Kênh thông tin đầu tư ở Vietnam

Wednesday, January 9, 2008

Tăng vốn không còn là mục tiêu hàng đầu

Ngày 10-01-2008, 12:00
Tăng vốn không còn là mục tiêu hàng đầu

Kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm nay của nhiều ngân hàng có phần dè dặt hơn
(ĐTCK-online) Môi trường pháp lý vẫn tiếp tục là điểm nóng mà giới đầu tư chưa cảm nhận được sự chuyển biến rõ rệt trong vài năm qua.

Khác với năm 2007 khi các ngân hàng đua nhau xây dựng kế hoạch tăng vốn điều lệ, trong đó có cả mục đích lợi dụng thời cơ tốt để phát hành cổ phiếu với giá cao, bước sang năm 2008, tăng vốn không còn là mục tiêu của các ngân hàng. Hầu hết ngân hàng cho biết, để đáp ứng yêu cầu của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra theo Nghị định 141/CP về danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, họ đã tranh thủ điều chỉnh vốn điều lệ lên trên 1.000 tỷ đồng trong thời gian cuối năm 2007. Một số ngân hàng chưa thực hiện được kế hoạch trên buộc phải chạy đua trong năm 2008. Tuy nhiên, theo đánh của một chuyên gia trong ngành ngân hàng, trong bối cảnh TTCK nói chung và lĩnh vực nhà băng nói riêng đang ảm đạm thì việc phát hành thêm cổ phiếu ngân hàng sẽ khó thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư, cho dù ngân hàng vẫn được xem là ngành tiềm năng trong tương lai.

Đại diện Ngân hàng Việt Á (VAB) cho biết, hiện kế hoạch tăng vốn lên 1.250 tỷ đồng đã được NHNN và UBCKNN chấp thuận. Tuy nhiên, trước mắt VAB chỉ mới hoàn tất được việc tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng thông qua phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 2:1 và bán cổ phần cho cổ đông chiến lược trong nước. VAB cũng cho biết, Ngân hàng đã hoàn tất đàm phán bán cổ phần cho hai đối tác chiến lược trong nước, dự kiến sẽ công bố trong thời gian tới. Kế hoạch năm nay của VAB là tăng vốn lên 2.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đó không phải là mục tiêu hàng đầu như những năm trước đây, vì so với tổng tài sản xấp xỉ 10.000 tỷ đồng hiện có thì tổng vốn điều lệ chiếm rất nhỏ. Mục đích tăng vốn điều lệ của VAB chủ yếu để đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng.

Có thể nói, so với cùng kỳ năm trước (một năm sôi động để lên kế hoạch cho việc tăng vốn) thì quý I/2008, kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm nay của nhiều ngân hàng có phần dè dặt hơn. Theo kế hoạch của Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) trước đây, Ngân hàng sẽ tăng vốn từ 880 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng trong năm 2007 và tiếp tục gia tăng trong năm 2008. Thế nhưng, đến đầu năm 2008, vốn điều lệ của DongA Bank chỉ đạt 1.600 tỷ đồng. Một cán bộ cấp cao của DongA Bank cho biết, sẽ trình ĐHCĐ trong kỳ họp đại hội sắp tới về kế hoạch tăng vốn năm 2008. Theo đó, DongA Bank sẽ dùng nguồn thặng dư hiện có là 1.280 tỷ đồng để tăng vốn. Dự kiến, Ngân hàng sẽ tăng vốn lên 2.800 tỷ đồng, trong đó có cả việc bán cổ phần cho đối tác chiến lược nước ngoài.

Mục tiêu của DongA Bank trong năm 2008 là tiếp tục phát triển mạng lưới và đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ, từ đó triển khai các sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ cao. Còn về kế hoạch tăng vốn, nhiều khả năng DongA Bank sẽ thực hiện vào giai đoạn giữa hoặc cuối năm nay.

Chủ tịch HĐQT một ngân hàng cổ phần có quy mô vốn lớn tại TP. HCM từng cho biết, sẽ tăng vốn điều lệ bình quân 15%/năm. Thế nhưng, khi được hỏi về kế hoạch tăng vốn trong năm 2008, ông tỏ ra rất dè dặt và cho biết, chưa tính đến phương án tăng thêm vốn điều lệ trong năm nay.

Theo Nghị định 141, các ngân hàng thương mại cổ phần và liên doanh đến cuối năm 2008 phải đạt mức vốn tối thiểu 1.000 tỷ đồng và đến cuối năm 2010, tất cả các ngân hàng thương mại phải có vốn tối thiểu là 3.000 tỷ đồng, nếu không sẽ chịu các biện pháp xử lý, kể cả thu hồi giấy phép hoạt động.

Nhìn chung, vốn điều lệ của nhiều ngân hàng hiện đã đáp ứng được yêu cầu nêu trên. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn không ít nhà băng có vốn điều lệ đạt dưới mức quy định và kế hoạch tăng vốn trong năm 2007 đã được thay đổi hoặc hoãn sang năm nay. Một chuyên gia trong ngành ngân hàng cho rằng, sở dĩ các ngân hàng cổ phần ngại tăng vốn trong bối cảnh hiện nay là giá cổ phiếu nhà băng hiện đã giảm xuống gần bằng với mức xuất phát khi bắt đầu tăng nóng. Phát hành thêm cổ phiếu sẽ không mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng, vì không được nhà đầu tư hưởng ứng mạnh. Thực tế, trong những tháng cuối năm 2007, các ngân hàng ồ ạt phát hành cổ phiếu để hoàn tất kế hoạch tăng vốn đã được ĐHCĐ thông qua trước đó, dẫn đến thị trường bị “bội thực”, giá cổ phiếu ngân hàng càng ảm đạm. Nhiều nhà đầu tư đang sở hữu cổ phiếu ngân hàng không còn mặn mà bỏ thêm tiền mua cổ phiếu, dù với giá ưu đãi, khi nhà băng đó phát hành thêm. Mặt khác, phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn sẽ tạo ra áp lực về cổ tức. Chính vì thế, gần đây một số ngân hàng đã chọn phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi, với thời gian chuyển đổi kéo dài từ 1 - 5 năm.

10/1: VN-Index giảm mạnh = 850

Ngày 10-01-2008, 13:21
10/1: VN-Index giảm mạnh

Kết thúc phiên giao dịch sáng 10/1, chỉ số VN-Index giảm 28,34 điểm (tương đương giảm 3,22%) xuống 850,07 điểm.

Trong số 143 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn (thêm cổ phiếu LSS của Mía đường Lam Sơn và CTCP Container Việt Nam - Viconship lên sàn hôm 9/1), có 1 mã tăng giá, 136 mã giảm giá 5 mã đứng giá và 1 mã không có giao dịch.

Tuy nhiên, khối lượng giao dịch toàn phiên tăng rất mạnh, đạt 10,6 triệu đơn vị, trị giá hơn 940 tỷ đồng.

Toàn bộ 10 cổ phiếu có mức vốn hoá lớn nhất thị trường đều giảm giá

Trong đó, giảm mạnh nhất là cổ phiếu FPT của CTCP Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT với mức giảm 8.000 đồng lên 194.000 đồng/cp - mức thấp nhất kể từ khi cổ phiếu này lên sàn.

