Kênh thông tin đầu tư ở Vietnam

Friday, January 18, 2008

Thị trường BĐS năm 2008: hồi hộp chờ chính sách

Ngày 18-01-2008, 11:18
Thị trường BĐS năm 2008: hồi hộp chờ chính sách

Sở hữu một căn nhà - mơ ước quá xa vời đối với người có thu nhập thấp. Ảnh nguồn: vnkientruc
Xin đừng vì quyền lợi của một nhóm thiểu số cá nhân trong xã hội mà chậm trễ hoặc từ bỏ việc quản lý đất đai có lợi cho sự phát triển của đất nước, quyền lợi của đại bộ phận nhân dân.

Ngày 8/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ban hành Chỉ thị 01/2008/CT-TTg, một chỉ thị được mong chờ từ lâu, về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển và quản lý thị trường bất động sản.

Thị trường sẽ vẫn bùng nổ

Dù chính sách quản lý nhà đất ra sao, thị trường năm 2008 được dự báo sẽ sôi động trong một số mảng thị trường. Thị trường nhà, căn hộ cao cấp và văn phòng sẽ tiếp tục tăng.

Với lượng đầu tư FDI của nước ngoài tăng nhanh chóng tại Việt Nam, nhu cầu văn phòng, căn hộ cao cấp và đất triển khai dự án sẽ tiếp tục tăng cao.

Giá cả của loại bất động sản này chịu sự chi phối của cung cầu, trong đó cung thấp hơn nhiều cầu.

Năm 2008 cũng là năm một loạt dự án BĐS hoàn thành, được đưa vào thị trường. Các dự án này sẽ được một năm thu hoạch, khi mà cung vẫn chưa thể bằng cầu, giá các sản phẩm này sẽ tiếp tục cao.

Với đà lạm phát cao, giá mặt bằng chung của vật liệu xây dựng và các mặt hàng khác năm nay có khả năng tăng cao, càng kích thích giá bất động sản tăng.

Những người có mức thu nhập trung bình trở xuống sẽ là người chịu thiệt khi giá nhà đất tăng. Giá nhà đất tăng làm cho nhu cầu, ước vọng của những người muốn cải thiện về nhà ở, nhất là những người có thu nhập thấp càng trở lên xa vời.

Đừng để quá muộn

Chúng ta đã có bài học về sự quản lý chậm chễ để lại hậu quả (Chẳng hạn việc không nhanh chóng quy hoạch và quản lý các đô thị, dẫn đến dân cư xây dựng tự phát, nên việc quy hoạch lại, mở rộng đường phố giờ là không thể).

Nếu không sớm quản lý bài bản, thị trường đất đai bùng nổ thiếu quy hoạch. Một khi giá đất đã lên cao, đất đai đã tập trung vào chỉ một số cá nhân thiểu số, thì sau này việc giảm giá đất, quy hoạch lại đất đai sẽ là nhiệm vụ “bất khả thi”.

Khi đó, Chính phủ sẽ không có khả năng đền bù để quy hoạch lại, mở rộng đường xá, phát triển các vùng đất còn chưa được khai thác do vị trí không thuận tiện.

Từ đó dẫn đến tình trạng thiếu đất thực hiện dự án ngày càng trầm trọng, trong khi còn quá nhiều đất bỏ hoang vì không thể tiếp cận vì xung quanh bao bọc bằng đất đai không thể giải toả.

Lợi ích của nhóm người và lợi ích cộng đồng

Việc ra các chính sách quản lý đất đai chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới một bộ phận người giàu hiện đang nắm giữ nhiều nhà, đất, căn hộ, cũng như ảnh hưởng tới một số doanh nghiệp kinh doanh địa ốc.

Đã có rất nhiều ví dụ ở các quốc gia phát triển hẳn hoi như Mỹ, Châu Âu, theo đó một nhóm người vì quyền lợi của mình đã “lobby” để có được chính sách thuận lợi cho mình, gây tổn hại không nhỏ tới cộng động.

Xin đừng vì quyền lợi của một nhóm thiểu số cá nhân trong xã hội mà chậm trễ hoặc từ bỏ việc quản lý đất đai có lợi cho sự phát triển của đất nước, quyền lợi của đại bộ phận nhân dân.

Sẽ chỉ có nhà nước và dân nghèo chịu thiệt

Đất đai là một tài nguyên quý giá, nhưng nó chỉ tạo ra giá trị nếu được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ. Việc đâu cơ mua đi bán lại không tạo ra giá trị, mà chỉ là sự chuyển tiền từ túi người này sang túi người khác, với khoản tiền chuyển ngày càng cao hơn.

Chính phủ không thu được đồng thuế nào từ các giao dich này. Người tiêu dùng thực sự cuối cùng sẽ là người thiệt nhất, khi mà tiền phải bỏ ra quá cao hơn so với giá trị thật hay giá trị có thể đem lại của nhà đất.

Thị trường nhà đất cũng giống như thị trường khác, mang tính chu kỳ. Có những lúc bùng nổ rồi sẽ có những lúc suy thoái. Cơn sốt đất qua đi, chỉ có Nhà nước - bên đền bù trong các dự án phát triển và quy hoạch, và những người dân nghèo - những người phải mua nhà đất để phục vụ nhu cầu sinh sống của mình, là chịu hậu quả.

Theo VNN

Chứng khoán "xanh đỏ": Tăng trưởng nóng sẽ không xuất hiện

Ngày 18-01-2008, 09:44
Chứng khoán "xanh đỏ": Tăng trưởng nóng sẽ không xuất hiện

VNN NĐT chi tiêu phần lớn thời gian cho việc “chạy” càng khiến các chỉ số "nhảy múa"!
Sáng 15/1, "ngày thứ ba đen tối" xuất hiện. Dư bán giá sàn tràn ngập trên cả hai sàn giao dịch. Ngày 16/1, thị trường bùng nổ trở lại. Nhìn thấy gì từ sự chấp chới "xanh đỏ" của TTCK Việt Nam những ngày qua?

