Kênh thông tin đầu tư ở Vietnam

Tuesday, March 4, 2008

VNIndex - free fall - 608.88 on 4/3.

Unless the market improved significantly, following are my shopping list:
PNC(~20) DPM(<40) SMC(<40) VNE(~25)
HBC(~55) ITA(~75) VIC(~70) PVD(~85)

Chứng khoán ngày 4/3: Tính thanh khoản đang mất dần

Ngoại trừ HSC không có giao dịch, tất cả cổ phiếu trên HASTC hôm nay đều giảm.
Ngoại trừ HSC không có giao dịch, tất cả cổ phiếu trên HASTC hôm nay đều giảm.

Nhà đầu tư hoang mang không chỉ ở giá chứng khoán liên tục giảm sàn mà còn ở tính thanh khoản đang ngày một hạn chế.

Trên 90% mã giảm sàn, trong đó phần lớn đều đã xác định nằm giá sàn ngay từ đầu phiên. Nhiều nhà đầu tư quyết tâm bán ra, nhưng trong bối cảnh hiện nay, lệnh khớp được là một may mắn.

Ngay từ đầu phiên, giá chứng khoán đã đồng loạt giảm khiến những quyết định thu gom chùn tay, chưa thể “mò đáy” khi thị trường đang dốc ngược. Lệnh bán ồ ạt, lệnh mua hạn chế và một thực tế báo động là tính thanh khoản trên sàn đang ngày một mất đi.

Trong phiên hôm qua (3/3), một loạt cổ phiếu lớn đã mất tính thanh khoản ngay từ đợt 2, khớp lệnh liên tục. Hiện tượng này tiếp tục thể hiện trong phiên hôm nay, gây tâm lý hoang mang thực sự đối với nhà đầu tư.

Một giá trị của thị trường tập trung là tạo nên tính thanh khoản cao, hỗ trợ nhà đầu tư giao dịch và chủ động trước các quyết định. Nhưng nay, cột dư mua trống ngay từ đầu phiên, chủ động bán giá sàn nhưng vẫn khó thành công, không thể cắt lỗ. Đây là điểm lo sợ nhất đối với nhà đầu tư, bởi nắm hàng trong tay, thấy lỗ qua từng ngày và khả năng thanh khoản ngày một thu hẹp.

Phía sau sự suy thoái hiện nay, hoạt động huy động vốn của nhiều doanh nghiệp thất bại, kế hoạch cổ phần hóa đình trệ, hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng, nay cộng thêm tính thanh khoản kém sẽ càng dẫn tới khả năng khủng hoảng trên sàn.

Khả năng đó đang đến gần khi VN-Index đã lùi về gần mốc 600 điểm. Ngay từ đầu phiên, chỉ số này đã “mất phanh” giảm tới 27,19 điểm. Kết thúc phiên, mức giảm là 26,36 điểm, VN-Index còn 608,88 điểm.

Về sự sụt giảm hiện nay, ngoài những nguyên nhân được đề cập đến trong thời gian qua, thị trường đang đứng trước lo ngại đà bán ra thu hồi vốn của các ngân hàng, công ty chứng khoán để giải quyết “hậu quả” của hoạt động cho vay cầm cố, repo trước đó.

Một số tính toán cho thấy, nghiệp vụ cho vay nói trên thường có hạn mức từ 40% thị giá. Khi mà giá nhiều chứng khoán đã giảm tới 40% kể từ mốc VN-Index 900 - 1.000 điểm thì các khoản vay này đã đến mức báo động. Hoạt động bán ra hồi nợ là một áp lực lớn đối với khả năng phục hồi của thị trường.

Trở lại phiên hôm nay, trên sàn chỉ còn lại 2 mã xanh (trong đó ITA đạt giá trần) và 2 mã giữ được giá tham chiếu. Còn lại hầu hết đều giảm hết khả năng.

Khối lượng giao dịch vọt lên gần 22 triệu đơn vị, trị giá trên 1.800 tỷ đồng. Tuy nhiên, đóng góp phần lớn cho những con số trên là giao dịch trái phiếu.