Giảm mạnh thứ 2 là cổ phiếu SSI của Chứng khoán Sài Gòn và SJS của Sudico với 5.000 đồng xuống tương ứng 153.000 đồng/cp và 233.000 đồng/cp.

VNM của Vinamilk, PVD của Công ty Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí PV Drilling, VIC của Vincom và HPG của Tập đoàn Hòa Phát cùng giảm 4.000 đồng xuống tương ứng 159.000 đồng/cp, 142.000 đồng/cp, 145.000 đồng/cp và 104.000 đồng/cp.

TPHCM phát triển mạnh về phía đông và nam Sài Gòn

TPHCM phát triển mạnh về phía đông và nam Sài Gòn
Lao Động số 8 Ngày 10/01/2008 Cập nhật: 8:05 AM, 10/01/2008
Đại lộ Nguyễn Văn Linh đi qua Khu đô thị Phú Mỹ Hưng.
(LĐ) - Ngày 9.1, TPHCM long trọng tổ chức 2 sự kiện lớn rất có ý nghĩa về phát triển kinh tế, xã hội: Thông xe cây cầu kết nối với Khu đô thị mới Thủ Thiêm và thông luồng tàu biển trên tuyến sông Soài Rạp.

Trước đó ít hôm, toàn bộ đại lộ Nguyễn Văn Linh gắn liền với Khu đô thị Phú Mỹ Hưng cũng đã hoàn thành và khởi công xây dựng 3 tuyến đường, nút giao thông kết nối với cây cầu dây văng lớn nhất TPHCM - cầu Phú Mỹ. Những công trình này như sự khẳng định của TPHCM phát triển mạnh mẽ về hướng đông và nam Sài Gòn.

Sự kiện Cty phát triển công nghiệp Tân Thuận thông luồng tàu biển sông Soài Rạp thuộc huyện Nhà Bè - TPHCM vào ngày 9.1, mở đầu cho sự phát triển của cảng biển nước sâu, cảng container của TPHCM trên tuyến sông Soài Rạp với khả năng đón nhận tàu 50.000 tấn trong tương lai không xa.

Phát biểu tại buổi thông luồng Soài Rạp, Thứ trưởng Bộ GTVT Trần Doãn Thọ cho biết, Bộ GTVT đã thống nhất để TPHCM chỉ đạo các đơn vị lập quy hoạch tiếp tục nạo vét luồng tàu biển sông Soài Rạp để tàu cỡ 50.000 tấn lưu thông, thu hút nhà đầu tư vào phát triển hệ thống cảng biển Hiệp Phước.

Cầu Thủ Thiêm chính thức đưa vào sử dụng được đánh giá như là một động lực cho chiến lược phát triển về hướng đông, đánh thức vùng đất sình lầy, cách trở thành một trong hai khu vực trọng tâm phát triển đô thị.

Theo ông Lê Hoàng Quân - Chủ tịch UBND thành phố, cầu Thủ Thiêm là một trong những công trình đầu tiên của chiến lược phát triển đô thị về phía đông của thành phố. Cùng với nó là việc di dời các cảng hiện hữu ra khu vực ngoại vi và xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Trong tương lai, toàn bộ khu vực phía đông của thành phố mà Khu đô thị mới Thủ Thiêm là hạt nhân sẽ trở thành một trung tâm tài chính, thương mại và kiến trúc của thành phố.

Có thể nói việc đưa cầu Thủ Thiêm vào sử dụng là một việc vô cùng có ý nghĩa. Theo ông Lê Hoàng Quân, cầu Thủ Thiêm không chỉ đóng vai trò hoàn thiện trục giao thông chính của khu vực mà còn chia sẻ lưu lượng giao thông và giảm ùn tắc cho cầu Sài Gòn, vốn rất bức xúc.

Với việc đưa cầu Thủ Thiêm vào sử dụng hành trình từ các quận phía đông thành phố vào trung tâm thành phố được rút ngắn đáng kể. Trong tương lai, cầu Thủ Thiêm sẽ được kết nối với đại lộ Đông - Tây và một số tuyến đường quan trọng khác sẽ hình thành một trục giao thông thông suốt từ TPHCM đến các đô thị vệ tinh như Nhơn Trạch, Long Thành của tỉnh Đồng Nai.

Đặc biệt đó là tạo nên một tuyến hành lang nối TPHCM - trung tâm kinh tế năng động nhất nước với sân bay quốc tế Long Thành và xa hơn nữa là thành phố Vũng Tàu.

Nhóm PV CQTT

US slowdown could spark global economic recession - UN

THE apparent US economic slowdown could trigger global recession this year and stymie years of robust growth in Asia and Africa, the UN said.

"The major uncertainty for 2008 now emanates from the US economy," according to the world body's World Economic Situation and Prospects 2008.

"A further slowdown in the world's major economy will hit many of the poor nations hard, as it will slow world trade and put an end to the boom in commodity prices that benefited them over the past years," it said.

The report said the economies of Japan and Western Europe, already operating near production potential, were not capable of taking up the slack.

"The domino effect of a US recession would be to knock down export growth from China, Europe and Japan, in turn reducing their demand for exports from developing countries," it said.

The report forecast that the world economy would grow at 3.4 per cent this year, down from 3.7 per cent in 2007 and 3.9 per cent in 2006.

It stressed that world growth was "robust and broad-based" last year, with more than 100 economies posting 3 per cent growth of per capita output or more.

It said developing economies and those in transition boosted their share of world trade from 35 per cent in 2000 to over 40 per cent last year.

"Remarkably, economic growth in Africa strengthened in 2007 to near 6 per cent," the report said.

But it cited "a clear and present danger of the world economy coming to a near standstill" linked to the housing slump in the US and the subsequent credit crunch as high-risk borrowers defaulted on mortgage payments.

"The ongoing housing downturn in the United States became much more serious in the third quarter of 2007, with the meltdown of sub-prime mortgages triggering a full-scale credit crunch that reverberated throughout the global financial system," the report said.

In addition to the US subprime home loan crisis, where billions of dollars have been lost on mortgage-backed securities, other factors feeding fears of a global recession include the sharp decline of the US dollar and a gloomy outlook for the US labor market.

The report noted that while central banks in major economies had acted to alleviate the financial stress, these measures "do not address the root causes of huge imbalances" between financial surplus nations, such as China, Japan and major oil-producing nations on the one hand and deficit countries such as the US on the other.

The UN said a realignment of exchange rates was one way of addressing global imbalances, although it could lead to a loss of confidence in and a run on the dollar.

The report instead recommended economic stimulus through stronger demand in countries with large savings and current account surpluses, such as China, Japan and oil-exporting countries.

From correspondents in New York

January 10, 2008 10:00am

Siết bất động sản, mở trói chứng khoán - another quick move eh! :-P

Giải pháp chính thúc đẩy thị trường: Sửa 03, dãn lịch IPO
Lao Động số 7 Ngày 09/01/2008 Cập nhật: 8:12 AM, 09/01/2008
Để thúc đẩy thị trường, cần phải sửa Chỉ thị 03.
(LĐ) - UBCKNN mới đây đã có văn bản gửi Thủ tướng CP kiến nghị các giải pháp thúc đẩy thị trường. Những biện pháp đáng lưu ý là sửa đổi Chỉ thị 03 theo hướng "thả lỏng" tỉ lệ cho vay đối với mỗi NH mà chỉ yêu cầu trích lập dự phòng rủi ro hợp lý; dãn lịch IPO và trước mắt chỉ tiến hành với TCty Rượu bia nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).

Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Sơn, Trưởng ban Phát triển thị trường, UBCKNN.

- Thưa ông, được biết UBCKNN và NHNN đã có những trao đổi liên quan đến việc thúc đẩy thị trường. Vậy vấn đề hạn chế cho vay đầu tư CK đối với các NHTM sắp tới sẽ như thế nào?

- Trong buổi họp với Phó Thủ tướng và làm việc với NHNN cho thấy hiện dư nợ cho vay đầu tư CK không phải là cao so với các dư nợ khác, số vượt trên 3% chỉ còn ở một số NH và cũng không còn cao, chỉ từ 6-9%. NHNN cho biết sẽ xem xét để có một cơ chế về cho vay CK thông qua hệ thống kiểm soát rủi ro của chính các NHTM.

Đối với các NHTM khác nhau sẽ có kiểm soát ở tỉ lệ khác nhau và đưa ra yêu cầu về mức trích lập dự phòng rủi ro. Có thể NH cho vay đầu tư CK cao nhưng phải có trích lập dự phòng rủi ro bắt buộc cao. Như vậy cơ chế kiểm soát cho vay đầu tư CK sẽ linh hoạt hơn và không áp dụng chung một tỉ lệ cho tất cả các NH mà vận dụng cho từng NH có các chỉ tiêu tốt, xấu khác nhau. Có NH có thể cho vay 5%, 7% hoặc rất nhiều nhưng phải có một mức ký quỹ nào đó cho các rủi ro.

- Hiện có một thực trạng là nguồn vốn gián tiếp nước ngoài vào khá nhiều nhưng NHTM lại không đủ tiền để thực hiện chuyển đổi sang VND. Vậy các bên có giải pháp gì?

- Bộ Tài chính sẽ đề nghị với Chính phủ và NHNN để có giải pháp mua thêm ngoại tệ hiện đang nằm tại các NHTM nhằm tăng lượng VND lên. UBCKNN cũng có đề nghị NHNN một mặt đẩy nhanh việc mua ngoại tệ, đồng thời sử dụng nghiệp vụ thị trường mở như các kênh phát hành tín phiếu hoặc mua TP chính phủ.

Ngoài ra cũng có kế hoạch sử dụng ngoại tệ thu hút được để có thể đầu tư ra nước ngoài nhằm đảm bảo mức sinh lợi của ngoại tệ thu hút được trên thị trường. Việc mua ngoại tệ này đang có kiến nghị và sẽ thực hiện trong đầu quý I/2008.

- Một trong những nguyên nhân khiến thị trường suy giảm vừa qua là lượng cung quá lớn. Sau Vietcombank lại có Sabeco và Vietinbank (NH Công thương VN, tên cũ là Incombank) đều là những đơn vị rất lớn. Vậy UBCK có giải pháp gì để giảm cung thời điểm này?

- Thị trường những ngày đầu năm sụt giảm mạnh xuống dưới 900 điểm và doanh số giao dịch giảm mạnh. Bộ Tài chính và UBCK đánh giá nguyên nhân là sức cầu bị suy yếu do lượng gia tăng cung hàng lớn; các đợt IPO đã hút vốn nhiều; tác động một chút của Chỉ thị 03; các dòng vốn nước ngoài vào bị trở ngại trong việc chuyển sang VND; sự nóng lên của thị trường BĐS và vàng cũng tạo sự dịch chuyển vốn và suy giảm của thị trường toàn cầu tạo hiệu ứng tâm lý.

Về IPO các DN, tập đoàn năm 2008, do lượng hàng vừa qua gia tăng khá lớn liên quan đến các đợt phát hành thêm, IPO lớn, Chính phủ đang giao Bộ Tài chính xem xét lộ trình IPO hợp lý vào các thời điểm phù hợp.

Đối với trường hợp của Sabeco, đây là DN đã công bố chính thức thì sẽ vẫn tiến hành IPO trong tháng 1.2008. Riêng với trường hợp của Habeco và Vietinbank, Bộ Tài chính sẽ có kiến nghị chính thức lên CP để lùi lịch IPO, tránh tác động ảnh hưởng của một lượng hàng quá lớn trên thị trường vì chúng tôi dự tính các đợt IPO này sẽ hút một lượng tiền rất lớn, riêng Sabeco sẽ hút khoảng 10.000 tỉ đồng, tương đương Vietcombank.

Việc dãn IPO là theo một lộ trình hợp lý và sẽ có điều chỉnh nếu thị trường tăng trưởng tốt vì trên góc độ vốn hóa thì thị trường vẫn là thiếu hàng. Một biện pháp nữa trong IPO là bên cạnh việc đấu giá ra công chúng còn đề nghị các DN lựa chọn đối tác chiến lược nước ngoài để chào bán với một giá nhất định thông qua định giá tài sản và không áp dụng giá đấu bình quân trên thị trường cho NĐT chiến lược vì với NĐT chiến lược giá có thể thấp hơn do họ đầu tư lâu dài.

- Ngoài những biện pháp chính này, UBCKNN có kiến nghị thêm những giải pháp gì, thưa ông?

- Bộ Tài chính vừa qua đã có đề nghị chính thức lên Thủ tướng tạm ngừng ban hành Nghị định về đánh thuế đối với NĐT cá nhân liên quan thu nhập đầu tư CK và sẽ áp dụng sang năm 2009 theo tinh thần của Luật Thuế thu nhập cá nhân vừa được QH thông qua. Mới đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã có công văn trả lời chính thức thông qua.

UBCK cũng kiến nghị tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân thành lập các quỹ đầu tư dài hạn vào TTCK. Đồng thời, trước mắt vẫn duy trì tỉ lệ tham gia của bên nước ngoài vào Cty niêm yết là 49% nhưng kiến nghị xem xét nâng tỉ lệ này đối với Cty đại chúng chưa niêm yết mà được tổ chức giao dịch thông qua đề án thị trường OTC lên 49%.

Bộ Tài chính cũng sẽ trình Chính phủ cho phép sớm thành lập Cty quản lý quỹ 100% nước ngoài tại VN cũng như chi nhánh các Cty quản lý quỹ sớm hơn lộ trình cam kết WTO. Chúng tôi cũng có những giải pháp khác, chẳng hạn đưa ra các bản đánh giá kết quả hoạt động của DN niêm yết trong năm 2007, các chỉ tiêu tài chính để NĐT có nhận định hợp lý hơn.

- Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Hoàng thực hiện


Ngày 10-01-2008, 10:07
Siết bất động sản, mở trói chứng khoán

Nhà đầu tư chứng khoán hồi hộp chờ giá lên (ảnh chụp sáng 9-1-2008)
Ngân hàng (NH) Nhà nước vừa công bố sẽ xem xét đưa ra một cơ chế cho vay chứng khoán (CK) mới và sẽ mua vào ngoại tệ để nhà đầu tư ngoại mua CK. Thị trường có phản ứng tích cực với thông tin mới này?