Cổ phiếu tăng trần mà không ai bán!

Hoạt động chính của các nhà đầu tư cá nhân trong suốt một tuần qua không phải là đầu tư hay viết lệnh mua và bán. Họ chi tiêu phần lớn thời gian cho việc “chạy”. Tốc độ chạy ngày càng nhanh, tuy nhiên hướng chạy thay đổi liên tục.

Cho đến "ngày thứ ba đen tối" vừa qua, các nhà đầu tư cá nhân bỏ chạy thục mạng theo hướng bán, với tâm lý "còn tí đồng vốn nào vớt vát đồng vốn ấy".

Sau khi chạm đáy 800 điểm vào thứ ba, các nhà đầu tư tiếp tục chạy còn nhanh hơn thứ ba, nhưng ở đây không phải là bỏ chạy khỏi thị trường, mà là chạy ngược lại thị trường.

Thật kỳ lạ. Vẫn những cổ phiếu đó, hôm qua bán không ai mua, hôm nay thì ngược lại, hàng trăm người muốn mua mà không ai bán. Hàn thử biểu sàn TP HCM bật lên mạnh mẽ với mức tăng kỷ lục 4,6%. Hầu hết các cổ phiếu đều tăng trần.

Số 0 và số 1

Ai đó đã nói, quần chúng là các con số 0, và lãnh đạo là số 1 đứng trước quần chúng. Nhận định đó có thể có đôi chút hợp lý trong thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư cá nhân dường như là những con số 0, luôn phản ứng bầy đàn tuân theo tín hiệu của các con số 1 nào đó.

Có hàng loạt các câu “châm ngôn” trên thị trường chứng khoán nói về điều này như: “tuân theo xu hướng”, “không cãi đại gia”, “kẻ đúng duy nhất là người sai khủng khiếp nhất’…

Vậy trên thị trường chứng khóan Việt Nam, ai là những con số 1? Hay nói cách khác, ai là những tác nhân lớn (những “ông lớn”) chi phối và điều khiển thị trường? Và các tác nhân lớn đó đang muốn gì, và liệu họ có đạt được mong muốn của mình hay không?

Nói cách khác, hãy cùng thử áp dụng mô hình lý thuyết trò chơi đơn giản để phân tích các diễn biến khó lường của thị trường chứng khóan tuần vừa qua.

Góc nhìn từ "lý thuyết trò chơi"

Nhìn một cách giản lược, cuộc chơi trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay đang có hai bên: bên bán và bên mua. Ngoài ra còn một vị trọng tài điều khiển luật lệ cuộc chơi.

Do kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ một nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, hầu hết mặt hàng sắp được mang ra bán (cổ phần hóa) là các doanh nghiệp nhà nước. Do vậy, đại diện bên bán là cơ quan quản lý nhà nước.

Cơ quan quản lý nhà nước cũng đồng thời là vị trọng tài vừa đưa ra luật chơi (luật pháp), vừa giám sát và quản lý cuộc chơi.

Đại diện bên mua là các quỹ đầu tư lớn, chủ yếu là các quỹ đầu tư nước ngoài.

Vậy các tác nhân lớn đang muốn gì và đang tham gia cuộc chơi gì?

Mục tiêu cơ quan quản lý nhà nước với tư cách là bên bán hàng? Cổ phần hóa các DNNN nhanh và với hiệu quả cao.

- Cổ phần hóa đại đa số DNNN trước năm 2010. Đây là một mục tiêu đầy quyết tâm xét tới bối cảnh nền kinh tế Việt Nam cho tới rất gần đây vẫn đang bị chi phối bởi khối DNNN. Ngay Trung Quốc, đổi mới trước Việt Nam, cũng vẫn chưa cổ phần hóa xong các DNNN của mình.

- Đặc biệt đáng lưu ý là cơ quan quản lý nhà nước còn đặt mục tiêu bán DNNN với giá cao. Điều này thể hiện qua trường hợp cổ phần hóa ngân hàng Vietcombank gần đây, bắt đầu với việc đàm phán cam go với các nhà đầu tư chiến lược, rồi tạm thất bại, và sau đó đặt mức giá khởi điểm rất cao trong cuộc IPO.

Mục tiêu của cơ quan quản lý nhà nước với tư cách là nhà quản lý? Đa mục tiêu, thậm chí các mục tiêu đôi khi hơi mâu thuẫn với nhau.

- Mục tiêu trực tiếp và bao trùm là duy trì sự phát triển bền vững và dài hạn của thị trường chứng khoán.

- Tránh khủng hoảng tài chính khởi nguồn từ những rối loạn của thị trường chứng khoán.

- Thu hút các luồng vốn (bao gồm phần quan trọng là vốn nước ngoài) tham gia vào quá trình cổ phần hóa DNNN, đồng thời phải kiềm chế lạm phát và giữ cố định tỷ giá hối đoái duy trì sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu.

Mục tiêu của các quỹ đầu tư lớn? Mua thấp, bán cao nhằm kiếm lợi nhuận.

- Đợt IPO và cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam tới 2010 là cơ hội hiếm có trong 10 năm gần đây và có lẽ cả 10 năm sắp tới trên thị trường chứng khoán toàn cầu.

Với quy mô vốn và chiến lược kinh doanh dài hạn, giai đoạn 2-3 năm sắp tới là giai đoạn mua vào (mua thấp) của các quỹ đầu tư nước ngoài. Do vậy, mong muốn của các quỹ là thị trường niêm yết ảm đạm ở mức giá thấp dẫn tới việc giá IPO các DNNN buộc phải ở mức thấp để họ có cơ hội mua vào. Sau 2010 mới là giai đoạn họ bán ra (bán cao). Khi đó mới là lúc các quỹ đầu tư mong muốn thị trường tăng mạnh.