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HaSTC-Index chính thức đánh dấu mất mốc 200 điểm, chỉ còn 199,33 điểm khi mất thêm 14,89 điểm. Khối lượng tại đây tiếp tục tăng lên trên 5 triệu cổ phiếu, trị giá 262,1 tỷ đồng.

Ngay từ đầu phiên, giá cổ phiếu tại đây đã đồng loạt hướng sàn; kết thúc phiên với khoảng 80% mã có mức giảm từ 8% đến kịch biên độ 10%. Điểm đáng chú ý là ngoài HSC tiếp tục không có giao dịch, còn lại tất cả đều cùng nhuộm một màu đỏ.

(Theo vneconomy.vn)


Tuần 3/3 - 7/3/2008: Mở room?

HSBS khuyến nghị đầu tư vào 3 ngành: viễn thông, năng lượng và tiêu dùng.
HSBS khuyến nghị đầu tư vào 3 ngành: viễn thông, năng lượng và tiêu dùng.

"Ném đá dò đường" là một phương châm hợp lý cho tuần qua, khi mà VN-Index tăng mạnh trong phiên đầu tuần nhưng lại giảm liên tiếp 4 ngày còn lại xuống 663,3 điểm. Với khuyến nghị tuần trước: 6xx là 1 mức mua an toàn trong trung - dài hạn và cách thức mua bình quân giá với chênh lệch mỗi đợt là 12-20%, chúng tôi cho rằng, quý NĐT vẫn chưa có cơ hội giải ngân khi mà VN-Index giảm 23,8 điểm (3,4%), và tỷ lệ phân bổ tiền mặt/cổ phiếu vẫn là 65%/35%.

Diễn biến giao dịch tuần 25/02 - 29/02

Sàn HOSE

So với tuần trước thì cả KLGD và GTGD của tuần này đều giảm nhẹ, có 52.639.300 cổ phiếu được giao dịch thông qua khớp lệnh, với tổng GTGD đạt hơn 3.416 tỷ đồng.

Ngày Index

Tổng GTGD

(triệu đ)

Tổng KLGD
29/02/2008 663,3 695.659 10.750.440
28/02/2008 678,12 532.089 8.759.700
27/02/2008 686,49 579.344 8.797.890
26/02/2008 692,91 751.455 12.089.100
25/02/2008 715,04 858.435 12.242.170
Tổng cộng 3.416.982 52.639.300

Sàn HASTC

Cũng giống với sàn HCM, đóng cửa tuần giao dịch vừa qua, HaSTC-Index giảm 10,78 điểm, tức 4,51% so với phiên đóng cửa tuần trước. Chỉ số giá thị trường đóng cửa ở 228,24 điểm. Tuy nhiên so với sàn HCM thì chỉ số HaSTC-Index ổn định hơn, không có sự lao dốc mạnh, trong tuần vẫn có những phiên điều chỉnh tăng nhẹ.

KLGD và GTGD tuy có giảm so với tuần trước, tuy nhiên KLGD vẫn là một tín hiệu tích cực. Tồng KLGD cả tuần đạt 20.624.000 đơn vị.

Ngày Index

Tổng GTGD

(triệu đ)

Tổng KLGD
29/02/2008 228,24 239.592.310 3.835.700
28/02/2008 232,38 222.064.670 3.337.100
27/02/2008 232,33 266.523.050 4.240.400
26/02/2008 229,56 279.814.780 4.502.500
25/02/2008 246,84 310.380.190 4.708.300
Tổng cộng 1.318.375.000 20.624.000

Động thái của NĐT NN

Tuần qua KLGD và GTGD của NĐT NN vẫn tiếp tục tăng mạnh so với tuần trước, giá trị Mua - Bán đạt trên 391 tỷ đồng, tăng 21,58 %. Tuy nhiên, vẫn chưa thấy giá trị Mua áp đảo giá trị Bán trong từng phiên, khi NĐT NN tăng mua thì đồng thời bán cũng mạnh, duy nhất có ngày 26/2 giá trị Mua - Bán đạt chênh lệch lớn: 141 tỷ đồng.

