Kênh thông tin đầu tư ở Vietnam

Wednesday, July 18, 2007

‘‘CP đối ngoại’’: chuyện không của riêng ai

Ngày 17/07/2007, 18:42
‘‘CP đối ngoại’’: chuyện không của riêng ai

(ĐTCK-online)Cuối tuần trước, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã gửi bản công bố thông tin đến ĐTCK giải thích về những thông tin cho rằng, Vinamilk đã lấy cổ phần của người lao động để “đối ngoại”.

Trong bản công bố thông tin, Vinamilk ghi rõ: “Xét thấy trong quá trình hình thành và phát triển của Công ty, ngoài việc đóng góp của các CBCNV hưu trí từ năm 1975 đến năm 2003, Công ty còn được sự hỗ trợ rất lớn từ CBCNV các cơ quan chức năng và các đối tác kinh doanh có liên quan. Với truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam, Đại hội (Đại hội đại biểu công nhân viên chức bất thường tổ chức ngày 7/10/2003) đã nhất trí cao (95,75%) trích 10% trên tổng số cổ phiếu của CBCNV được quyền mua bằng mệnh giá (tức 1,112% của vốn điều lệ) để bán cho các đối tượng nêu trên. Ngoài cán bộ hưu trí, cán bộ của các đơn vị là đối tác, các đối tác bên ngoài được mua 49.250 cổ phiếu ưu đãi này. Đây chính là các cổ phiếu được coi là cổ phiếu đối ngoại dành cho đối tượng là CBCNV các cơ quan chức năng”.

Chuyện cổ phiếu đối ngoại không chỉ có ở Vinamilk mà ở nhiều doanh nghiệp cổ phần hoá khác cũng đã xảy ra. Theo lời cựu giám đốc một công ty cổ phần về giao nhận và cảng biển, dự án không phải tự nhiên mà có. Ông này trong thời gian làm giám đốc đã phải nhường suất mua cổ phiếu ưu đãi của mình cho những đối tượng khác. Sau khi thôi giữ chức giám đốc, tại ĐHCĐ của công ty, ông đã kêu gọi các cổ đông thông cảm với Ban giám đốc mới và cho họ một cơ chế để có thể đối ngoại.

Trong nội bộ các doanh nghiệp, cổ phiếu đối ngoại là chuyện ai cũng hiểu và cũng dễ thông cảm. Nhưng bán cổ phiếu ưu đãi cho đối tượng là cán bộ cơ quan quản lý nhà nước rất khó xác định là hành động cảm ơn hay hối lộ, vì thế đây lại là điểm nhạy cảm gây ra kiện cáo khi doanh nghiệp mất đoàn kết nội bộ. Lưu ý là danh sách người được mua cổ phiếu đối ngoại ở các doanh nghiệp thường được giữ bí mật. Mà chuyện gì phải bí mật thường ẩn chứa nhiều câu hỏi không dễ trả lời mà chúng ta vẫn gọi là vấn đề nhạy cảm hay tế nhị.

Thành Nam

No comments:

Kinh tế

Blog Archive

Topics