Kênh thông tin đầu tư ở Vietnam

Monday, December 31, 2007

Quí 1-2008 chứng khoán sẽ tăng mạnh?

Chứng khoán

Thứ Ba, 01/01/2008, 06:01 (GMT+7)

Quí 1-2008 chứng khoán sẽ tăng mạnh?

Diễn biến VN-Index trong năm 2007 Ảnh: T.Đạm - T Cường

TT - Thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2007 khép lại bằng một phiên tăng nhẹ, với VN-Index dừng lại ở mức 927,02 điểm. Liệu có sự bứt phá nào đang chờ đợi nhà đầu tư (NĐT) trước thềm năm 2008?


Khác với diễn tiến TTCK tăng nóng liên tục cuối năm 2006, diễn biến TTCK cuối năm 2007 gây không ít ưu tư cho NĐT khi đám mây "cung vượt cầu" dường như vẫn phủ vây thị trường.

"Trái đắng" 2007

Theo các công ty chứng khoán (CK), TTCK năm 2007 đã có một kết thúc đẹp với đợt chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng của Vietcombank - ngân hàng lớn thứ hai của VN. Nhìn lại cả năm, thị trường đã phát triển vượt bậc thể hiện qua những con số giao dịch ấn tượng mà nguyên nhân gốc rễ nằm ở sự "lột xác" của cả bốn thành tố làm nên thị trường: sở giao dịch CK, công ty CK, NĐT và công ty niêm yết.

Sabeco "xông đất" sàn đấu giá cổ phần

Tổng công ty Bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) sẽ là tổng công ty nhà nước đầu tiên "xông đất" sàn đấu giá trong năm 2008. Theo Sở Giao dịch CK TP.HCM, Sabeco sẽ bán đấu giá ra công chúng hơn 128 triệu cổ phần, chiếm 20% vốn điều lệ (6.412 tỉ đồng). Mức giá khởi điểm là 70.000 đồng/cổ phần. Nhà đầu tư bắt đầu đăng ký đấu giá và nộp tiền đặt cọc vào ngày 8-1. Buổi đấu giá sẽ được tổ chức vào ngày 28-1 tại sở giao dịch.

Ở góc độ của sở giao dịch, đây là năm đầu tiên sở triển khai phương thức giao dịch khớp lệnh liên tục và thí điểm nhập lệnh từ xa, tạo tiền đề nâng cao tính thanh khoản của thị trường. Trước yêu cầu quyết liệt của sở, các công ty CK cũng đã đạt nhiều chuyển biến trong đầu tư công nghệ và cải thiện chất lượng dịch vụ.

Phía các công ty niêm yết cũng đã liên tục phát hành thêm cổ phiếu và niêm yết bổ sung, trong đó hướng trọng tâm về việc tăng vốn để nâng cao năng lực tài chính và dành ra tỉ lệ hấp dẫn cổ phiếu ưu đãi để giữ chân người tài. Và NĐT - thành tố cuối cùng của thị trường - cũng đã tỏ ra trưởng thành hơn, bản lĩnh hơn trong ứng xử trước những luồng thông tin trái chiều, mặc dù vẫn còn một bộ phận lớn đầu tư không theo một tiêu chí, chiến lược cụ thể đã tạo áp lực đám đông trên thị trường.

Tuy nhiên, trong bản nhạc thành công của toàn thị trường, khi các cổ phiếu đã tách nhóm thay vì dàn hàng ngang tăng giá như trước, nhiều NĐT xính vính vì đã trót "gửi trọn niềm tin" ở cổ phiếu ngành ngân hàng. Về cuối năm, khi thị trường vẫn một màu trầm lắng khiến cổ phiếu ngân hàng không thể khởi sắc. Nhiều NĐT phải dằn lòng giữ lại danh mục này để chờ một ngày tươi sáng hơn.

Đám mây "cung vượt cầu"

Năm 2008: trung tâm lưu ký về sở giao dịch?

Giới đầu tư kỳ vọng năm 2008, Ủy ban CK nhà nước sẽ cho trung tâm lưu ký CK "về" với sở giao dịch CK như là một bước đi gần với cách thức tổ chức của các sở giao dịch CK trên thế giới. "Nếu Ủy ban CK cho phép trung tâm lưu ký trở thành một bộ phận của sở giao dịch thì sẽ góp phần thúc đẩy thị trường rất lớn vì các giao dịch sẽ được xử lý thông suốt cả tiến trình trước, trong và sau mỗi phiên giao dịch" - một chuyên gia nói.

Các NĐT đang phấp phỏng đoán xu hướng TTCK ba tháng đầu năm 2008 để ra quyết định mua bán trong những phiên giao dịch sau kỳ nghỉ lễ. Đây cũng là thời điểm các công ty niêm yết sẽ công bố kết quả kinh doanh 2007, qua đó NĐT có thể đưa ra quyết định dựa trên sự phân tích về tính bền vững của nguồn lợi nhuận từng công ty.

Tính đến hết năm 2007, tổng giá trị vốn hóa TTCK VN đạt gần 500.000 tỉ đồng, bằng khoảng 43,7% GDP của năm 2007. Dự báo năm 2008 nguồn cung sẽ tiếp tục tăng mạnh khi thị trường tiếp tục đón hàng loạt tên tuổi lớn như Ngân hàng Công thương VN (Incombank), Ngân hàng Đầu tư phát triển VN (BIDV), MobiFone, Tổng công ty Bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (Sabeco)... Đây sẽ là một thách thức lớn đối với giới đầu tư trong nước khi khả năng tài chính có hạn mà nguồn cung hàng hóa cứ tăng chồng chất mỗi ngày.

VN-Index tăng ngay trong quí 1-2008?

Một điểm tựa vững chắc cho tâm lý thị trường là dòng vốn từ các NĐT nước ngoài. Theo các chuyên gia, nếu dòng vốn này vẫn tiếp tục được đà tăng trưởng trong năm qua (thêm hơn 5 tỉ USD đổ vào thị trường chính thức, gấp hơn ba lần so với cuối năm 2006) thì sẽ không phải lo ngại nhiều về khả năng cổ phiếu "dội chợ".

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, một yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến TTCK 2008 là thu nhập từ đầu tư CK phải chịu thuế từ ngày 1-1-2009. Các chuyên gia không loại trừ khả năng nhiều NĐT nhỏ vì ngại khoản thuế này mà tất toán tài khoản rời bỏ thị trường.

Đã có những dự đoán TTCK quí 1-2008 sẽ tăng lên lại ngưỡng 1.100-1.200 điểm. Sở dĩ có dự đoán này vì trong quí 1, ước đoán thị trường sẽ không nhận thêm nhiều cổ phiếu mới. Tình trạng này đã diễn ra trong năm 2007 khi suốt ba quí đầu năm hầu như không có cổ phiếu mới, mà mãi đến quí 4 cổ phiếu mới dồn dập chào sàn. Nếu kịch bản này tiếp tục lặp lại trong năm 2008, nghĩa là nguồn cung chỉ bùng nổ vào cuối năm, thì thị trường có thể lại trông đợi vào một sự bứt phá của VN-Index trong những tháng đầu năm.

NHƯ HẰNG

Chứng khoán năm 2008 - Kích cầu

Chứng khoán

Thứ Hai, 31/12/2007, 16:12 (GMT+7)

Chứng khoán năm 2008 - Kích cầu

Các nhà đầu tư Đài Loan đang tìm hiểu thị trường chứng khoán VN (Ảnh chụp tại Công ty chứng khoán Phương Đông) Ảnh: H.Thúy

Ông Vũ Bằng, chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước (SSC), cho biết: Trước thực trạng nguồn cung tăng mạnh, thị trường chứng khoán (TTCK) ảm đạm, SSC sẽ đề xuất lên Chính phủ một số biện pháp kích cầu nhằm tạo cú hích cho TTCK trong năm 2008.

Đó là những biện pháp gì thì đến nay... vẫn bí mật. Theo một số chuyên gia tài chính, việc kích cầu TTCK chẳng có gì khó khăn...

Áp lực mở room

Đến nay, tỉ lệ giới hạn vốn đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp (DN) cổ phần trong nước (thường gọi là room) với ngân hàng 30%, còn các ngành nghề khác là 49%. Do giới hạn như vậy nên có nhiều DN room đã lấp kín từ lâu, nhà đầu tư nước ngoài không còn mua thêm được nữa, vì vậy giá cổ phiếu của những DN này cứ “đì đẹt” không lên cao được, góp phần kéo mặt bằng giá trên toàn thị trường.

Theo cam kết của VN, sau một năm gia nhập WTO (kể từ ngày 11-1-2007), VN mở cửa hoàn toàn cho nước ngoài đầu tư vào DN của VN (trừ một số lĩnh vực có qui định riêng). Điều đó có nghĩa là chỉ trong vòng hơn chục ngày nữa việc mở room 100% sẽ có hiệu lực?

Tổng vốn hóa thị trường đạt hơn 30 tỉ USD

Kết thúc phiên giao dịch chứng khoán cuối cùng của năm 2007, cả hai thị trường Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) và Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HaSTC) có tổng giá trị vốn hóa đạt 492.900 tỉ đồng (tương đương hơn 30 tỉ USD). Tại HoSE, hiện đã có 138 loại cổ phiếu của các DN niêm yết và ba mã chứng chỉ quĩ của ba quĩ đầu tư niêm yết, còn trên HaSTC đã có 112 mã cổ phiếu niêm yết.

Cả hai thị trường đã có chín công ty đạt giá trị vốn hóa trên 1 tỉ USD/đơn vị. Tại HoSE, có: Công ty CP phân đạm và hóa chất dầu khí (DPM), Công ty CP phát triển đầu tư công nghệ FPT (FPT), Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại (PPC), Công ty CP khoan và dịch vụ khoan dầu khí (PVD), Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn (SSI), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (STB), Công ty CP Sữa Việt Nam (VNM). Tại HaSTC, có: Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và Công ty CP phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC).

T.P.MINH

Ngoài ra, theo ông Nguyễn Hoàng Hải, tổng thư ký các nhà đầu tư tài chính VN, theo Luật đầu tư thì nước ngoài được tham gia 100% vốn vào các DN của VN (trừ một số lĩnh vực có qui định riêng). Luật là vậy, cam kết là vậy nhưng khi nào thực hiện thì còn phải chờ văn bản qui định của Chính phủ. Khi giới hạn room được dỡ bỏ thì TTCK sẽ có thêm sức mạnh đột phá mới.

Nâng tỉ lệ cho vay đầu tư chứng khoán

TTCK rơi vào ế ẩm một phần cũng do Ngân hàng Nhà nước siết chặt việc cho vay tín dụng đầu tư chứng khoán. Theo chỉ thị số 03 của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại (NHTM) chỉ được cho vay đầu tư chứng khoán với số vốn bằng 3% tổng dư nợ tín dụng.

