Kênh thông tin đầu tư ở Vietnam

Thursday, February 14, 2008

Mở rộng cửa cho Việt kiều được mua nhà ở tại VN

Cập nhật ngày 7/2/2008 (GMT+7)
Mở rộng cửa cho Việt kiều được mua nhà ở tại VN
Xem anh phong to
Ông Nguyễn Mạnh Hà, cục trưởng cục quản lý nhà ( bộ Xây dựng)
Bộ Xây dựng đã trình lên chính phủ dự thảo nghị định sửa đổi bổ sung nghị định 90 của Chính phủ về việc người VN ở nước ngoài mua nhà ở VN. Theo đó, dự thảo được sửa đổi theo hướng mở rộng đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, cục trưởng cục quản lý nhà (bộ Xây dựng) cho biết:

Trước kia, người VN định cư ở nước ngoài được mua nhà ở VN thuộc 4 nhóm đối tượng là Việt kiều về đầu tư, nhà khoa học, người có công, người được phép về sống ổn định tại VN thì được sở hữu nhà ở như người VN ở trong nước, những người VN định cư ở nước ngoài không thuộc 4 nhóm đối tượng trên nhưng đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ 6 tháng trở lên thì được sở hữu một nhà ở.

Lần này, dự thảo được sửa đổi theo hướng mở rộng đối tượng được sở hữu nhà ở tại VN và chỉ phân ra 2 trường hợp cụ thể: một là, trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân VN (bao gồm người có quốc tịch VN và người mang hộ chiếu nước ngoài nhưng vẫn còn quốc tịch VN) được sở hữu nhà ở như người VN ở trong nước (không hạn chế số lượng nhà ở được sở hữu); hai là, trường hợp người VN định cư ở nước ngoài là người gốc VN nếu thuộc các nhóm đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật Nhà ở thì được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như người Việt Nam ở trong nước.

Trong trường hợp người VN định cư ở nước ngoài là người gốc Việt Nam không thuộc các nhóm đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật Nhà ở thì chỉ được sở hữu một nhà ở.Đồng thời với việc sửa đổi trên thì dự thảo cũng quy định rõ các loại giấy tờ để chứng minh đối tượng là người VN định cư ở nước ngoài làm cơ sở để thuận lợi trong thực hiện.

* Thưa ông, làm gì để chứng minh người gốc VN ở nước ngoài là người VN?

- Để xác định chứng minh là người gốc VN ở nước ngoài thì đương sự chỉ cần một số giấy tờ sau đây trình bày với cơ quan chức năng để được xác nhận như: hộ chiếu ghi là gốc người VN, giấy xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài. Bản thân có giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy chứng minh của bố hoặc mẹ mà các cấp chính quyền của chế độ cũ đã xác nhận.

Do vậy, lần này nghị định rất “ thoáng” ở chỗ là người VN định cư ở nước ngoài gốc VN nếu đã về VN và có thời hạn cư trú ghi trong hộ chiếu hoặc trong giấy tờ nhập xuất cảnh từ 06 tháng trở lên hoặc được cấp Giấy miễn Thị thực theo quy định của pháp luật thì được sở hữu 1 nhà ở.

* Người VN ở nước ngoài khi mua nhà ở VN thì cần những thủ tục gì?

- Người VN định cư ở nước ngoài khi mua nhà ở tại VN thì chỉ cần thoả thuận với bên bán nhà ở và ký kết hợp đồng theo mẫu quy định tại phụ lục số 5 của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP.

Trong trường hợp mua nhà của tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở thì không cần phải công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền và tổ chức này có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở và bàn giao các giấy tờ có liên quan đến người mua trong thời gian tối đa là 30 ngày. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thực hiện như đối với người Việt Nam trong nước

* Nhiều bà con Việt Kiều phản ánh là mua nhà của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản rất khó bởi vì các doanh nghiệp này chưa có sổ đỏ, sổ hồng để bàn giao cho bà con?

- Dự thảo lần này cũng khắc phục một số quy định chưa hợp lý đối với trường hợp bán nhà ở của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cho người VN định cư ở nước ngoài như quy định khi mua phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu của bên bán nhà mà chỉ cần có bản sao Quyết định phê duyệt dự án hoặc Giấy chứng nhận đầu tư kèm theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

* Hiện tại số lượng người VN định cư ở nước ngoài mua nhà ở VN là bao nhiêu?

- Theo thống kê mới nhất của cục quản lý nhà (Bộ Xây dựng) thì đến thời điểm này, tổng số người VN định cư ở nước ngoài mua nhà ở tại VN là 137 người, phần lớn tập trung tại TP. HCM.