- Tuy nhiên, các quỹ đầu tư lớn cũng còn đang đọng rất nhiều vốn trên thị trường Việt Nam, do vậy, ưu tiên lớn của họ là phải bảo đảm thị trường không bị khủng hoảng và sụp đổ.

Đơn giản hóa, trò chơi ở đây là cơ quan quản lý nhà nước muốn cổ phần hóa nhanh DNNN với giá cao, quỹ đầu tư muốn mua với giá thấp. Ràng buộc chung của cả hai tác nhân tham gia cuộc chơi là bằng mọi giá phải bảo đảm thị trường không bị sụp đổ.

Ai sẽ thắng ai trong trò chơi này, khi mà cơ quan quản lý nhà nước đồng thời cũng đồng thời là người đặt ra luật chơi?

Hiệp đấu đang diễn ra là việc bán cổ phần lần đầu của VCB, với hạn nộp tiền là ngày 22/1 sắp tới, và sau đó là bán cổ phần lần đầu của SABECO.

Với kịch bản trò chơi như vậy, diễn biến của thị trường thời gian qua là không quá khó dự đoán.

Những đợt tăng trưởng nóng sẽ không xuất hiện

Các quỹ đầu tư, với tư cách là kẻ có tiền, đã giảm tối đa việc mua trên thị trường niêm yết, qua đó đưa thị trường giảm mạnh xuống mốc 800 điểm. Họ dường như đã thắng thế trong cuộc chơi.

Tuy nhiên, họ cũng rất cảnh giác ngăn cản kịch bản thị trường sụp đổ. Rõ ràng họ không muốn tất cả các nhà đầu tư cá nhân trong và ngoài nước hoảng loạn bỏ chạy khỏi thị trường.

Cơ quan quản lý nhà nước, vừa là một bên trong cuộc chơi, vừa là trọng tài, đương nhiên không dễ dàng thất thủ ngay hiệp đấu đầu tiên.

Thị trường chứng khoán giảm mạnh và sụp đổ, với hàng trăm nghìn nhà đầu tư cá nhân phá sản, sẽ dẫn tới những hậu quả không thể lường hết đối với khu vực ngân hàng tài chính và nền kinh tế. Do vậy, cơ quan quản lý nhà nước bắt buộc phải can thiệp và trợ giúp thị trường.

Bên cạnh đó, khả năng các nhà đầu tư đồng loạt bỏ cọc không mua VCB (hạn chót là ngày 22/1) khiến cho cuộc IPO có tầm quan trọng chiến lược này thất bại cũng sẽ là một kịch bản không hề được mong muốn của các cơ quan quản lý nhà nước. Nên nhớ đây là cuộc IPO lớn khởi đầu cho chiến dịch IPO hàng chục DNNN lớn nữa trong 2 năm tới.

Dựa trên việc phân tích các động thái như vậy, trong báo cáo ngày 8/1, Nhóm phân tích Hà Nội – Boston đã dự báo các chính sách “kích cầu” sẽ phải được công bố trước ngày 20/1, hoặc thậm chí phải trước ngày 16/1.

Ngày 11/1, một quan chức cao cấp của Ngân hàng nhà nước đã khẳng định cơ quan này sẽ không chỉnh sửa việc thực hiện Chỉ thị 03. "Hầu như sẽ không có thay đổi nào".

Thị trường gần như sụp đổ trong sự thất vọng. Các nhà đầu tư cá nhân và một số quỹ đầu tư nhỏ bỏ chạy.

Sáng 15/1, "ngày thứ ba đen tối" xuất hiện. Dư bán giá sàn tràn ngập trên cả hai sàn giao dịch.

Ngay chiều ngày 15/1, hàng loạt các biện pháp hỗ trợ thị trường đã được các cơ quan quản lý nhà nước công bố, bao gồm cả việc sửa đổi Chỉ thị 03. Không có cách nào khác.

Ngày 16/1, thị trường bùng nổ trở lại. Các nhà đầu cá nhân bỏ chạy theo chiều ngược lại, tức là mua mọi thứ có thể mua được trên thị trường.

Trò chơi thật là thú vị. Việc của các nhà đầu tư cá nhân không phải là chạy theo mọi động thái của các “ông lớn” một cách "mù quáng". Họ hãy dự báo bên thắng cuộc trong trò chơi này và đi theo người thắng cuộc.

Nhận định của chúng tôi là các cơ quan quản lý nhà nước sẽ là người thắng cuộc. Thị trường sẽ không bị sụp đổ và sẽ tăng trưởng bền vững và dài hạn. Tuy nhiên, những đợt tăng trưởng nóng sẽ không xuất hiện.

Mỗi nhà đầu tư cá nhân có thể có nhận định cho riêng mình. Tuy nhiên, cho dù nhận định như thế nào, thì việc mua vào những cổ phiếu tốt, có P/E thấp và triển vọng cao, và sau đó nắm giữ lâu dài những cổ phiếu này trong vài năm (buy and hold) không phải là một phương án đầu tư tồi.

Trong bất kể kịch bản nào, các qũy đầu tư cũng sẽ có lúc phải mong muốn thị trường tăng mạnh để họ hiện thực hóa lợi nhuận.

Theo Nhóm Phân tích Hà Nội - Boston (Công ty Vietnam Report-VNR)

Shares in freefall amid fears of a global downturn

By staff writers and wires

January 18, 2008 05:12pm

Article from: NEWS.com.au

Font size: + -

Send this article: Print Email

THE Australian share market has made a grim start to the year.