Trong Báo cáo của HSBC ngày 29/2/2008 về chiến lược đầu tư cổ phiếu ở thị trường châu Á (Asia Insights), chúng tôi nhận thấy HSBC có nhận định rất tích cực về TTCKVN, mặc dù trong 1 tháng gần đây TTCKVN là thị trường duy nhất sụt giảm trên đà phục hồi của châu Á kể từ ngày 22/01/2008. Còn Bloomberg nhận định TTCKVN kém nhất trong 52 TTCK được quan tâm.

HSBC có nhận định tích cực về TTCKVN, đưa ra khuyến nghị nên đầu tư 3 ngành: Viễn thông, Năng lượng và Tiêu dùng.

Chính phủ dồn nhiều sự quan tâm vào TTCK và cân nhắc tới việc mở room ngành NH lên 33-35%.

Cụ thể, lần đầu tiên Việt Nam được đưa vào danh sách 6 nước nên tăng thêm tỷ trọng sở hữu (Overweight), được khuyến nghị mua cho những khoản đầu tư dài hạn, và giới thiệu 3 ngành nên mua là: Viễn thông (Telecoms), Năng lượng (Energy) và Tiêu dùng (Consumer-related). Những khuyến nghị của HSBC có phần nhiều giống khuyến nghị của Trí Việt trong Báo cáo Tuần trước, đôi khi có phần "mạnh dạn" hơn khi chúng tôi đưa mức 6xx là mức đầu tư "an toàn" còn HSBC nhận định rằng các khoản đầu tư đó phải đem đến tới mức lợi nhuận cao hơn ít nhất 5% so với mức yêu cầu trong quãng thời gian 12 tháng (must exceed the required return by at least 5 percentages points).

Chúng tôi cũng giới thiệu cơ cấu sở hữu 4-4-2 cho các ngành Năng lượng, Tiêu dùng và Ngân hàng, trong đó lại có 80% trùng hợp với khuyến nghị của HSBC; còn ngành Ngân Hàng (20%) thì được HSBC khuyến nghị ở mức Newtral, có nghĩa giữ nguyên tỷ trọng.

Lần gần đây nhất HSBC tiến hành đánh giá chứng khoán (stock ratings) là ngày 07/06/ 2005, với phân loại Mua - Giữ - Bán ( Overweight - Newtral - Underweight) theo tỷ lệ lần lượt là 40% - 40% -20%. Lần này, sau gần 2 năm, HSBC đưa ra đánh giá tích cực hơn, với tỷ lệ cao hơn cho Mua là 56%, Giữ 29% và Bán là 15%, với kỳ vọng chứng khoán châu Á đang trên đà phục hồi tính từ đáy là tháng 10/2007. Mặc dù HSBC vẫn có sự băn khoăn không biết sự trở lại của chứng khoán châu Á trong 3 tháng gần đây là điều chỉnh cho 1 xu hướng đi xuống hay là sự đảo chiều để đi lên, tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy HSBC tin tưởng đó là 1 xu hướng đi lên thật sự (uptrend) thông qua các khuyến nghị.

Tuy nhiên, chúng tôi vẫn nhận thấy các nền kinh tế thế giới đang u ám, cụ thể:

- Mỹ: niềm tin người tiêu dùng sụt giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua, giá nhà tại Mỹ trong tháng 12 vừa qua tiếp tục sụt mạnh, với mức giảm chưa từng có 9,1%.

- Nhật: Chỉ số lạm phát chủ chốt của Nhật Bản đã tăng 0,8% trong tháng 1/08, và là mức cao nhất trong gần 1 thập kỷ qua. Đây cũng là tháng tăng thứ 4 liên tiếp của chỉ số lạm phát ở Nhật Bản trong bối cảnh giá dầu tiếp tục leo thang. Theo số liệu thống kê chính thức, sản lượng công nghiệp Nhật Bản trong tháng 1/08 đã giảm mạnh hơn dự kiến ở mức 2%, làm tăng thêm mối lo ngại về tình hình "sức khỏe" của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này. Sự ốm yếu của nền kinh tế Nhật là một trong những lý do khiến HSBC khuyến nghị bán đối với chứng khoán Nhật.