Theo Tuổi Trẻ

Cập nhật ngày 1/2/2008 (GMT+7)

Sẽ đơn giản hóa quy định mua nhà với Việt kiều
Xem anh phong to
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết phát biểu tại buổi gặp gỡ “Xuân quê hương” với kiều bào nhân dịp Tết Mậu Tý 2008 - Ảnh Website Chính phủ
Chiều 31/1, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã dự cuộc gặp mặt thân mật khoảng 1.000 kiều bào và thân nhân về nước đón Tết, mừng Xuân Mậu Tý 2008

Chủ tịch nước khẳng định: Những thành tựu chúng ta đạt được ngày hôm nay chính là nhờ ý chí quyết tâm, lao động sáng tạo, sự nỗ lực và phấn đấu vươn lên không ngừng của cả dân tộc ta, của đồng bào ở trong nước cũng như ngoài nước.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm so với yêu cầu và mong mỏi của bà con kiều bào cũng như nhiệm vụ phát triển của đất nước. Năm 2008, các cơ quan chức năng ở trong nước sẽ tiếp tục cụ thể hoá và hoàn thiện hơn nữa các quy định về quốc tịch, về mua nhà ở trong nước... đối với kiều bào theo hướng thông thoáng, thuận tiện và đơn giản thủ tục, đáp ứng tốt hơn nguyện vọng chính đáng của bà con...

Chủ tịch nước khẳng định, tình hình mới đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với đất nước, do đó mỗi người, dù ở trong hay ngoài nước đều phải nỗ lực hết mình vì sự nghiệp chung của dân tộc.

Theo TTXVN

Tuesday, February 12, 2008

HSI: LN năm 2007 tăng mạnh 883,7%, EPS đạt 2.503 đồng

HSI: LN năm 2007 tăng mạnh 883,7%, EPS đạt 2.503 đồng
Wed, Jan 30 2008
ATPVietnam
Sở GDCK TPHCM thông báo về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh quý IV và cả năm của CTCP Vật tư Tổng hợp và Phân bón Hoá sinh (mã chứng khoán HSI).

Theo đó, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ quý IV/2007 đạt 172,234 tỷ đồng. Luỹ kế cả năm doanh thu thuần đạt 656,894 tỷ đồng, tăng 68,66% so với năm 2006 (tương đương tăng 267,418 tỷ đồng).

Lợi nhuận sau thuế quý IV/2007 đạt 10,943 tỷ đồng. Luỹ kế cả năm lợi nhuận sau thuế đạt 25,035 tỷ đồng, tăng 883,7% so với năm 2006 (tương đương tăng 22,49 tỷ đồng).

Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu quý IV là 1.094 đồng, cả năm là 2.503,5 đồng, và với mức giá 30.000 đồng/cổ phiếu tại thời điểm hiện tại thì P/E của HSI là 11,98 lần.

CTCP Vật tư Tổng hợp và Phân bón Hoá sinh có vốn điều lệ là 100 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh của HSI là sản xuất mua bán phân bón. Mua bán nguyên liệu sản xuất phân bón, máy móc, thiết bị, phụ tùng ngành nông nghiệp; Gia công, chế biến, nuôi trồng thủy hải sản...

Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của HSI:

CHỈ TIÊU

QUÍ 4

LŨY KẾ

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

172,234,141,500

656,899,919,660

Các khỏan giảm trừ

0

5,669,750

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

172,234,141,500

656,894,249,910

Giá vốn hàng bán

149,038,847,678

590,591,556,733

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

23,195,293,822

66,302,693,177

Doanh thu họat động tài chính

222,791,178

526,483,590

Chi phí tài chính

7,424,179,579

32,580,002,454

Chi phí bán hàng

3,428,660,521

4,816,596,193

Chi phí quản lý doanh nghiệp

1,860,677,856

5,285,519,695

Lợi nhuận thuần từ họat động kinh doanh

10,704,567,044

24,147,058,425

Thu nhập khác

1,424,824,113

2,123,277,237

Chi phí khác

1,186,345,049

1,234,943,562

Lợi nhuận khác

238,479,063

888,333,675

Tổng lợi nhuận kế tóan trước thuế

10,943,046,107

25,035,392,099

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

0

0

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

10,943,046,107

25,035,392,099

Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu

1,094



Phiên giao dịch ngày 29/1 HSI tăng 1.200 đồng/cổ phiếu (tương đương tăng 4,17%) lên 30.000 đồng/cổ phiếu, với 21.330 cổ phiếu được chuyển nhượng.

