Kênh thông tin đầu tư ở Vietnam

Tuesday, April 8, 2008

Sôi động ... 8/4: “Sóng thần” xuất hiện

An excited day with the index traveled on a roller coaster. After 9 straight gain, the day ended with mixed result for the stock markets of Hanoi and Saigon. Personally, I offloaded 2k HSI and 200 VNM(loss 2%) with concern from the latest HSBC report (Pan-Asia equity strategy)

Looking on the positive side, I will try buy more defensive stocks for long term (they have gained a maximum of 12% on this latest run)... SSI ITA REE...

-----------------------------------------------------------------------------------------------

Tổng hợp giao dịch HOSE ngày 8/4

VN-Index có thêm một phiên tăng điểm nữa và khối lượng giao dịch tăng kỷ lục
VN-Index có thêm một phiên lên điểm nữa và khối lượng giao dịch tăng kỷ lục.

Kết thúc giao dịch ngày 8/4, chỉ số VN-Index tiếp tục tăng 6,23 điểm (tương đương tăng 1,15%) lên mức 548,56 điểm.

Khối lượng giao dịch thông qua khớp lệnh của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ phiên này đạt 25.603.980 đơn vị, giá trị giao dịch đạt hơn 1.244 tỷ đồng.

Trong tổng số 153 mã chứng khoán niêm có 98 mã tăng kịch trần, 12 mã đứng giá và 43 mã giảm giá.

Trong nhóm các cổ phiếu giảm giá phiên này có 4 mã giảm giá do điều chỉnh giá trong ngày giao dịch không hưởng quyền là DXP, ALP, VTB và PNC.

Top 5 mã chứng khoán giảm giá mạnh nhất:

MCK Đóng cửa Thay đổi (%) Khối lượng
ALP 20,9 -21,72 34.770
VTB 28,2 -9,03 18.280
PNC 20,9 -2,34 49.250
VIS 45,9 -1,92 67.100
DNP 20,6 -1,90 41.610

Trong nhóm các mã chủ chốt trên sàn, SSI giảm 500 đồng xuống 59.000 đồng/cổ phiếu và FPT giảm 1.000 đồng xuống 98.500 đồng/cổ phiếu.

Các mã khác như STB và PPC cùng tăng 700 đồng lên tương ứng 39.700 đồng/cổ phiếu và 40.000 đồng/cổ phiếu; 2 mã tăng 1.000 đồng là HPG và DPM lên 70.500 đồng/cổ phiếu và 52.000 đồng/cổ phiếu.

3 mã cùng mức tăng 2.000 đồng là VNM lên 117.000 đồng/cổ phiếu, VPL lên 127.000 đồng/cổ phiếu và PVD lên 113.000 đồng/cổ phiếu.

Top 5 mã chứng khoán tăng giá mạnh nhất:

MCK Đóng cửa Thay đổi (%) Khối lượng
PJT 20,4 2,00 36.200
KHA 20,4 2,00 119.670
RHC 0,0 1,99 9.250
NSC 25,8 1,98 27.790
SFC 41,6 1,96 16.450

SSI phiên này đứng đầu Top các mã chứng khoán có khối lượng khớp lệnh nhiều nhất với hơn 3,7 triệu cổ phiếu, STB với hơn 3,6 triệu cổ phiếu, DPM với 2.428.410 cổ phiếu. Sau đó là các mã PPC, HPG, FPT, REE...

Top 5 mã chứng khoán khớp lệnh nhiều nhất:

MCK Đóng cửa Thay đổi (%) Khối lượng
SSI 59,0 -0,84 3.737.090
STB 39,7 1,79 3.637.510
DPM 52,0 1,96 2.428.410
PPC 40,0 1,78 673.360
HPG 70,5 1,44 670.580

Nhà đầu tư nước ngoài phiên này đẩy mạnh mua vào với tổng khối lượng là hơn 5 triệu đơn vị và SSI là cổ phiếu được mua vào nhiều nhất với 892.990 cổ phiếu sau đó là DPM với 616.290 cổ phiếu...

