Kênh thông tin đầu tư ở Vietnam

Tuesday, November 6, 2007

Mua đất hay chứng khoán?

Ngày 07-11-2007, 09:16
Mua đất hay chứng khoán?

Dù giá chứng khoán “đi ngang” nhưng thị trường vẫn thu hút rất đông nhà đầu tư.
Giá chứng khoán (CK) cứ “lình xình” trong khi đầu tư vào bất động sản (BĐS) đang trúng lớn. Các ngân hàng đang mạnh tay cho vay kinh doanh BĐS trong khi tiền bơm cho CK lại bị siết. Nhiều nhà đầu tư băn khoăn, mua đất hay giữ CK...?

Ngày 6-11, phiên thứ ba liên tiếp kể từ đầu tháng 11-2007 CK ở cả hai sàn Hà Nội và TP.HCM đều mất điểm.

Chứng khoán “đi ngang”

So với phiên đóng cửa cuối tháng mười, VN-Index đã mất 33,38 điểm và HaSTC-Index mất 13,36 điểm. Các nhà đầu tư đang “đau đầu” trước sự mất giá liên tục của hầu hết cổ phiếu chủ chốt. Ngay cả “tân binh” đầu tiên trong tháng này và được đánh giá khá cao là cổ phiếu của Đạm Phú Mỹ (mã CK: DPM) cũng rớt giá ngay trong phiên chào sàn, trái ngược với xu hướng liên tục tăng trần của phần lớn cổ phiếu mới lên sàn trong hơn hai tháng qua.

Lạc quan hay bi quan?


Theo một số chuyên gia, tiền được đổ thoải mái vào BĐS có thể tạo ra nguồn cầu lớn, khả năng “quay vòng” nhà đất tăng nhanh. Nhưng đến một lúc nào đó, giá ngất ngưởng, thị trường BĐS sẽ không còn “phong độ” như hiện nay. Khi đó, cơ hội lại mở ra cho những người nắm giữ CK hoặc đã kịp thời rút khỏi thị trường địa ốc trước khi thị trường này đảo chiều để đầu tư vào CK.

Theo các chuyên gia CK, giá CK chững lại tại sàn CK TP.HCM đã bắt đầu xuất hiện từ đầu tháng mười, sau khi hồi phục mạnh mẽ trong tháng chín trước đó. “Nếu không có sức đỡ của những “tân binh”, VN-Index đã đi xuống chứ không thể... đi ngang như thời gian vừa qua, bởi lẽ hầu hết cổ phần chủ chốt trên sàn đều suy giảm” - một chuyên gia CK khẳng định.

Theo vị chuyên gia này, mặc dù không rơi vào trạng thái điều chỉnh nhưng VN-Index đóng cửa phiên cuối tháng mười chỉ tăng có... 2% so với phiên đóng cửa tháng chín, một con số khá thấp so với tỉ lệ tăng khoảng 16% trong tháng chín. Ngoài ra, giá trị giao dịch tại sàn CK TP.HCM đã không còn duy trì ở mức cao mà sụt giảm đáng kể trong thời gian gần đây, cho thấy CK TP.HCM vẫn đang trong giai đoạn “lình xình”.

Tiền chảy từ CK về... đất?

“Sức hấp dẫn của CK đã giảm, bây giờ là thời của BĐS” - anh Ng.Đ.Ph., một nhà đầu tư BĐS, khẳng định. Từng là một nhà đầu tư kỳ cựu trên sàn CK, cuối tháng mười vừa qua anh Ph. đã đổ ra hơn 50 tỉ đồng để mua tám lô đất tại quận 2. Theo anh Ph., mức sinh lợi của các khoản đầu tư vào BĐS rất cao, có thể đạt 250-300% trong vòng một năm qua, cao gấp nhiều lần so với các khoản đầu tư vào CK.

Anh Ph. cho biết vào giữa tháng 10-2006 anh đầu tư mua một lô đất tại quận 2 với giá chỉ 6,7 triệu đồng/m2 và một lô đất khác tại quận 7 với giá 13 triệu đồng/m2. Hai lô đất này vừa được anh Ph. bán với giá lần lượt là 29 triệu đồng/m2 và 42 triệu đồng/m2, gấp 400% và 300% so với vốn đầu tư ban đầu. Trong khi đó, so với mức hơn 500 điểm vào tháng 10-2006, VN-Index hiện nay chỉ cao hơn xấp xỉ hai lần.

Theo nhà phân tích CK Lê Đạt Chí, hiện tượng đầu cơ BĐS thời gian gần đây được sự “hỗ trợ” rất tích cực từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Bị siết chặt hoạt động cho vay kinh doanh CK, các ngân hàng đã tìm thấy... lối thoát cho nguồn vốn tín dụng đang rất dồi dào, đó là cho vay mua BĐS. Theo ông Chí, hầu hết nhà đầu tư trên sàn CK hiện nay gần như “hết cửa” để xoay vòng vốn nhanh. Các ngân hàng đều có tỉ lệ cho vay kinh doanh CK vượt mức cho phép theo qui định của Ngân hàng Nhà nước. Ngược lại, “các ngân hàng hiện đang chạy đua cho vay mua BĐS, góp phần “hâm nóng” thị trường BĐS, kéo nhà đầu tư chuyển từ sàn CK sang BĐS” - ông Lê Đạt Chí nói.

Theo TT

HSBC: Bốn lý do khiến thị trường tháng 10 kém sôi động

Ngày 05-11-2007, 17:44
HSBC: Bốn lý do khiến thị trường tháng 10 kém sôi động

Tập đoàn Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC) vừa công bố báo cáo tiếp theo trong loạt báo cáo về tình hình phát triển kinh tế và thị trường tài chính, chứng khoán của Việt Nam.