The market continued to haemorrhage this morning, plunging 2.65 per cent in the first 15 minutes of trading amid growing fears of a US recession.

Were the US to slide into a recession it would trigger a global downturn that would affect worldwide markets and interest rates, including Australia's.

The slide has been spurred on by the banks' years of lending easy money coming back to haunt them, combined with a steady stream of economic data all pointing to a gathering storm.

Australia's share market is now in its tenth consecutive day of negative trading. It comes on the heels of another horror session in Wall Street overnight.

The Bush administration is preparing a massive stimulus package worth up to US$150 billion to help resuscitate the flagging economy, signalling that it now perceives a real threat to the economy.

Even the traditional safe haven of gold, which investors scrambled to over the holiday period, has been volatile with prices beginning to slide after its recent record highs.

At close today the benchmark S&P/ASX200 index had fallen 0.84 per cent, the broader All Ordinaries had shed 0.98 per cent. (Full share market report)

Overnight, the Dow Jones Industrial Average sank 2.46 per cent, the tech-heavy Nasdaq lost 1.86 per cent and the Standard & Poor's 500 fell 2.83 per cent.

The US outlook is bleak after the country’s major banks have reported multi-billion dollar losses following the sub-prime mortgage crisis.

The US Federal Reserve chairman Ben Bernanke further unsettled investors overnight with talk of pumping up to $US150 billion ($170 billion) into the US economy in a bid to stimulate growth.

"Ben Bernanke's comments on a potential economic stimulus package from Congress did little to instill confidence among traders," said Joseph Hargett at Schaeffer's Investment Research.

Al Goldman, at AG Edwards, said the prospect of recession was still the main fear for Wall Street.

"Concerns about a possible recession and its impact on corporate earnings remain the major problems overhanging investor emotions," he said.

"A recession, which we continue to believe is the most likely economic scenario, will have a big negative impact on corporate earnings."

Think first, sell later

CommSec equities analyst Juliana Roadley said the Australian sharemarket remained a good vehicle for retail investors and the the environment would also present some bargains.

"Everyone is in a panic mode ... they're not looking at the fundamentals,'' she said.

"The book value and the face value of (a lot) of companies listed on our exchange at the moment are well above the value of what they're being traded at.

"So the share price values are way below where they should be.''

Ms Roadley said that rather than panic, investors should look to ride out the troughs.

"Don't get panicked, don't sell out - you might have some really good assets there.

"OK, you're going to see a bit of a fall, you might lose six months worth of growth, or in some cases eight months worth of growth, but then you've got to buy back in.

"You've got to sell out and pay brokerage, then you've got to buy back into the market at a lower level.''

One bright spot for Australian consumers could be a stay in interest rate hikes.

The RBA has to keep inflation growth beneath 3 per cent - uncertain financial markets could dampen spending and ease inflationary pressures.

Official inflation data comes out next week.

AMP Capital chief economist Shane Oliver told The Australian a 25 basis point move by the RBA coupled with the average 15 basis point increase in variable home loan rates by banks recently would be too much for consumers.

"I think they (the RBA) will stay on hold,'' Dr Oliver said.

"The global economy is more of a factor than the RBA thought it was going to be last year. The downturn will have an impact on the Australian economy and it will dampen global inflation pressures,'' Dr Oliver said.

-----------

THE share market has been hammered again this week, but analysts say investors should refrain from being caught up in panic-driven selling and instead look to ride out the financial storm.

Tens of billions of dollars have been wiped from the value of the Australian sharemarket this week as fears of a US recession continued to percolate.

A string of large corporate losses in the US, stemming from the global credit crisis, have added fuel to the fire that has seen the local bourse dive by almost 15 per cent since hitting a record high on November 1.

This week alone, US banking sector heavyweights Citigroup, JPMorgan and Merrill Lynch reported huge write-downs linked to the US sub-prime mortgage meltdown.

Citigroup announced it had written off a massive $US18.1 billion ($20.1bn) and posted a fourth-quarter loss of $US9.83bn.

JPMorgan, meanwhile, announced its quarterly profit had fallen a worse than expected 24 per cent after it lost $US1.3bn on risky mortgages and set aside more money for rising losses on home equity loans.

And Merrill Lynch, the world's largest brokerage, lost nearly $US10bn in the fourth quarter, its biggest quarterly loss since it was founded 94 years ago, after writing down $US14.6bn of investments related to the ongoing credit crisis.

The losses in the US have seen Wall Street continue to tank, dragging the Australian market with it.

But CommSec equities analyst Juliana Roadley said the Australian sharemarket remained a good vehicle for retail investors and the the environment would also present some bargains.

"Everyone is in a panic mode ... they're not looking at the fundamentals,'' she said.

"The book value and the face value of (a lot) of companies listed on our exchange at the moment are well above the value of what they're being traded at.

"So the share price values are way below where they should be.''

Nonetheless, Australian share prices have fallen in the turmoil, prompting many `mum and dad' investors to question whether the the stock market is the right avenue in which to sink their savings.

But Ms Roadley said that rather than panic, investors should look to ride out the troughs.

"Don't get panicked, don't sell out - you might have some really good assets there.

"OK, you're going to see a bit of a fall, you might lose six months worth of growth, or in some cases eight months worth of growth, but then you've got to buy back in.

"You've got to sell out and pay brokerage, then you've got to buy back into the market at a lower level.''

AMP Capital Investors chief economist Shane Oliver said the current environment presented some good opportunities - particularly for long-term investors.

"I think there's lots of value there now ... in a valuation sense the market is starting to look pretty attractive,'' he said.

"For long-term investors it's a good time to buy ... for a short-term investor I would probably stay out for the time being.''

Dr Oliver said the main factor driving shares down was falls in US markets driven by recession fears.