- Trung Quốc: lạm phát cao kỷ lục 7,1% trong tháng 1/2008 và hiện tại đang nâng giá đồng Nhân dân tệ để kiềm chế lạm phát.

Những động thái chính sách trong nước

Tuần qua, thị trường tài chính trong nước có 2 động thái đáng quan tâm đó là việc khuyến nghị công khai của Chủ tịch UBCKNN Vũ Bằng và việc chấm dứt cuộc đua lãi suất giữa các NHTM.

Trong 3 đề xuất mà Chủ tịch Vũ Bằng đưa ra thì có 2 đề xuất được coi là không mới: NHNN tiếp tục mua USD và xem xét lại kế hoạch IPO; và 1 đề xuất được cho là mới, hiện đang là đề tài sôi nổi của NĐT, đó là mở room cho ngành Ngân hàng lên 33-35%. Thực hư của việc mở room thì chưa ai rõ được khi mà đó chỉ là thông tin giữa các cá nhân và chưa có bất kỳ bằng chứng văn bản nào tới thời điểm này cho thấy có quyết định như vậy. Nhiều NĐT cho rằng việc mở room ngành Ngân hàng là phù hợp với lộ trình gia nhập WTO của ngành Ngân hàng- Tài chính Việt Nam, và là thiết thực trong thời điểm hiện tại để vực dậy TTCK. Một số khác lại cho rằng việc mở room có thể có nhưng chưa thể thực hiện ngay được vì phải điều chỉnh một số các văn bản khác liên quan, và thông tin có thể lọt ra ngoài sớm hơn thực tế diễn ra. Chúng tôi không cho rằng việc mở room hay không mở room là quan trọng, mà quan trọng là NĐT phản ứng và cảm nhận những thông tin đó như thế nào. Hiện tại, ai cũng ngóng chờ điều đó và chúng tôi thấy đó là dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên, nó sẽ là tiêu cực nếu như điều đó sẽ không xảy ra. Thực chất, việc mở room chỉ là giải pháp tình thế và mang tính chất tâm lý, còn sau khi room mới 3-5% của 2 NH ACB và STB đã đầy thị thị trường sẽ diễn biến ra sao? Liệu có quay về mốc 6xx nữa không hay tiếp tục đà tăng phục hồi về 850.

Một điều đáng chú ý trong tuần qua là mức lãi suất huy động của các NHTM được NHNN yêu cầu không quá 12%/ năm. Ngay trước đó, một số Ngân hàng đã bắt đầu chạy đua lãi suất huy động lên mức 14%/ năm và ở thị trường liên Ngân hàng, lãi suất qua đêm có lúc lên đến 43%/ năm. Nếu NHNN không kịp "ra tay" thì chúng tôi cho rằng lãi suất qua đêm có thể lên tới 50 -60% trong một thời gian ngắn. Không đâu như ở Việt Nam khi các NH tự do chạy đua lãi suất đi vay và cho vay, một số Ngân hàng nhỏ đã cho thấy rằng việc quản trị rủi ro và đáp ứng yêu cầu thanh khỏan của họ rất kém. Chúng tôi nghi ngờ về khả năng quản trị và cạnh tranh của một số NH nội địa khi thị trường tài chính Việt Nam mở cửa.

Ngoài ra, tại cuộc họp báo nội dung Chính phủ thường kỳ tháng 2/2008, Bộ trưởng Bộ Tài Chính Vũ Văn Ninh cho biết Thủ tướng vừa chính thức có ý kiến yêu cầu các ngân hàng thương mại tiếp tục cho vay kinh doanh chứng khoán .Theo chỉ đạo của Thủ tướng, các ngân hàng phải giải quyết hết lượng tiền 9.000 tỉ đồng trong hạn mức cho phép, trường hợp cần thiết sẽ tiếp tục xem xét.

Nhận định thị trường

Tích cực:

- Tin mở room đang lan tỏa trong cộng đồng NĐT, đang bán tín bán nghi và sẵn sàng mua khi nhìn thấy bất cứ tín hiệu nào.