Ngày

Giá

Thay Đổi

%Thay Đổi

Khối lượng

29/01/2008

30.000

1.200

4,17

21.330

28/01/2008

28.800

-100

-0,35

14.950

25/01/2008

28.900

700

2,48

4.700

24/01/2008

28.200

-800

-2,76

3.220

23/01/2008

29.000

-1.500

-4,92

24.410


Công ty CP Vật Tư Tổng Hợp Phân Bón Hóa Sinh giải trình biến động kết quả kinh doanh quí 4/2007 như sau:

Chỉ tiêu

Quí 4/2007

Quí 3/2007

Chênh lệch

Lợi nhuận trước thuế

10.943.046.107

7.449.237.239

Tăng 47%

Doanh thu

172.234.141.500

152.154.100.875

Tăng 13%

Giá vốn hàng bán

149.038.847.678

135.605.299.451

Tăng 10%

Nguyên nhân:

Quí 4 là thời điểm vào vụ đông xuân của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nên lượng hàng bán ra tăng làm tăng doanh thu trong kỳ.

Tăng giá các mặt hàng theo tình hình chung của thị trường phân bón, làm tăng doanh thu trong kỳ

Nguyên liệu nhập từ kỳ trước nên giá vốn hàng bán tương đối ổn định.


"Khai sàn"... không như ý

Ngày 13-02-2008, 09:08
"Khai sàn"... không như ý

Thế là hy vọng của các NĐT về một phiên "mở hàng" tăng mạnh đã không thành. Kết thúc đợt 3, VN-Index còn hơn 841 điểm, giảm 18,39 điểm. Chị An thở dài: "Mọi phiên đầu năm sàn đông vui lắm, năm nay trống vắng, ảm đạm thế này thì không biết cả năm thế nào".

Tuy nhiên với một số người thì diễn biến của thị trường hôm qua (12.2) cũng không ngoài dự đoán. Ngay từ cuối năm Đinh Hợi, tâm lý chung vẫn dè dặt về viễn cảnh của TTCK VN trong năm Mậu Tý.

"Nghi ngại xuất hiện, giao dịch cầm chừng"

Đây chính là kịch bản thứ hai mà một NĐT trên diễn đàn mạng nêu ra trước Tết. Kịch bản thứ nhất là: "Lạc quan phơi phới, giao dịch tưng bừng".

Nhớ lại, ngày 2.2.2008, Index đóng cửa ở mức 859,6 điểm, thị trường tiếp tục có phiên tăng giá thứ 6 liên tiếp. Một kết thúc khá có hậu cho năm Đinh Hợi. Tuy nhiên vẫn còn đó những câu hỏi nghi vấn về diễn biến cung-cầu và động thái của NĐTNN.

Nhận xét về diễn biến vài phiên giao dịch trước Tết, một NĐT nói: "Cái sự tăng có rất nhiều điều không bình thường, các lệnh "khủng" giá trần -CE ở đâu nhảy ra, trong khi nguồn cung thì khá dồi dào, nếu muốn mua đâu cần phải đặt CE vậy. Rõ ràng là có vấn đề. Nhất là sàn Hà Nội, giao dịch cả ngày chỉ có vài ngàn mà ở đâu nhảy ra cái lệnh 3-4 chục ngàn giá trần 10%. Thị trường kiểu này khả năng lép cũng có nhưng nổ cũng cao".

Động tĩnh của NĐTNN trong thời gian gần đây cũng khiến các NĐTTN cảm thấy lo ngại là họ không thể hiện một xu hướng rõ ràng. Có người đặt câu hỏi nếu thị trường có xu hướng tăng thật sự tại sao NĐTNN vẫn "hờ hững như con cá vàng", mua một ít, bán một ít và chung quy lại thì... bán vẫn nhiều hơn mua?

Bên cạnh đó thông tin về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thừa nhận nguy cơ kinh tế Mỹ suy thoái và tình hình sụt giảm của các TTCK trên thế giới trong đầu tháng 2 khiến một số NĐT Việt càng thêm lo lắng.

Viễn cảnh không tiền

Nhận xét về việc VN-Index giảm ngay phiên đầu năm, có người cho rằng do tâm lý thăm dò thị trường, do nhiều người còn đi chúc Tết, lễ hội chưa quay lại thị trường... nhưng nhiều người khẳng định là do thị trường vẫn thiếu sức cầu.

Các quỹ, CTCK tự doanh, NĐTNN tuy cũng có những vụ mua-bán lỗ nhưng nhìn chung thì sàn niêm yết bây giờ chỉ là nơi họ hiện thực hóa các khoản lợi nhuận của những CP mà họ đã mua với giá rẻ khi còn ở OTC hoặc IPO.

Đa số NĐT nhỏ, lẻ chỉ còn nhiều CP hơn tiền. VN-Index một thời gian dài lình xình không tạo đáy, không bứt phá khiến nhiều người lỗ nặng vì đoán sai hướng thị trường. Nhiều NĐT đến giờ vẫn trong tư thế chờ thị trường lên vài phiên để "xả hàng", cắt lỗ thu tiền mặt về chứ không hy vọng thị trường sôi động để kiếm lời. Nguồn vốn vay NH vẫn bị siết chặt.

