế nào để sử dụng Việt Nam như một cầu nối đến các thị trường của khu vực châu Á.

Công ty của chúng tôi là một công ty Đan Mạch nhưng nếu chúng tôi ở Đan Mạch để kết nối với thị trường châu Á sẽ khó khăn hơn. Vì vậy, có được một liên doanh và kinh nghiệm làm việc ở thị trường Việt Nam thì sẽ dễ dàng tiếp cận được thị trường châu Á.

Sau khi liên doanh được thành lập, thị trường sẽ đón nhận sản phẩm gì?

E-soft Systems đã hiện diện tại thị trường Việt Nam được gần một năm và chúng tôi đã hợp tác với Vietnam Graphical để sản xuất phần mềm. Sản phẩm đầu tiên đã được ra đời vào tháng 2 vừa rồi và tôi rất ấn tượng các nhân công Việt Nam có thể học nghề nhanh như thế.

Sản phẩm phần mềm đó dành cho lĩnh vực nào, thưa ông?

Chúng tôi chuyên cung cấp sản phẩm phần mềm cho các công ty bất động sản. Những năm vừa qua việc quản lý thị trường bất động sản của Việt Nam bao gồm việc bán hay mua một ngôi nhà phải mất rất nhiều công sức và thời gian.

Chính vì vậy, thông qua các đơn vị mua bán bất động sản chúng tôi đã thiết kế ra những phần mềm để người mua, bán bất động sản quản lý giao dịch của mình một cách hiệu quả. Vấn đề đặt ra lúc này chỉ là làm thế nào đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

Trong quá trình hoạt động tại Việt Nam, E-soft Systems có gặp khó khăn?

Việt Nam có nhiều tiềm năng để thành công, tuy nhiên chúng tôi cũng nhận thấy một số khác biệt so với Đan Mạch. Cụ thể, hậu cần thuê văn phòng, cơ sở hạ tầng tại Việt Nam cao hơn nhiều so với kỳ vọng của chúng tôi. Chúng tôi cũng đang có kế hoạch mở rộng kinh doanh, nâng tầm quy mô doanh nghiệp lên gấp 3 lần hiện nay nhưng khi tìm hiểu thấy chi phí thuê văn phòng khoảng 20-30 USD/m2/tháng, cao hơn so với Đan Mạch.

Đặc biệt, tốc độ đường truyền Internet tại Việt Nam còn rất chậm, chúng tôi mong muốn tìm được nhà cung cấp dịch vụ Internet tốt với giá cả phải chăng. Ngoài ra mức lương trả cho nhân viên tại Việt Nam cũng có khác biệt, chỉ trả trong vòng 8 tiếng thôi, nếu làm quá thời gian phải trả thêm tiền ngoài giờ. Mặc dù, ở đây đang có sự khác biệt về chi phí nhưng tôi vẫn lạc quan về viễn cảnh của Việt Nam.

Ông có thể chia sẻ bài học kinh nghiệm để gặt hái thành công ở Việt Nam cho đoàn doanh nghiệp khảo sát thị trường Việt Nam lần này?

Trước tiên cần tìm kiếm đối tác phù hợp. Tp.HCM là nơi có tốc độ phát triển nhanh chóng và ở một số khía cạnh mức độ phát triển đó có thể phù hợp với Copenhagen, còn Hà Nội cần cân nhắc xem vị trí có phù hợp không. Một bí quyết khác liên quan đến quá trình thực hiện dự án, có thể chia thành 3-5 bước thực hiện.

Đầu tiên phải tìm hiểu thị trường Việt Nam để có bức tranh toàn cảnh về môi trường đầu tư, về lĩnh vực mình định kinh doanh, sau đó phân tích và so sánh để đặt mục tiêu rõ ràng. Nếu chúng ta không biết rõ cái mà mình chờ đợi thì khó lựa chọn được đối tác phù hợp. Vấn đề nữa là tiếng Anh, thông qua ngôn ngữ chung để tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm, ý tưởng của nhau.

Vấn đề quan trọng là nhân viên, cần cử nhà quản lý người Đan Mạch đặt tại Việt Nam, có chính sách lương thưởng phù hợp, tạo động cơ khuyến khích làm việc, trung thành với công ty.

Opportunity

Sẽ có một thị trường OTC đích thực
(Hanoinet) - Theo số liệu của UBCK Nhà nước, trong gần 33.000 Cty cổ phần (CP) đã được CPH và thành lập, mới có 197 Cty niêm yết, số còn lại vẫn giao dịch trên thị trường tự do. Hiện nay, chưa có một thống kê chính thức về quy mô và khối lượng giao dịch hàng ngày trên thị trường này song ước tính khối lượng giao dịch lớn gấp 5-6 lần thị trường niêm yết và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho NĐT do đây không phải là một thị trường minh bạch về thông

Trên thực tế, rủi ro đối với nhà đầu tư trên thị trường OTC còn rất nhiều loại.Cho dù thị trường mua bán CPtự do đang tiềm ẩn những nguy cơ nhất định, nhưng không thể phủ nhận rằng, TTCK (cả thị trường tập trung và không tập trung) đang là cơ hội vàng cho DN Việt Nam. Với thị trường này, dòng vốn được khơi thông đến đúng địa chỉ cần thiết là những DN có ý tưởng, chiến lược kinh doanh tốt nhưng đang thiếu vốn để triển khai. Các chuyên gia vẫn cho rằng, thị trường vẫn sẽ ổn nếu các biện pháp cấm giao dịch bất hợp pháp, quy định công bố thông tin của công ty đại chúng được thực hiện.

Giải pháp cơ bản nhất mà UBCK đặt ra là khẩn trương quản lý công ty đại chúng, yêu cầu các Cty CP đáp ứng tiêu chuẩn công ty đại chúng (có vốn điều lệ trên 10 tỉ đồng và có ít nhất 100 NĐT tham gia góp vốn) phải đăng ký ngay hồ sơ với UBCK, làm cơ sở để quản lý các Cty này theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Bà Vũ Thị Kim Liên, phó chủ tịch UBCK cho biết, sau ngày 30/6/2007, công ty đại chúng không thực hiện đăng ký hồ sơ với UBCK Nhà nước và hướng tới phải lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký sẽ bị phạt.

Sau khi đã nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý, công ty CP phải có nghĩa vụ công bố thông tin như các DN niêm yết và việc chuyển nhượng cổ phiếu không phải thuộc các công ty CP nữa mà thuộc các công ty chứng khoán. Kết quả giao dịch sẽ được tổng hợp qua TTGDCK Hà Nội để chuyển sang TT Lưu ký CK thực hiện thanh toán bù trừ.

Dự kiến, giao dịch cổ phiếu OTC qua CTCK sẽ được thực hiện từ tháng 7/2007. Lúc đó, OTC sẽ có sàn giao dịch riêng nhằm nâng cao tính thanh khoản và giảm thiểu rủi ro cho NĐT.

Nguồn tin Hanoinet

Có nguy cơ phá sản cũng bán đấu giá cổ phần

Ngày 7/5/2007, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM sẽ tổ chức bán đấu giá công khai 1.227.950 cổ phần của Công ty Sản xuất Kinh doanh Vật liệu xây dựng Cần Thơ (Sadico). Công ty này đang thua lỗ rất nặng, nợ ngân hàng quá lớn, chỉ có khả năng trả nợ gốc ngân hàng, không có khả năng trả lãi và có nguy cơ phá sản.
Sau cổ phần hóa, Công ty Sadico có vốn điều lệ 50 tỷ đồng, trong đó Nhà nước (đại diện phần vốn Nhà nước là Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp) nắm giữ 51%, cán bộ công nhân viên sở hữu 4,44%, nhà đầu tư chiến lược nắm giữ 20% và đấu giá công khai 1.227.950 cổ phần (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần), tương đương 24,56% vốn điều lệ, giá khởi điểm bằng mệnh giá. Số lượng cổ phần tối đa nhà đầu tư nước ngoài được phép mua (tương đương 30% vốn điều lệ nhưng không được vượt quá số cổ phần bán đấu giá công khai là 1.227.950 cổ phần.

Hiện Công ty Sadico có các công ty con: Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ đã đổi mới toàn bộ thiết bị, lắp đặt 4 dây chuyền nghiền xi măng hiện đại của Trung Quốc, công suất 1 dây chuyền là 88.000 tấn/năm, tổng công suất đạt 350.000 tấn/năm. Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 2 - Cần Thơ được đầu tư thiết bị hiện đại của Trung Quốc, công suất thiết kế 200.000 tấn/năm, hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 1998. Công ty đã hoàn chỉnh đầu tư mở rộng thêm 1 dây chuyền nghiền 250.000 tấn/năm, nâng tổng công suất thiết kế lên 450.000 tấn/năm.

Những công ty con khác là Công ty Cổ phần bao bì PP Cần Thơ với Nhà máy bao bì PP1, công suất 12 triệu bao/năm. Năm 2000, nhà máy này tách ra cổ phần hóa hạch toán độc lập và làm ăn không hiệu quả, bị thua lỗ, không khắc phục được, phải tuyên bố phá sản cuối năm 2006. Công ty con nữa là Công ty Cổ phần Bê tông Phan Vũ Cần Thơ có công suất 3.500 m3/năm, Nhà máy Bao bì PP2 hiện đã đạt công suất thiết kế 60 triệu bao/năm. Đây là nhà máy bao bì PP về quy mô và chất lượng sản phẩm thuộc loại đứng đầu cả nước.

Hiện nay, công ty tập trung sản xuất các loại vỏ bao xi măng gồm bao PP, PK, KPK. Bao bì xi măng đang khai thác khoảng 70% năng lực thiết kế, đang cung cấp cho các nhà máy xi măng địa phương và xi măng liên doanh như Sao Mai (Holcim)... Nhà máy được đầu tư toàn bộ bằng vốn vay ngân hàng 100%, do đầu tư quá lớn tại cùng một thời điểm nên lãi vay ngân hàng chiếm tỷ trọng quá lớn trong giá thành nên dẫn đến thua lỗ nặng.

Công ty Sadico có 47 tỷ đồng cổ phiếu đầu tư hiệu quả tại các công ty cổ phần xi măng, trước đây là các xí nghiệp thành viên, nay đã cổ phần hóa và có hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển ổn định tốt. Trong năm 2005, thu được 5,2 tỷ đồng cổ tức thực hiện và ước tính trên 6 tỷ đồng trong năm 2006.

Một ưu thế rất mạnh nữa của Công ty Sadico là có thị trường tiêu thụ sản phẩm khá thuận lợi, ngoài những thị trường truyền thống và ổn định là các công ty cổ phần xi măng trước đây là các công ty con của Sadico nay đã cổ phần hóa và Sadico đã có cổ phiếu đầu tư tại đây.

Ngoài ra, công ty còn cung cấp bao bì cho Xi măng Sao Mai - một công ty lớn tiêu thụ sản phẩm với sản lượng lớn. Sản phẩm của Sadico có chất lượng cao nên luôn có thị trường tiêu thụ tốt và ổn định và là một trong những nhà máy có quy mô lớn nhất ĐBSCL hiện nay.

Tuy nhiên Sadico cũng có khó khăn rất lớn: từ thực trạng một Công ty Sadico kinh doanh thua lỗ nặng nề, đến thời điểm 30/6/2006 bị mất cân đối tài chính, âm 51 tỷ đồng, lỗ lũy kế lên tới 118 tỷ đồng. Mặc dù đã có khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh và phát triển tốt, nhưng vì nợ ngân hàng quá lớn, Công ty Sadico chỉ có khả năng trả nợ gốc ngân hàng, không có khả năng trả lãi và có nguy cơ phá sản nếu như không có giải pháp xử lý tài chính hữu hiệu, kịp thời.
Nguồn tin VnEconomy

Siết chặt điều kiện thành lập ngân hàng mới

Siết chặt điều kiện thành lập ngân hàng mới
(VietNamNet) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa trình lên Chính phủ bản dự thảo Quy chế cấp phép và thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần. Theo đó, các điều kiện thành lập ngân hàng mới sẽ siết chặt so với hiện nay.

Quan điểm của Ngân hàng Nhà nước đối với việc thành lập ngân hàng mới là cần phải phải quy định những điều kiện chặt chẽ để đạt được mục tiêu thành lập ngân hàng mới phải vững mạnh và hiện đại, đáp ứng các điều kiện quốc tế. Tránh tình trạng thành lập với mục đích bán giấy phép. Vì vậy, trong dự thảo này, ngân hàng Nhà nước đã quy định chặt chẽ hơn về điều kiện thành lập ngân hàng; về các tổ chức cá nhân thành lập ngân hàng, tài sản góp vốn ngân hàng; cổ đông và chuyển nhượng ngân hàng, mức sở hữu cổ phần.