- Chính phủ hiện tại đang rất quan tâm tới TTCK, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức có ý kiến, các Bộ, ngành liên quan đều nỗ lực thực hiện.

- Cơn khủng hoảng tài chính đã xuất hiện những dấu hiệu tích cực : cho vay bất động sản đã được siết chặt , Chính phủ đã cho NĐT NN mua cổ phần bằng ngoại tệ ( đối với nhà đầu tư chiến lược). tiến độ IPO sẽ được dãn ra phù hợp sức mua của thị trường, UBCK đang gấp rút soạn thảo cơ chế cho NĐT được mua cổ phần bằng hình thức kí quí. Những động thái đó hứa hẹn sẽ làm cho thị trường sôi động hơn trong thời gian tới.

- Báo cáo của HSBC cũng là 1 tín hiệu tốt bởi vì HSBC đã chứng tỏ là một tổ chức có kinh nghiệm đầu tư, và các khuyến cáo đều mang tính chất đúng đắn.

- Gía cả cổ phiếu đã quá rẻ thể hiện ở mức P/E và sự mất giá so với thời kỳ 1 năm gần đây.

Tiêu cực:

- Lạm phát cao: 2 tháng đầu năm CPI tăng 6,02%, chiếm 70% chỉ tiêu CPI của cả năm.

- Thị trường tiền tệ vẫn chưa ổn định sau cuộc đua lãi suất, rất nhiều người đã rút các khoản tiền đầu tư ở các lĩnh vực khác để gửi tiết kiệm, số lượng người dân đến các điểm gửi tiền tăng đột biến trong 2 tuần qua

- Vàng tiếp tục tăng phi mã từng ngày và trở thành kênh đầu tư hấp dẫn của nhiều người, gía vàng trong nước đã đạt tới 1,94 triệu đồng/ 1 chỉ. Kết thúc phiên giao dịch cuối ngày 29-2, giá vàng giao ngay tháng 4/2008 là 978,20 USD/oz (tăng 31,7 USD/oz so với phiên giao dịch cuối tuần trước), giá dầu giao tháng 4/2008 tăng kỉ lục ở mức 102.37 USD/thùng.

- Chứng khoán thế giới vẫn còn chao đảo trước cuộc khủng hoảng tín dụng của Mĩ, FED bơm tiếp 60 tỷ USD trong 3 tháng nhằm cứu vãn nền kinh tế.

Kết luận

Với sự sụt giảm của chứng khoán Việt Nam trong thời gian vừa rồi, cùng sự quan tâm sát sao của Chính phủ và sự nhận định khách quan của các tổ chức đầu tư quốc tế có kinh nghiệm, chúng tôi cho rằng trong trường hợp xấu nhất thì Vn Index cũng không thấp hơn 6xx. Hơn nữa, chúng tôi kỳ vọng Vn Index sẽ tăng nhẹ, và sẽ gặp ngưỡng cản 750 trong vòng 2 tuần nữa.

Dường như những thứ xấu nhất đã qua đi: giải tỏa khan hiếm tiền mặt, dư nợ bất động sản đang được kiểm soát, chính phủ tập trung mạnh giải quyết lạm phát... Thời điểm tháng 3 cũng là lúc 1 số Qũy đầu tư nước ngoài phải báo cáo tình trạng danh mục về trụ sở; với tình hình TTCK hiện nay, chúng tôi cho rằng các Qũy đó hiện tại đang bị thua lỗ lớn. Thời điểm các Qũy giải ngân mạnh là vào đầu năm 2007, khi Vn Index đạt 750 điểm.

Khuyến nghị đầu tư

- Chú trọng vào những cp BCs, mang tính chất dẫn dắt thị trường, thanh khoản tốt.

- Tiếp tục quan tâm tới ngành Năng lượng, Tiêu dùng và Ngân hàng.

- Chú ý tới ngành Bánh kẹo cũng như 1 số doanh nghiệp có lợi nhuận Q1 đột biến.

