Kênh thông tin đầu tư ở Vietnam

Monday, March 17, 2008

TTCK tuần 17/3 - 21/3: Căng thẳng cung - cầu

TTCK tuần 17/3 - 21/3: Căng thẳng cung - cầu

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã giảm 45% so với mức đỉnh.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã giảm 45% so với mức đỉnh.
Thị trường Việt Nam có thể sẽ có một đợt giảm mạnh trong ngắn hạn nếu như những dự báo xấu về nền kinh tế thế giới trở thành hiện thực.

Đối với những người mê tín, ngày 13/3 là một ngày đen đủi. Chính ngày 13/3/2007 là ngày VN-Index rời khỏi đỉnh cao 1178,67 điểm để rơi vào xu hướng đi xuống dài hạn suốt một năm qua.

Tuy nhiên, ngày đen đủi 13/3/2008 đã giúp tạo ra tuần tăng điểm đầu tiên của thị trường sau nhiều tuần liên tục giảm mạnh. Với 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, chỉ số VN-Index có mức tăng trưởng khiêm tốn 3,66 điểm, tương đương tăng 0,57% so với phiên cuối tuần trước.

Tuần qua, tổng khối lượng giao dịch trên sàn TP. Hồ Chí Minh là 71.548.860 cổ phiếu, bình quân đạt hơn 14,31 triệu cổ phiếu/phiên. Trong đó, cổ phiếu dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch tiếp tục là STB với hơn 9,69 triệu cổ phiếu được giao dịch trong tuần, trung bình hơn 1,94 triệu cổ phiếu/phiên. Ngược lại, cổ phiếu có khối lượng giao dịch ít nhất trong tuần là BTC với chỉ vỏn vẹn 10.230 cổ phiếu.

VN-Index giảm đà rơi nhờ phần rất lớn vào nỗ lực bình ổn thị trường của Chính phủ, đặc biệt với việc SCIC trực tiếp mua cổ phiếu trên thị trường qua phương pháp đặt lệnh hoặc thỏa thuận.

Điểm sáng trong tuần vừa qua là các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục giữ vị thế mua ròng. Trong tuần, họ đã mua vào 9.456.980 cổ phiếu và bán ra 3.570.060 cổ phiếu, với cổ phiếu mua vào nhiều nhất là SSI với hơn 1,49 triệu cổ phiếu, chiếm 19,43% tổng khối lượng giao dịch của mã này.

Như vậy, diễn biến của thị trường trùng khớp với nhận định của chúng tôi trong báo cáo tuần trước, đó là: “tăng vào đầu tuần, điều chỉnh giảm vào giữa tuần, và dao động đi ngang vào cuối tuần”.

Tuy nhiên, tuần tăng trưởng vừa qua của thị trường rõ ràng chưa đủ mạnh để xóa tan những lo ngại của các nhà đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh thị trường thị trường chứng khoán thế giới tiếp tục hết sức bất ổn.

Thị trường chứng khoán thế giới tiếp tục bất ổn

Sự tăng mạnh, và rồi giảm mạnh, của chỉ số chứng khoán Việt Nam trong 2 năm gần đây là trùng hợp với diễn biến thị trường chứng khoán thế giới.

Chỉ số Mức cao nhất Trong 52 tuần Giá trị ngày 14/3/2008 Mức độ giảm giá
VN Index
(Việt Nam)
1.178 643 -45,42%
Shanghai Composite
(Trung Quốc)
6.124 3.891 -36,46%

Nickei 225

(Nhật Bản)

18.297 12.167 -33,50%

Hang seng

(Hồng Kông)

31.556 22.301 -29,33%
FTSE 6.754 5.685 -15,83%

Dow Jones

(Hoa Kỳ)

14.280 12.146 -14,94%

Ở hầu hết các thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Anh, Trung quốc… chỉ số chứng khoán đã tăng trưởng rất mạnh từ nửa cuối năm 2006 để đạt tới mức cao đỉnh điểm kỷ lục mọi thời đại vào nửa đầu năm 2007, và sau đó rơi vào chặng đường tụt dốc không phanh.

Diễn biến của thị trường chứng khoán toàn cầu phản ánh chân thực bức tranh của nền kinh tế toàn cầu. Trong những năm 2002-2006, nền kinh tế toàn cầu đã tăng trưởng mạnh nhờ vào sự bùng phát tiêu dùng dựa trên vay nợ quá mức của người dân Mỹ và các nước phương Tây.

Nhập siêu và nợ nước ngoài của Mỹ gia tăng kỷ lục, trái ngược với tình trạng xuất siêu và dư thừa vốn của nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc. Sự mất cân bằng của nền kinh tế toàn cầu như vậy không thể bền vững, và có nhiều e ngại rằng cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn ở Mỹ mới chỉ là khỏi đầu cho chu kỳ đi xuống của nền kinh tế Mỹ và thế giới.