Ngày 9-1, VN-Index giảm mạnh 15,33 điểm xuống còn 878,41 điểm trong sự ngỡ ngàng của nhiều nhà đầu tư. Họ cho rằng thông tin của NH Nhà nước vừa đưa ra khá tích cực, lẽ ra đã có thể nâng đỡ cho thị trường.

Tháo nút cho vay chứng khoán

Lãnh đạo các NH cho biết họ ủng hộ chủ trương mới của NH Nhà nước bằng việc đưa ra một cơ chế về cho vay CK mới thông qua kiểm soát các chỉ số về an toàn tín dụng. Tức là thay vì kiểm soát cho vay kinh doanh CK bằng mệnh lệnh hành chính là đưa ra hạn mức trần cho vay, NH nhà nước đã chủ trương để các NH tự quyết định số dư cho vay CK dựa trên năng lực tài chính của mình.

Ông Lâm Minh Chánh, tổng giám đốc Công ty CK Đại Việt, cho rằng đây là những động thái cần thiết để hỗ trợ thị trường trong lúc này. Chúng sẽ có tác dụng cân bằng cung cầu và tạo tác động tâm lý lạc quan cho thị trường, giúp thị trường vượt qua vùng đáy và trở về với điểm hợp lý của nó.

Né tránh vấn đề giải quyết "vốn ngoại"

Một số chuyên gia tài chính - NH cho biết họ thất vọng với báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ NH năm 2007 và định hướng nhiệm vụ năm 2008 của NH Nhà nước (đăng tải tại www.sbv.gov.vn).

Theo họ, báo cáo này đã né tránh khi không đề cập đến những lúng túng của NH Nhà nước trong việc "ứng xử" với sự đột biến của dòng vốn ngoại trong năm qua. Đặc biệt, phần định hướng nhiệm vụ của NH Nhà nước trong năm 2008 không hề đưa ra những dự báo nào về luồng vốn này trong năm tới và phương hướng xử lý.

Tuy nhiên, các NH cho rằng việc "tháo nút" này có giúp NH đổ thêm vốn cho vay vào thị trường CK hay không còn phải... chờ.

"Theo tinh thần thông báo của NH Nhà nước thì NH nào có vốn tự có cao sẽ có thể có nhiều cơ hội cho vay cầm cố CK hơn. Từ trước đến nay, các NH đưa ra mức lãi suất cho vay kinh doanh CK rất cao, lên đến 1,2-1,3%/tháng, nhưng nếu tỉ lệ trích lập dự phòng rủi ro cho vay CK quá cao thì các NH sẽ không còn mặn mà lắm với sản phẩm này" - đại diện một NH phân tích. Đó là chưa nói các NH quốc doanh, những đơn vị được xem là có nguồn vốn tự có khổng lồ, hiện rất ít quan tâm với việc cho vay đầu tư CK.

"Ghì cương" bất động sản

Hiện ba gói giải pháp chính đang nằm trong tính toán của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm "kích cầu, giảm cung" trên thị trường CK là mua vào USD, hoãn thuế thu nhập cá nhân đối với đầu tư CK và giãn các đợt chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của các doanh nghiệp lớn.

Một chuyên gia cho rằng bản chất của thị trường chính là cung - cầu. Nếu các cơ quan quản lý thị trường giải quyết được việc giảm cung, đồng thời tăng cầu sẽ có thể giúp thị trường khôi phục. Tuy nhiên, giải quyết bài toán này không phải là vấn đề đơn giản trong giai đoạn hiện nay khi nhiều nhà đầu tư đã chuyển vốn sang đầu tư bất động sản (BĐS) kể từ thời điểm CK bắt đầu đi xuống.

Nhà phân tích CK Lê Đạt Chí cho rằng CK chỉ có thể phục hồi nếu thị trường BĐS nằm trong sự quản lý hợp lý chứ không lồng lên như con ngựa bất kham như hiện nay.

Ông Trần Du Lịch, viện trưởng Viện Kinh tế TP.HCM, cũng thừa nhận không thể không cảnh báo về một thị trường BĐS quá "bất thường" như hiện nay. "Không thể kéo dài tình trạng nhà đất bị đầu cơ, căn hộ bị đẩy giá trên trời, còn đất đai bị đầu cơ khắp nơi..." - ông Lịch nói.

Theo ông Lịch, thị trường BĐS hiện đang trong giai đoạn "bong bóng", cần phải được làm lành mạnh lại. Tất nhiên, không nên can thiệp bằng biện pháp hành chính mà cần sử dụng các công cụ tài chính để điều tiết thị trường. Trong đó, các NH không thể huy động vốn rồi đổ vào BĐS một cách vô tội vạ mà phải có sự kiểm soát chặt chẽ hơn. Bởi lẽ, với việc tập trung cho vay quá nhiều đối với hoạt động đầu cơ BĐS, các ngành kinh tế khác khó có khả năng phát triển, kể cả thị trường CK.

Triển khai đi thôi

"Một trong những yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển của thị trường CK đó là niềm tin. Nếu như nhà đầu tư mất niềm tin, và thực tế thời gian qua điều này xảy ra, thị trường rất khó phát triển ổn định" - chuyên gia CK Huỳnh Anh Tuấn nhận định. Theo ông Tuấn, không chỉ các tổ chức nước ngoài mà ngay cả nhà đầu tư trong nước cũng đã nhận thấy giá nhiều loại cổ phiếu tốt hiện nay đang ở mức hấp dẫn để mua vào. Thế nhưng họ vẫn không mua, do chưa nhìn thấy khả năng giá các loại cổ phiếu này sẽ tăng trong thời gian tới. Một câu hỏi mà nhiều nhà đầu tư đặt ra là "nếu thấy giá tốt, sao nhà đầu tư nước ngoài không mua vào?".

Ông Nguyễn Ngọc Trường Chinh - phó tổng giám đốc Công ty CP CK Đông Dương - cho rằng mặc dù đang có rất nhiều thông tin về những giải pháp "giải cứu" CK, nhưng điều mà nhà đầu tư cần là những hành động cụ thể. "Nếu đã quyết định giảm cung bằng cách giãn IPO các doanh nghiệp lớn, trước hết các cơ quan quản lý thị trường cũng phải công bố doanh nghiệp nào sẽ không IPO như kế hoạch hoặc dời đến thời hạn nào…, chứ không thể nói chung chung như hiện nay" - ông Chinh nói.

Tương tự, nếu có thay đổi về chính sách hạn chế cho vay kinh doanh CK, chẳng hạn thay vì khống chế tỉ lệ 3% dư nợ bằng một biện pháp khác, thì cũng phải công bố cụ thể và càng sớm càng tốt. Rồi việc tăng cung VND để mua vào USD cũng phải sớm được công khai.

Theo TT

Thị trường BĐS năm 2008 liệu có "sốt"?

Ngày 10-01-2008, 09:53
Thị trường BĐS năm 2008 liệu có "sốt"?

Ông Đỗ Đức Đôi
Thị trường bất động sản (BĐS) trong năm 2008 liệu có "sốt" không khi mà chính sách cho phép người nước ngoài được mua nhà ở Việt Nam và áp dụng tăng thuế BĐS để giảm đầu cơ đang được các cơ quan chức năng và chính phủ xem xét?