Nganhang15.jpg
Điều kiện thành lập ngân hàng mới sẽ được siết chặt hơn. (Ảnh: VCB)

Cổ đông tham gia sáng lập ngân hàng là các DN hay tổ chức phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu là 500 tỷ. Riêng đối với các ngân hàng thương mại, vốn tham gia thành lập ngân hàng mới phải có tổng tài sản ít nhất là 10 ngàn tỷ đồng. Ngoài điều kiện trên đây, các DN muốn kinh doanh ngân hàng phải đáp ứng các tiêu chí khác như: có thời gian kinh doanh tối thiểu là 5 năm và 3 năm liên tiếp liền kề xin thành lập ngân hàng phải có lãi. Các ngân hàng thương mại phải có nợ xấu dưới 2% và 3 năm liền kinh doanh an toàn.

Theo dự thảo, một DN hay ngân hàng không được tham gia góp vốn thành lập quá 2 ngân hàng, nếu tham gia sáng lập với tỷ lệ sở hữu 10% vốn điều lệ trở lên thì chỉ được góp vốn tại 1 ngân hàng. Một cổ đông là tổ chức chỉ được sở hữu tối đa 20% tại một ngân hàng tham gia sáng lập. Nếu vượt quá tỷ lệ này phải xin ý kiến và được sự đồng ý của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Đối với các cổ đông sáng lập là cá nhân cũng không được tham gia góp vốn sáng lập quá 2 ngân hàng và chỉ được tham gia sáng lập 1 ngân hàng nếu sở hữu trên 5% vốn điều lệ. Cổ đông cá nhân không được sử hữu tối đa quá 10% vốn điều lệ của một ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% vốn điều lệ, trong đó các cổ đông là tổ chức phải nắm giữ 50% tổng số cổ phần của cổ đông sáng lập.

Bên cạnh các tiêu chí kỹ thuật về tài chính, để được chấp thuận thành lập ngân hàng mới, đề án thành lập ngân hàng được yêu cầu khá cao. Trong đó, phải chứng minh được sự cần thiết thành lập ngân hàng, chứng minh về khả năng đứng vững và phát triển trên thị trường; khả năng cạnh tranh và lợi thế của ngân hàng... Đề án cũng phải trình bày rõ về quy chế kiểm soát, an toàn, quản lý rủi ro...

Việc ban hành quy chế thành lập ngân hàng mới là một trong những yêu cầu theo cam kết WTO và mới đây Chính phủ cũng đã hối thúc Ngân hàng Nhà nước sớm hoàn thành văn bản này. Được biết, hiện có khoảng 10 đề án thành lập ngân hàng nhưng Ngân hàng Nhà nước chưa chấp thuận vì hầu hết chưa đáp ứng được các điều kiện.

Khớp lệnh liên tục 7/5/07

Khớp lệnh liên tục: Công ty chứng khoán có theo kịp?
Trung tâm chứng khoán TP.HCM sẽ áp dụng hình thức khớp lệnh liên tục từ ngày 7/5 sắp tới. Nhà đầu tư sẽ tiếp tục gặp phiền phức vì công ty chứng khoán chưa nâng cấp dịch vụ tương xứng.

Trung tâm chứng khoán TP.HCM sẽ áp dụng hình thức khớp lệnh liên tục từ ngày 7/5 sắp tới. Nhà đầu tư sẽ tiếp tục gặp phiền phức vì công ty chứng khoán chưa nâng cấp dịch vụ tương xứng.

Bên cạnh các vấn đề kỹ thuật của giao dịch khớp lệnh nói chung không quá phức tạp, thì một vấn đề có lẽ được nhiều nhà đầu tư (NĐT) quan tâm hơn chính là sự chuẩn bị của các công ty chứng khoán cho việc chuyển đổi này.

Việc thay đổi phương thức khớp lệnh, mới nghe nói tới sự đầu tư của trung tâm chứng khoán TP.HCM, sự chuẩn bị (về kiến thức) của NĐT, mà chưa thấy nói đến sự chuẩn bị của các công ty chứng khoán.

Dài cổ chờ kết quả

Một vấn đề liên tục bị NĐT ta thán là chuyện thông báo kết quả giao dịch có thành công hay không. Việc này rất quan trọng, vì nếu lệnh không thành công trong phiên 1, 2 thì NĐT phải được biết ngay để có phản ứng kịp thời trong các phiên giao dịch sau. Hiện nay hầu hết các NĐT phải chờ đến đầu giờ chiều.

Khi hỏi đại diện của SSI về vấn đề này thì được biết rằng kết quả giao dịch sẽ được liên tục chuyển về cho công ty trong trường hợp khớp lệnh liên tục. Vấn đề là SSI và các công ty chứng khoán làm cách nào để thông báo kết quả này nhanh chóng, tiện lợi, và đúng thời điểm cho NĐT.

Mặt khác, kết quả này còn phải được cập nhật ngay trong hệ thống của các công ty chứng khoán để các lệnh đặt sau của NĐT không bị ảnh hưởng. Ví dụ khi đặt mua một chứng khoán, các nhân viên giao dịch sẽ kiểm tra số dư tài khoản của NĐT, nếu đủ tiền sẽ cho đặt lệnh. Và khi đó dù chưa mua được thì tiền của NĐT vẫn bị phong toả tại công ty.

Dịch vụ thủ công

Trong trường hợp, không khớp lệnh ở phiên 1, và NĐT muốn đặt một lệnh mua khác ở phiên 2, thì công ty chứng khoán cũng phải cập nhật ngay trong hệ thống để huỷ phong toả đối với lệnh chưa khớp nhằm cho phép NĐT đặt những lệnh kế tiếp.

Chuyện này hiện nay vẫn được làm thủ công, sắp tới khi khớp lệnh liên tục, nhu cầu về biết kết quả giao dịch tức thời tăng lên rất lớn, nếu các công ty chứng khoán không có sự chuẩn bị chu đáo thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đầu tư của công chúng.

Vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng để nâng cấp chất lượng phục vụ thường bị các công ty đẩy cho phía trung tâm chứng khoán hay uỷ ban. Như chuyện SSI trả lời báo chí cho rằng về công nghệ thì mình đã chuẩn bị đầy đủ để giao dịch trực tuyến, vấn đề chỉ là không thể kết nối với trung tâm chứng khoán nên chưa triển khai.

Thực sự đây chỉ là cách nói “lập lờ đánh lận con đen” mà thôi. Vì giao dịch trực tuyến không chỉ là việc ngồi ở nhà đặt lệnh mua bán mà còn là việc khách hàng có thể truy cập trực tuyến vào tài khoản của mình để xem số dư tiền mặt, số dư chứng khoán, kết quả giao dịch, dư nợ vay ngân hàng, cầm cố chứng khoán hay làm thủ tục tạm ứng tiền mặt…

Đành rằng đặt lệnh trực tiếp có thể còn bị hạn chế do đường truyền, thế còn các dịch vụ khác thì sao? Hiện nay để hỏi được kết quả giao dịch, số dư, tạm ứng tiền mặt… NĐT buổi chiều phải lên tận SSI mới thực hiện được, gọi điện thoại thì máy hầu như không bao giờ rảnh. Cho nên chuyện không kết nối được với trung tâm chứng khoán chỉ là cái cớ để vịn vào chẳng mấy thuyết phục.

Thời gian trôi đã khá lâu từ khi thị trường bắt đầu bùng nổ. Thời đầu thôi thì cũng xí xoá vì chẳng ai ngờ được thị trường phát triển chóng mặt như thế, thế nhưng bây giờ thì chẳng còn cớ gì để chậm trễ, để tiếp tục làm khổ NĐT trong khi “tiền xâu” từ giao dịch thì vẫn thu cao và thu đủ!

Nguồn tin VNM

VN-Index hồi phục tạm thời hay ổn định?

Thứ Năm, 19/04/2007, 07:29
http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=81789&ChannelID=3

VN-Index hồi phục tạm thời hay ổn định?

TP - Trong lúc nhiều nhà đầu tư (NĐT) đang hoang mang vì lo ngại VN-Index sẽ xuống dưới 900 điểm và chu kỳ tháng 4 ảm đạm tái diễn thì sáng 18/4, VN - Index bất ngờ tăng 35,4 điểm lên 1.001,12 điểm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa yên tâm về một sự hồi phục bền vững...

Các nhà đầu tư đã đông đúc trở lại trên sàn ACBS TP HCM (ảnh chụp sáng 18/4)

Theo nhà phân tích chứng khoán Trần Nam Thắng, nguyên nhân dẫn đến sự đảo chiều ngoạn mục trên có đóng góp khá lớn của thông tin Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho Sacombank (STB) tăng vốn điều lệ từ 2.089 tỷ đồng lên 4.449,5 tỷ đồng trong năm 2007. STB tác động mạnh đến thị trường vì hơn một tháng nay, đây là CP có khối lượng giao dịch luôn nằm trong TOP 3 tại sàn TPHCM.

Còn Phó GĐ Cty chứng khoán Bảo Việt Võ Hữu Tuấn lý giải: “TTCK hồi phục do nhiều Cty vừa công bố kết quả kinh doanh quý I khá khả quan, nhà đầu tư nước ngoài sẽ tăng cường mua vào khi bắt đầu kế hoạch năm tài chính mới, các hãng tin lớn dự báo TTCK Việt Nam sẽ là tiêu điểm của thế giới và tăng mạnh vào cuối năm 2007”.

Tuy nhiên, nhà đầu tư Nguyễn Minh Hào trên sàn ACBS TP HCM thì khẳng định VN-Index lên quá nhanh, vượt qua tất cả sự mong đợi là do nhiều nhà đầu tư lớn cho rằng đây là thời điểm tốt nhất để mua vào. “Bản thân tôi cũng không thể chờ đợi thêm nữa vì một số CP blue chip đã xuống thấp hơn giá trị thực, nếu tôi chờ nữa thì khó mà mua”, ông Nguyễn Minh Hào nói.

Ông Hào đã đặt mua 3.000 STB sáng 18/4 nhưng chỉ khớp lệnh được 1.000 vì ngược hẳn với hai ngày đầu tuần, sáng 18/4 dư bán nhiều mã hầu như bằng 0. Khi thấy các “đại gia” mua vào, đám đông đặt lệnh mua theo, người bán thì hủy lệnh sợ giá tăng lại và kết quả là VN-Index tăng quá nhanh.

Sáng 18/4, tại các sàn SSI, ACBS, SBS... hầu hết các lệnh là đặt mua và nhân viên giao dịch lại bở hơi tai sau cả tuần rảnh rỗi vì giao dịch kém. Việc các nhà đầu tư nước ngoài đều đặn đặt mua từ ngày 10/4 đến nay với khối lượng luôn cao gấp 2,3 lần bán càng khiến nhiều nhà đầu tư vững tin mua vào.

Một số nhà đầu tư khác như bà Hà Thị Thu (sàn SSI TPHCM) lại lo “Tôi cũng phải mua vào thôi vì chắc chắn 1,2 phiên nữa giá sẽ lên lại”. Lập luận và giao dịch như bà Thu khá đông và họ là một trong những tác nhân khiến thị trường được hâm nóng sau gần chục ngày nguội lạnh.

Chuyên gia chứng khoán Huy Nam cho biết: “Tôi cho rằng VN-Index hồi phục mạnh là do yếu tố tâm lý đám đông. Sự cách biệt lớn giữa hai phiên giao dịch ngày 17 và 18/4 không cho thấy một sự hồi phục bền vững trong thời gian tới.

Khó có thể nói hồi phục tạm thời hay ổn định nhưng tôi cho rằng với việc phụ thuộc vào tâm lý đám đông như hiện nay thì TTCK khá bấp bênh, lên xuống thất thường”. Ông Nam cũng tỏ ra băn khoăn trước việc TTCK VN đi ngược với TTCK châu Á và thế giới thời gian gần đây: Khi TTCK châu Á lên thì TTCK Việt Nam lại xuống!?

Ông Bùi Nguyên Hoàn, Vụ trưởng đại diện UBCKNN tại TPHCM thì nhận định: “Đây chưa phải là dấu hiệu của một đợt hồi phục dài ngày vì VN-Index lên nhanh quá, chỉ thấy mua vào, ít bán ra. Tôi e ngại chỉ một vài phiên nữa người ta lại thi nhau bán ra vì thấy có lời và nhà đầu tư ngắn hạn hiện đang chiếm số đông, họ ít vốn nên muốn bảo toàn, mua bán nhanh gọn”.

Một số nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm còn khẳng định có hiện tượng đẩy giá phiên sáng 18/4 vì nhiều mã chứng khoán không ai bán nhưng rất đông người cứ đặt lệnh với giá trần.

Việc có đến 86 mã CP tăng kịch trần, trong đó rất nhiều loại là các cổ phiếu blue chip như STB, REE, SJS, VIP, VNM, GMD, SAM, CII và KDC... là một dẫn chứng đáng tham khảo. Trong khi đó tổng giá trị giao dịch chỉ đạt hơn 440 tỷ (chỉ bằng 1/3 so với phiên cao nhất), quá thấp để tin vào sự hồi phục bền vững.

Tuy nhiên, một luồng ý kiến lạc quan khác lại khẳng định giá cổ phiếu hồi phục là tất yếu vì vừa qua xuống mạnh cũng là vì tâm lý đám đông nay mọi người đã bình tĩnh và nhận ra thì “phải lên lại thôi” như lời nhà phân tích chứng khoán Bùi Huy Tùng.