Động thái này lúc đầu nhằm hai mục tiêu giảm thiểu rủi ro tín dụng, kìm hãm đà tăng nóng của TTCK và góp phần giảm nhẹ lạm phát. Sau bảy tháng thực thi, đến nay mục tiêu thứ nhất đã thành công mỹ mãn, TTCK chẳng những không nóng mà còn bị tuột dốc thảm hại; còn mục tiêu thứ hai thì... phản tác dụng.

Theo tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng (thuộc Ngân hàng Nhà nước), việc siết chặt cho vay đầu tư chứng khoán buộc các NHTM chuyển sang cho vay tiêu dùng (mua hàng hóa), làm cho giá cả leo thang, lạm phát càng tăng cao hơn. Vì vậy, nên cần thiết sửa đổi nhanh nội dung chỉ thị số 03. Nếu điều đó được thực hiện đầu năm 2008 thì có nghĩa là nhà đầu tư sẽ sớm được bơm thêm vốn để kích cầu việc mua cổ phiếu.

Nên cho mua - bán options

Trên thị trường vàng (trong nước) mấy năm gần đây, nhiều NHTM đã áp dụng phương thức mua - bán options (quyền lựa chọn). Theo đó, khách hàng có thể chỉ ký quĩ 5%-10%... trên tổng giá trị đầu tư là mua được số vàng theo ý muốn. Việc mua - bán này chỉ diễn ra trên giấy (vì ngân hàng vẫn quản lý toàn bộ số vàng khách hàng mua).

Khi giá vàng giảm quá giới hạn an toàn thì nhà đầu tư phải bổ sung thêm vốn cho cân bằng với giá trị tài sản theo giá mới, nếu không NHTM được quyền bán toàn bộ số vàng đó để thanh lý hợp đồng. Động thái này vừa giúp NHTM giữ an toàn vốn, vừa giúp nhà đầu tư cắt giảm lỗ.

Vì vậy, nên chăng Nhà nước cũng cho các công ty chứng khoán thực hiện mua - bán cổ phiếu theo dạng options vàng. Nghĩa là nhà đầu tư chỉ cần có 20%-50% vốn trong tài khoản, còn lại các công ty chứng khoán cho vay để mua cổ phiếu. Trong thời hạn từ khi mua đến khi tiền bán cổ phiếu về đến tài khoản, nhà đầu tư phải chịu tiền lãi vốn vay.

Khi giá giảm mạnh, có nguy cơ mất an toàn (vượt giá trị ký quĩ + tiền lãi), công ty chứng khoán được phép bán ngay số cổ phiếu này để thu hồi vốn và giảm lỗ cho nhà đầu tư. Để thực hiện được việc này, các công ty chứng khoán phải có nhiều vốn từ nguồn tự có và nguồn vay tín dụng.

Tại nhiều nước, phương thức mua - bán này đã được áp dụng từ lâu. Nó là một sản phẩm phái sinh của TTCK, có mục đích vừa tăng kích cầu, lại không tung tiền mặt ra thị trường góp phần hạn chế lạm phát.

Theo TRẦN PHÚ MINH - Người Lao Động

“Thổi lửa” vào ngân hàng

Tài chính ngân hàng
“Thổi lửa” vào ngân hàng
5-12-2007
Anh Việt
Sau nhiều tranh luận, mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận về nguyên tắc việc thành lập 4 ngân hàng thương mại cổ phần gồm FPT, Bảo Việt, Liên Việt, Tài chính dầu khí. Trong tháng 12, sẽ có thêm một đợt xét duyệt nữa, với dự kiến ít nhất 2 ngân hàng mới được chấp thuận nguyên tắc. Sự xuất hiện của một loạt ngân hàng mới được dự báo sẽ “thổi lửa” cho thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Cạnh tranh gay gắt
Với một loạt cổ đông vốn là những doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng vốn lớn đứng sau, hoạt động những ngân hàng mới được đánh giá là không quá khó khăn trong những ngày đầu. Ông Đinh La Thăng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho hay, từ nay đến năm 2015, nhu cầu tài trợ vốn cho các dự án của ngành dầu khí lên tới hàng tỷ USD. Không chỉ Ngân hàng Tài chính dầu khí, mà cả các định chế tài chính khác trong ngành cũng được huy động tham gia, nên không đáng lo ngại về khách hàng.

Tuyên bố của vị chủ tịch tập đoàn công nghiệp lớn nhất Việt Nam hé lộ khả năng rõ ràng rằng, lượng khách hàng tổ chức có năng lực tài chính, cóù những dự án tốt đang bắt tay với những ngân hàng thương mại sẽ chuyển về hợp tác với ngân hàng mới. Muốn giữ khách, rất có thể, những ngân hàng cũ phải tung “chiêu” mới, thậm chí chấp nhận thiệt một chút để tính kế lâu dài.

Khả năng chia sẻ thị phần có thể thấy rất rõ ở bài học các ngân hàng thương mại quốc doanh. Nếu như cuối năm 2006, khối ngân hàng thương mại cổ phần mới chiếm 21% thị phần dư nợ toàn hệ thống ngân hàng, thì hết năm nay, con số này dự kiến lên tới gần 30%. Cán bộ tín dụng của một ngân hàng quốc doanh cho biết, ngân hàng mới chưa ra thì các sếp đã lên “dây cót” với anh em về thái độ phục vụ khách hàng lớn, để làm vừa lòng thượng đế.

Không chỉ lo cạnh tranh về khách hàng, nhiều lãnh đạo nhà băng tỏ rõ sự lo lắng về khả năng câu kéo nhân sự của các ngân hàng mới. Ngoài lương, thưởng hậu hĩnh, quyền mua cổ phiếu lên tới hàng tỷ đồng mệnh giá khiến không ít cán bộ nắm vị trí chủ chốt của các ngân hàng “dao động”. Đây chính là lý do mà ông Trần Bắc Hà, Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam nêu ra trong công văn gửi Chính phủ mới đây về việc đề xuất cho cán bộ công nhân viên được mua cổ phiếu với tỷ lệ cao hơn quy định hiện hành, khi ngân hàng này cổ phần hoá để giữ người.

Nỗi lo còn đó
Khi được hỏi quan điểm về việc nhiều ngân hàng mới có thể được cấp phép thành lập trong năm nay, ông Nguyễn Đại Lai, Vụ phó Vụ Chiến lược - Ngân hàng Nhà nước băn khoăn: “Có nên khuyến khích doanh nghiệp mở ngân hàng hay không? Nếu không làm chặt chẽ, thì Việt Nam sẽ phải trả giá”. Theo ông Lai, với hơn 100 ngân hàng đang hoạt động, mật độ người dân Việt Nam được tiếp cận dịch vụ ngân hàng thuộc hàng trung bình so với khu vực. Nếu các ngân hàng mới ra đời hoạt động tốt, lành mạnh cho ngành tài chính thì không có gì đáng nói, còn nếu có thêm ngân hàng để chen lấn, cạnh tranh không lành mạnh, hoạt động khó tuân theo các nguyên tắc quản trị tốt, thì rủi ro khó có thể lường. Trong khi đó, đối trọng để các ngân hàng Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cung cách hoạt động là sự xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn ngoại thì lại chưa thấy.

Việc các doanh nghiệp là cổ đông sáng lập ngân hàng mới kéo những khách hàng (có quan hệ làm ăn) hoặc các doanh nghiệp cùng tập đoàn, cùng ngành và lĩnh vực về ngân hàng do họ tham gia thành lập khiến không ít ý kiến bày tỏ sự lo ngại về khả năng giám sát, thẩm định dự án của các ngân hàng, tình trạng dễ dãi, cả nể và kết quả là nợ xấu như một loạt tập đoàn kinh tế của Nhật Bản đã mắc phải trước đây. Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế nói: “Nếu doanh nghiệp nhà nước tham gia lập ngân hàng thì Nhà nước nên có quy định để rạch ròi chuyện huy động vốn đầu này đổ sang cho vay đầu kia một cách dễ dãi”.

Với nhà đầu tư, việc thị trường có thêm những cái tên mới không đồng nghĩa với việc cổ phiếu ngân hàng tăng giá, mà có nguy cơ ngược lại. Tuy có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu của ngân hàng mới thành lập, song không ít cổ đông là cán bộ công nhân viên các doanh nghiệp góp vốn thành lập ngân hàng vẫn “phá rào” bán cổ phiếu. Thị trường thêm hàng trong bối cảnh cung lớn (các ngân hàng đang hoạt động ồ ạt bán cổ phiếu phát hành thêm) khiến giá cả khó có khả năng bứt phá. Kinh doanh ngân hàng có thể là một lĩnh vực lợi nhuận cao, nhiều tiềm năng, nhưng cổ phiếu ngân hàng khó có cơ hội quay trở lại những ngày hoàng kim và được mệnh danh là cổ phiếu “vua” trên thị trường như hồi cuối năm 2006 đầu năm 2007.


Công ty chứng khoán ăn Tết to

Công ty chứng khoán ăn Tết to

Cập nhật lúc 08h57" , ngày 29/12/2007

Ảnh minh họa

Mặc dù thị trường năm nay không được sôi động như năm ngoái, nhiều công ty chứng khoán vẫn quyết định thưởng đậm cho nhân viên. Có nơi, mức thưởng cho mỗi người lên tới hàng trăm triệu đồng.

Trong số các công ty chứng khoán hoạt động lâu năm trên thị trường, SSI chơi trội nhất - tính đến thời điểm hiện tại. Quỹ thưởng của công ty này trong Tết Mậu Tý lên tới 200 tỷ đồng. Với 430 nhân viên, bình quân số tiền thưởng mà mỗi người nhận được cũng lên tới con số trăm triệu đồng. Ngoài ra, nhân viên của SSI còn có cơ hội được mua thêm cổ phiếu ưu đãi.

Theo ông Nguyễn Duy Hưng, Tổng giám đốc SSI, thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm qua có lúc thăng lúc trầm, mà những "nốt trầm" chiếm đa số, mặc dù vậy, mức tăng trưởng chung vẫn đạt khoảng 20%. Con số này không phải là nhỏ so với một thị trường còn non trẻ như Việt Nam.

Chính vì vậy, mặc dù mảng môi giới tại các công ty chứng khoán năm nay không thuận lợi như năm ngoái, nhưng mảng đầu tư và tự doanh vẫn trúng lớn.

Bản thân SSI trong năm qua hoạt động cũng khá thành công, lợi nhuận trước thuế của năm 2007 dự kiến đạt 950 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế dự kiến 850 tỷ đồng. Do đó, ông Hưng cho biết, công ty không ngần ngại trích một khoản đáng kể để thưởng cho nhân viên.