Cuộc trao đổi với ông Đỗ Đức Đôi - Phó vụ trưởng Vụ đăng ký và Thống kê, Bộ Tài nguyên - Môi trường xung quanh vấn đề trên.

Theo ông, vì sao xảy ra cơn "sốt" đất trong năm 2007 vừa qua?

Thứ nhất là khi chúng ta ra nhập WTO thì luồng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều. Khi đó, nhu cầu nhà ở, văn phòng của người nước ngoài cũng tăng theo.

Thứ hai, sự tích lũy cũng như kinh tế phát triển cũng làm nhiều người dân Việt Nam có khả năng mua nhà. Bên cạnh đó, chúng ta có một số chính sách cởi mở hơn trong việc cho phép người ngoại tỉnh nhập hộ khẩu vào các thành phố lớn dễ hơn. Nó cũng là một trong những điều kiện thúc đẩy nhiều người có nhu cầu mua nhà hơn.

Có người liên tưởng rằng, cơn "sốt" năm 2007 giống như đã xảy ra hồi năm 2002?

Cơn "sốt" đất năm 2007 về bản chất khác hẳn năm 2002. Sau khi xảy ra cơn "sốt" năm 2002 thì luật đất đai 2003 có hiệu lực.

Nhưng trước một số chính sách mới của luật đất đai 2003 đã làm đóng băng thị trường BĐS. Hậu quả là từ năm 2003, 2004, hầu như tất cả các dự án đều chậm triển khai.

Lẽ ra, trong thời gian thị trường đóng băng đó, Chính phủ phải tìm cách tháo gỡ cho các nhà đầu tư. Nhưng thay bằng việc tìm các giải pháp, đưa thị trường BĐS đang dở dang phát triển thì chúng ta lại tìm cách xem đâu là nguyên nhân chậm chễ rồi thu hồi lại. Tôi cho rằng, biện pháp thu hồi không phải là giải pháp tốt nhất.

[HD: why can't they analyze the policy to the nth degree before making it effective?]


Nhưng cơn "sốt" năm 2007 chưa có dấu hiệu dừng. Theo ông, giải pháp nào để kiềm chế được giá đất tăng?

Thực chất trong năm 2007, "sốt" đất chủ yếu xảy ra ở hai đô thị lớn là Hà Nội, TPHCM nhưng chỉ chủ yếu "sốt" đối với những loại nhà biệt thự, chung cư cao cấp và văn phòng cho thuê. Còn những căn hộ bình thường thì không tăng nhiều lắm.

Điều đó cho thấy, tác động của nhà nước đối với thị trường trên là rất yếu kém trong thời gian vừa qua. Cụ thể là trong mấy năm vừa rồi Hà Nội chỉ phê duyệt được hơn hai chục dự án nhưng chỉ có 4 dự án được đưa vào triển khai. TPHCM cũng chỉ triển khai được 6/25 dự án được phê duyệt. Như vậy thì làm sao chúng ta bảo đảm đầu cung tăng lên.

Ông dự báo xu hướng trong năm 2008 sẽ là như thế nào?

Vừa qua, Bộ TNMT cũng đã có đề xuất với Chính phủ một số giải pháp, trong đó phải hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là ở TPHCM, Hà Nội để tăng cung.

Đồng thời, muốn giảm sức ép cho Hà Nội, TPHCM phải quy hoạch khu vực lân cận có điều kiện tương tự như Hà Nội. Ví dụ như Hà Tây, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc... đặc biệt là trong việc xây dựng nhà ở cần phải chú ý các hạ tầng khác đó là trường học, bệnh viện, dịch vụ thương mại...

Vấn đề thứ hai là cần xem xét đến chính sách tài chính về đất đai vì thực tế chính sách này chưa ổn. Chúng ta vẫn coi đất đai quản lý theo hành chính mà không dùng công cụ kinh tế để quản lý và thực sự chưa dùng nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế bền vững.

Theo ông, giá đất mới ban hành của các UBND tỉnh sẽ có tác động như thế nào tới thị trường BĐS?

Thực chất đối với giá đất ban hành hàng năm, bản thân tôi cũng thấy rất phân vân. Theo kinh nghiệm ở các nước, giá đất do nhà nước xác định để làm công cụ điều tiết chính sách tài chính về đất đai thì thường chênh lệch với giá thị trường tại thời điểm nhất định khoảng 25%.

Vì vậy, việc công bố giá hàng năm của ta cần phải xem xét lại, nếu không dễ dẫn đến chủ nghĩa hình thức mà đôi lúc là còn làm xáo động đến thị trường BĐS.

Hiện nay đang có tình trạng nhiều ngân hàng cho vay để mua nhà với lãi suất cao. Ông có nghĩ việc này sẽ làm giá đất bị sốt thêm và ảnh hưởng đến nền kinh tế?

Tôi không nghĩ điều này là xấu và cũng là nguyên nhân đẩy giá đất thêm cao. Vì như tôi đã nói ở trên, "sốt" đất chỉ chủ yếu ở Hà Nội và TPHCM còn nơi khác không tăng hơn bao nhiêu mà đây là do sức ép thực sự về nhu cầu nhà ở.

Chúng ta không giải quyết được cán cân cung cầu cũng như cơ chế xin - cho, cơ chế hai giá thì sẽ vẫn xảy ra tình trạng sốt đất. Cơ chế hai giá mà tôi muốn nói ở đây xảy ra đối nhà đầu tư áp dụng ở các khu đô thị. Và khi còn cơ chế hai giá thì những "cơn sốt" trong BĐS là có.

Trong khi cung đang thiếu mà Chính phủ lại đang xem xét đến việc cho người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam. Điều đó càng khiến giá đất trong năm 2008 có nguy cơ bị đẩy lên cao?

Khi muốn thu hút các nhà đầu tư từ nước ngoài thì cần phải tạo cơ hội cho họ có được cuộc sống ổn định và việc cho phép người nước ngoài mua nhà là điều cần thiết.

Nếu chúng ta đầu tư sang Singapo, Úc... sẽ đều có quyền mua nhà. Ra nhập WTO, chúng ta phải chấp nhận một quy định chung theo thông lệ quốc tế.

Hiện nay, nhiều người cho rằng cần phải áp dụng chính sách đánh thuế để tránh xảy ra tình trạng đầu cơ đất. Ông có ủng hộ việc này không?

Theo tôi, chính sách tăng thuế không phải là một giải pháp tốt và khoa học. Thuế đánh theo gia tăng của những người có thu nhập cao để bù lại chứ không phải chúng ta gia tăng đồng loạt.

Muốn khuyến khích người dân thực hiện nghĩa vụ tài chính thì mức thu lệ phí phải càng giảm thấp, phù hợp với đồng lương. Nếu áp giá cao, nhiều người không có khả năng sẽ tính đến việc trốn thuế.

Nói tóm lại chúng ta cần phải xây dựng một chính sách đồng bộ về đất đai mới có thể phát triển được một thị trường BĐS lành mạnh.

Theo Dân trí

Sẽ điều tiết IPO theo hướng có lợi cho ngân hàng

Ngày 09-01-2008, 15:05
Sẽ điều tiết IPO theo hướng có lợi cho ngân hàng

Sau Vietcombank, 3 ngân hàng quốc doanh khác cũng đã lên lịch thực hiện IPO.
Sau Vietcombank, 3 ngân hàng quốc doanh khác cũng đang lên lịch chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO). Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu chiều 8/1 khẳng định sẽ điều tiết tiến độ để đảm bảo lợi ích của Nhà nước cũng như của từng nhà băng.