"It's quite easy to get caught up in this environment ... big falls in the market and headlines screaming US recession and a bear market.

"But it is a $1.5 trillion share market, so in the great scheme of things it's not that disastrous - it's quite normal for the market to have 10 to 20 per cent corrections and we're pushing towards the top end of that.''

"I don't necessarily think we're at the bottom yet but one approach is to average funds in over the next few months to take advantage of good buying opportunities which are now evident.''

"Often by the time people get out the bulk of the falls are over, and by the time they get back in the sharemarket has already recovered.''

"The biggest mistake an investor can make is to get out in a panic.''

Wednesday, January 16, 2008

16/1 - Mixed messages between the international vs vietnamese markets

Shares close sharply lower

HE share market closed sharply lower today, falling for its eighth session in a row after United States markets were pummelled by more fallout from the sub-prime mortgage crisis and fears of a recession.

Shaw Stockbroking head dealer Jamie Spiteri said the Australian bourse had followed US markets downwards.

"No market around the world is immune to the shockwaves from the downfall in financial markets in the US at the moment,'' Mr Spiteri said.

Mr Spiteri said investors were feeling very uncertain, and that uncertainty was outweighing any optimism generated by Australia's robust economy and its links to strong economic growth in Asia.

At the 4.15pm AEDT close, the benchmark S&P/ASX200 index had plunged 150.3 points, or 2.52 per cent, to 5809.7 while the All Ordinaries surrendered 149.0 points, or 2.48 per cent, to 5870.8.

On the Sydney Futures Exchange, the March share price index futures contract was down 139 points to 5812, on a volume of 36,063 contracts, according to preliminary calculations.

On Wall Street overnight, the Dow Jones industrial average shed 277.04 points, or 2.17 per cent, to 12,501.11, as America's second largest bank, Citigroup, posted a record quarterly loss on the back of losses tied to sub-prime home loans and other risky debt.

A surprise drop in December retail sales also fuelled fears the US economy was heading into a recession.

On the local bourse today, the major miners and big banks led the way into a sea of red.

Miner Rio Tinto fell $3.74 to $122.96 as it reported record annual output for key commodities and said it expected growth to continue this year as it benefited from strong demand from developing countries such as India and China.

BHP Billiton lost $1.19 to $37.52.

Resource Pacific Holdings dipped three cents to $3.01 as has defended itself from claims by suitor Xstrata Coal that it had overstated the growth potential of its sole asset, the Newpac underground coal mine in the NSW Hunter Valley.

Oil and gas producer Woodside Petroleum was off 74 cents at $49.31, and Santos retreated 48 cents to $13.92.

Stuart Petroleum was steady at $1.05 as it boosted its revenue to record levels and reported a 94 per cent rise in production for the fourth quarter of 2007.

Among the major banks, the National Australia Bank lost $1.06 to $34.74, Westpac shed 41 cents to $25.41, the Commonwealth Bank gave away $2.21 to $52.74, and the ANZ weakened 15 cents to $25.94.

In the property sector, embattled Centro Properties continued to bleed, dropping 14 cents to 46 cents as investors digested the company's replacement of its chief executive while it seeks more time to refinance $3.9 billion of debt.

Centro Retail Group lifted 2.5 cents to 35 cents.

In the gold sector, Newmont firmed five cents to $6.27, Newcrest descended $1.35 to $37.50, and Lihir dumped 23 cents to $3.76.

The price of gold in Sydney at 4.30pm AEDT was $US890.75 per fine ounce, down $US18.70 on yesterday's close of $US909.45.

In the retail sector, Wesfarmers withdrew $1.21 to $37.24 and Woolworths fell $1.17 to $31.96.

Among the telcos, Telstra eased seven cents to $4.51 and Optus-owner Singapore Telecommunications sagged seven cents to $3.08.

In the media sector, Consolidated Media was off 12 cents at $3.81, and Fairfax backtracked 18 cents to $4.40.

News Corporation scraped off 1 cent to $22.42, while its non-voting scrip added 12 cents to $21.65.

Among other stocks, funds management company MFS was in a trading halt as it considered a possible separation of its Stella tourism business from its core funds management division. MFS last traded at $3.18.

Grains marketer GrainCorp was steady at $11.11 as it said it expected to exceed its initial grains receival forecast for 2007/08 by one million tonnes, following recent rain in major growing areas in Queensland and northern NSW.

The top-traded stock by volume was Centro Properties, with 111.24 million shares worth $57.9 million changing hands.

Preliminary national turnover was 1.9 billion shares worth $7.03 billion, with 1148 down, 241 up and 285 unchanged.

--------------------------------------------

On the contray....

16/1: VN-Index bật lên mạnh mẽ

Những biện pháp cụ thể đầu tiên đã được cơ quan chức năng công bố chiều qua đã tác động mạnh mẽ tới thị trường. Niềm tin đã quay trở lại. 100% cổ phiếu tăng giá, trong đó gần toàn bộ tăng kịch trần trong phiên giao dịch sáng 16/1.

Kết thúc phiên giao dịch sáng 16/1, chỉ số VN-Index tăng đột biến 37,24 điểm (tương đương tăng 4,6%) lên 846,07 điểm.

Trong số 144 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn (thêm cổ phiếu FBT của CTCP XNK Lâm Thủy Sản Bến Tre - Faquimex lên sàn hôm 14/1), không có cổ phiếu nào giảm giá và đứng giá, toàn bộ tăng giá. Khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 9,7 triệu đơn vị, trị giá gần 808,2 tỷ đồng. Hầu hết các lệnh mua và bán đều có mức giá trần.

Không khí hồ hởi đã có trên khắp các sàn tại Hà Nội ngay từ đầu cho tới khi kết thúc phiên giao dịch.