Ông Huỳnh Anh Tuấn, đại diện Công ty Chứng khoán Ngân hàng Á Châu (ACBS) tiết lộ, ngoài tháng lương thứ 13, nhân viên công ty sẽ được nhận thêm tiền thưởng Tết Nguyên Tán tương đương mức thu nhập trong 4 tháng. Theo ông, năm nay, quý I đã góp phần rất lớn trong doanh thu toàn năm của công ty, những tháng sau đó do ảnh hưởng của thị trường nên doanh thu không nhiều.

Giám đốc Công ty Chứng khoán VPBS Quách Thanh Sơn cũng cho biết, hiện tại công ty vẫn đang chờ quyết toán cuối năm nên phải đến ngày 15/1/2008 mới có thể biết được chính xác mức thưởng trong Tết truyền thống. Tuy nhiên, dự kiến, nhân viên sẽ được thưởng 2 tháng lương vào dịp này và một khoản thưởng nhỏ được trích từ quỹ phúc lợi vào Tết Dương lịch.

Lãnh đạo Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho hay, ngoài tháng lương thứ 13, VDSC dự định thưởng thêm cho nhân viên từ 1 đến 3 tháng lương nhằm khích lệ tinh thần sau một năm làm việc mệt nhọc.

Không chỉ những công ty đã có mặt lâu năm trên thị trường, các công ty chứng khoán mới thành lập cũng cố gắng, tuy "không bằng chị bằng em" song cũng không đến nỗi phải để nhân viên tủi thân.

Ông Nguyễn Ngọc Trường Chinh, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Đông Dương (DDS) cho biết, tính đến nay DDS mới hoạt động tròn một tháng nên ban giám đốc dự định sẽ thưởng tháng lương 13 cho nhân viên.

Tuy nhiên, để tránh tình trạng chảy máu chất xám thường rộ lên sau Tết, trước đó Đông Dương đã có chế độ cho toàn bộ cán bộ công nhân viên mua ưu đãi cổ phiếu. Mỗi nhân viên được mua 200 triệu đồng mệnh giá cổ phiếu, cấp phó, trưởng phòng từ 500 đến 700 triệu đồng, phó và tổng giám đốc được mua ưu đãi 1-2 tỷ đồng.

Ông Vũ Hoàng Anh, Trưởng phòng Quan hệ công chúng và phát triển kinh doanh, Công ty Chứng khoán cho biết, SMES được thành lập từ tháng 12 năm ngoái, song mới chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8 năm nay. Chính vì vậy, tích lũy cũng chưa thể so với những công ty đã hoạt động lâu năm trên thị trường. Tuy nhiên, ban lãnh đạo công ty cũng cố gắng chuẩn bị một cái Tết tương đối tươm tất cho anh chị em công nhân viên.

(Theo VNE)

10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2007

Chủ Nhật, 30/12/2007, 09:07

10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2007

TP - CLB nhà báo chứng khoán VN vừa bình chọn 10 sự kiện chứng khoán năm 2007. Cơ sở bình chọn căn cứ trên các tiêu chí chính: Sự kiện được nhiều cơ quan báo chí quan tâm, phản ánh trên diện rộng, nhiều tranh luận và có tầm ảnh hưởng lớn trên TTCK Việt Nam.

Thị trường chứng khoán năm 2007: Nhà đầu tư buồn vui lẫn lộn Ảnh: Hồng Vĩnh
1.Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 1/1/2007: Luật Chứng khoán ra đời tạo hành lang pháp lý quan trọng cho TTCK Việt Nam phát triển. Các tiêu chuẩn tham gia thị trường với nhiều thành viên như: Cty chứng khoán, Cty niêm yết, Cty quản lý quỹ đã được nâng cấp.

Hệ thống giao dịch cổ phiếu OTC dự kiến khởi động giao dịch cuối quí 1/2008 với 40 cổ phiếu của các công ty chứng khoán, ngân hàng và bảo hiểm, và được dự báo sẽ trở thành “chợ giao dịch chứng khoán” có quy mô lớn nhất.

2. Vụ bổ nhiệm Tổng giám đốc của CTCK Thiên Việt. Lần đầu tiên báo chí phát hiện và công khai một hiện tượng trong TTCK Việt Nam: CTCK Thiên Việt bổ nhiệm Tổng giám đốc khi đích danh người được bổ nhiệm không biết và cũng chưa từng ký hợp đồng làm việc với Cty.

Từ vụ việc này, đã đề cập đến hàng loạt vấn đề bất cập đó là việc thiếu trầm trọng nhân sự chủ chốt trong ngành chứng khoán, tình trạng mượn, thuê chứng chỉ đào tạo chứng khoán, tình trạng chạy đua hợp tác chiến lược để làm thương hiệu…

3. Quy mô TTCK tăng mạnh. Tính đến hết năm 2007, tổng giá trị vốn hóa TTCK Việt Nam đạt gần 500.000 tỷ đồng, bằng khoảng 43,7% GDP của năm 2007 (xác lập được vị thế là một kênh dẫn vốn trong nền kinh tế khi số vốn mà các DN niêm yết huy động được trong năm này đạt trên 90.000 tỷ đồng).

Dựa trên những kết quả mà TTCK đạt được trong năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 128/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch định lượng về phát triển TTCK đến năm 2010, hướng đến năm 2020 trong đó có đề ra mục tiêu đến năm 2010, tổng giá trị vốn hóa thị trường đạt 50% GDP, năm 2020, con số này đạt 70% GDP.

4. Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước khống chế cho vay đầu tư chứng khoán. Chỉ thị này đã hạn chế luồng vốn tín dụng từ kênh dẫn vốn ngân hàng sang TTCK ở mức 3% khiến nhiều ngân hàng trong nửa cuối của năm 2007 phải lo tìm cách hạ mức cho vay đầu tư chứng khoán xuống đến mức cho phép.

Tăng trưởng tín dụng nóng trong năm 2007, nhiều hợp đồng vay vốn phải chuyển đổi mục đích sử dụng là tình trạng thực tế đang diễn ra tại nhiều ngân hàng.

5. Năm 2007, năm của các đợt IPO lớn. Năm 2007 là năm đầu tiên diễn ra các đợt phải cổ phần hóa DNNN là các tổng công ty lớn trong danh sách hơn 20 DN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cổ phần hóa trong năm này. Hai đợt IPO của 2 DN lớn là Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã hoàn thành trong năm này, nhưng đằng sau sự kiện IPO của loại DN này còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Hiện tượng mua bán năm thâm niên công tác gây thiệt hại cho không biết bao nhà đầu tư thiếu kiến thức và kinh nghiệm.

6. Vụ tăng vốn của Quỹ VF1. Quỹ đóng đầu tiên được phép tăng vốn đồng thời sự điều chỉnh giá mang tính chủ quan của Công ty quản lý quỹ gây nhiều bất bình cho nhà đầu tư. Điều này cũng bộc lộ hạn chế của thị trường đằng sau thành công về việc huy động vốn trong năm 2007 diễn ra một cách mạnh mẽ và dễ dàng.

Sự bùng nổ hiện tượng phát hành trái luật và nhiều DN bị phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CK và TTCK. Theo thống kê của UBCKNN, năm 2007 phạt 63 tổ chức và cá nhân trong đó phạt tiền 55 trường hợp.

7. Trung tâm GDCK TP. HCM chính thức thành Sở GDCK TP.HCM. Cùng với việc chuyển thành Sở GDCK, cơ quan này chính thức áp dụng khớp lệnh liên tục từ 30/7/2007 để tạo tính thanh khoản cho thị trường và tăng cơ hội cho nhà đầu tư.

Đồng thời, kế hoạch giao dịch từ xa cũng đã và đang khởi động và chạy thử nghiệm liên tục tại Sở GDCK TP.HCM và Trung tâm GDCK Hà Nội. Năm 2007 có thể nói là năm có nhiều sự cố về giao dịch, trong đó đáng kể là việc trục trặc hệ thống số liệu giá tham chiếu khiến HOSE phải ngừng giao dịch một ngày. Ngoài ra còn có sự nhầm lẫn về room với STB, nhầm lẫn giá tham chiếu của cổ phiếu TLT tại Hà Nội và tính nhầm HaSTC-Index.

8.Cải tiến đột phá trong đào tạo chứng khoán. Hệ thống đào tạo chứng khoán cuối 2006, đầu 2007 bị quá tải khi nhu cầu học lên cao. Tuy nhiên, với sự chia sẻ quyền cho 5 trường đại học khác, công tác đào tạo đã có bước phát triển đột biến và lành mạnh.

9. Luật Thuế thu nhập cá nhân được thông qua. Lần đầu tiên thu nhập từ đầu tư chứng khoán được đưa vào diện chịu thuế. Mặc dù mức thuế không quá cao và khá linh hoạt nhưng thị trường cũng đã có một thời gian dài phản ứng tiêu cực.

Theo đó, cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán được lựa chọn và đăng ký với cơ quan thuế việc áp dụng một trong hai cách tính thuế: theo mỗi lần chuyển nhượng hoặc vào cuối năm. Thuế suất chuyển nhượng vốn, chứng khoán, đối với chuyển nhượng chứng khoán áp dụng thu thuế theo từng lần mức thuế suất là 0,1%/lần, áp dụng thu theo năm với mức thuế suất 20% sau khi đã trừ các chi phí liên quan…

10. Bùng nổ truyền thông về TTCK. Chứng khoán và TTCK đã trở thành chuyên mục thường xuyên và không thể thiếu không chỉ đối với nhiều tờ báo kinh tế, truyền hình mà còn cả những tờ báo chuyên về xã hội.

Sự bùng nổ này đã dẫn đến sự ra đời của Câu lạc bộ Nhà báo chứng khoán vào ngày 28/5/2007, với sự quy tụ của gần 40 thành viên là các nhà báo chuyên sâu trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK và là một tổ chức nghề nghiệp có chức năng hỗ trợ về kiến thức và nghiệp vụ cho các thành viên tham gia.

Khánh Huyền

Chứng khoán khởi sắc phiên cuối năm

Thứ Sáu, 28/12/2007, 14:16

Chứng khoán khởi sắc phiên cuối năm

TPO – Phiên giao dịch cuối cùng của năm Đinh Hợi, sắc xanh đã quay trở lại trên cả hai sàn báo hiệu một sự khởi sắc đầy kỳ vọng trong năm 2008. Vn-Index tăng 5,27 điểm, đạt 927,02 điểm.