Ngay trước thời điểm TTCK tạm ngừng giao dịch nghỉ Tết, NHNN công bố ban hành Quyết định 03/2008/QĐ-NHNN thay thế cho Chỉ thị 03. Dù bị cho rằng QĐ 03 là "bình mới, rượu cũ" nhưng xem ra tác động lần này đến các NĐT không nặng nề như trước vì cũng không còn nhiều người có ý định vay NH để kinh doanh CK.

Một nhà đầu tư nói: "Ai đã từng vay tiền NH để chơi CK thì mới "ngấm đòn" của 03. Trường hợp bạn đi vay tiền để đầu tư CK khi thị trường lên thì rất "OK" (nhưng trường hợp này sẽ rất ít xảy ra trong ngắn hạn trong 2008 vì khả năng lạm phát cao).

Khi thị trường suy tàn thì bạn sẽ bị một sức ép cực lớn từ phía NH, bất kỳ lúc nào khi giá các CK giảm thê thảm như thời gian qua bạn sẽ nhận được giấy đòi nợ trước hạn vì giá CK đã bị giảm xuống dưới mức giá an toàn được quy định. Lúc đó bạn sẽ vừa phải trả lãi suất cho NH vừa phải chịu thua lỗ do giá CK của bạn bị giảm.

Đó là sự chịu đựng của người trực tiếp đi vay NH. Còn những người chỉ chơi CK bằng tiền riêng của họ thì bị ảnh hưởng gián tiếp, cũng bị lỗ vì khi những người vay tiền NH để đầu tư CK bắt buộc phải bán tháo CP khi TTCK đang bị điều chỉnh giảm sẽ làm cho TTCK sẽ càng bị giảm thê thảm hơn và tất nhiên tất cả mọi người chơi CK sẽ đều bị thua lỗ nặng như thời gian qua".

Còn nhiều mốc kháng cự

Thị trường sẽ lên bởi không thị trường nào xuống mãi, nhưng đến mốc nào và thời điểm nào thì ít NĐT khẳng định được. Về ngắn hạn, một NĐT của CLBCK Sài Gòn sau khi phân tích các đồ thị kỹ thuật dự đoán: "Trước mắt, VN-Index có khá nhiều kháng cự thật sự nếu muốn thăng hoa, mốc đến trước mặt tuần tự là 875, 900, 970, 1.000...".

Có người nói: "Tôi tin là những ngày tới sẽ có một số phiên tăng và tăng khá mạnh nhưng sau đó thì thị trường sẽ giảm vì vẫn chưa nhìn thấy lực cầu ở đâu". Một số NĐT cho biết sẽ thoát khỏi thị trường nếu VN-Index giảm dưới 750 điểm và sẽ mua vào nếu thị trường tăng vượt ngưỡng 870-900 điểm.

Nhận định về tình hình TTCK VN trong cả năm 2008. đa số NĐT cho rằng sẽ là một năm khó khăn. Một người nói: "Nếu ai đang còn tiền, hãy đầu tư thật cẩn thận và tiết kiệm. Nếu có khả năng lợi nhuận cao thì hãy đầu tư, vì trong năm 2008 DN rất khó có thể phát hành CP với số lượng lớn một cách dễ dàng hoặc phát hành với giá cao ngất ngưởng như 2 năm 2006 và 2007 được. Điều này đồng nghĩa với việc các NĐT có nhiều cơ hội mua hàng rẻ IPO.

Việc cung tiền bị hạn chế bởi chính sách kiềm chế lạm phát làm ảnh hưởng đến cung-cầu CP trên thị trường niêm yết bởi cầu có khả năng thanh toán sẽ bị hạn chế nhiều. Hiện nay, tiền từ các NHTM NN để cung vào lưu thông qua hoạt động tín dụng đang bị hạn chế ở mức tối đa để kiềm chế lạm phát".

Người khác nói: "Theo tôi, lạm phát sẽ được ưu tiên trước. Sau đấy, Chính phủ và NHNN mới dùng những biện pháp kích cầu tác động trực tiếp vào tâm lý của NĐT để hỗ trợ TTCKVN. Năm 2008 xu hướng bứt lên là không mạnh, xu hướng chững lại và giảm nhẹ được thể hiện rõ ràng hơn. Như vậy, năm 2008 phù hợp với chiến thuật đầu tư dài hạn". Cơ cấu lại danh mục CP và chuyển hướng đầu tư cũng là suy nghĩ của nhiều người khác.