Nhưng ông Tùng cũng dự đoán khó tăng mạnh, tăng đều như 3 tháng qua vì giá CP hiện cũng khá cao và sắp tới TTCK sẽ có nhiều hàng từ Vietcombank, BIDV, Habubank, Hòa Phát, Phú Thái, Bảo Việt, Mobifone...

19/04/07 - VNI = 998

Thị trường lên xuống khó lường
Cập nhật cách đây 4 giờ 50 phút
Mai Phương
Diễn biến khó lường của thị trường làm dự đoán của các chuyên gia CK “phá sản”
Phiên giao dịch ngày 19.4 kết thúc đầy bất ngờ. Chỉ số VN-Index cuối phiên giảm 3,03 điểm còn 998,09 điểm trong khi trước đó ở đợt khớp lệnh đầu tiên, VN-Index đã tăng lên khá mạnh với mức 13,98 điểm khi thừa hưởng được khí thế của phiên giao dịch trước.

Ở phiên 2, VN-Index tăng thêm 8,34 điểm. Thế nhưng, bất ngờ xảy đến ở phiên 3 khi khối lượng bán đột ngột tăng với lượng giao dịch thành công lên đến hơn 7,8 triệu chứng khoán (CK), VN-Index rớt xuống 998,09 điểm. Thị trường đang diễn biến phức tạp đến mức một số chuyên gia chứng khoán cho rằng gần như không thể dự đoán.

Tổng khối lượng đặt mua trong ngày 19.4 giảm 20,3% so với phiên trước (khối lượng còn lại chưa khớp là hơn 2,8 triệu CK). Trong khi đó tổng số lượng đặt bán tăng lên 176,3% (khối lượng còn lại chưa khớp hơn 4,5 triệu CK). Trong phiên này có 72 CK tăng giá, 19 CK giảm giá và 18 CK còn lại đứng giá. Các cổ phiếu (CP) tăng giá mạnh có KDC (tăng 8.000 đ/CP), STB (tăng 7.000 đ/CP), SSC (tăng 5.000 đ/CP), ALT (tăng 4.000 đ/CP) và DHA (tăng 3.500 đ/CP). Rõ ràng những tin tức tốt lành như việc tăng vốn điều lệ của STB, KDC... đã có tác động đến nhà đầu tư (NĐT). Những CP giảm giá nhiều gồm HAP (giảm 3.500 đ/CP), SJS (giảm 16.000 đ/CP), FPT (giảm 15.000 đ/CP), PVD (giảm 11.000 đ/CP), BMP và SFI (cùng giảm 8.000 đ/CP).

Thạc sĩ Lâm Minh Chánh, nghiên cứu sinh tiến sĩ về chứng khoán của Viện Công nghệ châu Á (AIT), đã đưa ra 4 kịch bản có thể xảy ra cho thị trường trong vòng 3 tháng tới: 1. VN-Index tăng trở lại và lên đến mức 1.200 điểm (xác suất xảy ra là 5%); 2. VN-Index xoay quanh mức 1.000 điểm (xác suất 25%); 3. VN-Index giảm đều đến mức 900 điểm và dao động trong khoảng từ 900-1.000 điểm (xác suất 50%); 4. VN-Index giảm mạnh đến mức 750 điểm (xác suất 20%).

Ở thị trường Hà Nội, chỉ số Hastc-Index cũng giảm 11,18 điểm, còn 374,39 điểm dù có đến 61 loại CP tăng giá, chỉ có 18 loại CP giảm giá và 7 loại CP đứng giá. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt hơn 1,6 triệu CP (tăng 18,11%) với tổng giá trị hơn 168,3 tỉ đồng (tăng 8,5%). Một số CP blue-chips như ACB, BVS, SSI... giảm giá cùng với khối lượng giao dịch cao là nguyên nhân kéo Hastc-Index xuống.

Diễn biến của thị trường khiến dự đoán của các NĐT và các chuyên gia chứng khoán bị "phá sản". Chủ tịch Hội đồng quản trị một công ty chứng khoán lắc đầu: "Tôi không thể nào hiểu nổi diễn biến thị trường của ngày hôm nay". Theo ông, nếu theo đà tăng mạnh của phiên hôm trước thì ít nhất phiên giao dịch này giá phải tăng hoặc đứng mới là điều hợp lý. Trong khi đó, tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh (trường ĐH Ngân hàng) cho rằng, thị trường đang tự điều chỉnh rất hay, hoàn toàn phù hợp với quy luật thị trường vì có lên, có xuống. Theo tiến sĩ Lê Thẩm Dương, diễn biến hiện nay do 2 tác nhân chính gây nên. Đó là tác nhân khách quan với quy luật cung cầu. Thứ hai là có yếu tố chủ quan khi những NĐT lớn có hàng tỉ đồng trong tay muốn giữ thị trường theo nhu cầu của mình. Thậm chí họ chấp nhận lỗ để mua vào nhằm giữ giá không để rớt xuống. Khi đó họ lại lôi kéo thêm được nhiều NĐT khác. "90% NĐT cá nhân hiện nay hầu như đang hành động bằng con tim và cảm xúc hơn là dựa trên tính toán. Mặc dù tâm lý NĐT hiện nay đã vững vàng hơn so với trước, họ đã biết thừa nhận chuyện thị trường lên xuống, không đặt kỳ vọng quá cao và dần dần hiểu được những chỉ số kỹ thuật cơ bản như chỉ số PE... Thế nhưng về mặt cường độ thì tâm lý vẫn chi phối quá nhiều, thậm chí lấn át luôn các yếu tố kỹ thuật. Điều đó khiến thị trường càng không thể dự báo được" - tiến sĩ Lê Thẩm Dương nói.

Nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) vẫn tiếp tục tăng mua

Ngày 19.4, Tại trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) TP.HCM, NĐTNN mua vào 48 mã CK với tổng khối lượng gần 1,6 triệu CK, tương đương 186 tỉ đồng (chiếm 22,47% giao dịch khớp lệnh toàn thị trường). Các CK được mua nhiều nhất là VFMVF1 (468.680 chứng chỉ), VNM (181.650 CP), PVD (140.890 CP), GMD (109.170 CP), CII (80.700 CP). NĐTNN đã bán ra 33 mã CK với tổng khối lượng 500.740 CK, tương đương tổng giá trị 68,5 tỉ đồng (chiếm 8,28% giao dịch toàn thị trường). Những CP bán ra nhiều nhất là BHS (114.690 CP), VNM (84.090 CP), TS4 (50.000 CP), FPT (47.700 CP), CII (45.850 CP).

Tại TTGDCK Hà Nội, NĐTNN mua vào 20 mã CP với tổng khối lượng 117.800 CP gồm SDT (35.100 CP), SSI (26.200 CP), HPC (20.000 CP), POT (18.200 CP) và chỉ bán ra duy nhất một CP là PTC với 4.200 CP.

Thị trường lại hụt hơi
Lao Động số 90 Ngày 20/04/2007 Cập nhật: 8:18 AM, 20/04/2007
(LĐ) - Sau phiên đảo chiều đầy bất ngờ ngày 18.4, VN-Index ngày 19.4 lại mất 3,03 điểm, quay về ngưỡng 998,09 điểm. Dấu hiệu đuối sức của lực cầu đã rõ ràng hơn, khi xuất hiện các lệnh bán khối lượng lớn ở một số CP chủ chốt, trong khi lệnh mua khá nhỏ.



Đảo chiều giờ chót

Diễn biến giao dịch rất kịch tính đã diễn ra qua 3 đợt khớp lệnh của phiên ngày 19.4. Với sự hưng phấn cao độ của phiên ngày 18.4 - thể hiện qua lượng dư mua trần hàng triệu CP - hàng loạt lệnh mua trần tiếp tục được nạp vào hệ thống trong phiên mở cửa.

Quan sát bảng giao dịch điện tử, trong nửa đầu phiên 1, hầu hết các mã đều đạt giá khớp dự kiến ở mức trần với khối lượng bán rất thấp. Đặc biệt, nhóm CP giá thấp (penny stocks) được đồng loạt khớp trần.

Diễn biến giằng co giá trái lại, chủ yếu diễn ra ở nhóm blue-chips. Sau phiên tăng khá mạnh, thậm chí kịch trần trong ngày 18.4, nhiều CP lại xuất hiện lượng bán ra rất mạnh, kéo giá xuống mức tham chiếu ngay trong đợt mở cửa.

Đáng chú ý nhất là FPT, GMD, REE, PPC đều chỉ giữ được mức giá khớp lệnh dự kiến "xanh" trong một thời gian ngắn, sau đó quay trở lại tham chiếu. Nhóm đầu tàu tăng giá đợt 1 bao gồm BMP (+9.000đ, kịch trần), KDC (+9.000đ, kịch trần), STB (+7.000đ, kịch trần), VNM (+1.000đ). VN-Index đợt này đạt 1.015,1 điểm, tăng 13,98 điểm.

Blue-chips bắt đầu quay đầu hàng loạt ngay trong đợt khớp lệnh thứ hai, với khối lượng giao dịch khá lớn như FPT (-1.000đ/CP), GMD (-2.000đ/CP), PPC (-500đ/CP), PVD (-2.000đ/CP), REE (-3.000đ/CP).

VN-Index giảm gần 6 điểm so với mức đợt một và chỉ tăng 8,34 điểm so với mức đóng cửa phiên trước. Càng về cuối phiên, lượng lệnh bán dưới tham chiếu với nhóm blue-chips càng lớn, chứng tỏ nhu cầu bán dần áp đảo.

Kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, thị trường phân hoá rất rõ với nhóm penny stock tăng trần khá nhiều, trong khi nhóm blue-chips lại giảm mạnh: FPT (-15.000đ/CP), PPC (-1.000đ/CP), REE (-8.000đ/CP), VSH (-1.000đ/CP). Chỉ số giá lại tụt xuống dưới ngưỡng 1.000 điểm, đạt 998,09 điểm (-3,03 điểm).

HaSTC: Khối lượng giao dịch tăng, giá trị giảm

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 19.4, chỉ số HaSTC-Index giảm 11,18 điểm (-2,9%), đạt 374,39 điểm. Tổng khối lượng giao dịch CP đạt 1,64 triệu CK, tăng 18,11% so với phiên trước. Tuy nhiên, giá trị giao dịch chỉ đạt 168,4 tỉ đồng, giảm 8,6%.

Những CP có lượng giao dịch thông qua phương thức báo giá lớn nhất bao gồm SSI (199.300 CP), ACB (118.400 CP), MPC (118.300 CP), BCC (91.500 CP)... NĐTNN trong phiên mua vào 117.800 CP, trong đó chiếm tỉ trọng lớn là SDT (35.100 CP), SSI (26.200 CP), HPC (20.000 CP). Khối này bán ra duy nhất 1 mã là PTC với khối lượng 4.200 CP.
Nhu Hoà
Tranh thủ giảm lỗ?

Tín hiệu đáng chú ý đầu tiên trong phiên là lượng cung đã bất ngờ tăng đột biến. Thống kê từ TTGDCK TPHCM cho thấy, tổng chào bán trong phiên vọt lên tới 12,41 triệu CK, tăng 176,36% so với phiên trước.

Trong khi đó, lượng mua vào chỉ có 10,74 triệu CK, giảm 20,3%. Xét về quy mô lệnh, trung bình mỗi lệnh bán ra phiên này có khối lượng 1.532 CP, trong khi mức trung bình mua vào đạt 1.013 CP/lệnh.

So với phiên ngày 18.4, quy mô lệnh bán đã tăng mạnh. Điều này chứng tỏ nhu cầu bán ra xuất phát từ những NĐT nắm giữ khối lượng tương đối lớn, trong khi sức mua lại chủ yếu đến từ những NĐT nhỏ.

Thống kê quy mô lệnh ở một số blue-chips thậm chí còn cho thấy sự chênh lệch rõ ràng hơn.

Xu hướng bán ra mạnh ở những thời điểm thị trường quay đầu, trong chu kỳ đi xuống đã từng xảy ra vài lần. Hầu hết lệnh mua có quy mô nhỏ, chứng tỏ NĐT "nhảy vào" mua trong những phiên như vậy thường có tiềm lực không lớn.

Một giao dịch khá đột biến phiên ngày 19.4 xuất hiện với STB. CP của Sacombank tăng kịch trần qua cả ba đợt khớp lệnh. Khối lượng chuyển nhượng cũng thuộc hàng kỷ lục, với xấp xỉ 1,53 triệu CP, tương đương giá trị 224,74 tỉ đồng.

Như vậy, riêng STB đã chiếm khoảng 27% giá trị và 19,5% khối lượng khớp lệnh toàn thị trường. STB đã góp phần đáng kể giúp VN-Index giảm khá nhẹ và kích thích xu hướng tăng theo ở nhiều CP khác.