Tại buổi họp báo chiều 8/1, cuộc gặp chính thức lần đầu tiên giữa ông Nguyễn Văn Giàu với báo giới kể từ khi nhậm chức thống đốc, nhiều câu hỏi đã được đặt ra, trong đó xoáy sâu vào vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc điều hành thị trường tiền tệ, ổn định tỷ giá theo hướng vừa phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế, vừa kiềm chế lạm phát. Báo chí còn yêu cầu người đứng đầu ngành ngân hàng giải thích về hiện tượng khan hiếm tiền lẻ đang diễn ra trầm trọng và giải pháp của Ngân hàng Nhà nước cho vấn đề này. Vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc phối hợp với Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan để đưa ra giải pháp ổn định thị trường chứng khoán cũng được đặt ra.

Thị trường chứng khoán suy thoái trong thời gian dài, một phần nguyên nhân được chỉ ra là sự tăng hàng một cách ồ ạt (các doanh nghiệp đua nhau phát hành cổ phiếu tăng vốn, thêm nhiều doanh nghiệp lên sàn, các tổng công ty Nhà nước cũng thay nhau lên lịch IPO). Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết đang phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đưa ra các biện pháp điều hành thị trường theo hướng hài hòa, kiên quyết không vì cứu thị trường mà đưa ra những quy định cổ súy cho hiện tượng đầu cơ.

Theo ông, sắp tới Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét lại Chỉ thị 03, trong đó chủ trương tiếp tục cho vay đầu tư chứng khoán, song vẫn kiểm soát chặt chẽ để hạn chế rủi ro. [LOL - funny but this is when it is realized that their policy can directly hurt their pockets. Tax will be next]

Liên quan tới IPO của các ngân hàng thương mại quốc doanh, ông Giàu cho biết sau Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), 3 đơn vị còn lại là Công thương (Incombank), Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB) vẫn phải đảm bảo lộ trình cổ phần hóa mà Chính phủ đề ra. Tuy nhiên, thời điểm tiến hành IPO sẽ được tính toán vào lúc thị trường thuận lợi, nhằm đem lại lợi ích cao hơn cho Chính phủ và bản thân ngân hàng.

“Incombank muốn IPO ngay tháng 3, song bản thân họ cũng sẽ phải cân nhắc thời điểm nào thuận lợi nhất”, ông Giàu nói thêm.

Lần đầu tiên sau hơn 10 năm, Việt Nam lại cho phép thành lập mới ngân hàng cổ phần. Tuy nhiên, việc Ngân hàng Nhà nước duyệt về nguyên tắc cho 4 đơn vị và sắp tới sẽ xem xét thêm 5 đơn vị khiến một số chuyên gia lo ngại có thể gián tiếp ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán, khiến nguồn hàng gia tăng. Theo ông Giàu, thành lập mới ngân hàng là nhu cầu của nền kinh tế và Ngân hàng Nhà nước sẽ thận trọng trong việc xét duyệt hồ sơ và cấp phép. Kể từ khi cấp phép cho đến khi hoạt động chính thức, các ngân hàng còn mất nhiều thời gian để chuẩn bị nhân sự, hạ tầng công nghệ và nguồn vốn, vì vậy khó có chuyện ồ ạt thành lập làm xáo trộn thị trường.

Nguồn cung ứng ngoại tệ lại tăng mạnh vào cuối năm, gây sức ép khiến tỷ giá giữa đôla Mỹ và tiền đồng tụt xuống dưới ngưỡng 16.000 đồng. Ngân hàng Nhà nước đứng trước nhiều sức ép, nếu tung tiền đồng ra để mua gom ngoại tệ, nhằm cân bằng cung cầu và cứu tỷ giá sẽ có nguy cơ khiến lạm phát tăng cao hơn (do lượng tiền đồng trong lưu thông tăng lên). Ngược lại, nếu không hút ngoại tệ về, có thể khiến tỷ giá tiếp tục xuống thấp và về lâu dài sẽ không hỗ trợ xuất khẩu, khiến nhập siêu gia tăng.

Trả lời báo chí về giải pháp cho vấn đề tỷ giá, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu khẳng định Ngân hàng Nhà nước chỉ can thiệp khi thích hợp, chứ không chủ trương mua vào ngay khi nguồn ngoại tệ dồn dập đổ về chỉ để đảm bảo cân bằng nhất thời trên thị trường. Ông cho biết thêm, trong năm nay, Ngân hàng Nhà nước đã 2 lần nới lỏng biên độ tỷ giá (giữa giá mua - bán USD của các ngân hàng và tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng), từ 0,25% lên 0,5% và gần đây nhất là lên 0,75%. “Trước mắt, Ngân hàng Nhà nước chưa có chủ trương tiếp tục nới lòng biên độ”, ông Giàu khẳng định. Việc nới lỏng biên độ cho phép các ngân hàng linh hoạt hơn trong việc mua bán ngoại tệ.

Chỉ số giá tiêu dùng năm 2007 vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, và nhiều ý kiến cho rằng có một phần nguyên nhân là từ tiền tệ, lượng tiền đồng trong lưu thông tăng mạnh khiến giá hàng hóa đắt đỏ. Tuy nhiên, ông Giàu cho biết năm vừa qua Ngân hàng Nhà nước chưa sử dụng hết chỉ tiêu cung ứng tiền ra lưu thông do Thủ tướng phê duyệt.

Càng gần Tết, tình trạng thiếu tiền lẻ trong chi tiêu càng thêm căng thẳng. Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết Ngân hàng Nhà nước đã lường trước vấn đề này từ giữa năm 2007, nhà máy in tiền Quốc gia cũng luôn hoạt động hết công suất, phải làm việc cả ngày lẫn đêm để bù đủ lượng tiền thay thế cho tiền cotton, đồng thời đảm bảo cơ cấu mệnh giá trong lưu thông.

Theo Vnexpress

9/1: Cổ phiếu bất ngờ giảm mạnh VNIndex=878.4

Ngày 09-01-2008, 13:25
9/1: Cổ phiếu bất ngờ giảm mạnh

Đón nhận liên tiếp 4 thông tin tốt nhưng dường như thông tin chưa mở room cho các nhà đầu tư nước ngoài cùng với sự suy giảm của chứng khoán thế giới đã làm cho cổ phiếu Việt Nam giảm mạnh.

Kết thúc phiên giao dịch sáng 9/1, chỉ số VN-Index giảm 15,33 điểm (tương đương giảm 1,71%) xuống 878,41 điểm.

Trong số 143 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn (thêm cổ phiếu LSS của Mía đường Lam Sơn và CTCP Container Việt Nam - Viconship lên sàn hôm 9/1), có 13 mã tăng giá, 115 mã giảm giá và 15 mã đứng giá.

Khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 6,3 triệu đơn vị, trị giá 540,1 tỷ đồng.

Trong 10 cổ phiếu có mức vốn hoá lớn nhất thị trường, có 9 mã cổ phiếu giảm giá và 1 tăng giá.