Sắc xanh đã trở lại trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2007
Sự suy giảm của thị trường vẫn kéo dài đến hết đợt khớp lệnh đầu tiên của phiên hôm nay với mức giảm rất nhẹ 0,11% (1,03 điểm) đưa Vn-Index xuống còn 920,72 điểm. Tuy nhiên, thị trường đã nhanh chóng đảo chiều trong hai đợt sau đó. Chung cuộc Vn-Index tăng 5,27 điểm, đạt 927,02 điểm với lượng giao dịch toàn sàn 5.632.910 đơn vị.

Bên cạnh sự phục hồi của các cổ phiếu thị giá vừa trong những phiên gần đây, một số bluechips chống sàn cũng có dấu hiệu tăng ổn định trở lại dù mức tăng chưa thật cao. Tăng mạnh nhất là RAL tăng 3.5000 đồng, đạt 98.000 đồng/cổ phiếu.

Một số mã khác có mặt trong nhóm này như HPG (500 đồng), FPT(1.000 đồng), SSI (1.000 đồng), STB (500), KDC(1.000 đồng), REE (1.000 đồng), PVD (3.000 đồng), SAM (2.000 đồng), SC5 (1.000 đồng), SJS (3.000 đồng)…

Mức giảm của các cổ phiếu nhìn chung đã có sự giảm nhẹ so với các phiên trước. Một số cổ phiếu lớn có mức giảm là VNM (1.000 đồng), VIC (1.000 đồng), ITA (1.000 đồng), IMP (3.000 đồng), NTL (2.000 đồng), TCT (2.000 đồng), GMD (1.000 đồng)…

Hôm nay, sàn TP.HCM đón thành viên mới là chứng chỉ quỹ của Công ty TNHH quản lý quỹ Manulife Việt Nam (mã MAFPF1) nâng số chứng chỉ quỹ niêm yết tại đây lên con số 3. Đóng cửa MAFPF1 giao dịch ở mức 10.200 đồng/chứng chỉ quỹ với 160.500 đơn vị khớp lệnh.

Hai chứng chỉ khác là VFMVF1 và PRUBF1 có diễn biến trái nhau. PRUBF1 đứng giá ở mức 10.500 đồng/chứng chỉ quỹ trong khi mã còn lại tăng 200 đồng lên 27.500 đồng/chứng chỉ quỹ.

Trong tổng số 141 mã chứng khoán niêm yết có 52 mã tăng giá, 47 mã giảm giá và 42 mã đứng giá.

Lượng giao dịch trên sàn Hà Nội phiên hôm nay tăng thêm gần 500.000 đơn vị so với phiên hôm qua với 2.461.500 cổ phiếu chuyển nhượng. Chung cuộc Hastc-Index tăng 5,59 điểm, đạt 323,55 điểm.

ACB kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm và cũng là phiên giao dịch cuối trước ngày giao dịch không hưởng quyền với mức tăng thêm 600 đồng cho mỗi cổ phiếu, đạt 164.000 đồng/cổ phiếu. Lượng giao dịch khá cao với 539.100 đơn vị khớp lệnh thành công.

Các cổ phiếu mới chào sàn có những diễn biến trái chiều trong phiên. Một số mã có mức tăng khá cao trong khi các mã khác đứng giá và giảm giá với biên độ nhẹ.

Điển hình, cổ phiếu Công ty Xây dựng và Công trình Giao thông 492 (mã C92), chào sàn ngày 19/11, hôm nay mất 6.000 đồng, chốt còn 96.000 đồng với 33.400 đơn vị chuyển nhượng. Một số cổ phiếu khác giảm nhẹ như HEV (1.200 đồng), HHC (400 đồng), KMF (1.100 đồng), VC3 (100 đồng).

Tuy nhiên mức giảm mạnh nhất trong số các cổ phiếu mới chào sàn và cũng là mức giảm “kỷ lục” trong phiên hôm nay, thuộc về cổ phiếu của Công ty cổ phần Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam (mã MIC) với mức giảm 16.300 đồng, xuống còn 240.100 đồng/cổ phiếu.

Trong khi đó “tân binh” KBC (Công ty cổ phần Phát triển Đô thị Kinh Bắc) hôm nay tăng 8,75% (15.500 đồng) vươn lên mức 194.900 đồng/cổ phiếu. Như vậy, đến nay mã này tăng 33.600 đồng/cổ phiếu so với giá khớp lệnh thành công bình quân tính từ ngày chào sàn, 18/12.

Hôm nay là ngày giao dịch đầu tiên của 5 triệu cổ phiếu của công ty cổ phần Xây dựng số 7 (mã VC7) nâng tổng số mã niêm yết trên sàn Hà Nội lên con số 112. Kết thúc phiên giao dịch, VC7 khớp ở mức bình quân 51.700 đồng/cổ phiếu. Có tổng cộng 318.800 cổ phiếu VC7 khớp thành công trong phiên hôm nay.

Phạm Tuyên

Social networking frenzy the future

Social networking frenzy the future

By correspondents in San Francisco December 24, 2007 07:00am

SOCIAL networking websites saw their ranks swell and values soar this year as everyone from moody teenagers and mellow music lovers to mate-seeking seniors joined online communities.

Google's freshly released "Zeitgeist 2007" reveals that seven out of the 10 hottest topics that triggered internet queries during the year involved social networking.

A top ten list compiled by the world's most-used search engine includes British website Badoo, Spanish-language Hi5, and US-based Facebook.

Video-sharing websites YouTube and Dailymotion are on the list, along with the Club Penguin online role-playing game, where children pretending to be the flightless birds "waddle about and play" together.

Virtual world Second Life is the final social networking property in the Zeitgeist top ten.

Only the beginning

The world has only seen "the tip of the iceberg" when it comes to online social networking, says MySpace vice president of business development Amit Kapur.

"It is a natural step in the evolution of the web," Mr Kapur said.

"The web is getting more personal. I think you are going to see much more of that happen on every website across the web."

MySpace aspires to become people's homes on the internet, with profile pages serving as online addresses as well as springboards to online music, video, news and other content conducive to their tastes and interests.

"It is a next-generation portal," Mr Kapur said.

Industry statistics show Facebook membership more than doubled in the past year to about 55 million, while reigning champion MySpace grew 30 per cent to top 110 million.

One in every four US residents uses MySpace, while in Britain it is as common to have a profile page on the website as it is to own a dog.

Customised personality

"We are very social animals and this allows us to ramp it up to a whole other order of magnitude," says professor Jeremy Bailenson, who heads a Virtual Human Interaction Lab at Stanford University in Northern California.

A strong appeal of online role-playing games and virtual worlds is that they free people to "interact as their ideal self and not their real self," according to Professor Bailenson.

"You can be whatever age you want — 20 forever — dress any way you want, be any gender you want, and be socialising with zillions of people at once all the time," Professor Bailenson said.

His lab has created three-dimensional digitised models customised with people's facial expressions and mannerisms.

"You can make a digital version of you that is animated so your grandkids' grandkids could put on a helmet and you can read them a story from the grave," Professor Bailenson said, adding virtual communities offer a sense of immortality.

"People love virtual community."

The tipping point

Interest in online communities surged in 2007 as the gregarious nature of humans merged with increasingly available high-speed internet and affordable computing hardware, according to Professor Bailenson.

"It has reached a critical mass," he said. "It is not just the geeks doing it. It is my mom."

California-based social networking website BOOMj just launched as an online community for Baby Boomers, the first of which turned 65 years old this year.

"Boomers grew up meeting people through mutual friends, which a lot of times meant it was the bartender," said BOOMj spokesman Jim Welch, himself a "boomer."

"Now you have boomers re-entering the single world, widowed or divorced, and on new-relationship terrain they haven't set foot on in many years. As they re-enter the single world they reach out to the internet."

Younger generations are much more comfortable with the internet, which has woven ever more tightly into their lifestyles.

"It won't replace face to face interaction," Professor Bailenson said.

"It is another way of thinking about maintaining social relationships. It is here and it is not going anywhere."

Big business

Forrester Research senior analyst Jeremiah Owyang said the social networking rage is happening "where ever there is high-speed internet."

Mr Owyang said membership at the website Cyworld includes 85 per cent of South Korea's internet users. A major company in that country gave employees annual bonuses in the form of Cyworld currency.

Online communities and virtual worlds are forums for commerce, advertising and business meetings, said Mr Owyang.

MySpace's Amit Kapur says social networking will become increasingly global and mobile as the use of internet-linked handheld devices becomes ubiquitous.

The meteoric rise in popularity of social networking websites is driving up their values in the minds of investors as the firms grapple with how to cash in on membership bases.

Microsoft recently paid $US240 million ($A280 million) for a 1.6 per cent stake in Facebook and Hong Kong billionaire Li Ka-shing paid $US60 million ($A70 million) for a piece of the San Francisco company.

The investments give three-year-old Facebook a theoretical value of $US15 billion ($A17.5 billion). News Corp-owned MySpace wouldn't disclose its value, saying only it has about triple the membership and activity of Facebook.

Tuesday, December 25, 2007

Nhiệm vụ chiến lược của quân đội trong thời kỳ mới

Nhiệm vụ chiến lược của quân đội trong thời kỳ mới
Huy Hào
Nhân kỷ niệm 63 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2007) và 18 năm ngày Quốc phòng toàn dân, Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trả lời phỏng vấn Báo Đầu tư về vai trò của việc kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng an ninh và nhiệm vụ chiến lược của quân đội trong bối cảnh hội nhập.

Thượng tướng Nguyễn Văn Được

Xin Thượng tướng đánh giá vai trò của việc kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ của quân đội trong bối cảnh hội nhập của nước ta hiện nay?
Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh là quy luật tất yếu khách quan, phản ánh sự kết hợp chặt chẽ hoạt động của lĩnh vực kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh thành một thể thống nhất trên phạm vi cả nước. Đây là mối quan hệ hữu cơ, gắn bó, bởi chỉ trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội tốt mới có điều kiện để tăng cường quốc phòng - an ninh và đầu tư, xây dựng tiềm lực quốc phòng - an ninh. Ngược lại, quốc phòng - an ninh vững mạnh là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.
Đường lối của Đảng ta là phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: phát triển kinh tế - xã hội và củng cố, xây dựng quốc phòng - an ninh; bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững ổn định hoà bình để xây dựng đất nước phát triển là trách nhiệm chung của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các cấp, các ngành, các bộ và các địa phương, trong đó lực lượng vũ trang mà trực tiếp quân đội là lực lượng nòng cốt.

Thượng tướng có thể đánh giá về vị trí, vai trò và hiệu quả của các nguồn lực đầu tư đối với xây dựng và phát triển quân đội trong tình hình mới?
Các nguồn lực đầu tư quân đội có ý nghĩa rất quan trọng, vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa tăng cường quốc phòng - an ninh trên các địa bàn chiến lược trọng yếu. Đó là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định đến sức mạnh quân đội, giúp quân đội luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất. Đời sống bộ đội cơ bản giữ ổn định và từng bước được nâng lên; đảm bảo huấn luyện va øsẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống.