Nguyên nhân chính giúp STB tăng giá là thông tin Sacombank được phép tăng vốn điều lệ từ 2.089 tỉ đồng hiện nay lên gần 4.450 tỉ đồng. Riêng mức cầu của STB đã chiếm 16% tổng cầu toàn thị trường và cung chiếm 15%. Phân tích quy mô cung cầu của STB cho thấy sự chênh lệch lớn: Trung bình một lệnh bán ra đạt 2.233 CP, trong khi trung bình lệnh mua chỉ đạt 1.148 CP.

Tín hiệu thứ hai là lượng giao dịch tăng mạnh của NĐTNN. Trong tổng giá trị khớp lệnh 828,2 tỉ đồng phiên này, NĐTNN mua vào 186,1 tỉ đồng (1,6 triệu CK), bán ra 68,6 tỉ đồng (500.740 CK). Đây cũng là biểu hiện rất tích cực, chứng tỏ sức mua của khối này vẫn khá mạnh.

Wednesday, April 18, 2007

ML vs STB

http://diendan.sanotc.com/topic/show/f310e3f41f9b43a5ba172787cae05e10/10/sanotc.aspx

haimili
Ba con dau tu MB yen tam ve quyet dinh cua minh la khong sai lam. Mo dua ra bai toan nhu sau de tinh toan hieu qua cua MB de ba con xem thu:* Dau bai: Mua 60 CP gia 13.2; Nam 2006 duoc mua 45%CP MG; 100% TP cdoi, co tuc bang co phieu 12%; cac nam 2007 2008 2009 duoc mua 64% bang menh gia va co tuc bang CP deu la 12%. Toi nghi dau bai nay la co tinh kha thi* Bai lam:Nam 2006: So CP co duoc la: (60+60*45%+(60*12%+60*45%*12%/2)=96 CPSo tien bo dau tu:819 trNam 2007; So co phieu co la: 96+96*64%+(96*12%+96*64%*12/2)=172 CPTuong tu tinh 2008,2009Tong so CP co duoc vao 2009 va trai phieu chuyen doi vao thoi diem nay la 60 thi tong CP co duoc la:367 CP tong chi phi bo ra 1,048 ty dong. Tinh binh quan 1CP la: 2,8 trieu dong.Bai toan nay ko tinh den co tuc bang tien mạt, lai trai phieu, coi day la chi phi co hoi. Gia su gia Mb vao cuoi nam 2009 la 6 thi loi nhuan la 1,156 ty dong. Nhu vay co nen dau tu MB ko?-----------------a
17-4-2007 16:45:10
dieuanh
"Vấn đề là chi phí cơ hội bạn ạ. Giả sử bạn quan tâm STB. Nó cực tốt nhé, tin chia chác thì khỏi phải bàn rồi. Nhưng nếu bạn bán STB hôm 21/3 giá 167. Hôm nay quay lại mua thì được thêm 20% số lượng cổ phiếu trong vòng chưa đầy tháng. Những người bán MB bây giờ cũng vậy. Có thể kiếm lợi 5-10% nhưng cũng có thể mất 5-10% trong vài tuần. Đấy là chưa kể chuyện cơ cấu lại danh mục như bán MB đi mà mua điện quang thì chắc lãi lớn. bạn nhanh tay nhanh mắt thì cũng kiếm đủ tiền tiêu đấy"Tôi lại có quan điểm khác bạn, tôi đang phân tích trên khía cạnh nếu chúng ta mua vào thời mb đang cao và để đầu tư lâu dài sẽ mang lại gì?Nếu như bác lại là đầu cơ rồi, còn bàn về STB biết là được quyền mua 1:1 nhưng thời điểm chốt còn đang mịt mù lắm mà tôi thích mọi cái phải rõ ràng (đây là kỳ vọng của 8 tháng tới đấy) còn về cổ tức thì như nào nhỉ? chắc chắn mb sẽ hơn vì cổ tức được tính bằng cổ phiếu, tôi biết rõ kế hoạch không chỉ năm 2007 mà cả một lộ trình đến năm 2010 cơ, bạn có thể so sánh tiềm năng của stb và mb cả về VĐL và lợi nhuận đem lại bạn sẽ thấy ngay...

------------
Thi truong hong roi - moi khi so luong co phieu cua mot cong ty gia tang, gia tri cua co phieu phai giam vi gia tri thuc cua cong ty & tien loi phai chia ra theo so luong co phieu moi.... Chi co moi VN minh :-)

Ngân hàng Quân Đội sẽ tăng vốn lên 7.300 tỷ đồng

http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/Chung-khoan/2007/04/3B9F4F27/
Thứ năm, 12/4/2007, 03:04 GMT+7

Từ nay đến 2010, mỗi năm Ngân hàng Quân Đội (MB) sẽ tăng vốn điều lệ thêm 64%, để nâng từ mức 1.045,2 tỷ đồng hiện nay lên 7.300 tỷ đồng.
Kế hoạch tăng vốn trên đã được thông qua tại đại hội cổ đông của MB diễn ra hôm 9/4.
Ngay năm nay, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng lên mức 2.000 tỷ đồng thông qua hai đợt phát hành cổ phần mới vào quý 2 và quý 4. Tổng cộng sẽ có 954.800 cổ phần mới được phát hành với cơ cấu 49,5% bán cho cổ đông cũ và 3,1% bán cho cán bộ, nhân viên với giá bán bằng mệnh giá; 47,4% bán cho các cổ đông tiềm năng trong và ngoài nước theo giá thỏa thuận. Ngoài ra, để đảm bảo lộ trình tăng vốn, năm 2007, MB cũng sẽ phát hành thêm 2 đợt trái phiếu chuyển đổi.
Trong năm 2006, MB đạt lợi nhuận trước thuế 252,889 tỷ đồng.

Citibank Việt Nam phát hành 4.000 tỷ đồng chứng chỉ tiền

http://tintuc.sanotc.com/news/TCNH/Citibank_Viet_Nam_phat_hanh_4_000_ty_dong_chung_chi_tien_gui/sanotc.aspx

Citibank Việt Nam phát hành 4.000 tỷ đồng chứng chỉ tiền gửiHà Nội (TTXVN) - Ngân hàng Nhà nước vừa chấp thuận cho Ngân hàng Citibank Việt Nam phát hành giấy tờ có giá dài hạn năm 2007 bằng cả VND và ngoại tệ, với tổng mệnh giá là 4.000 tỷ đồng quy đổi.


Đợt phát hành này nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của Citibank trong việc mở rộng hoạt động tín dụng và đầu tư trên thị trường tiền tệ và thị trường vốn trong nước, tạo kênh huy động vốn trung dài hạn trong nước.
Nhân dịp này Citibank cũng giới thiệu những tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình phát hành và công bố thông tin về giấy tờ có giá tại thị trường Việt Nam.
Việc huy động vốn sẽ được chia thành nhiều đợt. Giấy tờ có giá sẽ có thời hạn từ 1 đến 5 năm và có thể sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Sacombank phát hành kỳ phiếu ghi danh USD

http://tintuc.sanotc.com/news/TCNH/Sacombank_phat_hanh_ky_phieu_ghi_danh_USD/sanotc.aspx

Sacombank phát hành kỳ phiếu ghi danh USDNgày 20.4.2007, ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Sacombank sẽ phát hành trên toàn hệ thống loại kỳ phiếu ghi danh USD để bù đắp nhu cầu về ngoại tệ ngày càng cao của một nền kinh tế đang phát triển. Đối tượng khách hàng là các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Nhằm đa dạng hoá kênh huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vốn ổn định cho tăng trưởng tín dụng và đầu tư, đảm bảo cho năm tài chính 2007 thuận lợi, Sacombank quyết định phát hành kỳ phiếu huy động USD đợt 1: 20.4.2007 - 20.6.2007.
Kỳ phiếu do Sacombank phát hành trong đợt này có nhiều mệnh giá: từ 200USD đến 100.000 USD. Khách hàng khi mua kỳ phiếu sẽ được hưởng các mức lãi suất khác nhau, tùy theo thời gian và mệnh giá như: Thời hạn 4 tháng: lãi suất từ 4.6% - 4,8%/năm; Thời hạn 8 tháng: lãi suất từ 4.75% - 4,95%/năm; Thời hạn 11 tháng: lãi suất từ 4,95% - 5,15%/năm.
Khi mua kỳ phiếu do Sacombank phát hành, khách hàng được hưởng các quyền lợi như: Được mua không hạn chế về số lượng; Được phục vụ tận tình và giữ bí mật số dư; Được lĩnh lãi và trả vốn đúng hạn; Nếu đến hạn lĩnh lãi, vốn mà khánh hàng chưa lĩnh thì được hưởng lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn; Khách hàng khi mua kỳ phiếu từ 10.000USD và kỳ hạn 4 tháng trở lên ở các điểm giao dịch của Sacombank trên địa bàn TP.HCM và Hà Nội sẽ được tặng phiếu mua hàng siêu thị trị giá 500.000 đồng...
Với loại kỳ phiếu này, các tổ chức, cá nhân có thể mua bằng tiền mặt hoặc qua hình thức chuyển khoản. Khách hàng có thể cầm cố, chiết khấu hoặc chuyển nhượng lại cho người thứ ba ngay khi có nhu cầu phát sinh với thủ tục đơn giản, thuận tiện và tiết kiệm thời gian. Kỳ phiếu được thanh toán toàn bộ gốc và lãi 1 lần khi đến hạn và được thanh toán theo yêu cầu của chủ sở hữu kỳ phiếu bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Trường hợp muốn chuyển kỳ phiếu thành tiền khi chưa đến hạn, khách hàng có thể cầm cố chứng chỉ để vay vốn với lãi suất ưu đãi: Lãi suất cho vay cầm cố = Lãi suất trên kỳ phiếu + 1%/năm.

Công ty chứng khoán cũng có khi "chết dở"

http://www2.thanhnien.com.vn/Kinhte/Chungkhoan/2007/4/19/189313.tno
Công ty chứng khoán cũng có khi "chết dở"
23:24:51, 18/04/2007Hoàng Ly
Thị trường sụt giảm, ngay những công ty chứng khoán lớn cũng "không biết đâu mà lần" - Ảnh: D.Đ.MVài tuần gần đây, khi giá cổ phiếu tụt dốc, màn hình chứng khoán đỏ lòe, người ta mới chỉ nhìn thấy các nhà đầu tư (NĐT) cá nhân ôm đầu chịu trận. Không nhiều người biết, cả những công ty chứng khoán lớn cũng đang "chết dở"...
Tháng 1.2007, Công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VFM) ký hợp đồng bảo lãnh phát hành với Công ty chứng khoán (CTCK) Bảo Việt (BVSC) và CTCK TP.HCM (HSC) cho đợt tăng vốn điều lệ từ 500 tỉ đồng lên 1.000 tỉ đồng của Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1). Trong tổng số chứng chỉ quỹ (CCQ) được phát hành, BVSC bảo lãnh 300 tỉ đồng, HSC bảo lãnh 20 tỉ đồng, 180 tỉ đồng còn lại được một số NĐT lớn cam kết mua.
Vào thời điểm ký hợp đồng bảo lãnh, giá cổ phiếu tăng vùn vụt, BVSC và HSC dường như là những "người may mắn" khi được trở thành nhà bảo lãnh cho đợt phát hành của VF1 bởi với xu hướng thị trường như thời điểm đó, không ai tin đợt bảo lãnh sẽ gặp vấn đề. Các CTCK bị gạt ra rìa đợt bảo lãnh này bị coi là "những kẻ không may".
Thế nhưng, vào ngày 16.4.2007, sau hàng loạt phiên giá chứng khoán giảm liên tục, giá của CCQ VF1 trên Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSTC) đã tụt xuống mức 32.500 đồng/CCQ; trong khi đó, giá bán "ưu đãi" cho các cổ đông của VF1 được xác định là 33.164 đồng/CCQ. Với việc giá VF1 bị tụt xuống dưới cả mức giá bán "ưu đãi" cho cổ đông, hai đơn vị bảo lãnh là BVSC và HSC có khả năng phải đứng ra mua lại số CCQ mà các cổ đông hoặc các NĐT khác từ chối mua vì giá thực tế mà các cổ đông của VF1 được mua "ưu đãi" sẽ là: 33.164 + 200 (phí phát hành) = 33.364 đồng (cao hơn cả giá thị trường và được phép chuyển nhượng ngay lập tức).
Theo nhận định của các chuyên gia về chứng khoán, trong trường hợp mà thị trường tiếp tục diễn biến xấu, BVSC và HSC - đơn vị bảo lãnh phát hành, nhiều khả năng phải mua toàn bộ số CCQ của VF1. Lãnh đạo cấp cao của một CTCK lớn trụ sở tại Hà Nội nhận xét: "Nếu BVSC buộc phải ôm hết lượng VF1 mình bảo lãnh do giá VF1 trên thị trường tụt dốc thì thực sự đó là một điều hết sức đáng tiếc vì không có CTCK nào lại bỏ ra tới hơn 1.000 tỉ đồng để tự doanh vào một loại chứng khoán cả.
Nếu buộc phải bỏ hơn 1.000 tỉ đồng vào VF1 khi giá cổ phiếu trên đà suy giảm thì đúng là "ôm bom" vào mình". Một lãnh đạo của VFM cũng cho biết: "Chúng tôi cũng đang rất lo lắng vì diễn biến thị trường không có lợi cho đợt phát hành". Trong khi đó, trên thị trường, các tin đồn về việc VFM sẽ giảm giá phát hành ưu đãi cho các cổ đông, BVSC sẽ hủy hợp đồng với VFM vì sợ lỗ... được rỉ tai từ NĐT này qua NĐT khác.
Trao đổi với Báo Thanh Niên, một quan chức thuộc cấp cao nhất của BVSC cho biết: "Không hề có chuyện BVSC dự định hủy hợp đồng bảo lãnh phát hành dù tình hình thị trường đang không được thuận lợi. Chúng tôi đã có tính toán phương án cho những trường hợp như thế này". Ông này cho biết thêm một điểm quan trọng, mức giá 33.164 đồng/CCQ chưa phải là mức giá chốt cuối cùng và mức giá này còn có thể điều chỉnh được.
Tuy nhiên, về vấn đề này, một lãnh đạo cấp cao của VFM cho biết: "Không hề có chuyện đó (ý nói không có chuyện mức giá bảo lãnh là linh hoạt). Bây giờ cũng không phải là lúc bàn chuyện đó vì chuyện giá là chuyện của đại hội cổ đông chứ không phải của BVSC. Khi tiến hành một thương vụ thì không ai muốn đối tác mình bị lỗ vì thương vụ đó nhưng phải nói rõ ở đây là chúng tôi thuê công ty bảo lãnh là để họ đảm bảo cho đợt phát hành diễn ra thành công trong mọi tình huống. Cũng chính vì lý do đó mà VFM mới chi cả chục tỉ đồng cho nhà bảo lãnh chứ không thì cần nhà bảo lãnh làm gì ?".
Sau phiên giao dịch ngày 18.4, giá CCQ VF1 tăng lên 34.600 đồng/CCQ. Tình hình có khá hơn một chút. Vị lãnh đạo của VFM nói trên cho biết: "Thực tế thì tất cả phải chờ sau ngày 10.5 (hạn chót để đăng ký, đóng tiền mua VF1 giá "ưu đãi" là 33.364 đồng/CCQ) mới biết được kết quả ra sao. Cũng phải nói thật là TTCK Việt Nam thì không ai có thể dự báo chính xác được. Nếu mà biết trước được giá tăng hay giá giảm thì tôi giàu to rồi...".
Hoàng Ly