Bản báo cáo đã phân tích những nguyên nhân khiến thị trường kém sôi động trong tháng 10 vừa qua.

“Nín thở” chờ IPO

Có vẻ như tháng 10 là tháng “nín thở” của thị trường chứng khoán Việt Nam, sau khi VN-Index đã tăng mạnh trong tháng 9.

Từ đầu tháng 9 tới ngày 2/10, VN-Index đã tăng tới 16% và đạt mốc 1.100 điểm. Nhưng sau đó, chỉ số này có xu hướng dịch chuyển theo chiều ngang, dao động nhẹ xung quanh mốc 1.100 điểm. Trong tháng 10, các cổ phiếu blue-chip dẫn đầu xu hướng đi lên của thị trường suốt tháng 9 đã phải chứng kiến cảnh bán ra nhiều hơn mua vào chút ít, khi mà nhà đầu tư tập trung vào các cổ phiếu tầm trung.

Theo các chuyên gia của HSBC, có một số lý do khiến thị trường chứng khoán Việt Nam kém sôi động trong tháng 10, trong khi các thị trường các nước khác trong khu vực tăng mạnh.

Thứ nhất, lạm phát của Việt Nam tăng mạnh, lên tới 9,3% trong tháng 10, khiến giới đầu tư lo ngại Chính phủ sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ.

Thứ hai, giá của các cổ phiếu sau đợt tăng giá hồi tháng 9 cũng không còn hấp dẫn như trước nữa. Giả định tốc độ tăng trưởng EPS của năm 2007 là 30% và của năm 2008 là 20%, chỉ số PE của 12 tháng trước mắt sẽ tăng lên mức 23 lần, vẫn thấp hơn mức đỉnh điểm 29 lần trong tháng 1/2007, nhưng giá cổ phiếu vẫn ở mức hơi cao.

Thứ ba, với sự đi lên gần đây của thị trường, một số công ty đã áp dụng những điều kiện ngặt nghèo hơn trong việc phát hành thêm cổ phiếu và đã phải chứng kiến tác dụng tiêu cực của biện pháp này đối với cổ phiếu của họ.

Tuy nhiên, lý do chính cho xu hướng dịch chuyển ngang của VN-Index là nhà đầu tư vẫn chờ đợi đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Vietcombank. Nếu đợt IPO này diễn ra đúng như dự kiến, sẽ có khoảng 5, 6 đợt IPO lớn khác nữa trong những tháng sắp tới.

Vốn nước ngoài tăng mạnh

Cuối cùng, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã lọt vào màn hình rada của các tổ chức đầu tư tài chính quốc tế hàng đầu.

Trong một vài tháng trở lại đây, giá trị giao dịch thị trường đã tăng mạnh. Tổng giá trị giao dịch tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM đã vượt mức 100 triệu USD/ngày trong suốt tháng 10 (trừ 2 ngày).

Đây là con số mà thị trường không thể đạt tới trước ngày cuối cùng của tháng 9. Xét về tính thanh khoản, con số này đồng nghĩa với việc quy mô thị trường Việt Nam đã nằm trong phạm vi dành cho những quỹ đầu tư toàn cầu.

Bởi thế, các luồng vốn ròng của nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam đã vượt mức 150 triệu USD trong tháng 10, đưa tháng 10 trở thành tháng có lượng vốn nước ngoài đổ vào cao nhất từ trước tới nay, trừ tháng 1/2007 – thời điểm mà các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam 345 triệu USD, trước khi Việt Nam gia nhập WTO. Chương trình cổ phần hóa thành công của Việt Nam có thể chính là lý do khiến các tổ chức tài chính lớn đánh giá cao thị trường chứng khoán ở đây.

Theo VNE (Lạm phát của Việt Nam tăng mạnh trong tháng 10, khiến giới đầu tư lo ngại Chính phủ sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ.

6/11: NĐT tiếp tục “xả hàng”, HASTC-Index tuột dốc , 1030

Ngày 06-11-2007, 14:12
6/11: NĐT tiếp tục “xả hàng”, HASTC-Index tuột dốc

Với nhiều thông tin không tốt như Ngân hàng nhà nước quyết định giữ nguyên chỉ thị 03 về cho vay đầu tư chứng khoán, kế hoạch IPO của Vietcombank tiếp tục bị trì hoãn, Bộ tài chính chuẩn bị ban hành nhiều loại thuế, phí mới, lạm phát gia tăng, giá dầu leo thang, dự báo năng lượng cạn kiệt…đã khiến cho nhiều nhà đầu tư tại sàn Hà Nội tiếp tục “xả hàng” do lo ngại về thị trường sẽ còn tiếp tục sụt giảm.

Trong phiên giao dịch sáng 06/11, sàn Hà Nội chứng kiến một phiên giảm thứ 3 liên tiếp, toàn bộ các cổ phiếu blue-chips tiếp tục mất điểm, hàng loạt các cổ phiếu nhỏ và vừa tiếp tục quay đầu giảm giá, một màu đỏ vẫn bao trùm bảng điện tử khi có tới 72 mã giảm giá.

Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch sáng 6/11, chỉ số HASTC-Index tiếp tục giảm thêm 5,75 điểm (tương đương giảm 1,55%) đóng cửa ở mức 365,85 điểm.

Theo thống kê của TTGDCK Hà Nội, trong tổng số 92 cổ phiêu niêm yết, chỉ có 19 mã tăng giá, 72 mã giảm giá và 1 mã không có giao dịch.