Nhờ các nguồn lực đầu tư đó, quân đội đã tham gia hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng - an ninh ở các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, sắp xếp và ổn định dân cư biên giới; là lực lượng nòng cốt trong việc phòng chống lụt bão, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và xây dựng được quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, góp phần quan trọng trong việc giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, hiện nay quân đội còn gặp khó khăn về ngân sách để sản xuất và mua sắm trang bị vũ khí, xây dựng cơ sở hạ tầng và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần bộ đội; một số công trình, dự án trọng điểm chưa đáp ứng tiến độ thực hiện...; ngân sách đầu tư hàng năm của Nhà nước cho quốc phòng phải dành phần lớn cho bảo đảm đời sống sinh hoạt tối thiểu của bộ đội... Những khó khăn này chưa thể khắc phục ngày một, ngày hai.

Thưa Thượng tướng, Bộ Quốc phòng đã thực hiện các giải pháp gì để phát huy hiệu quả đầu tư trong quân đội?
Để phát huy hiệu quả đầu tư trong quân đội, trước tiên Bộ Quốc phòng đã rất quan tâm và chú trọng đến công tác quy hoạch, thực hiện quy hoạch phải đi trước một bước, làm cơ sở cho việc xác định chủ trương, xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn và hàng năm, xác định thứ tự ưu tiên các dự án, chương trình trong từng thời kỳ.
Bộ Quốc phòng đã có nhiều biện pháp quyết liệt nhằm chống đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí theo tinh thần các Chỉ thị, Nghị quyết của Quốc hội và của Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo chặt chẽ từ khâu xây dựng, tổng hợp kế hoạch đến triển khai kế hoạch, bảo đảm công khai, đúng trọng tâm, trọng điểm, bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ quân sự quốc phòng, huy động được tối đa khả năng các nguồn lực cho đầu tư phát triển; tập trung ưu tiên cho các công trình, dự án trọng điểm, thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản, ưu tiên cho các dự án chuyển tiếp hoàn thành để nhanh chóng đưa vào sử dụng; bên cạnh đó, thường xuyên rà soát kỹ quy hoạch để kiên quyết đình hoãn các dự án không còn phù hợp với quy hoạch, không phát huy hiệu quả đầu tư.

Bộ cũng tăng cường cải cách hành chính ở tất cả các khâu nhằm giải quyết khẩn trương thủ tục đầu tư; Bộ Quốc phòng đã ban hành Quyết định số 118/QĐ-BQP về việc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư cho các đơn vị đầu mối trực thuộc nhằm tăng cường trách nhiệm cho cấp dưới và phát huy hiệu quả đầu tư.
Đẩy mạnh khâu kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc để có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.
Nhân dịp kỷ niệm 63 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày Hội Quốc phòng toàn dân 22/12/2007, qua Báo Đầu tư, thay mặt Đảng ủy Quân sự trung ương và Lãnh đạo Bộ Quốc phòng, tôi cảm ơn Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tạo điều kiện thuận lợi cho Bộ Quốc phòng trong lĩnh vực đầu tư phát triển những năm qua.

Vn-Index còn 918,43 điểm

Thứ Ba, 25/12/2007, 14:45

Vn-Index còn 918,43 điểm

TPO – Lượng mã chiếm màu đỏ tiếp tục chiếm áp đảo trên bảng giao dịch khi các cổ phiếu lớn tiếp tục mất điểm và xuống đến mức rất thấp. Đóng cửa thị trường Vn-Index mất thêm 12,43 điểm, còn 918,43 điểm.

Các bluechips trên cả hai sàn vẫn chưa tìm được sức bật đưa thị trường đi lên
Góp mặt trong số này có các bluechips như BMC (2.000 điểm), DHG (6.000 đồng), FPT (1.000 đồng), GMD (1.000 đồng), HPG (1.000 đồng), IMP (5.000 đồng), KDC (5.000 đồng), MPC (2.500 đồng), NKD (6.000 đồng), PPC (500 đồng), PVD (6.000 đồng), STB (2.000 đồng), VIC (2.000 đồng), SJS (3.000 đồng)…

Sau ngày giao dịch không hưởng quyền phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu và được điều chỉnh giảm 83.000 đồng, xuống còn 170.000 đồng, cổ phiếu của Công ty chứng khoán Sài Gòn (mã SSI) hôm nay mất thêm 5.000 đồng, chốt phiên còn 165.000 đồng/cổ phiếu.

Hôm nay, sàn TP.HCM đón thêm cổ phiếu của Lilama 10 (mã L10) nâng số mã niêm yết lên 140 (138 cổ phiếu và 2 chứng chỉ quỹ). Kết thúc phiên giao dịch, L10 giảm 5.000 đồng so với giá tham chiếu đóng cửa ở mức 50.000 đồng/cổ phiếu với 48.640 đơn vị khớp lệnh thành công.

Tăng trần 14.000 đồng, NTL (cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm) là mã có mức tăng mạnh nhất phiên đạt 297.000 đồng/cổ phiếu. Các cổ phiếu tăng mạnh khác có ALT, TTP và UIC (cùng tăng 3.000 đồng/cổ phiếu).

Đóng cửa, toàn sàn có 22 mã tăng giá, 84 mã giảm giá, 34 mã đứng giá và 1 mã không có giao dịch. Khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 6.136.400 đơn vị với tổng giá trị đạt trên 529,4 tỷ đồng.

Phiên thứ hai trong tuần Hastc-Index tiếp tục giảm điểm (5,93 điểm) xuống còn 325,64 điểm. Lượng giao dịch ở mức thấp với 1.920.900 đơn vị khớp thành công, tương ứng hơn 195,2 tỷ đồng.

Sàn Hà Nội hôm nay đón thêm thành viên thứ 111 là cổ phiếu của Công ty cổ phần Sông Đà 25 (mã SDJ) với số lượng niêm yết là 1.838.400 cổ phiếu, tương đương tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá là 18,38 tỉ đồng. Đóng cửa thị trường SDJ khớp lệnh ở mức 85.800 đồng với 15.800 đơn vị khớp lệnh thành công.

Công ty cổ phần Sông Đà 25 là thành viên thứ 25 của Tổng Cty Sông Đà thực hiện niêm yết tại Trung tâm GDCK Hà Nội, góp phần nâng tổng khối lượng niêm yết tại Trung tâm lên tới gần 1,31 tỷ cổ phiếu, tương đương tổng giá trị niêm yết tính theo mệnh giá gần 13.105 tỉ đồng.

Với việc SDJ chính thức niêm yết, tính từ đầu tuần trước đến nay, sàn Hà Nội đã đón tổng cộng 8 cổ phiếu mới bao gồm: Cổ phiếu DCS của Cty cổ phần Đại Châu, cổ phiếu TJC của Cty cổ phần Dịch vụ Vận tải và Thương mại, cổ phiếu VCS của Cty cổ phần Đá ốp lát cao cấp Vinaconex, cổ phiếu KBC của Cty cổ phần Phát triển Đô thị Kinh Bắc, cổ phiếu XMC của Cty cổ phần Bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai; cổ phiếu MIC của Cty cổ phần Kỹ nghệ Khoáng Sản Quảng Nam và cổ phiếu của HCC của Cty cổ phần Bê tông Hòa Cầm.

Các mã giảm sút nhiều nhất phiên là HSC (25.000 đồng) và KBC (22.400 đồng). Lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên sàn Hà Nội hôm nay cũng ở mức thấp kỷ lục với 75.900 đơn vị chuyển nhượng.

Phạm Tuyên

Wednesday, December 19, 2007

19/12: VN-Index tăng đột phá trong bối cảnh mới

Ngày 19-12-2007, 01:38
19/12: VN-Index tăng đột phá trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh mới, sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn nhỏ đổ dồn sang thị trường niêm yết khiến gần như toàn bộ cổ phiếu tăng giá với đa số tăng kịch trần, khối lượng giao dịch tăng mạnh - một kịch bản trái ngược với nhiều tuần trước đó.

Bắt đầu xuất hiện xu hướng đảo chiều từ phiên hôm qua ngay sau khi JP Morgan công bố 1 bản báo cáo với những nhận định đầy lạc quan về thị trường chứng khoán Việt Nam và Vietcombank chính thức chốt đăng ký và đóng tiền đặt cọc để tham gia vào đợt IPO lớn và tiêu biểu nhất của Việt Nam, các cổ phiếu niêm yết đồng loạt tăng giá với mức độ lớn nhất trong 2,5 tháng qua.

Theo thông báo, hôm qua (18/12) là ngày cuối cùng để đăng ký và đóng tiền đặt cọc để tham gia vào đợt IPO của Vietcombank. Điều này đồng nghĩa với việc những ai đăng ký mua và đăng ký mua bao nhiêu đã được chốt lại. Khối lượng đặt mua sẽ không thể tăng thêm. Và mối quan tâm đối với đợt IPO của đại gia ngân hàng này sẽ tạm lắng xuống cho tới ngày 26/12 là ngày đấu giá chính thức. Các đại gia và cả những nhà đầu tư nhỏ lẻ sau khi hoàn thành mục đích của mình (tham gia vào IPO Vietcombank) đã hướng con mắt sang thị trường niêm yết và tiếp tục chiến dịch kiếm lời từ chứng khoán khi mà giá các cổ phiếu đã xuống mức thấp nhất trong khoảng 4 tháng qua.

Và buổi giao dịch sáng nay đã chứng minh cho điều này với lượng đặt mua tăng đột biến, hầu hết với mức giá đặt mua ở mức kịch trần.

Lượng mua vào càng tăng mạnh khi mà thông tin về bản báo cáo tích cực về TTCK Việt Nam của JP Morgan ngày càng lan rộng. Theo báo cáo, JP Morgan cho rằng thời điểm hiện tại là cơ hội để mua gom các cổ phiếu. Đúng như dự báo trước đó, bản báo cáo đã thực sự tác động không chỉ tới các nhà đầu tư trong nước, mà cả các nhà đầu tư nước ngoài. Hôm qua (18/12), khối các nhà đầu tư nước ngoài bất ngờ tăng vọt lượng mua vào, lên tới gần 2 triệu đơn vị, và gấp gần 4 lần bán ra.

Sau khi tăng 8,45 điểm trong phiên hôm qua, kết thúc phiên giao dịch sáng nay (19/12), chỉ số VN-Index tăng rất mạnh 27,18 điểm (tương đương tăng 2,95%) lên 946,78 điểm.