Anh M - một NĐT chuyên nghiệp trên sàn SSI - nói: "Năm vừa rồi tôi vất vả cả năm, đần cả người, bạc cả tóc, lúc lên bù lúc xuống vẫn lỗ vài trăm triệu. Tôi đang tính chuyện khi nào VN-Index lên được 900-950 điểm, tôi bán hết thu tiền về chọn một vài loại CP NH và Cty tài chính mới thành lập trên OTC để đầu tư dài hạn thôi"!

Theo LĐ

Singapore của Việt Nam

Cập nhật ngày 12/2/2008 (GMT+7)
Singapore của Việt Nam
Xem anh phong to
Công nhân Tổng công ty Xây dựng số 1 (Bộ Xây dựng) khoan nền địa chất đoạn đường nối cầu Thủ Thiêm với đại lộ Đông-Tây chiều qua (10-2). Ảnh: L.ĐỨC
Lãnh đạo TP.HCM đã ’chốt’ đến cuối năm 2008 hầm Thủ Thiêm phải xong. Đến cuối năm 2009 toàn bộ dự án đại lộ Đông-Tây sẽ hoàn thành.

Hôm qua (10-2, nhằm mùng bốn Tết), công nhân công trường xây dựng đường nối cầu Thủ Thiêm đến đại lộ Đông-Tây ở phía quận 2 đã bắt đầu ngày làm việc đầu tiên sau Tết Mậu Tý 2008. Cùng ngày, hơn 500 kỹ sư, công nhân của dự án đại lộ Đông-Tây, hầm Thủ Thiêm cũng chuẩn bị bắt tay vào làm việc để sớm nối đôi bờ Đông-Tây Sài Gòn.

Đường nối hoàn thành trong 190 ngày

Theo kỹ sư Cao Hải Vân, Phó ban Quản lý dự án đường nối cầu Thủ Thiêm đến đại lộ Đông-Tây, đường nối dài 870 m, rộng 25 m cho bốn làn xe và cầu tạm bằng sắt dầm bailey băng qua hồ nước trung tâm khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tổng kinh phí xây dựng các hạng mục trên khoảng 120 tỷ đồng. Vị trí, phương án tuyến đường nối trùng với đường chính trong tương lai theo quy hoạch của khu đô thị mới Thủ Thiêm. Cầu Thủ Thiêm thông xe ngày 9-1 nhưng chưa phát huy tác dụng vì chưa có đường nối này.

Theo kỹ sư Vân, Tổng công ty Xây dựng số 1 sẽ dồn toàn lực để tuyến đường nối trên sẽ được hoàn thành sau 190 ngày. Ông Vũ Kiến Thiết - Giám đốc Khu quản lý giao thông đô thị số 2 cho biết để công trình hoàn thành đúng tiến độ, đơn vị thi công sẽ không áp dụng phương pháp đắp cát gia tải chờ lún từ một đến hai năm mà sử dụng cọc CDM để làm cứng nền hạ. Khoảng 240.000 cọc xi-măng đường kính 0,6 m, dài 18-27 m sẽ được đóng xuống nền đất. “Đây là công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng ở Việt Nam. Nhờ đó sẽ cho phép đẩy nhanh tiến độ để cầu Thủ Thiêm sớm chấm dứt cảnh đứng chơ vơ giữa dòng sông Sài Gòn” - ông Thiết nói.

Cuối năm 2008 phải xong hầm Thủ Thiêm

Hầm Thủ Thiêm nối trung tâm TP với quận 2 đã tượng hình với phần nắp hầm dẫn đang được đổ bê-tông. Một đường ống sâu hút, rộng thênh kéo dài hàng trăm mét ra tận bờ sông Sài Gòn. Theo kỹ sư Vương Hoàng Thanh, Trưởng phân ban Quản lý dự án Đông-Tây, đây sẽ là hầm vượt sông đầu tiên ở Đông Nam Á.

Kỹ sư Thanh cho biết ở khu vực cuối hầm dẫn phía bờ quận 1, nơi tiếp giáp với sông Sài Gòn là vị trí sâu nhất của hầm dẫn, sâu khoảng 18 m so với mặt đất. Đây cũng là vị trí đấu nối hầm dẫn với thân hầm chính vượt sông Sài Gòn. Hai vách bê-tông của hầm dẫn dày 1,2 m, cắm sâu xuống đất đến 36 m. Đường hầm dẫn được thiết kế rộng 33 m với sáu làn xe. “Lãnh đạo TP.HCM đã “chốt” đến cuối năm 2008 hầm Thủ Thiêm phải xong. Đến cuối năm 2009 toàn bộ dự án đại lộ Đông-Tây sẽ hoàn thành” - kỹ sư Thanh nói.