VN-Index hồi phục tạm thời hay ổn định?

Thứ Năm, 19/04/2007, 07:29 http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=81789&ChannelID=3

VN-Index hồi phục tạm thời hay ổn định?
TP - Trong lúc nhiều nhà đầu tư (NĐT) đang hoang mang vì lo ngại VN-Index sẽ xuống dưới 900 điểm và chu kỳ tháng 4 ảm đạm tái diễn thì sáng 18/4, VN - Index bất ngờ tăng 35,4 điểm lên 1.001,12 điểm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa yên tâm về một sự hồi phục bền vững...
Các nhà đầu tư đã đông đúc trở lại trên sàn ACBS TP HCM (ảnh chụp sáng 18/4)
Theo nhà phân tích chứng khoán Trần Nam Thắng, nguyên nhân dẫn đến sự đảo chiều ngoạn mục trên có đóng góp khá lớn của thông tin Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho Sacombank (STB) tăng vốn điều lệ từ 2.089 tỷ đồng lên 4.449,5 tỷ đồng trong năm 2007. STB tác động mạnh đến thị trường vì hơn một tháng nay, đây là CP có khối lượng giao dịch luôn nằm trong TOP 3 tại sàn TPHCM.
Còn Phó GĐ Cty chứng khoán Bảo Việt Võ Hữu Tuấn lý giải: “TTCK hồi phục do nhiều Cty vừa công bố kết quả kinh doanh quý I khá khả quan, nhà đầu tư nước ngoài sẽ tăng cường mua vào khi bắt đầu kế hoạch năm tài chính mới, các hãng tin lớn dự báo TTCK Việt Nam sẽ là tiêu điểm của thế giới và tăng mạnh vào cuối năm 2007”.
Tuy nhiên, nhà đầu tư Nguyễn Minh Hào trên sàn ACBS TP HCM thì khẳng định VN-Index lên quá nhanh, vượt qua tất cả sự mong đợi là do nhiều nhà đầu tư lớn cho rằng đây là thời điểm tốt nhất để mua vào. “Bản thân tôi cũng không thể chờ đợi thêm nữa vì một số CP blue chip đã xuống thấp hơn giá trị thực, nếu tôi chờ nữa thì khó mà mua”, ông Nguyễn Minh Hào nói.
Ông Hào đã đặt mua 3.000 STB sáng 18/4 nhưng chỉ khớp lệnh được 1.000 vì ngược hẳn với hai ngày đầu tuần, sáng 18/4 dư bán nhiều mã hầu như bằng 0. Khi thấy các “đại gia” mua vào, đám đông đặt lệnh mua theo, người bán thì hủy lệnh sợ giá tăng lại và kết quả là VN-Index tăng quá nhanh.
Sáng 18/4, tại các sàn SSI, ACBS, SBS... hầu hết các lệnh là đặt mua và nhân viên giao dịch lại bở hơi tai sau cả tuần rảnh rỗi vì giao dịch kém. Việc các nhà đầu tư nước ngoài đều đặn đặt mua từ ngày 10/4 đến nay với khối lượng luôn cao gấp 2,3 lần bán càng khiến nhiều nhà đầu tư vững tin mua vào.
Một số nhà đầu tư khác như bà Hà Thị Thu (sàn SSI TPHCM) lại lo “Tôi cũng phải mua vào thôi vì chắc chắn 1,2 phiên nữa giá sẽ lên lại”. Lập luận và giao dịch như bà Thu khá đông và họ là một trong những tác nhân khiến thị trường được hâm nóng sau gần chục ngày nguội lạnh.
Chuyên gia chứng khoán Huy Nam cho biết: “Tôi cho rằng VN-Index hồi phục mạnh là do yếu tố tâm lý đám đông. Sự cách biệt lớn giữa hai phiên giao dịch ngày 17 và 18/4 không cho thấy một sự hồi phục bền vững trong thời gian tới.
Khó có thể nói hồi phục tạm thời hay ổn định nhưng tôi cho rằng với việc phụ thuộc vào tâm lý đám đông như hiện nay thì TTCK khá bấp bênh, lên xuống thất thường”. Ông Nam cũng tỏ ra băn khoăn trước việc TTCK VN đi ngược với TTCK châu Á và thế giới thời gian gần đây: Khi TTCK châu Á lên thì TTCK Việt Nam lại xuống!?
Ông Bùi Nguyên Hoàn, Vụ trưởng đại diện UBCKNN tại TPHCM thì nhận định: “Đây chưa phải là dấu hiệu của một đợt hồi phục dài ngày vì VN-Index lên nhanh quá, chỉ thấy mua vào, ít bán ra. Tôi e ngại chỉ một vài phiên nữa người ta lại thi nhau bán ra vì thấy có lời và nhà đầu tư ngắn hạn hiện đang chiếm số đông, họ ít vốn nên muốn bảo toàn, mua bán nhanh gọn”.
Một số nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm còn khẳng định có hiện tượng đẩy giá phiên sáng 18/4 vì nhiều mã chứng khoán không ai bán nhưng rất đông người cứ đặt lệnh với giá trần.
Việc có đến 86 mã CP tăng kịch trần, trong đó rất nhiều loại là các cổ phiếu blue chip như STB, REE, SJS, VIP, VNM, GMD, SAM, CII và KDC... là một dẫn chứng đáng tham khảo. Trong khi đó tổng giá trị giao dịch chỉ đạt hơn 440 tỷ (chỉ bằng 1/3 so với phiên cao nhất), quá thấp để tin vào sự hồi phục bền vững.
Tuy nhiên, một luồng ý kiến lạc quan khác lại khẳng định giá cổ phiếu hồi phục là tất yếu vì vừa qua xuống mạnh cũng là vì tâm lý đám đông nay mọi người đã bình tĩnh và nhận ra thì “phải lên lại thôi” như lời nhà phân tích chứng khoán Bùi Huy Tùng.
Nhưng ông Tùng cũng dự đoán khó tăng mạnh, tăng đều như 3 tháng qua vì giá CP hiện cũng khá cao và sắp tới TTCK sẽ có nhiều hàng từ Vietcombank, BIDV, Habubank, Hòa Phát, Phú Thái, Bảo Việt, Mobifone...
Hà Phan

Không còn cổ phiếu chào sàn với giá 'trên trời'

http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/Chung-khoan/2007/04/3B9F522E/

Thứ tư, 18/4/2007, 17:18 GMT+7

Không còn cổ phiếu chào sàn với giá 'trên trời'

Thông tin giới hạn giá chào sàn cổ phiếu niêm yết không được vượt quá 20% so với giá dự kiến khiến giới đầu tư lẫn doanh nghiệp xôn xao. Song cũng có nhà đầu tư mừng ra mặt vì không còn rơi vào tình huống dở khóc dở cười vì hớ giá.

Trao đổi với VnExpress chiều qua, Phó giám đốc Trung tâm giao dịch chứng khoán TP HCM Lê Hải Trà cho hay, việc quy định biên độ dao động giá của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ mới niêm yết trong ngày giao dịch đầu tiên không được vượt quá 20% so với giá dự kiến đã được Uỷ ban chứng khoán thông qua vào hôm 16/4.

Là doanh nghiệp chuẩn bị nộp hồ sơ niêm yết, ông Nguyễn Tuấn Hải, Giám đốc Công ty cổ phần Alphanam nhìn nhận, về ưu điểm quy định trên buộc doanh nghiệp phải cố gắng để tạo mặt bằng giá OTC sát thực với thị trường hơn, tránh được tình trạng đẩy giá khớp lên quá cao so với giá trị thật.

"Tuy vậy, một khi doanh nghiệp ở sàn OTC chưa được đánh giá đúng mức hoặc chưa được nhà đầu tư trên các sàn chú ý sẽ không còn cơ hội bứt phá, bởi mỗi phiên biên độ dao động chỉ vỏn vẹn 5%", ông băn khoăn.

Trả lời câu hỏi liệu quy định trên có khiến doanh nghiệp đẩy giá dự kiến lên cao hay không, ông Hải cho hay, không doanh nghiệp nào dám mạo hiểm như vậy, vì nếu giá cao quá sức mua thấp thì ảnh hưởng đến thương hiệu. Hơn nữa, giá chứng khoán cao sẽ tạo áp lực lợi nhuận rất lớn đối với doanh nghiệp.



Quy định mới khiến nhà đầu tư bớt đau đầu hơn khi cân nhắc lựa chọn. Ảnh: Ánh Hồng.

Dân chơi OTC thì ngao ngán bởi kiếm đồng lời mỗi ngày mỗi khó khăn hơn. Anh Hải Nghĩa, nhân viên một ngân hàng cổ phần đã ném khoảng 500 triệu vào các cổ phiếu chuẩn bị lên sàn cho hay, anh kỳ vọng giá một số cổ phiếu lên gấp đôi hay ít nhất là gấp rưỡi ngay phiên chào sàn, nay vướng phải quy định ngặt nghèo thành ra tính toán hỏng hết. "Cứ đà này lên sàn cho thanh khoản lại đỡ mệt đầu", anh nói.

Tuy vậy, những nhà đầu tư non tay ít vốn lại mừng ra mặt. Chị Hải Anh, nhà đầu tư sàn Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI) kể, gia nhập thị trường hồi tháng 12, mua ngay TDH với giá 300, nay trải qua 4 tháng ròng rã cũng chưa khi nào leo lên được mức giá ấy. Không chỉ TDH mà giá chào sàn của FPT cũng khiến mọi người bật ngửa. Công ty chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển BSC định giá cổ phiếu này 160.000 đồng, nhưng giá chào sàn đã gần gấp 3. "Cũng may FPT còn duy trì được đà tăng", chị nói.

Ông Lê Hải Trà cho biết, tại một số thị trường lớn trên thế giới, giá IPO (phát hành lần đầu) thường được dùng làm giá tham chiếu cho phiên khớp lệnh đầu tiên. Tuy nhiên, khoảng cách giữa phát hành cổ phiếu lần đầu đến lúc niêm yết tại Việt Nam quá lâu, vì vậy sử dụng giá IPO sẽ không còn hợp lý.

Hơn nữa, đơn vị quản lý niêm yết và công ty tư vấn là người hiểu rõ nhất về công ty, giá dự kiến mà họ đưa ra có đầy đủ căn cứ xác thực. Trên cơ sở đó, Trung tâm giao dịch chứng khoán TP HCM nới rộng thêm biên độ là 20% cho giá chào sàn của ngày đầu tiên. Còn về lâu dài, Việt Nam nên làm theo hướng của thị trường thế giới, nghĩa là gắn IPO với niêm yết để tránh khoảng trống về thời gian trên thị trường, dẫn đến những biến động giá không như mong đợi.