Trong số 133 cổ phiếu niêm yết trên sàn (thêm 3 cổ phiếu ALP, ICF và ST8 lên sàn hôm nay 18/12), có tới 124 mã tăng giá, chỉ có 4 mã giảm giá và 5 mã đứng giá. Trong 2 chứng chỉ quỹ có mặt trên sàn chứng khoán TP.HCM, BF1 tăng 100 đồng lên 10.500 đồng/ccq; còn VF1 tăng 600 đồng lên 28.000 đồng/ccq.

Khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 8,7 triệu đơn vị (tăng thêm 1 triệu đơn vị so với hôm qua), trị giá 856 tỷ đồng. Giao dịch tính riêng cổ phiếu đạt 8,3 triệu đơn vị.

Trong top 10 cổ phiếu có mức vốn hoá lớn nhất thị trường, không có cổ phiếu nào giảm giá. Chỉ có ITA của Tập đoàn Tân Tạo đứng giá ở mức 127.000 đồng/cp, còn lại toàn bộ tăng giá mạnh.

Cổ phiếu STB của Sacombank tăng mạnh 2.000 đồng lên 67.500 đồng/cp với hơn 1 triệu cổ phần được giao dịch.

Đại gia VNM của Vinamilk tăng 5.000 đồng lên 170.000 đồng/cp; đại gia phan bón Đạm Phú Mỹ (DPM) tăng 3.000 đồng lên 76.000 đồng/cp; cổ phiếu SSI của đại gia Chứng khoán Sài Gòn tăng 3.000 đồng lên 256.000 đồng/cp; FPT của CTCP Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT tăng 6.000 đồng lên 230.000 đồng/cp; Nhiệt điện PHả Lại (PPC) tăng 500 đồng lên 59.500 đồng/cp; PVD của Công ty Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu Khí PV Drilling tăng 5.000 đồng lên 154.000 đồng/cp, VIC của Vincom tăng 3.000 đồng lên 159.000 đồng/cp; HPG của Tập đoàn Hoà Phát tăng kịch trần 4.500 đồng lên 97.000 đồng/cp.

3 cổ phiếu mới lên sàn sáng 18/12 là ST8 của Công ty cổ phần Siêu Thanh, ALP của Công ty cổ phần Anphanam và ICF của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy đều giảm giá. Như vậy trong số 4 cổ phiếu giảm giá hôm nay có 3 cổ phiếu mới lên sàn (1 cổ phiếu giảm giá khác là SJ1).

Cụ thể, ST8 giảm 1.000 đồng xuống 88.000 đồng (giá tham chiếu là 80.000 đồng/cp); ALP giảm 1.500 đồng xuống 62.000 đồng (giá tham chiếu 79.000 đồng/cp); ICF giảm 500 đồng xuống 41.500 đồng/cp.

Nhà đất 2008 sẽ “sốt” cao

Cập nhật ngày 19/12/2007 (GMT+7)
Nhà đất 2008 sẽ “sốt” cao
Xem anh phong to
Ảnh minh hoạ
Thuế, vốn ngoại, Việt kiều được mua nhà... làm thị trường bất động sản sẽ bùng lên dữ dội.

Cuối năm, trong khi giá nhà đất tại các tỉnh lân cận như Long An, Bình Dương, Đồng Nai... tăng chóng mặt thì giá nhà đất tại TP.HCM chỉ giao dịch ở mức cầm chừng.

Chuyển vùng đầu tư

Gần một tháng nay, nhiều nhà đầu tư từ TP.HCM ùn ùn đổ về Bình Dương săn đất. Chỉ trong vòng một tháng, giá đất tại khu đô thị Chánh Nghĩa (thị xã Thủ Dầu Một) được đẩy lên gấp 10 lần, thậm chí có nơi được hét giá đến 26 triệu đồng/m2, ngang bằng giá đất mặt tiền đường 8 m ở dự án Him Lam -Kênh Tẻ (quận 7).

Còn đất ở khu vực huyện Thuận An tiếp giáp với thành phố, nhiều chủ đất đã không bán ra nữa vì sợ hố giá. Ông Nguyễn Khánh Hưng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Đất Xanh, cho biết không phải bây giờ mà ngay từ đầu năm nhà đất ở Bình Dương đã tăng giá. Còn gần đây, giá đất tăng mạnh do nhiều nhà đầu tư cùng lúc đổ về mua.

Tương tự, đất tại Long An những ngày cuối năm cũng hút mạnh dòng vốn của các nhà đầu tư. Giá đất nhiều nơi ở Long An đã tăng gấp đôi so với cách đây một tháng.

Trong đó, đất dự án Công ty Tân Đô đã đội lên trên bốn triệu đồng/m2. Riêng những khu vực tiếp giáp TP.HCM, nhất là gần cửa ngõ vào đường Nguyễn Văn Linh (quận 7) giá đất có nơi đội sổ bảy triệu đồng/m2. Tại Đồng Nai cũng vậy, hướng đi sân bay Long Thành đang được nhiều người mua đón đầu.

Giải thích vì sao lại có hiện tượng chuyển hướng đầu tư sang các tỉnh lân cận, giám đốc một công ty kinh doanh bất động sản ở quận 3 cho biết là do các tỉnh trên đều giáp thành phố, hệ thống giao thông được kết nối thông suốt.

Mặt khác, trong quy hoạch tổng thể vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, những khu vực trên sẽ phát triển mạnh. Ngoài ra, nếu mua bây giờ, giá đất những nơi này còn rẻ.

Nhiều yếu tố làm “sốt” giá

Dù hiện tại giao dịch nhà đất ở TP.HCM đã chựng lại, giá đất nhiều nơi đã giảm nhưng thị trường lại tiềm ẩn cho một đợt bùng lên dữ dội.

Ông M. Townsend, Giám đốc điều hành Công ty CBRE Việt Nam, nhận định năm 2008 thị trường nhà đất tại TP.HCM sẽ bùng trở lại và giá căn hộ sẽ tăng khoảng 20% dù một loạt các dự án như Saigon Pearl, Phú Mỹ Hưng, The Everich, Cantavil, River Garden... bung hàng.

Vì sao có chuyện ngược dòng như vậy khi nguồn cung tăng dồi dào? Ông M. Townsend cho biết nguyên nhân là do các chủ đầu tư tính luôn phần tiền bỏ ra xây móng và cả tiền trượt giá vào giá bán căn hộ.

Ông Lâm Văn Chúc, Tổng Giám đốc Công ty Địa ốc Phúc Đức, cũng cho rằng sang năm mới thị trường nhà đất sẽ sôi động trở lại, có thể còn khủng khiếp hơn năm 2007. Lý do thuế đánh vào bất động sản đã rõ ràng và nhiều chính sách về nhà đất thông thoáng hơn.

Việc Chính phủ xem xét cho người nước ngoài, Việt kiều được sở hữu nhà được dân kinh doanh bất động sản chờ đợi. Nếu việc này được thông qua, chắc chắn sẽ tác động mạnh đến giá nhà đất.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà, Bộ Xây dựng, cũng đồng tình với nhận định trên và cho rằng nhà đất trong năm 2008 sẽ tăng nóng do vốn ngoại đổ vào mạnh. Theo ông Hà, hiện nay đang có 13 quỹ đầu tư quốc tế hoạt động ở Việt Nam và đánh giá thị trường nhà đất Việt Nam còn sơ khai.

Và động thái mới nhất là nhiều quỹ bất động sản ngoại đã tăng thêm vốn. Ông Hà cho rằng điều này có thể hiểu là một thông điệp của các nhà đầu tư ngoại tính chuyện làm ăn dài hạn. Thực tế trong hai năm qua, nhiều dự án bất động sản có vốn đầu tư hàng trăm triệu USD được khởi công. đơn cử như dự án Khu đô thị mới Bắc An Khánh (Hà Tây), dự án Keangnam Landmark Tower (Hà Nội), dự án Kumho Asiana Plaza (TP.HCM)...

Một yếu tố thường làm cho thị trường bất động sản cuối năm bật lên là dòng tiền kiều hối đổ vào. Nếu mọi năm dòng tiền này chảy dồn vào đất thì năm nay hơi ngược lại. Đến nay gần năm tỷ USD kiều hối chuyển về phần lớn vẫn còn trong túi cá nhân.

Giải thích điều này, giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM cho là do nhiều người dân còn phân vân chính sách. Điều này cũng giải thích lý do vì sao đất vùng ven hay các tỉnh lân cận vẫn sốt, trong khi đất ở các khu đô thị mới ảm đạm.

Tuy nhiên, với thói quen tiêu dùng của người Việt thì nếu cuối năm không mua nhà thì đầu năm nguồn vốn này cũng được sử dụng cho chuyện mua đất.

Theo Pháp Luật HCM

Tuesday, December 18, 2007

Vn Index: 946.78 Thay đổi: ▲ 27.18 (2.87%)

Vn Index: 946.78 Thay đổi: ▲ 27.18 (2.87%) Số GD: 12,975 KLGD: 10,304,442 GTGD: 1,010.819 Tỷ VNĐ Ngày:19/12/2007

18/12: VN-Index đảo chiều

Ngày 18-12-2007, 13:05
18/12: VN-Index đảo chiều

Giảm mạnh liên tục trong nhiều phiên, VN-Index bất ngờ quay đầu tăng trở lại vào phiên giao dịch ngày 18/12 với hầu hết các cổ chủ chốt trên sàn tăng giá.

Sau khi giảm rất mạnh tới 52,54 điểm (tương đương 5,39%) trong tuần trước và gần 11 điểm trong phiên hôm qua (17/12), sáng nay VN-Index đã tăng gần 1%, giúp chỉ số VN-Index nhích xa ngưỡng 900 điểm.

Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 8,45 điểm (tương đương tăng 0,92%) lên 919,6 điểm.

Trong số 133 cổ phiếu niêm yết trên sàn (thêm 3 cổ phiếu ALP, ICF và ST8 lên sàn hôm nay 18/12), có 51 mã tăng giá, 55 mã giảm giá và 27 mã đứng giá. Trong 2 chứng chỉ quỹ có mặt trên sàn chứng khoán TP.HCM, BF1 đứng giá ở mức 10.400 đồng/ccq; còn VF1 tăng 400 đồng lên 27.400 đồng/ccq.

Khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 7,7 triệu đơn vị, trị giá 758 tỷ đồng. Giao dịch tính riêng cổ phiếu đạt 7,4 triệu đơn vị.

Trái ngược với các phiên giao dịch trước đó, trong top 10 cổ phiếu có mức vốn hoá lớn nhất thị trường, không có cổ phiếu nào giảm giá. Chỉ có STB của Sacombank và SSI của Chứng khoán Sài Gòn đứng giá ở mức 65.500 đồng và 253.000 đồng/cp; còn lại đều tăng giá.