Kết thúc phiên giao dịch dư bán còn rất ít, trong khi dư mua ở mức giá trần còn rất nhiều ở hầu hết các cổ phiếu.

Trước đó, chỉ trong 10 phiên đầu tiên của năm 2008, VN-Index, đã mất tới 296,38 điểm (tương đương 26,82%) xuống 808,83 điểm.

Phản ứng tích cực của các nhà đầu tư xảy ra ngay sau khi UBCKNN cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ chính thức mua vào ngoại tệ đang kết dư tại các ngân hàng thương mại từ năm 2007 và ngoại tệ mới từ đầu năm 2008 từ ngày 15/1. Đây là thông tin mới nhất về các giải pháp kích cầu thị trường chứng khoán đang được Bộ Tài chính, UB Chứng khoán và Ngân hàng Nhà nước phối hợp thực hiện.

Cách đây vài hôm, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có buổi làm việc để bàn các biện pháp phối hợp phát triển thị trường chứng khoán. Ngay sau cuộc gặp gỡ này, rất nhiều động thái nhằm thực hiện giải pháp cả gói phát triển thị trường chứng khoán đã được xúc tiến.

Đây là những động thái cụ thể nhất để kích cầu và giúp thị trường thoát khỏi tình trạng mất điểm không đáng có trong thời gian vừa qua.

Không chỉ tiến hành mua ngoại tệ để cứu thị trường, Ngân hàng Nhà nước và UBCKNN còn cho biết đang tìm cơ chế mới về cho vay chứng khoán thay thế cho Chỉ thị 03 hiện nay.

Phương án mới sẽ được bàn bạc cụ thể nhưng sẽ đi theo hướng nới lỏng cho vay đầu tư chứng khoán theo khả năng và tình hình "sức khỏe" của các ngân hàng. Các ngân hàng có thể cho vay chứng khoán mà không bị khống chế về tỷ lệ nhưng việc cho vay bao nhiêu sẽ dựa trên các tiêu chí an toàn và khả năng trích dự phòng rủi ro của các ngân hàng thương mại.

Cơ chế cụ thể chưa có nhưng UBCK cho biết, đã đề xuất giãn thời gian cho Chỉ thị 03 để có thể bơm thêm tiền cho thị trường.


Ngoài ra, ngày14/1, UBCK và Bộ Tài chính cũng có một báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phát triển thị trường, để Chính phủ nắm thông tin và có những chỉ đạo đối với các cơ quan quản lý nhà nước về việc phối hợp thực hiện các biện pháp phát triển thị trường.

Cùng ngày, UBCKNN đã có công văn tới các doanh nghiệp niêm yết, công ty đại chúng và công ty chứng khoán đề nghị cân nhắc thời điểm chào bán chứng khoán và phương án huy động vốn phù hợp với tình hình thị trường.


Trong khi đó, Cục Tài chính DN - Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, UBCK cũng đang bàn bạc cụ thể về giãn tiến độ IPO các DN lớn. Thông tin mới nhất cho biết, gần như chắc chắn IPO của Incombank, Habeco, BIDV... sẽ được giãn ra theo một lộ trình thích hợp có lợi cho DN, thị trường và Nhà nước.

Rõ ràng, các cơ quan quản lý đang nỗ lực để đảm bảo lợi ích chung cho toàn thị trường, trong đó mục tiêu rất rõ ràng là đảm bảo thị trường phát triển bền vững và TTCK không phải chỉ là nơi để các doanh nghiệp huy động vốn và Nhà nước bán được cổ phần, mà thị trừơng phải là nơi sinh lời cho các nhà đầu tư. Điều này rất dễ hiểu bởi nhà đầu tư là gốc rễ của TTCK.

Bên cạnh các biện pháp trên, rất nhiều nhà đầu tư trước đó vẫn đang đợi một chu kỳ tăng mạnh của thị trường (thông thường vào thời điểm cuối năm trước, đầu năm sau) khi mà các doanh nghiệp đồng loạt công bố kết quả kinh doanh và chiến lược cho năm sau.

Monday, January 14, 2008

CTCK Mekong: Chứng khoán Việt Nam sẽ khởi sắc vào quý II

Ngày 14-01-2008, 09:03
CTCK Mekong: Chứng khoán Việt Nam sẽ khởi sắc vào quý II

CTCK Mekong vẫn kỳ vọng một thị trường lạc quan.
Công ty chứng khoán Mekong vừa chính thức công bố báo cáo Nghiên cứu triển vọng 2008, do nhóm phân tích của công ty thực hiện. Bản nghiên cứu này đưa ra những thông tin lạc quan mặc dù hiện tại thị trường đang ảm đạm với chỉ số VN-Index đang đứng ở mức thấp nhất trong 1 năm qua.

Theo nghiên cứu này, dự đoán năm 2008 VN-Index sẽ đạt mức 1.140 điểm (hiện VN-Index đang đứng ở mức 860 điểm) với chỉ số PE là 28 và tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trung bình 20,1%.

Cơ sở của dự báo này là nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, các chính sách và môi trường đầu tư thuận lợi như tiến trình cổ phần hóa tiếp diễn, tỷ lệ sinh lời dự kiến cao, năng lực đầu tư của thị trường cao do mức độ vốn hóa cao cùng với tính minh bạch được cải thiện mạnh mẽ và sự chuyển dịch vốn do lãi suất thực âm.

Tuy nhiên, dự báo này không nêu rõ là chỉ số trên sẽ đạt được vào thời điểm nào.

Một trong những dự đoán trái ngược với quy luật của TTCK Việt Nam là thị trường sẽ khởi động tốt trở lại vào quý II/2008. Thông thường thì hàng năm, quý II là thời điểm thị trường bắt đầu đi xuống.