Nhà đầu tư nên nhìn xa trông rộng

Trao đổi với báo giới chiều 16/4, ông Horst F. Geicke, Giám đốc điều hành quỹ đầu tư Vina Capital nhận định, sau một quá trình dài tăng liên tục, thị trường chứng khoán giảm 20% là điều ai cũng nhận thấy được. Tuy nhiên ông khuyên, nhà đầu tư nên nhìn xa trông rộng, "khoảng 6 tháng nữa thị trường sẽ khác", ông nói.


Nhiều khuôn mặt thất thần trong phiên VN-Index sụt giảm xuống dưới 1.000 điểm. Ảnh: Ánh Hồng.

Cụ thể hơn, Giám đốc điều hành Vina Capital cho rằng, đến cuối năm nay, VN-Index sẽ hồi phục và vượt khoảng 12% mức đỉnh điểm hồi sau Tết. Ông khẳng định số tiền mà nhà đầu tư rút khỏi thị trường không chảy đi nơi khác mà vẫn còn ở Việt Nam, chỉ có điều nó đang tồn tại ở dạng khác, như đầu tư vào bất động sản. Đây là điều bình thường của thị trường.

"Hiện tại, một số người cho rằng giá cổ phiếu của các ngân hàng như Sacombank, ACB... là quá cao, nhưng thực ra, mức giá đó hoàn toàn hợp lý vì hoạt động kinh doanh của những đơn vị này đang trên đà phát triển", ông nói.

Ở góc độ là một chuyên gia chứng khoán, trong bối cảnh thị trường ảm đạm như hiện tại, ông khuyên nhà đầu tư nhỏ cứ mua cổ phiếu của những công ty mà họ thấy thích, nghĩa là bản thân nó đã xây dựng được thương hiệu, được lòng tin nơi công chúng. Hoàn toàn không nên mua theo phong trào, hay vì thông tin chia cổ tức cao ngất ngưởng, kỳ vọng giá cổ phiếu mà mình mua sẽ tăng lên gấp 3- 4 lần hoặc thấy bạn bè mình kiếm lời nhiều nên nhảy vào chơi.

Theo ông, chỉ số P/E của một cổ phiếu dao động từ 20 đến 25 là phù hợp để đầu tư. Ông tiết lộ, Vina Capital đang mua vào rất nhiều công ty, ngày nào cũng mua đều đặn và chưa bán ra cổ phiếu nào.

Ánh Hồng - Việt Phong

LAODONG.COM.VN | Giảm giá chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán có tác động? - Giam gia chung khoan, Uy ban Chung khoan co tac dong?

LAODONG.COM.VN | Giảm giá chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán có tác động? - Giam gia chung khoan, Uy ban Chung khoan co tac dong?

Tuesday, April 17, 2007

Bộ Công nghiệp: Cổ phần hóa 3 Tổng Cty

Bộ Công nghiệp: Cổ phần hóa 3 Tổng Cty
Lao Động số 88 Ngày 18/04/2007 Cập nhật: 7:33 AM, 18/04/2007
(LĐ) - Ngày 17.4, Thủ tướng đã ký quyết định phê duyệt kế hoạch sắp xếp, đổi mới Cty nhà nước thuộc Bộ Công nghiệp năm 2007-2008. Theo QĐ 430/QĐ-TTg, năm 2007 có 3 TCty thuộc Bộ Công nghiệp thực hiện CPH là TCty Bia-Rượu-Nước giải khát HN, Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn; Xây dựng Công nghiệp VN.
Các DN thực hiện sắp xếp, đổi mới trong năm 2007 gồm 10 Cty là thành viên của các TCty: Thiết bị điện VN; Máy và Thiết bị công nghiệp; Máy động lực và Máy công nghiệp. Cty nhựa VN và 3 Cty con của Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp thực hiện CPH. Năm 2008, sẽ có thêm 3 TCty (Máy và Thiết bị công nghiệp; Máy động lực và Máy nông nghiệp; Thiết bị điện VN) thực hiện CPH.
N.Hoàng

VN-Index lại phá ngưỡng 1.000 điểm

VN-Index lại phá ngưỡng 1.000 điểm http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2007/04/3B9F52BD/
Hơn 100 chứng khoán tăng giá, trong đó 89 mã tăng kịch trần là lý do đẩy chỉ số của sàn TP HCM lên 1.001,12 điểm, tăng 35,4 điểm so với sáng qua. Tuy nhiên, do lượng đặt bán nhỏ giọt nên khối lượng cũng như giá trị khớp lệnh lại giảm nhẹ.
Sau hai phiên lui xuống dưới ngưỡng 1.000 điểm, thị trường chứng khoán sáng nay lại diễn biến đầy hứng khởi. Những người có ý định đợi giá giảm để gom vào dường như không thể chờ lâu hơn được nữa. Lệnh đặt mua tung ra ồ ạt, trong khi lệnh bán nhỏ giọt như muốn thăm dò phản ứng thị trường. Đa số lệnh bán tung ra đều được khớp thành công. Những lệnh mua còn tồn đều chào giá cao hơn tham chiếu, trong đó rất nhiều dư mua giá trần. Các mã BHS, DCT, GMD, KHA, REE, SJD, dư mua giá trần lên trên 10 vạn. Cá biệt cổ phiếu ngân hàng dư mua giá trần tới hơn 1 triệu đơn vị.
Đến cuối phiên, chỉ vỏn vẹn 4 mã giữ giá tham chiếu, 3 giảm, trong đó duy nhất VTC giảm sàn. Khối lượng khớp lệnh toàn thị trường giảm nhẹ so với phiên sáng qua, chỉ được 4,13 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, đạt giá trị 453,3 tỷ đồng.
Thị trường tăng từ những đợt khớp lệnh đầu tiên. Tính đến cuối đợt khớp lệnh thứ hai, chỉ 15 cổ phiếu giảm giá, 13 đứng. Hơn 80 mã còn lại đều tăng, trong đó 51 mã tăng kịch trần. Các blue chip hôm nay được dịp thể hiện phong độ và đẳng cấp vốn có của mình.
Sau 2 đợt khớp lệnh, SJS dẫn đầu sàn chứng khoán TP HCM với mức tăng 13.000 đồng so với hôm qua. Kế đó là cổ phiếu dầu khí, PVD, vượt 11.000 đồng. KDC, NAV cùng tăng với mức 8.000 đồng. Đặc biệt, cổ phiếu ngân hàng, STB cũng tăng 6.000 đồng lên 140.000 đồng.
Kết thúc phiên 2, chỉ số VN-Index tăng 3,41%, chốt 998,62 điểm, giá trị giao dịch đạt 306,83 tỷ đồng. Nhiều khả năng cuối phiên hôm nay, VN-Index sẽ quay về mốc 1.000 điểm.
Tại Hà Nội, xu thế tăng giá cũng áp đảo, chỉ số chung, HASTC-Index tăng hơn 20 điểm lên mức 385,57 điểm. Giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 184 tỷ đồng.

hanaka - Cơ hội vàng cho các cổ đông hiện hữu

http://www.vir.com.vn/CLIENT/DautuChungkhoan/content.asp?CatID=76&DocID=12747

Đại hội đồng cổ đông của CTCP Tập đoàn Hanaka sẽ tổ chức vào ngày 22 tháng 4 để xem xét việc nâng vốn điều lệ của Công ty từ 500 tỷ đồng lên 1.100 tỷ đồng nhằm đầu tư vào 10 công ty thành viên trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Sự kiện này đánh dấu bước đột phá về quy mô của Hanaka hướng đến mục tiêu trở thành tập đoàn đa ngành hàng đầu tại Việt Nam và niêm yết vào tháng 7/2007.

Hanaka sẽ nâng vốn điều lệ lên 1.100 tỷ đồngCTCP Tập đoàn Hanaka chính thức ra mắt ngày 14/2/2007 với vốn điều lệ là 400 tỷ đồng. Công ty đã phát hành riêng lẻ giai đoạn 1 với 100 tỷ đồng mệnh giá và tổng số vốn sau khi phát hành là 636 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 500 tỷ đồng và phần thặng dư vốn là 136 tỷ đồng. Những trụ cột của HanakaÝ tưởng phát triển một tập đoàn mạnh, đa ngành đã được ông Mẫn Ngọc Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hanaka, ấp ủ từ lâu và là động lực để thành lập hàng chục nhà máy, xí nghiệp trong hơn 10 năm qua, tạo nền tảng hình thành Tập đoàn Hanaka ngày nay. Trong tương lai, Hanaka sẽ có 22 thành viên, trong đó có 9 DN đang hoạt động, 11 dự án đang chuẩn bị triển khai và 2 công ty dự kiến sẽ thành lập. Chiến lược kinh doanh của Hanaka sẽ tập trung vào 5 lĩnh vực chính, bao gồm: công nghiệp, thiết bị điện, xây dựng, tài chính, thương mại và dịch vụ. Trước mắt, công nghiệp và thiết bị điện sẽ vẫn là lĩnh vực chủ lực của Hanaka nhưng Tập đoàn sẽ mở rộng đầu tư để phát triển đồng đều tất cả các lĩnh vực trong vòng vài năm tới. Trong lĩnh vực công nghiệp, Hanaka sẽ đầu tư để nắm từ 40-90% cổ phần của 5 công ty chuyên về sản xuất bao bì và vỏ hộp, bao gồm: Ánh Bình Minh, Vinacans Sài Gòn, Vinacans miền Bắc, CTCP Vina-Úc Sài Gòn, CTCP Vina-Úc Hà Nội. Những công ty hoạt động trong lĩnh vực thiết bị điện đã và sẽ trực thuộc Hanaka gồm Nhà máy thiết bị điện Hanaka, CTCP Cáp điện Hanaka-Iljin, CTCP Dây điện từ Hatachi, CTCP Thiết bị điện Hanaka-Vinashin, CTCP Thuỷ điện Hanaka. Trong nhóm thiết bị điện, Hanaka dự định sẽ bắt tay với một tập đoàn của Trung Quốc để lập một CTCP về vật liệu cáp điện và đầu tư thêm một CTCP biến áp truyền tải Hanaka Power. Trong lĩnh vực xây dựng, Hanaka đã đưa vào hoạt động Công ty Đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Kinh Bắc và sẽ chuyển đổi thành CTCP Khu công nghiệp Hanaka, trong đó, CTCP Tập đoàn Hanaka chiếm 60% cổ phần. Sắp tới, nếu được tỉnh Bắc Ninh và Chính phủ chấp thuận, Hanaka sẽ mở rộng Khu công nghệ cao Hanaka từ 11ha thành khu công nghiệp tập trung rộng 72 ha. Ngoài ra, Hanaka cũng sẽ góp 60% cổ phần vào CTCP Cao su Hanaluhuan, 51% vào CTCP Xi măng Tuyên Quang và thành lập CTCP Khoáng sản Hanaka. Trong nhóm tài chính, Hanaka sẽ có công ty chuyên cho thuê mua tài chính và Công ty Chứng khoán Hanaka. Trong mảng thương mại-dịch vụ, Hanaka đã xây dựng Trung tâm thương mại Hồng Kông với toà nhà 11 tầng trên diện tích 20.000 m2 làm văn phòng và sẽ xây dựng một toà nhà 18 tầng vừa là trụ sở của Công ty Chứng khoán Hanaka và một toà nhà 25 tầng là văn phòng và trung tâm giao dịch chứng khoán của công ty tại TP. HCM. Những giá trị bền vữngGiá cổ phiếu của Hanaka giao dịch trên thị trường tự do đã cao hơn mệnh giá từ 10-11 lần, chứng tỏ nhà đầu tư tin tưởng vào tiềm năng phát triển của Tập đoàn. Giá trị của Hanaka còn dựa trên những nền tảng bền vững do chiến lược đầu tư của Tập đoàn vào những sản phẩm chiến lược mang tính dài hạn. Việt Nam đang phát triển nhanh chóng nên nhu cầu về điện rất cao. Hà Nội và TP. HCM đang có kế hoạch hạ ngầm hệ thống lưới điện trị giá hàng nghìn tỷ đồng. Việc phát triển hệ thống điện cần có thiết bị điện, cáp điện và đó là 2 sản phẩm chiến lược của Hanaka. Một ngành mũi nhọn nữa của Hanaka là sản phẩm bao bì, vỏ hộp. Đây là loại sản phẩm mang tính thị trường hoá cao và là thị trường liên tục, lâu dài. Hai nhà máy Vinacans của Hanaka có suất đầu tư 40 triệu USD và đã ký hợp đồng đầu ra với doanh thu 40 triệu USD trong năm 2007. Dự kiến từ năm 2008, 2 nhà máy này sẽ mang lại lợi nhuận 30-40%/năm.Hanaka cũng sẽ đi tiên phong trong lĩnh vực sản xuất nhựa đường cao su để tăng độ bám dính cho đường cao tốc và sân bay. Trước mắt, Hanaluhuan sẽ sản xuất bột cao su để cung cấp cho các nhà sản xuất nhựa đường cao su ở nước ngoài, tiến tới Hanaluhuan sẽ liên kết để các đối tác nước ngoài cung cấp công nghệ sản xuất nhựa đường cao su phục vụ thị trường Việt Nam và khu vực. Trong lĩnh vực xi măng, Hanaka nhắm đến thị trường đầy tiềm năng vùng Tây Bắc chưa được khai thác. Đối với các dự án thuỷ điện, mặc dù đi sau, nhưng ông Mẫn Ngọc Anh khẳng định rằng, Tập đoàn sẽ chọn những địa điểm phù hợp, sử dụng các máy biến áp, cáp điện tự làm ra, đồng thời sử dụng bộ máy có những người có nền tảng vững trong ngành điện và với tỷ suất đầu tư thấp nên sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.Để hỗ trợ cho công nghiệp điện lực, Tập đoàn sẽ thành lập Hanaka Power để sản xuất ra các máy biến áp truyền tải 110kV, 220 kV, cung cấp cho lưới điện quốc gia, đặc biệt là cung cấp cho các khu công nghiệp, nhà máy thủy điện. Đây là sản phẩm chủ yếu trên thị trường Việt Nam mà các công ty tư nhân trong nước chưa sản xuất được. Hanaka còn có đội ngũ quản lý dày dạn kinh nghiệm. Họ là những tiến sỹ, tổng giám đốc, giám đốc tài chính đã làm việc cho các tập đoàn lớn như: ABB (Thụy Điển), Crown (Mỹ), LG và Iljin (Hàn Quốc), Telstra (Úc)…, nắm những vị trí chủ chốt tại Hanaka. Ngoài ra, Tập đoàn còn nhận được sự hợp tác đầu tư của các tập đoàn nước ngoài như Iljin và Huyndai (Hàn Quốc) và Bảo Thắng (Trung Quốc) và đang mời một số ngân hàng trong nước như Habubank, VP Bank và Agribank làm cổ đông chiến lược. Chào đón cổ đông chiến lượcÔng Mẫn Ngọc Anh hy vọng, trong thời gian ngắn nữa sẽ không chỉ diễn ra ký kết với các ngân hàng trong nước là cổ đông chiến lược mà còn đón chào các ngân hàng nước ngoài có uy tín và nổi tiếng cùng tham gia phát triển. Trong kế hoạch tăng vốn thêm 600 tỷ đồng để phân bổ cho các dự án Tập đoàn sở hữu trên 51% và dự án khởi công ban đầu, 500 tỷ đồng sẽ được phát hành cho các cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1 với giá bằng mệnh giá, 100 tỷ đồng còn lại sẽ phát hành cho các cổ đông chiến lược và ông Mẫn Ngọc Anh rất hy vọng sẽ có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và các quỹ đầu tư. Theo kế hoạch, Hanaka sẽ niêm yết vào tháng 7 trên sàn Hà Nội và sau đó sẽ chuyển lên sàn TP. HCM vào tháng 1 năm 2008. Đại hội đồng cổ đông lần này sẽ phân tích báo cáo tài chính, các dự án đầu tư và hiệu quả kinh tế. Vì năm 2007 là năm ra đời Tập đoàn và xây dựng các dự án, nên trong 8 tháng hoạt động của năm này Hanaka cố gắng chia cổ tức khoảng 14-15%/năm. "Đóù là nền tảng để Tập đoàn có những bước tiến đột phá trong tương lai gần nhất", ông Mẫn Ngọc Anh khẳng định.
Kim Chi