Cổ phiếu VNM của Vinamilk tăng 2.000 đồng lên 165.000 đồng/cp; DPM của Đạm Phú Mỹ tăng 2.500 đồng lên 73.000 đồng/cp; FPT của CTCP Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT tăng 3.000 đồng lên 224.000 đồng/cp; PPC của Nhiệt điện Phả Lại tăng 1.500 đồng lên 59.000 đồng/cp; PVD của Công ty Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu Khí PV Drilling tăng 5.000 đồng lên 149.000 đồng/cp, VIC của Vincom tăng 1.000 đồng lên 156.000 đồng/cp; HPG của Tập đoàn Hoà Phát tăng 2.500 đồng lên 92.500 đồng/cp, ITA của Itaco tăng 1.000 đồng lên 127.000 đồng/cp.

Trong 3 cổ phiếu mới lên sàn sáng nay, chỉ có cổ phiếu ST8 của Công ty cổ phần Siêu Thanh tăng so với mức giá tham chiếu, từ 80.000 đồng lên 89.000 đồng/cp; còn lại ALP của Công ty cổ phần Anphanam và ICF của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy sản đều giảm giá.

Cụ thể, ICF giảm xuống 42.000 đồng (so với giá tham chiếu là 50.000 đồng/cp); cổ phiếu ALP giảm xuống mức giá sàn là 63.500 đồng (so với giá tham chiếu 79.000 đồng/cp).

Công ty cổ phần Anphanam (mã chứng khoán ALP) niêm yết tổng cộng 30 triệu cổ phiếu (tương đương vốn điều lệ 300 tỷ đồng). ALP hoạt động trên lĩnh vực sản xuất thiết bị điện và vật liệu điện; sản xuất tủ bằng điện; sản xuất thiết bị và máy cơ khí, thủy lực; sản xuất các sản phẩm cơ khí chuyên dùng; xây dựng…

Kết thúc phiên giao dịch, không còn 1 lệnh dư mua cổ phiếu ALP trong dư bán ở mức giá sàn còn rất nhiều. Một nhà đầu tư tên Dũng tại sàn giao dịch Công ty chứng khoán Hải Phòng cho biết, ALP có mức giá tham chiếu quá cao. DN này không sản phẩm cũng như thế mạnh nào đáng kể. Khả năng giá cổ phiếu này còn giảm trong nhiều phiên tới.


Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy sản (ICF) niêm yết 11,8 triệu cổ phần (tương đượng tổng giá trị chứng khoán niêm yết theo mệnh giá là 118 tỷ đồng); còn Công ty cổ phần Siêu Thanh (Mã CK: ST8) niêm yết 8,2 triệu cổ phiếu (tương đương 82 tỷ đồng). Siêu Thanh hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực mua bán: máy móc, vật tư thiết bị công nghiệp, thiết bị điện tử, kim khí điện máy, điện tử gia dụng, máy móc văn phòng, văn phòng phẩm và phụ tùng thay thế…

21/12: cổ phiếu thứ 136 chính thức chào sàn HOSE

Ngày 18-12-2007, 18:31
21/12: cổ phiếu thứ 136 chính thức chào sàn HOSE

(ĐTCK-online) 10 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Vật tư tổng hợp và Phân bón Hóa sinh (mã chứng khoán HSI) sẽ chính thức giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), tương đương với tổng giá trị chứng khoán niêm yết theo mệnh giá là 100 tỷ đồng, trở thành cổ phiếu thứ 136 niêm yết tại HOSE.

Theo thông báo từ HOSE, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 52.000 đồng/cổ phiếu, biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đầu tiên là +/-20% so với giá tham chiếu.

HSI là công ty chuyên sản xuất, mua bán phân bón; Mua bán nguyên liệu sản xuất phân bón, máy móc, thiết bị, phụ tùng ngành nông nghiệp; Gia công chế biến, nuôi trồng thủy hải sản; Mua bán vật liệu xây dựng, nông – thủy – hải sản, lương thực thực phẩm, hàng trang trí nội thất, sản phẩm giày da, hàng may mặc; Khai thác khoáng sản; Đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu dân cư. Kinh doanh nhà ở. Cho thuê kho bãi, nhà xưởng, nhà ở, văn phòng; Sản xuất, gia công khung nhà thép, sản phẩm bằng kim loại; Mua bán vật liệu, vật tư ngành bao bì; Kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng ô tô; Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật. Mua bán thuốc bảo vệ thực vật.

Theo báo cáo tài chính của công ty, năm 2005, Công ty đạt doanh thu là 251 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1,8 tỷ đồng, tương ứng năm 2006 là 389 tỷ đồng và 2,5 tỷ đồng, 9 tháng đầu năm 2007 là 484 tỷ đồng và 14 tỷ đồng.

Thảo Nguyên

Monday, December 17, 2007

Vì sao thị trường vẫn đỏ?

Ngày 17-12-2007, 17:45
Vì sao thị trường vẫn đỏ?

Thị trường chứng khoán cuối năm 2007 ảm đạm do nguồn hàng cung cho thị trường quá nhiều.
Hầu hết những tác nhân dư luận đưa ra để giải thích về sự sụt giảm của VN-Index những tháng gần đây đến nay đã được hoá giải, nhưng có những lý do khác khiến màu đỏ tiếp tục lấn át trên bảng điện giao dịch chứng khoán.

Tháng 12 không như kỳ vọng

Nguyên nhân được đề cập nhiều nhất về tình trạng ảm đạm của thị trường chứng khoán trong tháng 11 là ẩn số tác động IPO Vietcombank giờ đã rõ phần nào, nhất là giá khởi điểm.

Thuế thu nhập đối với nhà đầu tư chứng khoán vừa được công bố ở mức 0,1% trên giá trị giao dịch, một mức không đáng kể nếu chỉ so với mức phí giao dịch hiện nay phổ biến là 0,3 - 0,5%.

Sốt bất động sản đã giảm nhiệt đáng kể, nhất là ở lĩnh vực căn hộ khi yêu cầu chủ đầu tư phải hoàn tất phần móng trước khi chào bán.

Giá vàng tăng cao nên hút một lượng lớn vốn đầu tư vào sản phẩm này, tuy nhiên mức dao động lớn của giá vàng bắt đầu xuất hiện rủi ro cho nhà đầu tư. Do vậy, vàng không còn là sự ưu tiên số 1 trong đầu tư ngắn hạn của giới đầu tư.

Ảnh hưởng từ xu hướng đi xuống của thị trường chứng khoán thế giới, hiện khó tìm được bằng chứng thuyết phục về sự liên hệ giữa thị trường chứng khoán trong và ngoài nước. Sự ảnh hưởng này chủ yếu mang tính tâm lý, cụ thể những thị trường tài chính lớn trên thế giới đang tăng điểm từ giữa tuần trước. Trong khi đó, chỉ số VN-Index lại mất 12,7 điểm vào ngày 5/12 và tiếp tục đi xuống trong những ngày đầu tuần này.

Lạm phát tăng cao, đây là nguyên nhân không thể thay đổi được và nền kinh tế phải chấp nhận sự thật này từ nhiều tháng nay. Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước, còn chưa đầy tháng nữa là hạn chót để các ngân hàng thương mại đưa dư nợ cho vay chứng khoán xuống mức 3%. Tuy là khó nhưng gần như tỷ lệ dư nợ này đã giảm đáng kể so với giữa năm, tuy nhiên vẫn còn ảnh hưởng đáng kể đến thị trường chứng khoán.

Như vậy có khá nhiều nguyên nhân được loại ra so với tháng trước, song thị trường chưa khởi sắc trở lại. Thậm chí đi xuống không chỉ ở thị giá cổ phiếu, mà còn ở lượng cổ phiếu giao dịch. Vậy nguyên nhân nào? Nhìn vào những nguyên nhân nêu trên, khó khẳng định nguyên nhân nào đủ nặng để kéo thị trường xuống một cách khó tả như hiện nay.

Tiền vào nhà khó

Hai cuộc IPO hút vốn lớn của thị trường kể từ đầu năm đến nay là Bảo hiểm Bảo Việt và Đạm Phú Mỹ, tuy nhiên so với giá đấu thắng bình quân thì chưa có doanh nghiệp nào thu đến 8.000 tỷ đồng từ đấu giá. Do đó, với giá khởi điểm 100.000 đồng/CP của Vietcombank sẽ hút một lượng vốn ít nhất 9.750 tỷ đồng dựa trên giá khởi điểm, có thể xem là phiên IPO lớn nhất từ trước đến nay. Song “gánh nặng” sẽ đè lên vai nhà đầu tư trong nước vì phần bánh của họ chiếm đến 70% lượng chào bán trên.

Giả sử, giá đấu thắng bình quân lên đến 160.000 đồng/CP, như vậy cần ngót nghét 1 tỷ USD. Câu hỏi đặt là nhà đầu tư lấy nguồn tiền từ đâu để tham gia IPO trong khi ngân hàng đã đóng cửa đối với khoản vay đầu tư chứng khoán. Riêng phần của nhà đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 292 tỷ đồng mệnh giá, tương ứng 2.920 tỷ đồng ở giá khởi điểm (hoặc 4.672 tỷ đồng tính theo giá thắng bình quân nêu trên). Bên cạnh đó, hầu hết các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đã có sự chuẩn bị kỹ càng cho đợt đấu giá này, nên lượng vốn trên xem ra không ảnh hưởng nhiều đến tình hình tài chính khối này.

Trong khi đó, nhà đầu tư trong nước ít nhiều có sự chuẩn bị nhưng thị trường đang có những yếu tố bất lợi cho họ. Đó chính là việc tăng vốn dồn dập từ các tổ chức tài chính đến các công ty niêm yết. Đặc biệt, 11 ngân hàng thương mại như ACB, MB, Đông Á, An Bình, Gia Định… vừa được Ngân hàng Nhà nước cấp phép tăng vốn với lượng vốn huy động thêm lên đến 8.000 tỷ đồng. Cộng với hàng loạt công ty niêm yết tăng vốn cũng như tiến hành IPO trong thời gian tới như Savico, BVSC, TSC, S505, SD3, Xi măng Hải Vân… với lượng cổ phiếu phát hành thêm không dưới 1.000 tỉ đồng.

Xét góc độ thị trường, việc huy động vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh là bình thường, nhưng điều bất bình thường ở đây là các cơ quan quản lý cấp phép dồn vào một thời điểm khá nhạy cảm. Tạo cảm giác các nhà quản lý vĩ mô gần như bỏ qua việc tiên liệu “túi tiền” của nhà đầu tư trong nước. Để có đủ tiền tham gia IPO và mua cổ phiếu phát hành thêm, bắt buộc họ phải xoay xở trong một thời gian khá ngắn. Và cách tối ưu nhất là bán bớt cái đang có để góp vào con số 28.000 tỷ đồng cho những đợt gọi vốn kể trên. Điều này trở thành nguyên nhân kìm hãm sự hồi phục của VN-Index.

