Kênh thông tin đầu tư ở Vietnam

Sunday, August 5, 2007

Xem xét thành lập NH thương mại cổ phần: Đã khởi động

Ngày 06/08/2007, 10:29
Xem xét thành lập NH thương mại cổ phần: Đã khởi động

Việc xem xét, cấp phép thành lập ngân hàng mới đã bắt đầu vận hành với việc thành lập Hội đồng Thẩm định cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần ngày 27/7 vừa qua.

Ai là chủ nhân của các NH mới?

Trong hơn 10 năm (từ năm 1996), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không cấp giấy phép thành lập và hoạt động NH mới tại Việt Nam. Vì vậy, chủ trương cho phép thành lập NH mới trong vài năm gần đây rất được chú ý.

Thông tin không chính thức cho thấy, cuối năm 2006 đầu 2007, có tới 25 bộ hồ sơ xin thành lập NH nằm trên bàn của NHNN. Tuy nhiên, những hồ sơ này đều làm theo hướng dẫn quy định từ năm 1993 và phải hoàn chỉnh lại.

Theo thông tin mới nhất, sau 20/7 (ngày QĐ 24 có hiệu lực thi hành) mới có 12 hồ sơ được gửi lại NHNN. Nhưng số lượng hồ sơ này sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới và số chốt lại sẽ khoảng trên dưới 30 hồ sơ.

Cho đến khi NHNN công bố danh sách các NH xin thành lập, người ta mới biết chính xác cổ đông sáng lập (tổ chức, cá nhân) của các NH mới. Nhưng qua những thông tin ban đầu thì cổ đông sáng lập tổ chức của các NH chủ yếu là các tập đoàn, tổng công ty, DN lớn và một số định chế tài chính như: Tập đoàn Bảo Việt, Tập đoàn Bưu chính- Viễn thông, Tập đoàn Dệt may, Tập đoàn Dầu khí, Tổng công ty Thép, Tổng công ty Sông Đà, Công ty FPT, Bia Hà Nội...

Ban đầu, số cổ đông là tổ chức không nhiều, hầu hết cổ đông sáng lập chính của các NH có ý định nắm giữ mức tối đa 51% vốn điều lệ NH (VĐL), nhưng sau khi QĐ 24 ra đời quy định một cổ đông là tổ chức chỉ được sở hữu tối đa 20% vốn điều lệ của một NH thì các cổ đông này buộc phải gọi thêm các cổ đông tổ chức khác. Một chi tiết nữa đáng chú ý là địa phương xin thành lập các NH chủ yếu tập trung tại TP.HCM và Hà Nội, còn lại chỉ có 3 tỉnh xin thành lập là Bắc Ninh, Đồng Nai và Hậu Giang.

Tuy chưa có tuyên bố chính thức, nhưng nhiều động thái cho thấy, NHNN sẽ không cấp nhiều giấy phép thành lập NH trong năm 2007. Ngoài lý do chỉ xem xét, cấp phép thành lập cho những tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, thủ tục hồ sơ chặt chẽ theo quy định tại quy chế cấp phép có lẽ còn các lý do khác như: vấn đề khá nhạy cảm, tính an toàn hệ thống, tác động áp lực cạnh tranh và dư luận... Vì vậy, nhiều khả năng NHNN sẽ thận trọng trong việc cấp phép và không nhiều NH được thành lập trong năm 2007.

Tác động thị trường

Thông tin chuẩn bị có một số NH mới ít nhiều tác động đến tâm lý NĐT. Giá CP NH trong 3 tháng qua đã sụt giảm rất mạnh so với thời kỳ "hoàng kim". Gần đây, loại CP này có dấu hiệu "hồi" lại nhưng không giữ trụ được lâu. Một trong những nguyên nhân được cho là do tin chuẩn bị thành lập thêm nhiều NH mới.

Với số vốn điều lệ tối thiểu bắt buộc phải 1.000 tỷ đồng (một số NH dự kiến đã có ngay 1.500 tỷ đồng), tuy chưa phải nộp tiền nhưng các cổ đông đã phải sẵn sàng nguồn tiền để góp vốn theo đơn xin mua cổ phần.

25 bộ hồ sơ có nghĩa là tối thiểu đã có 25.000 tỷ đồng chuẩn bị. Đó là chưa kể các NĐT không có cơ hội là cổ đông của NH thì đang chờ xem có mua được số CP nào được chuyển nhượng (ngầm) với giá rẻ không. Con số này sẽ làm giảm lượng vốn đầu tư vào CP các NH đang hoạt động hiện nay.

Tuy nhiên, NĐT nên lưu ý: Thứ nhất, không phải NH nào nộp hồ sơ cũng được cấp phép thành lập trong năm 2007 nên việc mua CP các NH chưa được cấp giấy phép là không hợp lệ.

Thứ hai, điều kiện chuyển nhượng cổ phần theo Quy chế cấp phép là rất chặt chẽ (trong 5 năm kể từ ngày được cấp giấy phép, cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng số cổ phần phổ thông cho các cổ đông sáng lập khác; trong 3 năm cổ đông thường chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần góp vốn cho cổ đông khác của NH...). Như vậy, cả về độ rủi ro và hiệu quả thời gian là vấn đề các NĐT phải cân nhắc.

Theo LĐ

No comments:

Kinh tế

Blog Archive

Topics