Kênh thông tin đầu tư ở Vietnam

Friday, November 7, 2008

Nới rộng biên độ tỷ giá USD/VND lần thứ tư trong năm

Nới rộng biên độ tỷ giá USD/VND lần thứ tư trong năm

n Minh ĐứcThứ năm, 6/11/2008, 23:32 (GMT+7)
Lần thứ tư liên tiếp kể từ đầu năm, biên độ tỷ giá USD/VND được nới rộng – một mật độ chưa từng có trong lịch sử...Lần thứ tư liên tiếp kể từ đầu năm, biên độ tỷ giá USD/VND được nới rộng – một mật độ chưa từng có trong lịch sử.

Chiều 6/11, Ngân hàng Nhà nước thông báo nới rộng biên độ tỷ giá USD/VND từ +/-2% lên +/-3%.

Đây là lần thứ tư liên tiếp kể từ đầu năm Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh biên độ này, từ +/-0,5% lên +/-0,75% đầu năm 2008, lên +/-1% kể từ ngày 10/3, lên +/-2% kể từ ngày 27/6 và từ ngày 7/11 lên +/-3%. Đây cũng là mật độ điều chỉnh dày chưa từng có trong lịch sử. Trước đó, trong vòng 5 năm (từ 2002 – 2006) biên độ tỷ giá chỉ được điều chỉnh 2 lần.

Về lần điều chỉnh này, ngày 6/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 2635/QĐ-NHNN cho phép các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối ấn định tỷ giá mua bán giao ngay giữa VND và USD trong biên độ ±3% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tăng ±1% so với mức ±2% áp dụng trước đó.

Theo Ngân hàng Nhà nước, quyết định trên sẽ tạo điều kiện để tỷ giá điều chỉnh linh hoạt hơn, phản ánh sát tình hình cung cầu ngoại tệ trên thị trường, bảo đảm tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững.

“Trong thời gian đầu khi áp dụng biên độ tỷ giá mới, các tổ chức tín dụng có thể sẽ không sử dụng hết biên độ được phép. Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo sự ổn định tương đối của tỷ giá trong biên độ mới”, Ngân hàng Nhà nước dự tính.

Cuối ngày 6/11, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), ngân hàng chiếm thị phần lớn nhất trong thanh toán quốc tế và có hoạt động kinh doanh ngoại tệ mạnh cho biết, từ ngày 7/11, ngân hàng này sẽ điều chỉnh giá USD bán ra nhưng chắc chắn sẽ không đến mức trần cho phép của biên độ mới.

Trong Quyết định số 2635/QĐ-NHNN cũng nêu rõ, ngoài tuân thủ biên độ mới, chênh lệch tỷ giá mua và bán tại các ngân hàng sẽ do các tổng giám đốc ngân hàng đó tự ấn định.

Còn trên thị trường tự do, theo dự báo của ông Nguyễn Phước Thanh, Tổng giám đốc Vietcombank, giá USD bán ra có thể tăng mạnh trong những ngày đầu, theo phản ứng tâm lý, nhưng sau đó sẽ sớm ổn định.

Còn theo Vụ Quản lý ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước), biên độ rộng hơn tỷ giá sẽ có điều kiện biến động mạnh hơn, nhưng nhà quản lý sẽ bám sát thị trường, chủ động ứng phó; và với biên độ đó, những biến động của thị trường sẽ vẫn nằm trong tầm kiểm soát.

Theo ông Nguyễn Phước Thanh, Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank),
Tôi cho rằng thứ nhất là để cho tỷ giá giữa VND và USD linh hoạt hơn, hiệu quả hơn, sát với điều kiện thị trường hơn. Khi nới rộng như thế ngân hàng và doanh nghiệp sẽ chủ động hơn; đường rộng hơn thì anh đi đứng thuận lợi hơn. Nhưng khi tính thị trường lớn hơn đòi hỏi sự năng động của doanh nghiệp và ngân hàng phải tốt hơn mới thích ứng được.

Thứ hai, nới biên độ như thế cũng để kích thích xuất khẩu. Qua đợt chống lạm phát mạnh, cộng với sự suy giảm của kinh tế thế giới thì có những vấn đề trì trệ phát sinh. Nới biên độ có thể để tỷ giá tăng cao hơn, từ đó tạo điều kiện để các doanh nghiệp xuất khẩu đỡ khó khăn.

Kinh tế thế giới suy thoái tác động đến xuất nhập khẩu của mình rất lớn. Giá bán bị giảm sút, thị trường tiêu thụ giảm đi thì xuất khẩu trì trệ. Việc nới biên độ là nhằm tháo gỡ khó khăn này. Nếu tỷ giá không tăng lên thì nhiều doanh nghiệp xuất khẩu sẽ bị thua lỗ. Xét theo mục đích này thì đây là một điều chỉnh mang tính tích cực.

Từ vấn đề kích thích xuất khẩu, tỷ giá tăng lên cũng sẽ giảm được nhập khẩu, từ đó giảm được nhập siêu. Những nhà nhập khẩu sẽ phải tính toán lại thôi. Tăng xuất khẩu là để hạn chế nhập siêu.

Thứ ba, là thời gian qua đồng USD đã tăng giá so với các đồng tiền khác trên thế giới, như tăng so với đồng EURO khoảng 10%, với đồng tiền của một số nước trong khu vực từ 5% - 7%... Mình cũng điều chỉnh theo hướng đó để phù hợp hơn, nhất là khi mình hội nhập, không thể đóng cửa và kìm nén.

Còn với diễn biến của ngoại tệ trên thị trường trong nước thời gian qua vẫn bình thường. Không phải do cung – cầu mất cân đối mà đẩy giá lên

No comments:

Kinh tế

Blog Archive

Topics