Nhiều chuyên gia kinh tế quốc tế hàng đầu đã nhận định kinh tế Mỹ đã lâm vào một cuộc suy thoái trầm trọng. Mối lo ngại càng lớn khi vào ngày thứ Sáu cuối tuần vừa qua, một ngân hàng đầu tư của Mỹ (Ngân hàng Bear Stearns) đã chuẩn bị phá sản, và phải được cứu trợ khẩn cấp bởi FED và một đối thủ cạnh tranh.

Lần đầu tiên sau 40 năm, FED – Quỹ dự trữ liên bang Mỹ - đã phải sử dụng một điều luật áp dụng riêng cho thời kỳ Đại suy thoái của những năm 1930 để làm cơ sở pháp lý khi cung cấp khoản cứu trợ này. Sự can thiệp trực tiếp và mang tính hành chính như vậy của FED, bất chấp thông lệ đề cao cơ chế tự điều tiết của thị trường của Mỹ, là dấu hiệu cho thấy tình hình đã hết sức khó khăn.

Ngày 14/3, giáo sư đại học Harvard Martin Feldstein, Chủ tịch Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) – một cơ quan rất có uy tín ở Mỹ - đã nhận định: “Kinh tế Mỹ đang ở trong suy thoái. Đây có thể là một đợt suy thoái tồi tệ nhất của nền kinh tế từ sau Đại chiến thế giới lần thứ II”.

Từ năm 1945 tới nay, kinh tế Mỹ có 10 cuộc suy thoái, trung bình mỗi đợt suy thoái kéo dài 10 tháng. Cuộc suy thoái dài nhất xảy ra vào năm 1981 và 1982, khi đó FED đã phải tăng lãi suất lên 20% để chống sự lạm phát phi mã.

Tuần tới, FED có một cuộc họp quan trọng vào thứ Ba. Nhiều khả năng lãi suất sẽ tiếp tục được cắt giảm mạnh. Hy vọng rằng các phản ứng chính sách hết sức quyết liệt của FED sẽ giúp nền kinh tế Mỹ vượt qua suy thoái.

Thị trường Việt Nam tuần tới

Các tin tiêu cực:

+ Tin xấu nhất đối với thị trường Việt Nam là khả năng nền kinh tế Mỹ và thế giới tiếp tục diễn biến bất ổn. Nếu thị trường thế giới đi xuống, thị trường Việt Nam sẽ không thể sớm phục hồi.

+ Giá vàng thế giới tăng vọt và đã vượt qua mốc 1.000 USD/ounce sẽ chia sẻ sự chú ý và cả nguồn vốn của nhà đầu tư trên sàn chứng khoán.

+ Chính sách thắt chặt tiền tệ và điều chỉnh tỷ giá, cho dù là rất đúng hướng để kiềm chế lạm phát trong trung hạn, sẽ tiếp tục gây khó khăn ngắn hạn cho các đối tượng bị ảnh hưởng tiêu cực, nhất là các ngân hàng và các nhà xuất khẩu. Những lời phàn nàn có thể sẽ xuất hiện nhiều hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng trong tuần tới, và qua đó tác động xấu đến tâm lý các nhà đầu tư.

+ Thông thường, các chính sách thắt chặt tiền tệ cần từ 3-6 tháng để phát huy tác dụng. Do vậy, trong điều kiện giá nhiều loại hàng thiết yếu như xăng dầu, vật liệu xây dựng, lương thực… tiếp tục đứng ở mức cao, nhiều khả năng mức tăng giá chưa thể được giảm mạnh trong tháng 3/2008.

+ 1 more fu$(ing piece of important news:

Ồ ạt niêm yết bổ sung cổ phiếu

Một lượng lớn chứng khoán sẽ được niêm yết bổ sung trong thời gian tới.
Một lượng lớn chứng khoán sẽ được niêm yết bổ sung trong thời gian tới.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) liên tục đón nhận số lượng khá lớn cổ phiếu niêm yết bổ sung của các công ty.

Cụ thể, vào ngày 18/3 tới, Công ty Cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức (MCK: TDH) sẽ đưa 2,6 triệu cổ phiếu niêm yết bổ sung lên sàn TP. HCM.

Cùng ngày này, Công ty Cổ phần Đầu tư công nghiệp Tân Tạo (MCK: ITA) cũng chính thức đưa thêm gần 15 triệu cổ phiếu vào niêm yết và Công ty Cổ phần Bibica (mã chứng khoán BBC) cũng giao dịch bổ sung 4,65 triệu cổ phiếu trên sàn này.

Một ngày sau đó, ngày 19/3, Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (MCK: SSI) cũng đưa gần 16,67 triệu cổ phiếu niêm yết bổ sung trên sàn HOSE.

Không những thế, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM cũng đã cấp phép cho Công ty Cổ phần Hoá An (MCK: DHA) và Công ty Cổ phần Nam Việt (MCK: NAV) được niêm yết bổ sung thêm hơn 6 triệu cổ phiếu nữa (số lượng cổ phiếu niêm yết bổ sung của DHA là 3,4 triệu và NAV là 3 triệu cổ phiếu)...