Tổng khối lượng xấp xỉ phiên liền trước đạt 3.918.285 cổ phiếu, giá trị tăng nhẹ đạt 413,9 tỷ đồng.

Hàng loạt cổ phiếu blue-chips phiên này tiếp tục giảm giá. Ngân hàng Á Châu (ACB) tiếp tục mất thêm 2.400 đồng (-1,36%), BMI giảm 2.000 đồng (-1,99%), BTS giảm 1.800 đồng (-4%), BVS giảm 3.800 đồng (-0,65%), MPC giảm 1.100 đồng (-1,53%), NTP giảm 2.900 đồng (-2,32%), PVS giảm 2.200 đồng (-1,46%), PVI giảm 5.100 đồng (-5,14%), TBC giảm 1.300 đồng (-4,01%), VNR giảm 1.600 đồng (-2,30%)…

Tân binh mới lên sàn CDC của ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Chương Dương giảm 23.900 đồng xuống mức kịch sàn. Với mức giảm mạnh này, CDC phiên thứ 2 liên tiếp là cổ phiếu có mức giảm mạnh nhất toàn thị trường, đứng thứ hai là SD7 giảm 11.200 đồng, S64 giảm 10.800 đồng.

Các cổ phiếu giảm giá còn lại đều có mức giảm dưới 10.000 đồng/cổ phiếu.

Trong 72 mã cổ phiếu giảm giá, chỉ duy nhất 3 cổ phiếu giảm sàn là CDC, HPS và HLY. Các cổ phiếu có biên độ giảm trên 8% còn có DTC, PTS, S64. Các cổ phiếu giảm giá còn lại đều giảm ở biên độ hẹp.

Ở chiều ngược lại, trong tổng số 19 mã tăng giá, SD3 là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 18.400 đồng lên mức kịch trần, tiếp theo S99 tăng 9.200 đồng, S55 tăng 8.700 đồng. Cổ phiếu duy nhất tăng kịch trần còn lại là CIC tăng 5.500 đồng

Dẫn đầu về khối lượng giao dịch là ACB đạt 259.900 cổ phiếu, đứng vị trí thứ 2 là PAN đạt 190.000 cổ phiếu, PVS đứng ở vị trí thứ 3 đạt 179.600 cổ phiếu.

Tổng khối lượng và giá trị của nhà đầu tư nước ngoài phiên này giảm mạnh so với phiên giao dịch liền trước chỉ đạt 121.400 cổ phiếu tương đương giá trị đạt 12,8 tỷ đồng.

Monday, November 5, 2007

Tháng 10 đáng nhớ của sàn Hà Nội

Ngày 06-11-2007, 11:48
Tháng 10 đáng nhớ của sàn Hà Nội

Tại sàn Hà Nội, ACB dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch.
Tháng 10 vừa qua được đánh giá là thời gian giao dịch sôi động nhất từ trước đến nay tại sàn Hà Nội.

Khối lượng giao dịch thị trường có sự tăng trưởng mạnh, tăng 197,24% so với tháng 9/2007, đạt 132,82 triệu cổ phiếu, giá trị tương ứng lên đến 14.962 tỷ đồng.

Như vậy, tính bình quân, khối lượng giao dịch bình quân mỗi phiên là 5,77 triệu cổ phiếu/phiên (650,53 tỷ đồng/phiên).

Giá giao dịch của các chứng khoán trên thị trường cũng có sự tăng trưởng mạnh khiến chỉ số HASTC – Index có 15 phiên tăng điểm trong tháng, tăng tổng cộng 69,47 điểm (+20,85%) so với tháng trước, đạt mức 379,21 điểm vào phiên giao dịch cuối tháng.

So với thời điểm cuối tháng 9, toàn thị trường chỉ có 3 cổ phiếu có giá bình quân giảm là HSC (-16.000 đồng/cổ phiếu), BMI (-7.700 đồng/cổ phiếu) và DST (-4.700 đồng/cổ phiếu), 88 cổ phiếu còn lại đều có giá bình quân tăng trong đó tăng giá đều và mạnh nhất là nhóm cổ phiếu của Tổng Công ty Sông Đà, đứng đầu là S55 (+127.500 đồng/cổ phiếu), SDA (+124.900 đồng/cổ phiếu), S99 (+115.600 đồng/cổ phiếu), SNG (+110.800 đồng/cổ phiếu), SD3 (+101.100 đồng/cổ phiếu), SDC (+80.500 đồng/cổ phiếu), SD6 (+74.300 đồng/cổ phiếu), SD5 (+63.400 đồng/cổ phiếu).

Hàng chục cổ phiếu khác có giá bình quân tăng gấp đôi tháng trước như MEC, STP, GHA, YSC, ILC, HLY, SAP, PAN, PTS, DAE, CMC. Những cổ phiếu có giá thị trường cao tiếp tục tăng giá khá mạnh, điển hình là BVS (+164.300 đồng/cổ phiếu), đạt 593.600 đồng/cổ phiếu; RCL (+164.300 đồng/cổ phiếu), đạt 364.200 đồng/cổ phiếu); VSP (+93.500 đồng/cổ phiếu), đạt 250.900 đồng/cổ phiếu; ACB (+23.600 đồng/cổ phiếu), đạt 175.000 đồng/cổ phiếu...

Về khối lượng giao dịch, ACB dẫn đầu thị trường với 7,7 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt xấp xỉ 1.294 tỷ đồng (chiếm 5,80% khối lượng giao dịch và 8,70% giá trị giao dịch toàn thị trường).