Ông Cheah King Yoong, Giám đốc phân tích, người phụ trách chính của nhóm nghiên cứu, cho rằng sở dĩ thị trường khởi sắc vào quý II vì đó là thời điểm các công ty công bố đầy đủ thông tin lợi nhuận. Chính phủ cũng đã có động thái tìm giải pháp để thúc đẩy thị trường, và hy vọng sang quý II sẽ có giải pháp. Thứ 3 là CTCK Mekong hy vọng sắp tới Chính phủ sẽ mở room ngân hàng cho nhà đầu tư nước ngoài. Nếu room được mở đến 49% (hiện tại là 30%), thì chỉ riêng hai mã cổ phiếu là STB và ACB đã huy động được 900 triệu USD. Tuy nhiên, đây chỉ là kỳ vọng chứ nhóm nghiên cứu không dám chắc chắn.

Ông Yoong cho biết: "TTCK Việt Nam mới phát triển ở giai đoạn đầu và còn thiếu sự nghiên cứu đúng mức trong khi các nhà đầu tư đang rất quan tâm đến lĩnh vực này. Hiện tại thị trường rất thiếu thông tin phân tích về DN niêm yết. Đó cũng là nguyên nhân làm tăng rủi ro đầu tư của TTCK."

CTCK Mekong dự báo rủi ro cơ bản có thể tác động đến chỉ số VN-Index 2008 là sự suy giảm của nền kinh tế Hoa Kỳ. Các yếu tố rủi ro trong nước khác thể ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của TTCK bao gồm khả năng tỷ lệ lạm phát tiếp tục tăng cao, sự chậm trễ của tiến trình cổ phần hóa DN Nhà nước, khả năng DN không duy trì được mức độ sinh lời cao, và đặc biệt là việc DN phát hành rầm rộ các công cụ vốn sẽ khiến cho cổ phiếu bị pha loãng.

Theo VNN

Sunday, January 13, 2008

Bất động sản “sốt” chủ yếu do các sắc thuế

Ngày 14-01-2008, 10:46
Bất động sản “sốt” chủ yếu do các sắc thuế

(ĐTCK-online) Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển và quản lý thị trường bất động sản (BĐS). Theo đó, yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu ban hành hạn mức sở hữu nhà ở, đất để làm cơ sở xác định thuế nhà, đất theo quy định của pháp luật. Báo Đầu tư đã trao đổi với Cục trưởng Cục Quản lý nhà (Bộ Xây dựng) Nguyễn Mạnh Hà về những vấn đề liên quan.

Thị trường BĐS đang sốt cục bộ tại các đô thị, theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?

Tôi cho rằng, tình trạng thị trường BĐS phát triển thiếu lành mạnh và không bền vững do nhiều nguyên nhân khác nhau, như yếu tố cung - cầu chưa hợp lý, sự phát triển liên thông mạnh mẽ của thị trường tài chính, tiền tệ tác động tới thị trường BĐS, trong đó phải kể đến nguyên nhân quan trọng là do chính sách về thuế sở hữu, sử dụng BĐS, thuế giao dịch và lệ phí đăng ký BĐS ở nước ta hiện còn nhiều bất cập. Những bất cập này cần phải được chỉnh sửa ngay để tạo môi trường lành mạnh cho thị trường BĐS phát triển.

Bất cập lớn nhất trong lĩnh vực thuế BĐS là gì, thưa ông?

Theo quy định hiện hành, tạm thời chưa quy định về thuế nhà và chưa thu thuế nhà. Vì vậy, thực chất cho đến nay, Nhà nước mới chỉ quy định thu thuế sử dụng đất. Hiện nay, mức thuế sử dụng đất ở tại đô thị bằng 3 - 32 lần thuế sử dụng đất nông nghiệp (tùy thuộc vào vị trí và loại đô thị). Như vậy, mức thuế sử dụng nhà, đất, đặc biệt là tại khu vực đô thị còn quá thấp so với thực tế. Sắc thuế này không có tác dụng điều tiết đối với quy mô diện tích, giá trị cụ thể của mỗi tài sản nhà, đất cũng như không điều tiết đối với người có nhiều BĐS, đặc biệt là những người sở hữu nhiều BĐS, nhưng không đưa vào khai thác, sử dụng, gây lãng phí cho xã hội.

Để giải quyết tình trạng trên cần giải pháp gì?

Theo tôi, Nhà nước cần đánh thuế sử dụng đất riêng, thuế sở hữu nhà riêng. Cụ thể, cần ban hành suất thuế sử dụng đất cơ bản theo khu vực, vị trí tính bằng đơn vị tiền tệ (đồng/m2) thay cho cách tính theo mức thuế nông nghiệp như quy định hiện hành, theo nguyên tắc người sử dụng thửa đất có diện tích đất vượt hạn mức quy định càng nhiều, thì phải nộp thuế càng cao. Bên cạnh đó, thực hiện đánh thuế sở hữu nhà đối với các hộ gia đình, cá nhân vượt quá tiêu chuẩn diện tích nhà ở bình quân trên cơ sở ban hành suất thuế sở hữu nhà ở cơ bản.

Ông có bình luận gì về thuế chuyển quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ hiện nay?

Thuế chuyển quyền sử dụng đất đang áp dụng là 2% đối với đất sản xuất nông nghiệp và 4% đối với đất ở, đất xây dựng công trình. Tôi cho rằng, mức thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất 4% là quá cao, dẫn đến tình trạng người dân sẵn sàng mua bán trao tay. Tương tự, lệ phí trước bạ hiện là 1% tính trên giá trị cả nhà và đất. Mức thu này là quá cao, gần như một loại thuế, chứ không còn mang ý nghĩa là lệ phí. Mức thu này không phản ánh đúng bản chất của việc thu lệ phí mà hầu như trở thành một sắc thuế mới.