Trước đó, Công ty Cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (Sacom), Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại SMC, Công ty Cổ phần Đại lý vận tải SAFI... cũng xin được niêm yết bổ sung.

Với lượng cổ phiếu niêm yết nói trên, giao dịch mua bán trên sàn HOSE hứa hẹn rất sôi động trong tuần tới.

Các thông tin hỗ trợ:

+ Thông tin hỗ trợ lớn nhất là quyết tâm cao của Chính phủ trong việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, bao gồm việc thắt chặt tiền tệ chống lạm phát và bảo đảm sự ổn định của thị trường tài chính, trong đó có thị trường chứng khoán.

Các biện pháp thắt chặt tiền tệ là rất đúng hướng, và sẽ có hiệu quả tốt trong trung hạn. Cần bảo đảm để tránh pha loãng những biện pháp này trước áp lực của các đối tượng chịu thiệt hại trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết khi thi hành chính sách tiền tệ thắt chặt là không được gây ra những cú sốc hoảng loạn đối với khu vực tài chính, bởi các sự rối ren của khu vực ngân hàng và chứng khoán sẽ gây hại rất lớn và lâu dài tới nền kinh tế.

+ Tuyên bố mới đây về việc Chính phủ chưa điều chỉnh giá điện, giá than sẽ tác động tích cực tới nền kinh tế và thị trường chứng khoán

+ Triển vọng trung hạn của nền kinh tế và của các doanh nghiệp vẫn đang hết sức sáng sủa. Đây là nhận định được đưa ra tại nhiều báo cáo về kinh tế Việt Nam mới được thực hiện bởi các tổ chức quốc tế như ADB, IMF và HSBC. Lạm phát là một vấn đề tình thế và ngắn hạn, dưới ảnh hưởng của xu hướng tăng giá toàn cầu, và nhiều khả năng sẽ được kiềm chế bởi những biện pháp cứng rắn của Chính phủ.

+ Sắp tới là kỳ công bố kết quả kinh doanh quý I của năm 2008. Đây sẽ là cơ hội cho các nhà đầu tư lựa chọn các cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt. Thêm vào đó, mùa trả cổ tức cũng như họp Đại hội cổ đông đang diễn ra với đầy những thông tin hứa hẹn.

+ Thời hạn mua tín phiếu bắt buộc của các ngân hàng thương mại sẽ được vượt qua vào đầu tuần. Sức ép thanh khoản đối với hệ thống ngân hàng được giảm dần, không còn lý do để rút lượng tiền khổng lồ khỏi thị trường nữa. Những đợt sóng xả hàng của các tổ chức có thể sẽ giảm dần cường độ.

+ Theo các quỹ đầu tư trong và ngoài nước, giá chứng khoán đang rất rẻ và đây là thời điểm tốt để bỏ vốn đầu tư. Đặc biệt, trong thời gian tới, các nhà đầu tư nước ngoài tầm cỡ như: Indochina Capital, VinaCapita, Dragon Capital… đang có kế hoạch giải ngân một lượng vốn lớn vào TTCK Việt Nam.

Phân tích kỹ thuật

Đồ thị phân tích kỹ thuật cho thấy thị trường vẫn tiếp tục đang ở trong xu hướng đi xuống trung hạn. Những phiên tăng điểm vừa qua là chưa đủ để mang lại những tín hiệu lạc quan cho thị trường.

Tuy nhiên, mô hình “ba đỉnh đảo chiều”, với mức đáy ở vào khoảng 560-580 điểm, đã được chứng thực trên đồ thị. Cùng với sự hỗ trợ của các đường hỗ trợ dài hạn, thị trường sẽ khó giảm mạnh vượt qua mốc 583 điểm trong thời gian tới.

Trên đồ thị, mô hình “tam giác đi xuống” cũng đang dần được tích lũy. Với mô hình này, nhiều khả năng VNIndex sẽ có một đợt đi xuống trong ngắn hạn, sau đó dao động rập rình quanh mức 580-620 điểm.

Kết luận và khuyến nghị

Thị trường Việt Nam có thể sẽ có một đợt giảm mạnh trong ngắn hạn nếu như những dự báo xấu về nền kinh tế thế giới trở thành hiện thực. Tuy nhiên, những biện pháp bình ổn thị trường của Chính phủ là một lý do quan trọng để các nhà đầu tư cân nhắc tiếp tục đầu tư vào thị trường chứng khoán.

Khuyến nghị tuần này của chúng tôi với các nhà đầu tư nhỏ lẻ là tiếp tục án binh bất động và giữ danh mục đầu tư ở mức tiền mặt lớn hơn cổ phiếu.

Khuyến nghị cụ thể như sau:

- Tiền mặt/ cổ phiếu: 35%/65%

- Tỷ lệ phân bổ Hose/ Hastc: 50%/ 50%

- Tỷ trọng đầu tư các ngành: Tiêu dùng (40%), Năng lượng (30%), Ngân hàng (30%)

Theo Nhóm Phân tích Hà Nội - Boston (Công ty VietNam Report)

No comments:

Kinh tế

Blog Archive

Topics