Tiếp theo là PVS với khối lượng giao dịch 7,3 triệu cổ phiếu (5,50%). PAN và MPC cũng có khối lượng giao dịch rất lớn là 6,02 triệu cổ phiếu và 5,58 triệu cổ phiếu. Ngoài ra, hàng chục cổ phiếu khác có khối lượng giao dịch ở mức trên 2 triệu cổ phiếu/tháng là TBC, ICF, HPC, SD9, HNM, VNC, NTP, VFR, PVI, BCC...

Cùng với sự tăng trưởng của thị trường, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tăng 89,52% so với tháng trước, đạt 8,86 triệu cổ phiếu (chiếm 6,67% khối lượng giao dịch của toàn thị trường). Trong đó nhà đầu tư nước ngoài thực hiện mua vào 4,49 triệu cổ phiếu và bán ra 4,37 triệu cổ phiếu.

Những cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài giao dịch mạnh nhất là TBC (mua 48.200 cổ phiếu, bán 1,349 triệu cổ phiếu), NTP (mua 261.600 cổ phiếu, bán 494.400 cổ phiếu), BCC (mua 610.300 cổ phiếu, bán 3.400 cổ phiếu), PVI (mua 75.000 cổ phiếu, bán 209.600 cổ phiếu).

Theo VNE

Phú Mỹ Hưng công bố dự án căn hộ lớn nhất trong năm - Sky Garden III

Cập nhật ngày 6/11/2007 (GMT+7)
Công ty Phú Mỹ Hưng: Sẽ dùng máy tính bốc thăm chọn người mua căn hộ
Xem anh phong to
Sáng qua (4 - 11), tại dinh Thống Nhất, khoảng 1.000 người tham gia bốc thăm chọn mua căn hộ Phú Mỹ Hưng nhưng không xảy ra chen lấn, xô đẩy do công ty đã huy động thêm nhân viên phục vụ, xe cứu thương... Trong buổi sáng đã bán hết 330 căn hộ, giá thấp nhất 26 triệu đồng/m2.

Ông Trương Quốc Hưng, Giám đốc tiếp thị II Công ty Phú Mỹ Hưng, cho biết ngày 16 - 11 sẽ bán ra khoảng 1.200 căn hộ nữa. Lần này, công ty sẽ dùng máy tính lựa chọn khách hàng ngẫu nhiên nên mọi khách hàng đã chuyển tiền vào tài khoản Phú Mỹ Hưng đều có cơ hội ngang nhau. Công ty sẽ mời đại diện các báo, cơ quan quản lý nhà nước và một số khách hàng đến chứng kiến buổi lựa chọn khách hàng.

------------------------------------------------------------------------------------------------

Phú Mỹ Hưng công bố dự án căn hộ lớn nhất trong năm - Sky Garden III

(TP.HCM ngày 11/10/2007) Công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng (PMH) sẽ công bố giai đoạn 1 dự án Sky Garden III vào ngày 04/11/2007 tại Dinh Thống Nhất. Đây là dự án căn hộ thứ 31 được PMH triển khai nhằm hoàn thành kế hoạch xây dựng thêm 1 triệu m2 nhà ở đến năm 2010.

"Chương trình nhà ở cho mọi người", Sky Garden III là khu căn hộ lớn nhất được đưa ra chào bán trong năm nay của liên doanh PMH với 1.715 căn hộ trong 22 block nhà cao từ 12 đến 20 tầng. Thiết kế diện tích đa dạng từ 56m2, 70m2, 95m2, 106m2…nên dễ lựa chọn. Ngoài ra còn có 56 cửa hàng diện tích từ 74m2 đến 106m2 dọc theo tầng trệt và phố mua sắm tầng 2 góp phần tăng thêm tiện ích phục vụ cư dân. Mức giá hợp lý, thanh toán dài hạn sẽ đáp ứng nhu cầu nhà ở của khách hàng có thu nhập ổn định như công nhân viên chức, chuyên viên, chuyên gia, các gia đình trẻ... Việc thanh toán có thể chia thành nhiều đợt hoặc có thể trả góp 70% giá trị căn hộ qua ngân hàng đến 30 năm là lợi thế và là cơ hội tốt cho những ai muốn sở hữu căn hộ trong mội trường sống của đô thị hiện đại mà không phải quá lo lắng về gánh nặng tài chính.

Dự án được thiết kế bởi công ty SURV - Thượng Hải - đơn vị đã thiết kế căn hộ The Panorama tại PMH, Công ty Tư vấn Xây dựng Thái Bình Dương Trung Quốc (SPCC) tư vấn giám sát. Dự kiến công trình sẽ được triển khai xây dựng vào Quý 1/2008, hoàn công Quý 1/2010, giao nhà Quý 2/2010.




Hình vẽ phối cảnh Sky Garden III

Vị trí ngay cửa ngõ vào Trung tâm Đô thị Phú Mỹ Hưng

Sky Garden III tọa lạc trong Khu Dân cư Văn hóa Giải trí (Khu R - Recreational & Cultural District), ngay mặt tiền đại lộ Nguyễn Văn Linh nên giao thông đến đây nhanh chóng, chỉ khoảng 10 phút xe từ Q.1, Q.5 thông qua nhiều tuyến cầu đường như: Cầu Kênh Tẻ, Nguyễn Tri Phương, Tân Thuận II, Nhị Thiên Đường I,II...

Đồng bộ cảnh quan và kiến trúc

Sky Garden III nằm trong tổng thể dự án Sky Garden (gồm 3 giai đoạn I, II và III) có quy mô như một thành phố thu nhỏ với 42 block nhà, được xây dưng trên diện tích khuôn viên hơn 10.4ha với trên 3.000 hộ. Kiến trúc khu phố này hiện đại sẽ hài hòa cùng môi trường sống được quy hoạch đồng bộ, trong lành và xanh mát của đô thị văn minh, cộng đồng nhân văn.