Cụ thể, với nhiều thông tin về việc phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn, đặc biệt được nhà đầu tư nước ngoài mua vào rất nhiều, cổ phiếu HPG của Hoà Phát tăng 5.000 đồng lên 108.000 đồng.

Các cổ phiếu khác đều giảm giá trong đó, cổ phiếu FPT của CTCP Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT giảm mạnh nhất với 6.000 đồng xuống 202.000 đồng/cp - đây là mức giá thấp nhất của cổ phiếu này kể từ khi lên sàn HOSE.

Giảm mạnh tiếp theo là cổ phiếu SJS của Sudico và VNM của Vinamilk với 3.000 đồng xuống tương ứng là 238.000 đồng/cp và 163.000 đồng/cp.

Cổ phiếu DPM của Đạm Phú Mỹ cũng giảm 1.000 đồng xuống mức giá thấp nhất kể từ khi lên sàn là 70.000 đồng/cp. Cổ phiếu này lên sàn 5/11/2007 ở mức 95.000 đồng/cp.

2 đại gia là cổ phiếu SSI của Chứng khoán Sài Gòn và STB của Ngân hàng Sacombank cũng giảm tương ứng 3.000 đồng và 1.500 đồng xuống 158.000 đồng/cp và 61.500 đồng/cp. Đây là 2 cổ phiếu có tính thanh khoản luôn nằm trong top 5 trên thị trường và có tính ổn định về giá khá cao.

Monday, January 7, 2008

Quỹ đầu tư đổ vốn vào địa ốc

Ngày 07-01-2008, 17:39
Quỹ đầu tư đổ vốn vào địa ốc

(ĐTCK-online) Đánh giá trên được dựa vào tiềm năng lớn của thị trường bất động sản Việt Nam, song chưa được khai thác hết. Trong đó, đáng chú ý là các dự án khu căn hộ cao cấp, cao ốc văn phòng cho thuê kèm các khu trung tâm thương mại… đang được nhiều quỹ đầu tư trong và ngoài nước quan tâm.

Nhiều quỹ đầu tư đã và đang xây dựng kế hoạch thành lập quỹ chuyên về đầu tư bất động sản. Dự kiến, các quỹ mới này sẽ chính thức đi vào hoạt động trong năm nay.

Sau khi niêm yết 2 quỹ đầu tư Vietnam Equity Holding (VEH) và Vietnam Property Holding (VPH) trên thị trường chứng khoán Frankfurt (Đức), ông Bùi Công Giang, Tổng giám đốc Công ty quản lý Quỹ đầu tư Anpha Capital cho biết, đang xúc tiến huy động vốn thành lập thêm 2 quỹ thành viên mới mang tên ACE (quỹ đầu tư cổ phần) và ACP (quỹ đầu tư bất động sản), với tổng vốn ban đầu là 60 triệu USD. Dự kiến, trong quý I/2008, hai quỹ mới trên của Anpha Capital sẽ ra mắt thị trường.

Theo ông Giang, để triển khai đầu tư có hiệu quả và an toàn cao, chỉ sau 1 tháng từ khi các quỹ niêm yết trên được đóng vòng đầu, Anpha Capital đã và đang đầu tư vào nhiều dự án và cổ phiếu đầy tiềm năng phát triển. Số tiền giải ngân đạt 25% trong tổng vốn đang quản lý là 200 triệu USD. Anpha Capital đang lựa chọn một số dự án tốt để tiến hành đầu tư và dự kiến sẽ giải ngân hết trong vòng 6 tháng tới.

Ngoài 4 quỹ đang quản lý đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán, ông Phạm Khánh Lynh, Phó tổng giám đốc Công ty quản lý Quỹ Việt Nam (VFM) cho biết, VFM chuẩn bị ra mắt thị trường quỹ thành viên mới chuyên đầu tư về bất động sản. Tổng vốn huy động ban đầu cho quỹ lên đến 5.000 tỷ đồng, cao gấp 4 lần so với tổng vốn của các quỹ mà Công ty đã thành lập trước đó. Dự kiến, trong quý I/2008, quỹ chuyên đầu tư về bất động sản của VFM sẽ chính thức tham gia thị trường.

Nhận thấy tiềm năng của thị trường bất động sản Việt Nam, vì thế không đợi đến thời điểm này, mà nhiều quỹ đầu tư nước ngoài đã nhanh chóng hình thành các quỹ đầu tư vào lĩnh vực nhà, đất từ rất sớm. Chẳng hạn, Vina Capital đã thành lập quỹ chuyên về bất động sản (VinaLand) từ năm 2006, với tổng vốn huy động đạt 633 triệu USD.

Thêm vào đó, thông qua Vietnam Opportunity Fund (VOF) và VinaLand, VinaCapital hiện quản lý một danh mục đầu tư bất động sản rất phong phú. Trong đó, có các khách sạn hàng đầu tại Việt Nam như: Sofitel Metropole Hanoi, Hilton Hanoi Opera và Omni Saigon. Ngoài bất động sản, mới đây Vina Capitak còn thành lập Quỹ Vietnam Infrastructure Limited (chuyên đầu tư về hạ tầng), với vốn đầu tư trên 402 triệu USD. VinaCapital cho biết, đang lên kế hoạch huy động vốn cho các quỹ hiện công ty quản lý, trong đó có cả VinaLand.

Còn với Indochina Capital, vào cuối năm 2007 đã thành lập 2 quỹ chuyên đầu tư về bất động sản và hạ tầng, với tổng vốn 1 tỷ USD. Trong đó, quỹ đầu tư vào lĩnh vực bất động sản có vốn 500 triệu USD. Trước đó, Indochina Capital đã có 2 quỹ chuyên đầu tư về lĩnh vực bất động sản và đã giải ngân hết 500 triệu USD. Indochina Capital cho biết, đối với bất động sản, Tập đoàn luôn chú trọng đến các dự án căn hộ cao cấp, khu phức hợp, trong đó có căn hộ cho thuê… Hiện ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) Indochina Capital đang đầu tư một dự án khu phức hợp, có tổng vốn 300 triệu USD.

Theo Indochina Capital, với sự ra đời của quỹ đầu tư chuyên về lĩnh vực bất động sản này, Tập đoàn sẽ tìm kiếm 10 dự án tiềm năng để bỏ vốn. Hai quỹ trước đó của Indochina Capital đã đầu tư vào 20 dự án. Lãnh đạo Drgan capital cũng cho hay, đang lên kế hoạch thành lập quỹ đầu tư bất động sản.

Dự báo làn sóng vốn gián tiếp thông qua quỹ vào thị trường bất động sản Việt Nam sẽ gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới, vì trong năm 2008, bất động sản sẽ là lĩnh vực gặt hái được nhiều lợi nhuận, trong đó có cả cổ phiếu của các doanh nghiệp trong ngành.

Vân Linh

"Cứu" chứng khoán

Ngày 08-01-2008, 09:33
"Cứu" chứng khoán - 895

Tại các sàn chứng khoán, "sắc đỏ” vẫn còn nhiều trong các phiên giao dịch
Chiều 7/1, ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước cho biết, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã chấp thuận đề nghị của Bộ Tài chính về việc lùi thời hạn áp dụng Thuế thu nhập đối với chứng khoán cho đến sau thời điểm Luật Thuế thu nhập có hiệu lực.