Chiều dài mỗi đốt hầm là 93 m, chiều cao tương đương độ cao của ngôi nhà ba tầng (khoảng 9 m), chiều ngang là 33 m, bề dày của thành hầm khoảng 1 m. Mỗi đốt hầm nặng đến 25.000 tấn, sau khi đúc xong sẽ bịt hai đầu của mỗi đốt hầm lại rồi cho chúng xuống sông Sài Gòn và lai dắt từ Nhơn Trạch về như một chiếc thùng.

Dự án công nghệ cao đầu tiên sắp khởi công

Ngày 4-2 (nhằm 28 tháng Chạp), Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân đã trao giấy chứng nhận đầu tư dự án Công viên Tri thức Việt-Nhật tại khu đô thị mới Thủ Thiêm cho Công ty cổ phần Phát triển nguồn lực Việt-Nhật. Dự án có tổng vốn đầu tư 610 triệu USD, diện tích xây dựng 440.000 m2, hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, cao ốc văn phòng, nhà ở cho thuê; sản xuất, gia công phần mềm xuất khẩu, thiết kế vi mạch, mạch điện tử (chip); đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại và đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao. Dự án sẽ được khởi công vào tháng 6-2008, hoàn tất vào năm 2012. Năm 2017, dự án sẽ đạt quy mô 35.000 kỹ sư, lập trình viên và 10.000 lao động gián tiếp.

Chủ tịch Lê Hoàng Quân cho biết: Dự án này sẽ góp phần thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm trở thành trung tâm tài chính, ngân hàng, dịch vụ và công nghệ phần mềm.

- Cầu Thủ Thiêm được thiết kế với tuổi thọ 100 năm, dài 1.250 m, rộng 28 m, sáu làn xe, tổng vốn đầu tư 1.099 tỷ đồng. Cầu Thủ Thiêm sẽ giảm đáng kể áp lực cho cầu Sài Gòn, tạo điều kiện phát triển khu đô thị mới Thủ Thiêm.

- Tổng chiều dài của đại lộ Đông-Tây gần 22 km, gồm gần 1,5 km hầm vượt sông Sài Gòn (hay còn gọi là hầm Thủ Thiêm); xây mới 13 cầu, cải tạo ba cầu hiện có; xây mới năm nút giao thông và 11 cầu bộ hành. Dự án đi qua địa bàn các quận 1, 2, 4, 5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh. Hầm Thủ Thiêm và đại lộ Đông-Tây khi hoàn thành sẽ tạo trục giao thông trực tiếp đến khu đô thị mới Thủ Thiêm.

- Theo Công ty Tư vấn Edaw (Mỹ, có trụ sở tại Hong Kong), khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ là một đô thị tầm cỡ thế giới, như một Hong Kong, Singapore của Việt Nam. Theo đề xuất của Công ty Tư vấn Edaw, đến năm 2020 khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ hoàn tất.

Toàn khu đô thị này sẽ chia làm sáu khu riêng biệt. Trong đó, khu trung tâm chính là quận thương mại Thủ Thiêm, có những tòa nhà mang kiến trúc độc đáo, hạ tầng kỹ thuật thuộc dạng cao cấp so với các trung tâm chính khác tại châu Á, nhiều khách sạn quốc tế bốn, năm sao. Còn lại là khu công nghiệp tri thức (thuộc quận trung tâm), khu bờ sông Sài Gòn (thuộc khu dân cư phía bắc), khu dân cư mũi tàu (thuộc khu dân cư phía nam dành cho người có thu nhập cao), khu hành lang xanh giải trí (thuộc khu ngập nước, có vườn bách thảo, công viên nước, viện nghiên cứu và trung tâm thể thao), khu dân cư phía đông (dành cho người tái định cư và nhà giá rẻ).

Monday, February 11, 2008

Chứng khoán hai sàn đang giảm phiên đầu năm

Thứ Ba, 12/02/2008 - 9:32 AM

Chứng khoán hai sàn đang giảm phiên đầu năm


Trong những ngày đầu năm mới, các chuyên gia và nhiều nhà đầu tư đều đưa ra nhận định thị trường sẽ có một phiên hồi phục mạnh mẽ nhờ tâm lý hứng khởi của nhà đầu tư sau một thời gian dài nghỉ tết.


Tuy nhiên, Hastc-Index đang giảm điểm còn trên sàn Tp.HCM các blue-chip đang cắm đầu đi xuống.
Màu đỏ bao phủ trên bảng chứng khoán của sàn Tp.HCM, kết thúc đợt 1, Vn-Index giảm 2,6 điểm (tương đương 0,3%) xuống 857,02 điểm.
Giao dịch duy trì ở mức thấp. Có 1,48 triệu đơn vị giao dịch trị giá 105,53 tỷ đồng.
Các cổ phiếu blue chip ngoài FPT đang đứng giá còn lại đều giảm điểm: DXP, DPM, SAM, REE, SSI, STB.
Mở đầu phiên đầu năm Hastc đang giảm nhẹ 2 điểm đạt 296,57 điểm

Các cổ phiếu nhìn chung có số lượng dư bán rất lớn, có nhiều mã chỉ có người bán mà không có lượng mua, ngoại trừ những mã như NBC kịch trần do có báo cáo kết quả kinh doanh khá tốt , lượng dư mua hơn 120.000 cổ phiếu và PTS và PSC cũng đang không có dư bán và giao dịch mở mức trần.