Riêng giai đoạn III có diện tích khuôn viên 4.27ha, diện tích đất xây dựng 26.494m2, diện tích dành cho hoa viên, đường nội khu, lối dạo bộ, không gian xanh chiếm gần 40% tổng diện tích. Có 22 block nhà, cao từ 12~20 tầng với tổng diện tích sàn xây dựng (bao gồm tầng hầm) là 226.468m2 gồm 1.715 căn hộ và 56 cửa hàng được bố trí theo trục Bắc Nam để tránh ánh nắng trực diện ở hướng tây.

Khoảng cách giữa 2 dãy building là 32m~36m, mỗi block được bố trí lệch nhau nhằm tăng diện tích mặt thoáng tiếp xúc không gian và đối lưu không khí. Tầng hầm đậu xe rộng 14.129m2 được chia thành 3 khu vực với lối lên xuống riêng biệt, phân luồng cho người và xe mang lại sự an toàn, tiện lợi. Tổng cộng tầng hầm và tầng trệt có 3.449 chỗ đậu xe máy và 419 chỗ đậu xe hơi cùng nhiều chỗ đậu xe cho khách. Sky Garden III được xây dựng với kết cấu nội thất không đà, không cột, dùng tường chịu lực, nên không gian nội thất rộng hơn, tăng mỹ quan và không gian sử dụng.

Cuộc sống năng động và tiện ích

Đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại, tiết kiệm tối đa thời gian đi lại và phát huy hiệu quả thời gian nghỉ ngơi của cư dân, Sky Garden III được quy hoạch nhiều chức năng: nhà ở, thương mại, dịch vụ, giải trí, không gian giao tiếp cộng đồng...Nhấn nút thang máy, trong tích tắc bạn đã đến phố mua sắm ở tầng trệt và tầng 2. Tầng 2 lộ thiên rộng như một quảng trường, cùng nhiều hoa viên, lối dạo bộ, chỗ dừng chân nghỉ ngơi... Đến công viên trung tâm rộng 3.943m2 để đắm mình trong làn nước mát lạnh của hồ bơi dành cho người lớn và trẻ em rộng 539m2, luyện tập thể thao tại 2 sân quần vợt rộng 1.330m2, giữ dáng với phòng tập thể dục hiện đại rộng 130m2. Bạn cũng có thể cùng gia đình, bạn bè thưởng thức món ngon trong nhà hàng, phòng trà hay đến siêu thị mua sắm... Ngoài những điểm nổi bật của không gian bên ngoài, Sky Garden III còn được chú trọng đến bố trí căn hộ và các phòng chức năng. Theo các chuyên gia về thiết kế xây dựng thì những căn hộ ở Sky Garden nói chung và những khu căn hộ ở PMH nói riêng, tỷ lệ đón ánh sáng và gió đã đạt đến tiêu chuẩn quốc tế (1/6).


Tiện ích gần bên

Từ Sky Garden III, bạn có thể nhanh chóng đến cụm sân Quần vợt Phú Mỹ Hưng, hồ bơi đáy cát. Những dịch vụ tài chính cũng luôn sẵn sàng phục vụ nhu cầu của cư dân với nhiều ngân hàng như: Vietcombank, ACB, Techcombank, Ngân hàng Đông Á, MHB...

Nhiều trường học từ bậc mầm non đến đại học giúp bạn dễ dàng quyết định hướng đi tương lai cho trẻ như: Trường Mầm non Mỹ Phước, Mầm non Chuyện nhỏ, Bán công Nam Sài Gòn, Trung học Quốc tế, Cao đẳng bán công Công nghệ & Quản trị doanh nghiệp, Đại học RMIT...Ngoài ra các trường học nước ngoài gần bên như: Trường tiểu học Quốc tế Nam Sài Gòn, Hàn Quốc, Đài Bắc, Nhật Bản mang lại cho trẻ môi trường giao tiếp quốc tế. Bệnh viện FV, bệnh viện tim Tâm Đức được trang bị những thiết bị y khoa hiện đại sẽ cùng bạn chăm sóc sức khỏe cả gia đình.

Quy trình kinh doanh tạo sự thoải mái cho khách hàng

Để có đủ thời gian chào bán và tiến hành các thủ tục hồ sơ với khách hàng, dự án sẽ được chào bán theo nhiều giai đoạn. Sẽ có 300 căn hộ được bán trong giai đoạn 1.

Dự kiến số lượng khách đến mua nhà sẽ tăng cao, nên để đón tiếp khách hàng chu đáo và công bằng, công ty PMH tiếp tục áp dụng quy trình kinh doanh rút thăm mua nhà. Mục đích tổ chức này nhằm biết trước lượng khách hàng đến trong ngày công bố để chuẩn bị mặt bằng đón tiếp cũng như tạo điều kiện giúp người có nhu cầu nhà ở thật sự thêm cơ hội mua hơn.

Công ty PMH quy định mỗi khách hàng chỉ được quyền mua một căn. Khách hàng mua được nhà chỉ được chuyển nhượng sau khi nhận nhà. Những thông tin dự án như giá cả, mặt bằng, kiểu căn hộ... được cung cấp công khai, rõ ràng cho khách hàng vài tuần trước ngày công bố để khách hàng tìm hiểu, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định chuyển "tiền thành ý" vào tài khoản do PMH chỉ định. PMH không sử dụng số tiền này vào bất cứ mục đích nào. Giá đã công bố sẽ cố định, không có sự thay đổi nào khi chào bán. Những giao dịch thành công, số "tiền thành ý" sẽ trở thành tiền đặt cọc mua nhà. Ngược lại, ngân hàng sẽ chuyển khoản trả số tiền này cho khách hàng, cộng thêm tiền lãi suất không kỳ hạn theo quy định của ngân hàng trong vòng 7 ngày làm việc sau ngày công bố.