Nhà nước cần phải sửa đổi các quy định trên như thế nào cho phù hợp, thưa ông?

Đối với thuế chuyển quyền sử dụng đất, để khuyến khích giao dịch chính thức, cần phải giảm thuế suất thuế chuyển quyền sử dụng đất xuống còn khoảng 1% và tính chung cho cả nhà và đất hoặc gộp thuế chuyển quyền sử dụng đất với thuế thu nhập cá nhân hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp. Đối với lệ phí trước bạ, không nên thu quá cao để khuyến khích người dân đăng ký với Nhà nước, đồng thời bảo vệ được quyền lợi của người dân. Vì vậy, cần giảm mức lệ phí trước bạ nhà đất xuống còn 0,02% và không quá 2 triệu đồng để đảm bảo theo đúng nghĩa lệ phí.

Minh Nhật thực hiện.

Chạy đua cung cấp công nghệ cho công ty chứng khoán

Ngày 14-01-2008, 11:12
Chạy đua cung cấp công nghệ cho công ty chứng khoán

Chứng khoán VN được xem là thị trường mới nổi đầy tiềm năng. Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường CP đã thôi thúc các TCty thành lập Cty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ liên quan đến CK.

Để thu hút được khách hàng trong bối cảnh trên đòi hỏi các CTCK phải có sự đầu tư, đổi mới cơ sở và công nghệ, thay vì thực hiện theo các thao tác thủ công như trước. Trong đó, đáng chú ý là phương pháp giao dịch trực tuyến qua Internet.

Theo các chuyên gia CK, đối với một thị trường đang phát triển, có nhiều thay đổi mang tính cạnh tranh, thách thức và hạn chế. Như vậy, để thành công, điều trước tiên phải làm đối với CTCK là đổi mới công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho NĐT trong giao dịch mua bán CK, nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch.

Trong khi đó, hiện các CTCK tham gia thị trường vẫn chưa có sự đầu tư kỹ lưỡng về công nghệ thông tin. Các thao tác nhập và chuyển lệnh vẫn được làm bằng thủ công. Muốn mua bán CK, hầu hết NĐT phải trực tiếp đến sàn, ảnh hưởng đến công việc và hao tốn chi phí cho việc đi lại.

Các chuyên gia CK cho rằng, điểm mấu chốt là hiểu và biết chiến lược phục vụ khách hàng. CTCK phải chọn một giải pháp phần mềm cho phép thực hiện chiến lược trên, đồng thời đảm bảo giải pháp đó khả thi trong những điều kiện thực tế mà Cty hoạt động.

Nắm bắt được cơ hội này và nhận thấy được điểm yếu vì gia nhập thị trường muộn hơn, gần đây các CTCK mới ra đời đã nhanh chóng bỏ vốn đầu tư công nghệ bằng cách mua phần mềm hiện đại từ nước ngoài.

Trước xu thế trên, các nhà cung cấp giải pháp công nghệ trong ngành CK từ các nước trên thế giới đã đổ xô đến VN để sớm tiếp cận CTCK cung cấp giải pháp công nghệ trị giá lên đến hàng triệu USD.

Đơn cử như DST International (DSTi) - Cty 100% thuộc quyền sở hữu của DST Systems (Mỹ), gần đây đã tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng tại thị trường VN. Cụ thể là CTCK SBS, WSS. Vừa mới tham gia thị trường cuối năm 2007, nhưng CTCK Phố Wall (WSS) đã hợp tác với DSTi triển khai giải pháp giao dịch CK đã được bản địa hóa phù hợp với TTCKVN.

WSS cho biết, tổng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ dự kiến khoảng 1,5 - 2 triệu USD. Phần mềm của DSTi sẽ giúp WSS nhanh chóng triển khai phương thức giao dịch trực tuyến, vì có phần mềm kết nối tốt với HoSE và HaSTC.

Theo Ông Anurug Ruangrob, TGĐ DSTi, lợi ích của DSTi's Trading Solutions là hỗ trợ trong giao dịch CP, giao dịch các công cụ phái sinh và giao dịch thông qua Internet. Chính vì vậy, giải pháp này đã giành được thành công tại TTCK Thái Lan, với việc nắm giữ hơn 50% thị phần quản lý giao dịch. Còn ở VN, tính đến thời điểm cuối năm 2007, DSTi đã có một số lượng các khách hàng tên tuổi như VinaCapital, Dragon Capital, HoSE.

Bên cạnh DSTi, mới đây Calgie Vietnam, chi nhánh của Calgie International (Mỹ) đã giới thiệu giải pháp phần mềm toàn diện đến các CTCK và quản lý quỹ VN bao gồm: iProfile Brokerage, iProfile Portfolio Management, iProfile Accounting, InfoCentrix Call Center. Đặc biệt, Calgie Vietnam còn cung cấp giải pháp an ninh cho giao dịch điện tử khi xu hướng mua bán CK qua mạng tại VN dự báo sẽ bùng nổ trong tương lai...

Đặc trưng của quy trình giao dịch hiện nay tại các CTCK VN là mức độ xử lý bằng tay cao. Quá trình thanh toán bù trừ hiện nay cũng gần như được làm hoàn toàn bằng thủ công. Trong chu trình T+3, các Cty giao dịch CK phải nhập và báo cáo thông tin thanh toán bù trừ từ các sở giao dịch, NH thanh toán và đối chiếu nó với các lệnh của họ.

Vì vậy, theo các chuyên gia trong ngành công nghệ, cần có các giao diện độc quyền cho HoSE và HaSTC để phát hiện giá và cho kết quả giao dịch cùng lúc với các quy trình trên. Đây chính là cơ hội cho các nhà cung cấp giải pháp phần mềm trong ngành CK đến từ các nước trên thế giới.



Theo LĐ

Kinh tế

Blog Archive

Topics