Vinamilk

Vinamilk thưởng cổ phiếu
http://www.vir.com.vn/CLIENT/DautuChungkhoan/content.asp?CatID=76&DocID=12621
(ĐTCK) CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã thông qua phương án phát hành thêm cổ phiếu trên TTCK nước ngoài tại Đại hội đồng cổ đông diễn ra ngày 31/3, đồng thời trình phương án chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu. Dự kiến ngày chốt danh sách cổ đông là ngày 30/6, số lượng phát hành 10% vốn điều lệ tại thời điểm xin phép theo tỷ lệ 10:1 (cổ đông có 10 cổ phiếu cũ sẽ được nhận 1 cổ phiếu thưởng). Nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư cho hoạt động kinh doanh trong giai đoạn sắp tới, HĐQT Vinamilk đề xuất Đại hội xem xét chủ trương phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn tại TTCK nước ngoài trong năm nay, số lượng cổ phiếu phát hành dự kiến chiếm 5% vốn điều lệ tại thời điểm xin phép, giá phát hành được ủy quyền cho HĐQT quyết định sao có lợi nhất cho cổ đông. Hiện Vinamilk đang trong quá trình xin phép cho đợt phát hành này. Theo kế hoạch đề ra, doanh thu của Vinamilk năm nay ước đạt 7.428 tỷ đồng, tăng 11,5%; lợi nhuận đạt 898 tỷ đồng, tăng 22,7% so với năm 2006. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu dự kiến là 12%; EPS dự kiến đạt 5.071 đồng/CP, tăng 10% so với năm 2006.

Lai thoi phong

http://www.vir.com.vn/Client/dautu/dautu.asp?CatID=55&DocID=12843


Sáu DN lọt vào “tầm ngắm”
Bảo Giang
Quỹ Đầu tư mạo hiểm của Tập đoàn Dữ liệu quốc tế - IDG (IDGV) vừa công bố thêm vốn đầu tư vào 3 công ty nữa của Việt Nam. Phóng viên Báo Đầu tư đã có cuộc trao đổi với ông Rachan Reddy, Phó giám đốc Quỹ IDGV tại Việt Nam về những dự định đầu tư này.

Ông Rachan Reddy
Xin ông cho biết các khoản đầu tư này được thực hiện như thế nào?Thông thường IDGV sẽ thực hiện quy trình đầu tư 3 giai đọan vào các công ty Việt Nam (40% cho giai đoạn đầu; 40% cho giai đoạn giữa và 20% cho giai đoạn đã và đang phát triển). Tuy nhiên với 3 công ty này, chúng tôi chỉ thực hiện đầu tư một lần. Khoản đầu tư này đã nâng tổng số công ty được IDGV đầu tư tại Việt Nam lên con số 14.Ông có thể giới thiệu những “gương mặt” được IDGV lựa chọn đầu tư trong dịp này?Thứ nhất là website yeuamnhac thuộc Công ty cổ phần Yêu Âm Nhạc. Đây là một diễn đàn chuyên về âm nhạc được thành lập từ năm 2003, hiện nay website này đã có trên 500.000 thành viên. Thứ hai là Công ty liên doanh VinaPay, được thành lập năm 2006, chuyên về dịch vụ trả tiền di động đầu tiên tại Việt Nam, cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến cho MobiFone; VinaPhone; Hanoi Telecom; EVN; S-Fone; Viettel. Thứ ba là Cyworld-một diễn đàn về xã hội được phát triển và điều hành bởi SK Communications, một đơn vị thành viên của Tập đoàn SK Telecom (Hàn Quốc).Đây đều là các công ty có tiềm năng phát triển rất tốt đáp ứng đúng các tiêu chí đầu tư của IDGV như am hiểu thị trường, sở thích của khách hàng; có sản phẩm, dịch vụ mang lại lợi nhuận vượt trội với phân khúc thị trường rõ ràng; có khả năng giữ lợi thế từ công nghệ và thương mại để giữ ưu thế trong thị trường; có đội ngũ điều hành giỏi, với tầm nhìn chiến lược, kinh nghiệm và quyết tâm xây dựng công ty thành công và có chính sách tài chính minh bạch, áp dụng triệt để các quy tắc hoạt động tài chính chuẩn mực.Ngoài 3 công ty trên, còn những công ty nào đang lọt vào “tầm ngắm” của IDGV?Chúng tôi đang xem xét khá nhiều hồ sơ, dự kiến từ nay đến cuối năm 2007 sẽ có thêm 6 công ty nữa lọt vào “tầm ngắn” của IDGV.Ông đánh giá thế nào về tiến độ giải ngân quỹ IDGV?Hiện nay chúng tôi đã giải ngân được 20 triệu USD trên tổng số 100 triệu USD. Với 6 công ty mới đang được IDGV nhắm đến, dự kiến sẽ có thêm 6-10 triệu USD nữa được giải ngân.Như vậy, tốc độ giải ngân của IDGV có vẻ hơi chậm?Tốc độ giải ngân này hoàn toàn phù hợp với tiến độ dự kiến của IDG, chúng tôi khẳng định hiện nay chúng tôi đang đạt đúng tốc độ mà mình dự kiến ban đầu, vì giai đoạn đầu có tính khảo sát thăm dò, IDGV sắp chuyển qua giai đoạn 2 là giai đoạn tăng tốc đầu tư. Khi đó hy vọng tốc độ giải ngân của IDGV sẽ nhanh hơn.Ông có nhận xét gì về hiệu quả của các khoản đầu tư đã được giải ngân?Theo đánh giá ban đầu của chúng tôi, 11 khoản đầu tư của IDGV đều có hiệu quả nhất định. Khoản đầu tư vào VinaGame và MSS mang lại hiệu quả cao nhấtTính đến nay, khoản giải ngân của IDGV mới đạt 20% có thể là khá thấp. Theo ông, IDGV hấp dẫn các công ty Việt Nam ở những điểm gì?Mức độ đầu tư của IDGV chỉ từ 50.000 đến 3 triệu USD/mỗi đợt đầu tư. Tôi khẳng định các công ty tìm đến IDGV không phải vì tài chính, vì nếu có dự án tốt, tính thương mại cao thì việc huy động vốn tài chính trong điều kiện hiện nay từ các nguồn trong và ngoài nước đều khá dễ dàng. Các công ty tìm đến với IDGV chính là vì họ tìm kiếm các giá trị đầu tư về công nghệ, trình độ quản trị, khả năng kinh doanh từ đội ngũ chuyên gia của IDGV. Trong chuyến thăm Việt Nam mới đây, Chủ tịch IDG cho biết sẽ mở rộng đầu tư của IDGV sang 2 lĩnh vực mới là giáo dục và y tế. Tuy nhiên, trong khoản đầu tư mới của IDGV vẫn chưa xuất hiện doanh nghiệp nào thuộc 2 lĩnh vực này. Ông có thể cho biết lý do vì sao?Chúng tôi vẫn đang thu nhập hồ sơ yêu cầu đầu tư của các doanh nghiệp thuộc 2 lĩnh vưc này, với lĩnh vực giáo dục theo thẩm tra của chúng tôi đã có 2 dự án lọt vào “tầm ngắm”, nếu không có gì thay đổi trong vòng 2-3 tháng tới, chúng tôi có thể bắt đầu công bố khoản đầu tư này. Riêng lĩnh vực y tế, chúng tôi vẫn chưa tìm được dự án nào.