Đã lâu rồi trên thị trường chứng khoán Việt Nam mới lại có một ngày giao dịch sôi động như thế này. Không ít nhà đầu tư sau một thời gian dài "im hơi lặng tiếng" đã lên sàn "lướt sóng" trở lại, bắt đầu bán ra cổ phiếu. Nhiều khả năng, những phiên sau, các giao dịch mua bán sẽ tiếp tục được cải thiện.

Tổng hợp giao dịch HASTC ngày 8/4

Sau 8 phiên tăng điểm liên tiếp, HaSTC-Index phiên này đã giảm 0,78 điểm.
Sau 8 phiên tăng điểm liên tiếp, HaSTC-Index phiên này đã giảm 0,78 điểm.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 8/4/2008, chỉ số HaSTC-Index đạt mức 197,55 điểm, giảm 0,78 điểm (tương đương giảm 0,39%). Tuy nhiên, tổng khối lượng và giá trị giao dịch phiên này tăng vọt, tổng lượng giao dịch báo giá đạt 13.072.100 đơn vị, tương đương giá trị giao dịch đạt 573,04 tỷ đồng, tăng 810,38% về khối lượng và tăng 742,83% về giá trị so với phiên trước đó.

Tổng cộng có 11.317 lệnh mua với tổng khối lượng là 15.637.400 đơn vị. Trong khi đó, tổng số lệnh bán là 12.718 với tổng khối lượng bán là 16.088.100 đơn vị.

Trong số 132 cổ phiếu niêm yết trên sàn có 93 mã tăng giá, 13 mã đứng giá tham chiếu, 25 mã giảm giá và 1 mã không có giao dịch là HSC. Cuối phiên, có 31 cổ phiếu đóng cửa ở giá trần và 7 cổ phiếu đóng cửa ở giá sàn là BHV, BTS, HBE, LBE, PJC, TPH, B82.

Trong số 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường thì có 5 mã tăng giá, 3 mã giảm giá và 2 mã đứng giá tham chiếu. BVS tăng 1.900 đồng/cổ phiếu đạt 93.900 đồng (tương đương tăng 2,07%), với 121.100 cổ phiếu được giao dịch thành công. NTP tăng 300 đồng/cổ phiếu đạt 66.400 đồng (tương đương tăng 0,45%), với 363.700 cổ phiếu được giao dịch thành công. BCC tăng 300 đồng/cổ phiếu đạt 19.600 đồng (tương đương tăng 1,55%), với 178.300 cổ phiếu được giao dịch thành công. KLS tăng 100 đồng/cổ phiếu đạt 29.400 đồng (tương đương tăng 0,34%), với 1.419.600 cổ phiếu được giao dịch thành công. PVI tăng 100 đồng/cổ phiếu đạt 46.800 đồng (tương đương tăng 0,21%), với 696.600 cổ phiếu được giao dịch thành công. BTS và VNR đứng giá tham chiếu với 24.100 đồng/cổ phiếu và 29.300 đồng/cổ phiếu.

PVS giảm 100 đồng/cổ phiếu chỉ còn 55.700 đồng (tương đương giảm -0,18%), với 893.100 cổ phiếu được giao dịch thành công. ACB giảm 400 đồng/cổ phiếu chỉ còn 102.200 đồng (tương đương giảm -0,39%), với 983.700 cổ phiếu được giao dịch thành công. KBC giảm 2.400 đồng/cổ phiếu chỉ còn 177.100 đồng (tương đương giảm -1,34%), với 6.800 cổ phiếu được giao dịch thành công.

Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là MIC đạt 65.400 đồng/cổ phiếu, tăng 1.900 đồng (tương đương 2,99%) với tổng khối lượng giao dịch là hơn 55 nghìn cổ phiếu.