Theo SGTT

TTCK tuần 17-21/12/2007: Thời điểm giải ngân an toàn?

Ngày 17-12-2007, 10:54
TTCK tuần 17-21/12/2007: Thời điểm giải ngân an toàn?

Thị trường giảm giá mạnh vào trung tuần tháng 12, ngay trước thời điểm công bố kết quả KD cả năm 2007 của các công ty niêm yết.
Thời điểm hiện nay đã là thời điểm giải ngân khá an toàn đối với các nhà đầu tư đang nắm giữ quá nhiều tiền mặt. Tuy nhiên, quyết định “tổng tấn công” vẫn chưa đến do những tín hiệu mua vào chưa được khẳng định. Cán cân cổ phiếu – tiền mặt tiếp tục nên được duy trì ở mức 50-50.

Đúng với dự đoán của nhiều nhà phân tích thị trường, tuần vừa qua đã thực sự là một tuần đột biến của thị trường. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng, đó lại là một tuần đột biến theo hướng đi xuống.

Bốn phiên đi xuống, chỉ duy nhất một phiên tăng nhẹ khiến VN-Index mất tới 52,54 điểm suốt tuần qua, và đóng cửa tại 922 điểm vào phiên giao dịch cuối tuần. Số lượng giao dịch cũng đứng ở mức thấp nhất trong vòng 3 tháng trở lại đây.

Dù vậy, đợt mất giá mạnh này của VN -Index chưa gây một tâm lý hoảng loạn trên thị trường, một phần bởi vì lượng thua lỗ của các nhà đầu tư là không thật lớn do sự giảm giá tập trung vào các cổ phiếu “khủng long” mới lên sàn (tiêu biểu là DPM và HPG). Giá khởi điểm giao dịch của các cổ phiếu mới lên sàn đã được xác định quá cao.

Tại sao thị trường giảm mạnh?

Thị trường chứng khoán Việt Nam giảm giá mạnh trong tuần vừa qua không phản ánh các yếu tố cơ bản của nền kinh tế và của các doanh nghiệp niêm yết.

Kinh tế Việt Nam năm 2007 tiếp tục là một năm rất thành công. Tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng đầu tư, tăng trưởng thương mại đều ở mức kỷ lục. Lạm phát ở mức cao, bên cạnh tác động xấu tới nhóm người dân thu nhập thấp, cũng là một chỉ số phản ánh sự gia tăng đầu tư và tiêu dùng của nền kinh tế. Do vậy, lạm phát cao không quá đáng ngại đối với một nền kinh tế đang đẩy mạnh đầu tư như Việt Nam.

Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết cũng rất đáng khích lệ. Sau sự chững lại đôi chút vào quý 3, hầu hết các doanh nghiệp lớn đã nối lại được đà tăng trưởng cao trong các tháng 10 và tháng 11. Đến thời điểm hiện nay, đã có thể chắc chắn rằng kết quả kinh doanh của các công ty “bluechips” trong năm 2007 sẽ tốt hơn nhiều so với năm 2006, năm tăng trưởng phi mã của VNIndex.

Vậy tại sao thị trường lại giảm giá mạnh vào trung tuần tháng 12, ngay trước thời điểm công bố kết quả kinh doanh cả năm 2007 của các công ty niêm yết? Câu trả lời là: VCB!

Đợt IPO của VCB sắp tới là một cuộc chiến mà các quỹ đầu tư lớn không thể không dành phần thắng, khi mà họ đã huy động thêm một lượng vốn khá lớn để chờ giải ngân vào cuộc đấu giá này.

Theo lịch trình, ngày 18-12 -2007 sẽ khóa sổ việc đăng ký mua VCB và trưa 24-12 -2007 kết thúc việc bỏ phiếu đấu giá vào thùng phiếu tại các công ty chứng khoán. Các quỹ đầu tư lớn đang muốn các nhà đầu tư nhỏ lẻ đăng ký mua VCB càng ít càng tốt (mốc là ngày 18-12-2007) và trả giá càng thấp càng tốt (mốc là ngày 24.12.2007).

Do vậy, tuần vừa qua là tuần các nhà đầu tư lớn, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, giảm mạnh mua vào. Khối lượng trung bình của một lệnh bán luôn lớn hơn khá nhiều so với khối lượng của trung bình của một lệnh mua. Sức cầu giảm mạnh. Và thị trường mất điểm là điều tất nhiên.

Thị trường có thể giảm sâu và lâu dài được không?

Điều chắc chắn duy nhất trên thị trường là không có gì chắc chắn cả. Tuy nhiên, trong trường hợp không có những cú shock ngoại sinh quá lớn, câu trả lời là KHÔNG. Câu trả lời dựa trên các thực tế chính sau đây:

- Nhiều nhà đầu tư lớn, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, vẫn chưa hiện thực hóa được lợi nhuận. Ngược lại, họ vẫn giữ tối đa quyền sở hữu tại các doanh nghiệp bluechips và tiếp tục huy động thêm vốn đầu tư. Tính đến hết tháng 11/2007 giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đạt tổng cộng 822.055.353 đơn vị (trong đó họ mua vào 487.842.626 đơn vị, họ bán ra 334.212.727 đơn vị).

Tính trung bình mỗi tháng nhà đầu tư nước ngoài mua vào 44.349.329,64 đơn vị, và bán ra 30.382.975,18 đơn vị. Tiền vẫn liên tục đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Để bán được cổ phiếu, kiếm lợi nhuận, làm đẹp báo cáo tài chính vào cuối năm, các nhà đầu tư lớn không có nào khác ngoài việc phải ủng hộ sự đi lên của thị trường trong trung hạn và dài hạn.

- Lượng tiền nhàn rỗi trong dân và trong hệ thống tài chính đang rất lớn. Thông tin từ Ngân hàng thế giới cho thấy, mức tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt mức cao kỷ lục 40% tính đến tháng 8/2007 (trong khi mức này chỉ là 25% trong năm 2006). Trong khi đó, kiều hối sẽ về mạnh vào cuối năm. Nguồn vốn nhàn rỗi khổng lồ này có thể được đổ dồn đầu tư vào các doanh nghiệp niêm yết bất kỳ lúc nào.

- Và lý do cơ bản là chất lượng hàng hóa mua bán trên thị trường chứng khoán Việt Nam, ở đây là các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam, vẫn đang rất tốt và triển vọng

Phân tích kỹ thuật

“Không có ai trên đời, không có hệ thống nào trên đời, bây giờ và mãi mãi, có thể dự báo được hành vi tương lai của thị trường. Nếu ai nói với bạn rằng họ có khả năng đó, hãy tránh xa người đó càng lâu càng tốt”. Nhà phân tích thị trường Mark Crisp, trong tài liệu Trading System 123, đã thốt lên như vậy.

Lời cảm thán của Crisp không phải là hoàn toàn vô lý. Chính vì vậy, tại báo cáo tuần trước, Nhóm phân tích Boston đã một lần nữa nhấn mạnh rằng: “Nguyên tắc của phân tích kỹ thuật là không được dự đoán trước xu hướng thị trường và không được mua bán dựa trên sự dự đoán đó”.

Nhà đầu tư vẫn có thể đi trước thị trường bằng cách nhận ra sớm nhất sự đảo chiều xu hướng đã xảy ra của thị trường, chứ không cố gắng “hên xui” đi trước thị trường bằng cách đoán mò thời điểm đảo chiều của thị trường.

Tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc này thì các nhà đầu tư vẫn tiếp tục phải chờ đợi bởi vì thị trường chưa xuất hiện thời điểm đảo chiều.

Trên đồ thị, đường kháng cự là đường màu đỏ đậm, và 3 đường hỗ trợ là đường màu xanh số 1, số 2 và số 3.

Thứ hai tuần trước là thời điểm quan trọng của thị trường khi giá vượt qua đường hỗ trợ số 1. Nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ bán mạnh ngay vào cuối phiên giao dịch thứ Hai. Điểm đột phá qua đường hỗ trợ số 1 khiến VNIndex giảm mạnh trong suốt tuần, và chạm tới đường hỗ trợ số 2 vào phiên đóng cửa cuối tuần.

Hiện nay, giá đang tiếp cận đường hỗ trợ thứ 2. Nếu đà giảm của giá đủ mạnh để vượt qua đường số 2, thì đó sẽ là thảm họa đối với nhà đầu tư cầm nhiều cổ phiếu. VNIndex có thể sụt mạnh tới mức 860 điểm (đường hỗ trợ thứ 3).

Do vậy, thứ hai tuần này sẽ là phiên giao dịch quan trọng của thị trường. Tuy nhiên, đường hỗ trợ số 2 là đường hỗ trợ mạnh. Nhiều khả năng thị trường sẽ còn giao động rập rình xung quanh đường hỗ trợ này và các ngày đầu tuần sẽ không phải là các phiên giảm giá quá mạnh.

Thời điểm đột phát tiếp theo của thị trường sẽ vào ở khoảng khoanh tròn gần điểm giao cắt giữa đường hỗ trợ thứ 2 và đường kháng cự, tức là vào khoảng 24-26/12 Hy vọng, thời điểm đó sẽ đánh dấu sự đột phá đi lên của thị trường và khởi đầu cho đợt tăng giá cuối năm

Dấu hiệu tối thiểu của đợt tăng giá là VNIndex phải vượt qua được đường kháng cự màu đỏ.

Vẫn đang là thời điểm giải ngân an toàn

Khuyến nghị của chúng tôi không thay đổi so với tuần trước.

Thời điểm hiện nay đã là thời điểm giải ngân khá an toàn đối với các nhà đầu tư đang nắm giữ quá nhiều tiền mặt. Tuy nhiên, quyết định “tổng tấn công” vẫn chưa đến do những tín hiệu mua vào chưa được khẳng định. Cán cân cổ phiếu – tiền mặt tiếp tục nên được duy trì ở mức 50-50.

Thị trường càng đi xuống, cơ hội chọn được cổ phiếu tốt và thu lợi nhuận lớn càng lớn. Không nên bán tháo các cổ phiếu tốt đang được đầu tư. Bên cạnh đó, khi thị trường niêm yết ảm đạm, tham gia đấu giá và mua được các cổ phiếu IPO với giá thấp cũng là một lựa chọn không tồi (tương tự trường hợp Đạm Phú Mỹ trước đây).

Theo Nhóm phân tích Hà Nội – Boston (VNN)

Kinh tế

Blog Archive

Topics