Chứng khoán tiếp tục đỏ sàn

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=197058&ChannelID=86
Thứ Tư, 18/04/2007, 05:47 (GMT+7)
Chứng khoán tiếp tục đỏ sàn
Các nhà đầu tư lo lắng khi đa số các cổ phiếu giảm giá trong phiên giao dịch sáng qua 17-4 . Ảnh chụp tại sàn giao dịch SSI (TP.HCM) - Ảnh: T.T.D.TT - Ngày 17-4, thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục một ngày “u ám” khi chỉ số VN-Index mất 17,28 điểm, xuống ở mức 965,72 điểm. Những khuyến cáo từ các chuyên gia và cả những cảnh báo của báo chí khiến nhiều nhà đầu tư cảm thấy lo sợ, cũng bắt đầu đổ xô bán theo kiểu “bầy đàn”.
TP.HCM: “nguội” chỉ còn 965,72 điểm
Ngày 17-4, nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu lo lắng khi thấy thị trường vẫn diễn biến theo chiều hướng xấu. Kết thúc đợt khớp lệnh đầu tiên, khi thấy bảng giá điện tử vẫn một màu đỏ rực với chỉ ba mã chứng khoán tăng giá, anh M. - một nhà đầu tư tại sàn ACBS - đã quyết định bán toàn bộ số cổ phiếu (CP) trong tài khoản của mình, chấp nhận mất gần 40 triệu đồng đối với CP mới đầu tư cách nay hơn nửa tháng. “Nhiều nhà đầu tư bắt đầu mua vào nhiều hơn, nhưng không có gì đảm bảo giá CP sẽ tăng lại trong một thời gian ngắn tới” - anh M. giải thích việc quyết định bán tháo số CP sau nhiều ngày kiên nhẫn chờ đợi.
Kết thúc phiên giao dịch, như lo ngại của nhiều nhà đầu tư, mặc dù khối lượng chứng khoán đặt mua đã tăng mạnh so với phiên giao dịch trước, lên tới hơn 8,3 triệu chứng khoán (tăng 34,87%), xấp xỉ khối lượng bán ra, nhưng chỉ số VN-Index vẫn mất đến 17,28 điểm, xuống ở mức 965,72 điểm.
“Có lẽ thời gian gần đây không có một thông tin tích cực nào đối với thị trường đủ sức thuyết phục nhà đầu tư mua vào. Trong khi đó, khi thấy một số nhà đầu tư bán ra, nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ có tâm lý lo sợ nên cũng bán theo, gây nên hiệu ứng chung trên thị trường” - ông Bùi Việt, tổng giám đốc Công ty chứng khoán Đông Á, nhận định. Theo ông Việt, vào thời điểm giá các CP đang cao, nhiều nhà đầu tư bắt đầu bán ra khi thấy mức lợi nhuận đáp ứng được kỳ vọng. Cùng lúc đó, những khuyến cáo từ các chuyên gia và cả những cảnh báo của báo chí khiến nhiều nhà đầu tư cảm thấy lo sợ, cũng bắt đầu đổ xô bán theo kiểu “bầy đàn”.
Ông Nguyễn Ngọc Chung - phó tổng giám đốc Công ty chứng khoán ACBS - cũng cùng nhận định khi cho rằng nhiều nhà đầu tư đã không có đủ sự “lạnh lùng, tỉnh táo và sáng suốt” để đưa ra quyết định phù hợp nhất trong thời điểm thị trường biến động, cả lúc thị trường đang “nóng” trước đây và “nguội” hiện nay. Chính điều này, theo ông Chung, khiến nhiều nhà đầu tư đổ xô mua CP khi giá CP trên thị trường liên tục tăng, và ngược lại cùng nhau bán khi thấy thị trường giảm.
Tuy nhiên, theo ông Việt, sau một thời gian tăng cao, giá CP lại giảm và đến một thời điểm nào đó, giá CP lại khôi phục là chuyện bình thường. “Chỉ có những nhà đầu tư nhỏ lẻ, không đủ kiên nhẫn cũng như vốn ít là chịu thiệt hại khi bán ra vào thời điểm thị trường mất điểm. Còn những nhà đầu tư tổ chức lại là người hưởng lợi, họ đang bắt đầu mua vào để chờ thời điểm thị trường phục hồi” - ông Việt nói.
Hà Nội: thị trường ảm đạm, nhà đầu tư uể oải
Bao giờ thị trường sôi động trở lại? Theo một chuyên gia tư vấn tại Công ty chứng khoán Kim Long, chỉ số VN-Index sau khi tụt xuống dưới mức 1.000 điểm sẽ sớm hồi phục. Theo ông này, khó có thể xảy ra chuyện VN-Index hạ xuống dưới mức 900 điểm. Với những diễn biến thị trường hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã bắt đầu mua vào và khi lượng mua vào tăng mạnh hơn, thị trường sẽ bắt đầu hồi phục. Việc thị trường chứng khoán có một tuần “xả hơi” vào dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5, theo ông này, cũng có thể giúp thị trường tìm được sức sống mới. “Thường thì cùng với quãng nghỉ tương đối dài như vậy, các nhà đầu tư sẽ có nhiều thời gian để bình tâm suy nghĩ, đánh giá tình hình và rất có thể thị trường sẽ đảo chiều” - ông này cho biết.
Không còn cảnh chen chúc từ 7g30 sáng tại các bãi xe, không còn cảnh chen lấn, cảnh tượng các công ty chứng khoán tại Hà Nội sáng qua 17-4 trái ngược hoàn toàn so với cách đây một tháng. Đến 8g30 sáng, các nhà đầu tư tại sàn chứng khoán Kim Long vẫn có thể “xông xênh” gửi xe vào bãi, một cảnh chỉ có... mơ nếu ở thời điểm vài chục ngày trước đó. Anh Dũng, một nhà đầu tư tại sàn Kim Long, cho hay kể từ khi chứng khoán tụt dốc, anh vẫn đều đặn đến sàn nhưng không phải để đặt lệnh mà chủ yếu là để nghe ngóng tình hình, bàn tán với các nhà đầu tư đã quen trên sàn.
Trong khi đó, anh Quang - một nhà đầu tư trung thành của sàn chứng khoán Habubank - nửa tháng trở lại đây bỗng dưng trở nên đỏ da thắm thịt hẳn mặc dù thị trường cũng đang “đỏ rực”. “Chứng khoán xuống, không phải lo đến sàn từ sáng sớm đặt lệnh, được ngủ nướng đến tận 9 giờ sáng thì làm sao mà không lên cân” - anh Quang giải thích.
Nắm trong tay 4-5 loại CP niêm yết cả tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP.HCM lẫn Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội, trong những ngày thị trường còn sôi động sau Tết Nguyên đán, cô Mai thường xuyên có mặt tại sàn Công ty chứng khoán VNDirect. Nhưng một tuần trở lại đây thì khác hẳn. “Giá xuống, nhìn mà phát chán nên phải đến ba ngày nay tôi chưa đến sàn. Đến rồi cứ nhìn thấy giá xuống lại càng sốt ruột” - cô Mai cho biết.
“Cảm lạnh” sau cơn “sốt nóng”, khối lượng và giá trị giao dịch cũng giảm hẳn. Một nhân viên Công ty chứng khoán Kim Long cho biết cùng với việc thị trường chứng khoán hạ nhiệt và các nhà đầu tư không hào hứng, số lượng lệnh và giá trị giao dịch cũng giảm hẳn. “Tất nhiên không giảm đến mức như giai đoạn trước đợt sốt, nhưng cũng chỉ còn bằng khoảng một nửa so với thời điểm đầu năm âm lịch” - ông này nói. Một cán bộ của Công ty chứng khoán An Bình nói rằng tình hình tại Công ty chứng khoán An Bình cũng tương tự và đây là tình hình chung của tất cả các công ty chứng khoán.
Kết thúc phiên giao dịch 17-4, số lượng cổ phiếu giao dịch tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội đạt 1,83 triệu CP, giá trị giao dịch đạt hơn 222 tỉ đồng, chỉ bằng “già nửa” giá trị giao dịch những phiên cuối tháng hai, đầu tháng ba vừa qua.
H.ĐĂNG - N.HẰNG - N.LINH
Ủy ban Chứng khoán nhà nước có tác động?
Sau khi chỉ số VN-Index xuống dưới mức 1.000 điểm, rất nhiều nhà đầu tư hoang mang bán ra vì xuất hiện tin đồn Ủy ban Chứng khoán nhà nước đã tác động bằng các biện pháp kỹ thuật để giảm giá chứng khoán. Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Vũ Bằng - chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước - nói:
- Xin khẳng định ngay là Ủy ban Chứng khoán nhà nước chưa có động thái phi thị trường nào tác động để giảm giá chứng khoán trong những ngày vừa qua. Việc thực thi chủ trương giảm nhiệt thị trường chứng khoán (TTCK) là phải làm vì TTCK quá nóng, vượt quá giá trị thực có thể ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế và Thủ tướng cũng có chỉ đạo điều này.
Việc chỉ số VN-Index xuống dưới ngưỡng nhạy cảm 1.000 điểm là kết quả của nhiều chính sách không chỉ của Ủy ban Chứng khoán nhà nước. Ví dụ như qui định không tăng “room” của Thủ tướng Chính phủ, hạn chế các ngân hàng hùn vốn kinh doanh chứng khoán qua các công ty chứng khoán của Ngân hàng Nhà nước... Quan điểm của Ủy ban Chứng khoán nhà nước là luôn khuyến khích TTCK phát triển lành mạnh. TTCK VN đang tự cân đối giá trị theo qui luật cung cầu.
* Nhiều nhà đầu tư cho rằng khi chỉ số VN-Index xuống dưới ngưỡng 1.000 điểm, có thể có một số gắng gượng nhưng chắc chắn sẽ có điều chỉnh sâu hơn nữa. Theo ông, VN-Index có thể xuống mức 800 điểm không?
- Bây giờ tôi chưa thể khẳng định điều này. Bởi nếu vậy sẽ lại tạo ra tâm lý ở các nhà đầu tư là Ủy ban Chứng khoán tác động hoặc định hướng như thế. Các nhà đầu tư đang rất dễ suy đoán và bị nhiễu thông tin. Và điều này có thể tác động trực tiếp đến túi tiền của họ.
* Nhưng việc cảnh báo TTCK VN đang vượt quá giá trị thực là đúng? Và phần ảo phải chiếm ít nhất 20%?
- Đã có nhiều ý kiến cho rằng TTCK VN thời gian qua phát triển quá nóng, vượt quá giá trị thực. Nhưng giá trị ảo là bao nhiêu rất khó nói. Với tư cách cá nhân, tôi cũng không biết VN-Index sắp tới sẽ lên hay xuống, xuống đến bao nhiêu. Tôi nghĩ các nhà đầu tư đang ở thời điểm rất cần bản lĩnh và sự tỉnh táo. Họ nên tham khảo nhiều, cân nhắc kỹ, trong đó nên để ý đến những cảnh báo, những ý kiến của các chuyên gia bởi họ là những người có kinh nghiệm và đã được đào tạo một cách chính thống. Thị trường có phát triển bao nhiêu thì cổ phiếu vẫn có đi thì cũng phải có về quanh giá trị thực của nó.
C.V.KÌNH thực hiện

Cuối năm BIDV bán cổ phần ra công chúng

http://www.dantri.com.vn/kinhdoanh/chungkhoan/2007/4/175388.vip


Thứ Tư, 18/04/2007 - 9:38 AM
Cuối năm BIDV bán cổ phần ra công chúng
Ông Trần Bắc Hà.
(Dân trí) - Hôm qua 17/4, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã chính thức gửi hồ sơ mời thầu cho các đơn vị tư vấn cổ phần hoá. Theo đó, hồ sơ mời thầu sẽ được chuyển đến 5 nhà thầu quốc tế là: Goldman Sachs, JP Morgan, Merrill Luynh, Morgan Stanley và UBS.
Đây chính là điểm mấu chốt trong những bước đi của kế hoạch cổ phần hoá BIDV do Chính phủ đã phê duyệt. Theo lộ trình, BIDV cũng sẽ bán cổ phần lần đầu ra công chúng vào quý IV/2007 tới. Ông Trần Bắc Hà, Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã có cuộc trao đổi ngắn với báo giới xung quanh vấn đề này.
Việc phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng của BIDV được tiến hành như thế nào, thưa ông?
Theo kế hoạch, phương án chi tiết về cổ phần hoá của chúng tôi sẽ được đệ trình lên Chính phủ vào cuối tháng 9 và cùng với thời điểm này, tư vấn sẽ hỗ trợ chúng tôi lựa chọn các cổ đông chiến lược nước ngoài.
Chúng tôi kết hợp cả hai phương thức bán: bán trên cơ sở đàm phán, thoả thuận với các cổ đông chiến lược và tổ chức bán đấu giá công khai tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Với đối tác chiến lược của BIDV, mức giá bán cổ phần lần đầu được xác định như thế nào để đảm bảm quyền lợi của cả hai phía?
Chúng tôi sẽ tiến hành bán cổ phần cho cổ đông chiến lược dựa trên nguyên tắc đàm phán, thoả thuận nhưng chắc chắn giá sẽ không thấp hơn mức giá bán bình quân lần đầu ra công chúng.
Tôi cũng xin bổ sung tỉ lệ cổ phiếu bán ra lần đầu khi cổ phần hoá theo quy định hiện này là 30% nhưng BIDV đang đề xuất mức bán ra là 20% và nhà đầu tư chiến lược có thể không được mua với giá ưu đãi.
Vậy thì tỉ lệ cổ phiếu mà cán bộ, công nhân viên của BIDV sẽ được mua sau khi BIDV cổ phần hoá là bao nhiêu?
Cứ theo như quy định hiện nay thì sau khi cổ phần hoá, chúng tôi chỉ làm chủ "giả vờ". Bởi việc bán cổ phần lần đầu cho người lao động - cán bộ, công nhân viên của BIDV theo quy định 187 tức là tính theo năm công tác và theo lương để quyết định người lao động đó được mua bao nhiêu cổ phiếu, thì nhiều người lao động có thể sẽ thiệt thòi.
Vì theo cách tính này, số lượng cổ phiếu cán bộ, công nhân viên chức BIDV được mua có thể không vượt quá 1% tổng lượng cổ phần phát hành ra công chúng. Theo tôi, để doanh nghiệp phát triển và người lao động gắn bó bền chặt với doanh nghiệp thì tỉ lệ sở hữu cổ phiếu của cán bộ nhân viên các đơn vị cổ phần hoá nói chung và BIDV nói riêng phải được 10%.
Đến khi nào thì cổ phiếu của BIDV sẽ chính thức niêm yết trên sàn giao dịch, thưa ông?
Theo dự kiến, sau 6 tháng bán cổ phần lần đầu ra công chúng, BIDV sẽ tiến hành làm thủ tục để niêm yết chính thức trên Trung tâm giao dịch Chứng khoán TPHCM. Sau đó sẽ là những bước đi tiếp theo để huy động vốn trên kênh giao dịch chứng khoán tại các thị trường khu vực và thế giới.
Xin cám ơn ông!

Kinh tế

Blog Archive

Topics