Top 5 mã chứng khoán tăng giá mạnh nhất:

MCK Đóng cửa Thay đổi (%) Khối lượng
MIC 65,4 2,99 55.100
VC3 37,6 2,99 18.700
HLY 34,6 2,98 12.600
PSC 42,6 2,90 9.200
VE9 23,6 2,89 6.700

Cổ phiếu giảm giá mạnh nhất là B82 khi tụt xuống mức 33.000 đồng/cổ phiếu, giảm 600 đồng (tương đương 1,79%) với tổng khối lượng giao dịch là hơn 13 nghìn cổ phiếu.

Top 5 mã chứng khoán giảm giá mạnh nhất:

MCK Đóng cửa Thay đổi (%) Khối lượng
B82 32,6 -1,79 13.300
KBC 175,5 -1,34 6.800
DCS 16,0 -1,23 58.700
VSP 95,9 -1,16 96.900
TST 37,0 -1,08 57.200

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch dẫn đầu thị trường là KLS với hơn 1,42 triệu đơn vị được giao dịch thành công, đóng cửa ở mức 29.400 đồng/cổ phiếu, tăng 100 đồng (tương đương 0,34%).

Top 5 mã chứng khoán khớp lệnh nhiều nhất:

MCK Đóng cửa Thay đổi (%) Khối lượng
KLS 29,4 0,34 1.419.600
ACB 101,8 -0,39 983.700
PVS 56,2 -0,18 893.100
PVI 47,2 0,21 696.600
TBC 19,6 0,51 608.500

Nhà đầu tư nước ngoài trong phiên này mua vào tổng cộng 288.100 cổ phiếu và bán ra 77.800 cổ phiếu. Cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều nhất là PVI khi mua vào 94.100 đơn vị, chiếm 13,51% tổng khối lượng giao dịch. Giá bình quân của PVI đạt 46.800 đồng/cổ phiếu. Ngược lại, họ bán ra nhiều nhất là VMC với 40.000 cổ phiếu, chiếm 30,23% tổng khối lượng giao dịch. Giá bình quân của VMC đạt 32.900 đồng/cổ phiếu.

(FPTS)

Tue, Apr 08 2008 - VnEconomy

Chứng khoán ngày 8/4: “Sóng thần” xuất hiện

Một cơn “sóng thần” bất ngờ xuất hiện trên cả hai sàn trước sự ngỡ ngàng của nhiều nhà đầu tư.

Đợt sóng được ghi nhận là bất ngờ và mạnh mẽ nhất kể từ đầu năm, đã bất thần ập đến ngay từ đợt 1 trên sàn Tp.HCM, cuốn theo gần 5,4 triệu đơn vị, bằng khối lượng của cả chục phiên ảm đạm biên độ 1% trong tuần trước.
“Sóng thần” cũng đã xuất hiện trên sàn Hà Nội với lượng bán ra được khớp lên tới trên 13 triệu đơn vị.

Nếu xét theo biên độ hẹp, đây là một phiên xả lũ có một không hai trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam.

Một con số ngoài sức tưởng tượng của nhiều người khi kết thúc giao dịch khớp lệnh, trên 25 triệu đơn vị đã được trao tay. Con số này ứng với khả năng dốc ngược lượng chứng khoán đúng kỳ thanh toán T+3 và lượng mua vào từ đáy ngày 25/3.

Chênh lệch đã có thể vượt trên 10% là một bước hấp dẫn để quyết định cụ thể hóa lợi nhuận trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Một lần nữa thị trường chứng khoán lại cho thấy sức hấp dẫn vượt trội ngay trong bối cảnh tưởng chừng “bi đát” nhất.

Kết thúc phiên, có trên 26,8 triệu đơn vị được giao dịch với tổng giá trị lên tới gần 1,37 nghìn tỷ đồng. Một sự choáng ngợp sau chuỗi phiên tính thanh khoản của thị trường bị nén chặt.

Đó là điểm nổi bật nhất của phiên hôm nay, cũng sẽ là một hiện tượng của tháng này. Nhưng giá trị hơn là sự đứng vững của thị trường. Đây là phiên chung sức của những nhà đầu tư canh mua, những tổ chức hỗ trợ như SCIC và lực lượng doanh nghiệp mua vào cổ phiếu quỹ.