Mặt bằng tổng thể Sky Garden III


Mặt bằng tổng quát các tầng của Sky Garden III


Mặt bằng tầng hầm


Mặt bằng tầng trệt



Mặt bằng tầng 2


Mặt bằng tầng 3


Mặt bằng tầng flat (tầng 4 trở lên )


Mặt bằng Penthouse - Tầng dưới


Mặt bằng Penthouse Tầng lầu

Các kiểu căn hộ của Sky Garden III

Căn hộ Flat

Căn hộ kiểu G1

Căn hộ kiểu A1





Căn hộ kiểu G2

Căn hộ kiểu A2





Căn hộ kiểu G3

Căn hộ kiểu A3





Căn hộ kiểu G4

Căn hộ kiểu A4

Căn hộ kiểu B1

Căn hộ kiểu C1

Căn hộ kiểu B2

Căn hộ kiểu C2





Căn hộ kiểu B3

Căn hộ kiểu C3

Căn hộ Penthouse

Căn hộ Penthouse kiểu D1- 2D

Căn hộ Penthouse kiểu D1 - 3D

Căn hộ Penthouse kiểu D2 - 2D

Căn hộ Penthouse kiểu D2 - 3D

Căn hộ Penthouse kiểu E1 - 2D

Căn hộ Penthouse kiểu E1 - 3D

Căn hộ Penthouse kiểu E2 - 2D

Căn hộ Penthouse kiểu E2 - 3D

Thông tin chung

- Diện tích đất Sky Garden III: 4.27ha

- Diện tích xây dựng: 26.494m2

- Tổng diện tích xây dựng: 234.739m2

- Tổng diện tích nội thất:138.300m2

- Tổng số căn shop: 56 (23 shop tầng trệt, 33 shop tầng 2)

- Tổng số căn hộ flat: 1.630 căn

- Tổng số căn hộ penthouse: 85 căn

- Tổng cộng: 1.771 căn

Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ:

Phòng Kinh doanh nhà - Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng

TPHCM: (08) 411-8888; Hà Nội: (04) 936-2640

Sunday, November 4, 2007

Mùa bận rộn của các quỹ đầu tư

Ngày 03-11-2007, 10:01
Mùa bận rộn của các quỹ đầu tư

IDG công bố đầu tư vào CyVee ngày 30.10
Hàng loạt quỹ đầu tư bắt đầu tăng cường hoạt động thông qua việc mở rộng quy mô quỹ; lập thêm quỹ mới huy động vốn đầu tư; một số quỹ khác tìm cơ hội giải ngân nguồn tiền dồi dào.

Mở rộng đầu tư

Ông Louis Nguyễn, Phó tổng giám đốc điều hành Công ty cổ phần quản lý quỹ Phú Lân (AnphaCapital) cho biết, AnphaCapital vừa chính thức ra mắt 2 quỹ mới là quỹ chứng khoán (dành cho các cổ phiếu OTC) và quỹ về bất động sản. Mỗi quỹ này đang sở hữu trong tay nguồn vốn 40 triệu USD trong giai đoạn đầu và sẽ tăng lên 100 triệu USD/quỹ vào giai đoạn kế tiếp.

Mặc dù mới chính thức hoàn thành giai đoạn 1 của quá trình huy động vốn nhưng quỹ chứng khoán OTC của AnphaCapital đã nhắm tới hàng chục công ty tư nhân có tiềm năng phát triển; các đợt CP hóa lớn như VCB; BIDV... sắp tới; các công ty cổ phần có cổ phiếu (CP) đang giao dịch trên thị trường OTC. Theo ông Louis Nguyễn, mặc dù thị trường niêm yết hiện nay đã khá dồi dào hàng hóa, tuy nhiên định hướng của quỹ OTC là đầu tư vào các công ty trước khi niêm yết.

Theo ông Louis, thị trường chứng khoán không thể tăng trưởng mạnh như trước nữa. Vì vậy, chiến lược đầu tư của AnphaCapital cũng phải thay đổi. Đó là tìm đến các dự án mới bắt đầu nhưng có tiềm năng, có đội ngũ quản lý tốt, tình hình tài chính minh bạch..., hỗ trợ các công ty này phát triển, làm tăng giá trị của công ty này lên, khi đó lợi nhuận mang lại cho quỹ sẽ cao hơn. "Nếu đầu tư vào các công ty đã trưởng thành, đã niêm yết rồi thì chỉ có thể phát triển đến một ngưỡng nhất định nào đó là dừng lại", ông Louis Nguyễn cho biết. Quỹ bất động sản của AnphaCapital thì đang cùng các đối tác trong nước "săn" đất đã có sổ đỏ, đã được quy hoạch, chuẩn bị sẵn sàng và sau đó sẽ hợp tác với các công ty xây dựng để triển khai các dự án cầu đường, khách sạn; resort, khu nghỉ dưỡng...

Mới ra mắt Quỹ hạ tầng VN (VNI thuộc VinaCapital) với tổng vốn 402 triệu USD để đầu tư vào các dự án hạ tầng hồi cuối tháng 8 vừa qua, Quỹ VNI đã giải ngân khoảng 60 triệu USD. Đến thời điểm hiện nay, VinaCapital đang tiếp tục huy động vốn đầu tư từ nước ngoài cho Quỹ VOF (chuyên đầu tư vào chứng khoán và bất động sản) vì quỹ này đã hoàn thành việc giải ngân nguồn vốn trước đó. Ông Andy Ho, Giám đốc điều hành Quỹ VinaCapital cho biết, ông sẽ đi tới nhiều nước trên thế giới để giới thiệu và huy động vốn cho VOF. Đến ngày 14.11 tới, số vốn của VOF sẽ được chốt lại và danh mục đầu tư sẽ được lên sau đó.