Trước tết các báo cáo kết quả kinh doanh của các công ty được công bố rộng rãi trên Hastc đã khiến một số mã có kết quả kinh doanh tăng đột biến, EPS hơn 10.000 đồng/CP phi trần như CMC, ILC ..hiện CMC đã bị “ghìm cương” còn ILC vẫn đang có mức tăng đáng kể ( từ 101.400 đồng/CP lên 108.000 đồng/CP).
Tân binh KMF và VDL mới lên sàn trước Tết hiện đang có mức tăng nhẹ ( 1 điểm). Các đại gia như ACB, S99, SCJ đang có xu hướng giảm.

Đọc gì thời “bội thực thông tin”?

Ngày 11-02-2008, 19:04
Đọc gì thời “bội thực thông tin”?

(ĐTCK-online) Khoan hãy nói đến chuyện thông tin bạn đọc cung cấp cho bạn những gì, đúng hay sai, nên hay không nên, bản thân việc bạn đọc quá nhiều cũng khiến đầu óc bạn rơi vào trạng thái “loãng”. Đã lúc nào bạn ngồi đọc tin cả buổi, và sau khi nhìn lại bạn vẫn chẳng thể quyết định nổi mình sẽ làm gì chưa? Nếu có, có lẽ bạn đã nạp vào đầu một mớ thông tin hỗn hợp, đầu óc bạn không đủ thời gian để tổng hợp, phân tích chúng.

Một ngày của nhà đầu tư

Nếu bạn là nhà đầu tư luôn theo sát thị trường, ắt hẳn một ngày của bạn phải được bắt đầu bằng việc lên sàn, hoặc vào mạng theo dõi bảng giao dịch trực tuyến. Kế đó, bạn sẽ theo dõi những thông tin liên quan trực tiếp đến cổ phiếu trong danh mục hoặc trong tầm ngắm. Cuối cùng, bạn sẽ xem đến bài phân tích thị trường của các báo, các nhà phân tích tên tuổi. Một ngày của bạn vẫn còn rất dài, bạn sẽ mở nhiều website, mua nhiều báo khác nhau với niềm tin sắt đá rằng, càng có nhiều thông tin bạn càng hiểu thêm về thị trường, đồng nghĩa với việc bạn càng có nhiều khả năng đưa ra những quyết định sáng suốt.

Bạn không hẳn là một nhà đầu tư theo trường phái chú trọng vào các thông tin, nhưng có thể khẳng định rằng, một bộ phận không nhỏ nhà đầu tư hiện nay có diễn biến một ngày đúng như vậy.

Bội thực thông tin

Khoan hãy nói đến chuyện thông tin bạn đọc cung cấp cho bạn những gì, đúng hay sai, nên hay không nên, bản thân việc bạn đọc quá nhiều cũng khiến đầu óc bạn rơi vào trạng thái “loãng”. Đã lúc nào bạn ngồi đọc tin cả buổi, và sau khi nhìn lại bạn vẫn chẳng thể quyết định nổi mình sẽ làm gì chưa? Nếu có, có lẽ bạn đã nạp vào đầu một mớ thông tin hỗn hợp, đầu óc bạn không đủ thời gian để tổng hợp, phân tích chúng.

Bạn thấy nhiều bài viết kêu rằng, nhà đầu tư nhỏ lẻ còn hạn chế về thông tin, chưa hiểu biết về thị trường… Trong thời kỳ đầu thì đúng là có chuyện đó thật. Nhưng mỗi thời mỗi bệnh, khi truyền thông đã bắt kịp thị trường thì ta lại nghe đến một căn bệnh khác, đó là căn bệnh bội thực thông tin. Cũng giống như chuyện năm 1945, nước ta có hàng triệu đồng bào chết đói, nhưng tới năm 2045, ai biết sẽ có bao nhiêu người phải vào viện trị bệnh béo phì?! Và căn bệnh “béo phì” thông tin đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đầu tư nếu bạn không biết tiêu thụ chúng thế nào cho hợp lý.

Câu chuyện thú vị

Đầu tiên, tôi phải khẳng định rằng, báo chí vẫn là một sáng tạo tuyệt vời; nó cũng giống như thức ăn trong thời đại mới, bạn không thể sống thiếu nó; đặc biệt, nếu bạn là một nhà đầu tư.