VN-Index duy trì màu xanh ấn tượng và đầy ý nghĩa. Chỉ số này đã theo đúng kịch bản cũ, tăng mạnh ngay trong đợt 1, thêm 8,35 điểm, thử thành công mốc 550 điểm. Tuy nhiên đà xả lũ quá mạnh đã níu kéo, VN-Index giảm tốc trong đợt 2 và kết thúc phiên như mong đợi: tăng 6,23 điểm (1,14%), lên 548,46 điểm.

Hàn thử biểu sàn Tp.HCM tạm thời chưa tái lập mốc 550 điểm nhưng đã cho thấy sự vững vàng thực sự, củng cố niềm tin cho nhà đầu tư. Sau đà bán ra phiên này, dự báo khối lượng sẽ ổn định trở lại, ngoại trừ khả năng có dấu hiệu giải chấp của các ngân hàng.

Phiên hôm nay sự chọn lọc cũng đã đến sớm. Hướng tăng trần vẫn tiếp tục chiếm ưu thế; một số mã lớn như HPG, STB đã kịp đảo chiều, lấy lại màu xanh để cùng hỗ trợ thị trường đi lên.

Tuy nhiên, có hơn 30 mã đã lùi bước, trong đó có nhiều mã giảm sàn. Sự chọn lọc đã thể hiện rõ nét. Trong đó, câu hỏi lớn vẫn tập trung ở FPT, SJS và SSI; đặc biệt đối với FPT và SSI.

Theo khẳng định của Công ty FPT, kết quả hoạt động kinh doanh quý 1/2008 sơ bộ vẫn cho thấy “rất hiệu quả và đang trên đà phát triển”, với doanh thu đạt 4.320 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ, đạt 20% so với kế hoạch; lợi nhuận trước thuế ước đạt 267 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ, đạt 16% so với kế hoạch.

Với SSI, Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) vừa thông báo (ngày 7/4) tăng gấp 3 lượng mua vào cổ phiếu quỹ, lên 3 triệu, so với dự kiến trước đó.

Nhưng, ngay trong phiên chọn lọc đầu tiên của đợt hồi phục này, SSI và FPT đã có mặt. Đây cũng là hai mã hàng đầu trong khả năng giảm sàn từ đầu năm đến nay. Riêng phiên hôm nay, SSI tránh được giá sàn vào cuối phiên, trong khi FPT giảm hết khả năng.

“Sóng thần” cũng đã xuất hiện trên sàn Hà Nội với lượng bán ra được khớp lên tới trên 13 triệu đơn vị. Khối lượng này được xếp vào top 10 phiên có khối lượng “khủng” nhất trong lịch sử giao dịch tại đây. Giá trị đạt 576 tỷ đồng.

Nhưng sự kỳ diệu không thể có ở nỗ lực đổi màu vào cuối phiên. Sự vững vàng của sàn Tp.HCM đã tiếp sức để HASTC-Index gỡ điểm, giảm 0,78 điểm thay cho mức giảm trên 5 điểm xuất hiện trong phiên, kết thúc ở mốc 197,55 điểm.

VN-Index đã có chuỗi 10 phiên tăng điểm liên tiếp, nhưng HASTC-Index không thể có được con số đẹp này.

Sự chọn lọc trên sàn Hà Nội cũng đã xuất hiện rõ nét, nhưng cách tính giá bình quân đóng cửa phiên giao dịch đã giúp nhiều mã thoát khỏi màu đỏ. Thêm vào đó, biên độ hẹp khiến mức giảm cũng hạn chế.

Sau phiên này, thị trường đã đứng vững trước đợt “sóng thần” hiếm có. Đây cũng là cơ sở để nhà đầu tư tiếp tục hy vọng thị trường đi lên. Mốc 550 điểm và 200 điểm vẫn trong tầm với.

No comments:

Kinh tế

Blog Archive

Topics