Bận rộn mùa giải ngân

Bên cạnh những quỹ đang huy động thêm vốn, các quỹ mới vừa được mở ra để khai thác các cơ hội đầu tư mới, không ít các quỹ đầu tư hiện có với nguồn vốn dồi dào đang tích cực tìm cơ hội đầu tư để giải ngân. Ông Nguyễn Tuấn Thiên Ân, Giám đốc điều hành Quỹ Mekong Fun II (thuộc Mekong Capital) cho biết, quỹ mới nhất của Mekong Capital là quỹ cổ phần hóa Vietnam Azalea Fun được mở hồi tháng 6.2007 với nguồn vốn 100 triệu USD đã và đang đầu tư vào các công ty cổ phần hóa, tham gia đấu giá cổ phần các công ty chưa niêm yết với quy mô đầu tư khoảng 5 - 10 triệu USD/dự án.

Theo ông Ân, hiện nay nguồn vốn trong các quỹ của MekongCapital còn khá dồi dào, nguồn vốn này đang chờ các cơ hội đầu tư mới để giải ngân. Bà Đường Thu Hương, Giám đốc đối ngoại IDG cũng cho biết, thời điểm cuối năm là lúc IDG đang khẩn trương giải ngân vào một số công ty. Cụ thể, cuối tháng 10 vừa qua, IDG chính thức đầu tư vào CyVee, mạng cộng đồng đầu tiên dành cho giới kinh doanh và chuyên môn tại VN. CyVee bắt đầu đưa vào chạy phiên bản thử nghiệm vào đầu năm 2007 dưới tên gọi vnSpoke.com và ra mắt chính thức với phiên bản CyVee.com. Đây là công ty thứ 18 được IDG đầu tư.

Trước đó hồi giữa tháng 10, IDG cũng đã dành khoản đầu tư lớn vào Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam (CV Coporation)... Khoảng giữa tháng 11 này, IDG tiếp tục công bố khoản đầu tư mới vào 2 công ty khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Bà Hương cũng cho biết, kế hoạch mở quỹ mới đã được lên kế hoạch cho năm 2008.

Theo TN

Chứng khoán tháng 10: Anh … đuối, em nâng

Ngày 03-11-2007, 09:42
Chứng khoán tháng 10: Anh … đuối, em nâng

Nhiều nhà đầu tư vẫn trong trạng thái lưỡng lự do chưa xác định được xu thế của thị trường.
Hầu hết các gương mặt lớn như ITA, KDC, NKC, FPT, STB, VNM, REE hay SJS... đều không để lại dấu ấn nào trên thị trường. Trong khi đó, góp mặt trong top 5 mã tăng giá phần lớn là các cổ phiếu vừa và nhỏ.

Đáng chú ý là hai anh em nhà Kinh Đô KDC, NKD khi để tuột mất tổng cộng 64.000 và 38.000 đồng, tương ứng với mức giảm 23,97% và 16,52% trong tháng 10, "chiếm" luôn vị trí mất điểm nhiều nhất tháng.

SJS cũng không phải ngoại lệ khi để mất tới 28.000 đồng, tương ứng 9,46%, còn 268.000 đồng trong phiên giao dịch đóng cửa cuối tháng 10. Các gương mặt khác như REE, VNM, ITA cũng lần lượt góp mặt trong danh sách những cổ phiếu đi xuống với các mức giảm là 9.000, 7.000 và 6.000 đồng.

Mặc dù kết quả kinh doanh quý III của hầu hết các công ty lớn được đánh giá là khả quan, giá cổ phiếu của các công ty này vẫn không tăng như mong muốn. Theo các chuyên gia là do trước đó, kết quả kinh doanh thực chất đã phản ánh vào trong giá chứng khoán bởi phần lớn nhà đầu tư đã đoán trước thông tin nên tích cực mua vào, đẩy giá lên. Chính vì vậy, khi các công ty công bố kết quả, giá cũng không lên mạnh mẽ nữa.

Trong khi đó, rất nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ lại trở thành tâm điểm chú ý của giới đầu tư, đặc biệt là những tay "lướt sóng" hay những người chơi ngắn hạn. Dẫn đầu mức tăng giá trong nhóm này là cổ phiếu LAF của Công ty Chế biến hàng xuất khẩu Long An, tăng 17.300 đồng, tương ứng 72,08%.

Vị trí tiếp theo thuộc về BTC, tăng 12.700 đồng, tương ứng 39,69%. Trong top 10 còn có sự góp mặt của các cổ phiếu khác như DPC, TTC, MHC và HTV...với các mức tăng tương ứng là 36,57%; 31,25%; 30,28% và 28,81%.

Gây ấn tượng không kém là nhóm cổ phiếu mới chào sàn, trong đó HDC, SC5, TCM và TSC liên tục tăng kịch trần, thường xuyên trong tình trạng cầu vượt cung. Hiện tượng này, theo các chuyên gia, là do các tay đầu cơ đã biết thông tin gom hàng trước khi các cổ phiếu này lên sàn. Sau đó, họ lại dùng các chiêu như đánh bóng tên tuổi, tạo dư luận ảo... để "thổi" giá của chúng lên.