Bạn đọc rất nhiều thứ, và tôi tin chắc rằng, bạn ít khi được đọc những bản tin toàn con số khô khan; thông thường, mỗi bài viết dù thế nào cũng thêm vào đó vài dòng phân tích hoặc chí ít là nêu lý do rằng, tại sao thị trường hôm đó lại như vậy. Nếu bạn theo dõi thường xuyên, chắc hẳn bạn cũng nhận thấy một câu chuyện rất thú vị xảy ra là khi thị trường giảm mạnh thì có bài viết cho rằng, đó là do ảnh hưởng của thuế thu nhập cá nhân đánh vào chứng khoán, ảnh hưởng tâm lý về đợt IPO Vietcombank, Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN siết vốn cho vay đầu tư chứng khoán… Nhưng một vài hôm sau, khi thị trường tăng giá, có bài viết lại lý giải là nhà đầu tư đã lạc quan hơn với thị trường, ảnh hưởng thuế, IPO Vietcombank… đã nguôi ngoai. Sau đó, thị trường bất ngờ sụt giảm thì có bài viết diễn bài giải thích cũ, nào là ảnh hưởng thuế, Chỉ thị 03, rồi IPO Vietcombank… vẫn còn mạnh, mặc dù bản chất sự việc không hề thay đổi! Vậy, với tư cách là một nhà đầu tư, bạn thu hoạch được gì sau khi đọc những bài nhận định đó?

Một vấn đề khác là việc cóp thông tin từ trang web này sang trang web khác, báo nọ đăng lại tin của báo kia; thậm chí, có những trang web chỉ có một việc đơn giản là tổng hợp tin từ các trang web khác sau đó ghi nguồn bên dưới. Bạn mở nhiều trang web khác nhau nhưng phải vất vả lắm mới có thể tìm được một thông tin không “đụng hàng”. Đa số trường hợp, bạn sẽ gặp những cái tít rất kêu của một bài viết nào đó đã đọc rồi.

Ắt hẳn bạn đã nghe thấy câu nói rằng, cái sai nhắc lại nhiều lần cũng… bớt sai đi nhiều. Tuy nhiên, dù tất cả thông tin lặp lại mà bạn đọc đều chính xác, nhưng việc lặp lại quá nhiều (có thể không cóp-py 100% nhưng một vấn đề do nhiều người viết) sẽ khiến bạn có sự cảm nhận thái quá. Đơn cử như chuyện IPO Vietcombank, có lẽ tâm lý bạn sẽ bớt nặng nề nếu không có chuyện trang web nào cũng có những bài phân tích, nhận định không mấy tích cực về thị trường giai đoạn hậu IPO Vietcombank.

Bạn nên làm gì?

Tất nhiên, tôi không bao giờ khuyên bạn đừng đọc tin nữa. Một nhà đầu tư thành công phải biết cách tìm và xử lý thông tin. Tôi nghĩ rằng, trước khi đọc bất cứ một thông tin gì, nên đặt ra câu hỏi, mình tìm gì trong đó? Tốt nhất, bạn nên xây dựng cho mình một nguyên tắc đọc tin theo thứ tư ưu tiên, tùy theo phong cách của bạn.

Nhưng bạn nên dành sự quan tâm đến các tin gốc, tin thực sự có ảnh hưởng tới cổ phiếu, tới thị trường. Tất cả những bài phân tích, nhận định bạn chỉ nên tham khảo. Sở dĩ như vậy là vì trong thời gian qua, dự đoán của các chuyên gia cũng không chính xác được bao nhiêu. Lịch sử cũng đã chứng minh rằng, chưa ai “khôn” hơn thị trường được!

Bạn hãy mạnh dạn tìm lấy hướng đi cho mình, chỉ có bạn mới biết phải làm gì với những đồng tiền của mình. Tôi xin khẳng định rằng, 5 nhà đầu tư vĩ đại nhất của phố Wall chưa bao giờ nhắc tới cái gọi là “ý kiến chuyên gia” trong các bí quyết thành công của họ!

Theo tôi, bạn nên tìm cho mình một kênh thông tin “ruột”, tức là trung thành với một tờ báo hoặc trang web nào đó nhằm hạn chế tối đa khả năng “loãng” thông tin, sự việc được nhìn nhận khách quan hơn. Điều này không chỉ giúp ích cho bạn mà còn giúp ích cho cả thị trường. Tuy nhiên, kênh thông tin đó phải được kiểm chứng bằng thực tế trên thị trường trong một thời gian đủ dài, có nhiều tính năng ưu việt, nhanh, cập nhật liên tục, cung cấp hầu hết những thông tin cần thiết.

Hoàng Oanh

Kinh tế

Blog Archive

Topics