Đây chỉ là một trong nhiều biện pháp "cả gói" để vực dậy thị trường chứng khoán.

Ngưỡng kháng cự 900 điểm đã chính thức bị phá vỡ trong phiên giao dịch ngày 7/1, chỉ số VN-Index giảm sâu khi bị mất đến 16,01 điểm (tương đương 1,77 %), xuống còn 887,08 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 8/2007 đến nay.

"Bắt bệnh" chứng khoán

Sau tuần đầu tiên của năm mới diễn ra khá buồn tẻ, sàn CK trong phiên giao dịch sáng 7/1 đã sôi động trở lại. Tuy nhiên, các nhà đầu tư không giấu nổi vẻ âu lo khi bảng giá CK phủ màu đỏ rực ngay đợt giao dịch đầu tiên và tiếp tục xu hướng mất điểm. Kết thúc phiên giao dịch, có đến 126 mã CK giảm giá, trong đó có 39 mã giảm sàn, chỉ năm mã tăng giá. Điểm "sáng" duy nhất của thị trường phiên này là giao dịch đã sôi động trở lại, khối lượng và giá trị giao dịch tăng mạnh sau nhiều phiên đứng ở mức thấp, với hơn 7,7 triệu CK và hơn 711 tỉ đồng.

"CK vẫn chưa có những thông tin tốt hỗ trợ để có thể quay đầu trở lại, trong khi cung cầu thị trường đang mất cân đối nghiêm trọng. Khả năng "tiêu hóa" của thị trường đang gặp nhiều khó khăn, nhưng nguồn cung liên tục tăng lên từng ngày do các công ty niêm yết đua nhau phát hành thêm, chưa kể các công ty niêm yết mới rồi các đợt phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) với số lượng lớn sắp diễn ra..." - anh Nguyễn Đức, một nhà đầu tư tại sàn CK Đại Việt, than thở.

Anh Đức cho biết sau đợt IPO của Vietcombank, nhiều nhà đầu tư đã thật sự "choáng váng" khi nghe thông tin về các đợt IPO của một số đơn vị lớn khác như Incombank, Tổng công ty Bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn...Điều bức xúc của nhiều nhà đầu tư là các giải pháp như giãn IPO, kích cầu thị trường từng được "rộ lên" rồi chẳng thấy đâu, trong khi nhiều nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường vì CK liên tục đỏ sàn.

Đã có toa thuốc

Ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban CK nhà nước (UBCKNN) cho biết, ngay từ cuối năm 2007, nơi này đã đề xuất với Bộ Tài chính về việc giãn các đợt đấu giá và đã nhận được chấp thuận. Cho đến nay, các tổ phối hợp đang tập hợp danh sách các doanh nghiệp sẽ IPO để lên kế hoạch hợp lý, trong đó một số doanh nghiệp đã được đưa vào danh sách đề xuất giãn IPO.

Tuy nhiên, việc tập hợp danh sách các doanh nghiệp sẽ IPO, rồi trình cho các cơ quan thẩm quyền xem xét và đồng ý... đã phát sinh những thủ tục rườm rà, kéo dài thời gian. Do đó, UBCKNN vừa đề xuất việc xem xét và giãn IPO đối với các doanh nghiệp lớn, bởi lẽ chính những đợt IPO này mới thật sự gây tác động đến thị trường. Ông Bằng hi vọng, đề xuất này sẽ được chấp thuận, tuy nhiên sẽ chỉ thực hiện đối với những doanh nghiệp nào chưa chốt ngày cụ thể.

Bên cạnh đó, UBCKNN cũng đang đề xuất một số biện pháp để hạn chế tình trạng các công ty niêm yết đồng loạt phát hành thêm và niêm yết bổ sung với khối lượng lớn. Ông Bằng cho biết, theo giấy phép của UBCKNN, các công ty có khoảng thời gian 90 ngày lựa chọn thời điểm thích hợp để phát hành. Hết thời hạn nêu trên, các công ty vẫn còn được hoãn đến 30 ngày theo luật định.

Tuy nhiên, theo ông Bằng, UBCKNN đang nghiên cứu hai phương án để giúp các công ty niêm yết có thể kéo dài thời hạn phát hành hay đưa ra đấu giá. Một là các công ty có thể xin phép hủy, sau đó chọn thời gian thích hợp để trình lại hồ sơ. Trong trường hợp này, UBCKNN sẽ xem xét nhanh chóng cấp phép, tất nhiên là hồ sơ cũng phải được "làm mới" một số điểm nhưng không nhiều. Phương án thứ hai là sau khi kết thúc thời hạn 120 ngày, các công ty có thể tiếp tục xin phép kéo dài thời hạn.

Vốn ngoại vào CK: chờ Ngân hàng Nhà nước

Song song với việc giảm cung của thị trường, các biện pháp kích cầu cũng đang được UBCKNN triển khai hoặc đề xuất với các cơ quan quản lý liên quan. Theo ông Vũ Bằng, một trong những biện pháp đã được cơ quan này thực hiện là tạo điều kiện tốt nhất cho các quĩ đầu tư tham gia thị trường.

Đặc biệt, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng vừa chấp thuận đề nghị của Bộ Tài chính về việc lùi thời hạn áp dụng thuế thu nhập đối với CK. Theo ông Bằng, đây là một trong những động thái tích cực của Chính phủ nhằm kích cầu, đồng thời giúp thị trường phát triển bền vững.

Cho đến cuối tháng 11/2007, theo số liệu của UBCKNN, giá trị danh mục nước ngoài đầu tư vào thị trường CK chính thức lên tới 7,5-7,6 tỉ USD, gấp hơn ba lần con số 2,3 tỉ USD của đầu năm ngoái. Và nếu tính luôn nguồn vốn đầu tư vào thị trường OTC, tổng giá trị danh mục nước ngoài đổ vào thị trường lên tới gần 20 tỉ USD. Riêng nguồn vốn chờ đầu tư vào thị trường chính thức hiện nay khá lớn. Tuy nhiên, ông Bằng thừa nhận, việc chuyển hóa nguồn vốn này sang VND để đầu tư vào thị trường lại là một chuyện khác, nằm ngoài khả năng của UBCKNN.

"Với tư cách là cơ quan quản lý thị trường, chúng tôi cũng mong muốn dòng vốn ngoại tệ được xử lý hết nhằm tạo ra cầu tốt cho thị trường, không chỉ đối với cầu trên sàn CK chính thức mà cả các đợt IPO..." - ông Bằng nói.

Nhiều biện pháp "cứu" CK chưa được tiết lộ

Ngoài ra, UBCKNN cũng đã đề xuất với Hội đồng tiền tệ quốc gia một số biện pháp khác để kích cầu thị trường, nhưng không cho biết đó là biện pháp nào. Riêng đề xuất tăng tỉ lệ cho vay kinh doanh CK của các ngân hàng, ông Bằng cho biết cơ quan này cũng đã "trao đổi" nhưng từ chối cho biết kết quả. "Vẫn chưa thể nói gì trước nhưng hi vọng một số biện pháp kích cầu cũng như giảm cung sẽ sớm được triển khai và phát huy hiệu quả..." - ông Bằng nói.

Theo TT

Kinh tế

Blog Archive

Topics