"Hầu hết những công ty này đều có vốn điều lệ nhỏ, Nhà nước lại nắm cổ phần chi phối. Chính vì vậy, lượng hàng bán ra ngoài thị trường thường bị hạn chế. Cung ít mà cầu nhiều thì rất dễ bị các đại gia làm giá", một chuyên gia nhận định.

Mặc dù trong những phiên cuối tháng, giá của một số cổ phiếu mới đã bắt đầu chững lại, hoặc quay đầu giảm giá như HDC hay SC5, trên thực tế, một trào lưu săn lùng hàng sắp lên sàn vẫn đang diễn ra sôi nổi. Vị chuyên gia trên khuyến cáo, các nhà đầu tư nên thận trọng để tránh không rơi vào bẫy của những tay làm giá chuyên nghiệp.

Nhìn chung trong tháng 10, thị trường chứng khoán VN vẫn không có sự bứt phá nào đáng kể và thường xuyên rơi vào trạng thái điều chỉnh. Tổng cộng có 11 phiên tăng điểm trong khi 12 phiên đi xuống. Đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng, Vn-Index còn 1.065,09 điểm. Như vậy tính chung cả tháng, Vn-Index mất tới 19,3 điểm.

Sau một thời gian khá dài lình xình, cuối tháng 9 thị trường chứng khoán VN đột ngột tăng nóng trở lại, kích thích sự hưng phấn cho người chơi chứng khoán sau một thời gian khá dài "ngủ đông". Sự hưng phấn của giới đầu tư tiếp tục được duy trì trong những phiên đầu tiên của tháng 10.

Ngay trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng, chỉ số Vn-Index đã phi nước đại khi tăng tới 37,53 điểm. Phiên giao dịch này cũng ghi nhận sự nhảy vọt về giá trị khớp lệnh với hơn 2.000 tỷ đồng được nhà đầu tư đổ vào thị trường. Sự sôi động tiếp tục được duy trì trong hai phiên tiếp theo. Tuy nhiên, suốt thời gian sau đó cho tới cuối tháng, Vn-Index cứ lên rồi lại xuống và không xác định được hướng đi rõ ràng dù có khá nhiều thông tin hỗ trợ tích cực như nền kinh tế vẫn tăng trưởng khả quan, thu hút đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng khá, xếp hạng môi trường kinh doanh cũng được cải thiện đáng kể...

Theo đánh giá của các chuyên gia, trong tháng 10 thị trường vấp phải một ngưỡng cản tâm lý 1.100 điểm. Bằng chứng là trong suốt cả tháng, Vn-Index chỉ xoay quang mốc này mà vẫn chưa bứt khỏi ra được. Giám đốc Quỹ đầu tư Dragon Capital Dominic Scriven cho hay, thị trường cần một sự nhiệt tình nhất định để vượt qua mức cản tâm lý này trong thời gian tới. Chỉ đến khi đó, thị trường mới bật lên mạnh mẽ được.

Gần như trong suốt cả tháng, nhà đầu tư trên thị trường rơi vào trạng thái lưỡng lự khi chưa xác định được rõ xu hướng của thị trường. Có nhiều nguyên nhân của thực trạng này, song sự kiện được đánh giá là tác động lớn nhất chính là việc trì hoãn IPO của đại gia ngân hàng Vietcombank. Sự chậm chạp cũng như không rõ ràng về thông tin chào bán cổ phần lần đầu của đại gia này khiến giới đầu tư trong nước, kể cả các quỹ đầu tư nước ngoài vô cùng sốt ruột. Một dòng tiền khá lớn đang chờ giải ngân cũng khiến thị trường không thể ra khỏi thế giằng co trong suốt tháng.

Thêm vào đó, tâm lý chung của người chơi chứng khoán trong tháng là chờ đợi hàng mới của một loạt doanh nghiệp lớn như Đạm Phú Mỹ, Hòa Phát, Cao su Đồng Phú...

Tháng 11 được cho là khoảng giao nhau giữa quý III và quý IV, các chuyên gia cho rằng, thị trường chứng khoán có thể sẽ còn tiếp tục lình xình trong tháng này, sau đó mới bật lên được.

Top các cổ phiếu tăng giá nhiều nhất tháng

Mã chứng khoán

Thay đổi (VND)

% thay đổi

LAF

17.300

72,08

BTC

12.700

39,69

UNI

4.200

39,62

DPC

12.800

36,57

IMP

52.000

31,33

Các cổ phiếu giảm giá nhiều nhất tháng

Mã chứng khoán

Thay đổi (VND)

% thay đổi

KDC

64.000

23,97

NKD

38.000

16,52

GTA

6.900

12,9

RIC

14.000

11,38

CAN

31.600

9,71

Trái lại, tháng 10 lại được coi là khoảng thời gian sôi động của sàn chứng khoán Hà Nội. Tính chung cả tháng, chỉ số Hastc-Index tăng tới 44,72 điểm.

Sự đảo chiều nhanh chóng trên sàn Hà thành khiến nhiều nhà đầu tư không kịp trở tay. Một số người sau một thời gian chinh chiến trên sàn HOSE vội vã quay sang đánh chiếm sàn HASTC càng làm cho thị trường thêm sôi sục. Có những phiên, Hastc-Index tăng tới gần 12 điểm.

Theo giới chuyên gia, biên độ 10% của sàn Hà Nội (thậm chí nếu tính nhanh có thể đạt tới 20%) đã tạo ra sức hút thực sự đối với các nhà đầu tư. Chính vì thế, không chỉ có giới đầu tư trong nước mà ngay cả những nhà đầu tư nước ngoài cũng bắt đầu nhảy vào cuộc đua này.

Theo Vnexpress

Kinh tế

Blog Archive

Topics