- Cổ phiếu NH do có tin mở room sẽ có thể tăng giá, cần có quan sát chặt chẽ và không loại trừ khả năng giao dịch T+

Quản trị danh mục đầu tư

Do Vn index không giảm sâu so với tuần trước nên chúng tôi cho rằng NĐT hiện tại vẫn chưa giải ngân và vẫn đang duy trì danh mục có tỷ lệ tiền mặt/ cổ phiếu là 65%/35%. Tuần này, chúng tôi vẫn giữ khuyến nghị như tuần trước với mức phân bổ như sau:

- Tiền mặt/ cổ phiếu: 50%/50%

- Hose/ Hastc: 60%/40%. Hastc hiện tại đang mong manh, Hose đã đạt tới mức an toàn cần thiết chính vì vậy tiêu chí an toàn cần được đưa lên hàng đầu.

- Tỷ trọng phân bổ các ngành: Tiêu dùng, Năng lượng, Ngân hàng: 4-4-2.

(Theo tinnhanhchungkhoan.vn)


Xu hướng thị trường qua nhận định của các CTCK

TTCK vẫn tiếp tục xuống dốc trong lúc lực đẩy cho thị trường vẫn chưa xuất hiện rõ ràng. Xin giới thiệu những nhận định về xu thế thị trường qua quan điểm của các CTCK.

“Xu thế giảm chưa dứt”

Phòng Phân tích CTCK An Bình:

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết, đã sẵn sàng cắt giảm lãi suất, dự kiến là 0,5%. Trước đó, FED đã bán đấu giá 30 tỷ USD cho các ngân hàng thương mại với lãi suất 3,08%. Thông tin này đã làm cho đồng USD rớt giá, xuống mức kỷ lục. Cùng với đó, giá dầu và giá vàng tăng cao khiến vàng ngày càng trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn tại Việt Nam trong bối cảnh lạm phát tăng cao.

Dự thảo tăng room cho nhà ĐTNN tại các công ty đại chúng chưa niêm yết từ 30% lên 49% của UBCKNN chuẩn bị gửi lên Bộ Tài chính nhiều khả năng sẽ được chấp nhận. Khi đó, nguồn vốn nước ngoài vào TTCK được mở rộng, các cổ phiếu OTC có khả năng tăng giá. Đi cùng với động thái này, VN-Index nhiều khả năng sẽ có những phiên hồi phục trong tuần này. Tuy vậy, xu thế lớn về sự giảm giá vẫn chưa có dấu hiệu dừng. Sự tăng trưởng của các doanh nghiệp Việt Nam trong năm nay có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi chính sách tiền tệ thắt chặt khiến chi phí đầu vào tăng. Lạm phát hiện vẫn tăng cao, NHNN có thể tiếp tục đưa ra các biện pháp thắt chặt tiền tệ hơn nữa, điều này sẽ cản trở sự hồi phục trở lại trong ngắn hạn của TTCK.

“Thị trường đang chờ những giải pháp cụ thể”

Phòng Phân tích CTCK Thăng Long:

Tuần qua, VN-Index giảm thêm 23,8 điểm, xuống còn 663,3 điểm, mức thấp nhất trong 15 tháng qua. Trên phương diện phân tích kỹ thuật, VN-Index đi xuống vượt qua mức Support 665,53 điểm (ngày 23/11/2006) cho thấy thị trường có thể tiếp tục giảm xuống mức Support gần nhất là 616,58 điểm (ngày 29/11/2006). VN-Index nằm dưới 2 đường MA thể hiện xu hướng giảm điểm đang nắm xu thế chủ đạo. Kết hợp với các chỉ số MACD và Stochastic thì thị trường chưa có dấu hiệu khả quan để đi lên.

Trong phiên họp thường kỳ cuối tháng 2, Chính phủ đã nhìn nhận chính sách điều hành tiền tệ thời gian qua là không phù hợp và cần nhanh chóng có những điều chỉnh cần thiết. Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại không quá 12%/năm nhằm ổn định thị trường tiền tệ. Việc duy trì sử dụng ngoại tệ để mua cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài và cho phép đồng nội tệ lên giá ở mức cần thiết nhằm giảm áp lực mua ngoại tệ và giảm áp lực lạm phát đang là những biện pháp được Bộ Tài chính kiến nghị để đưa thị trường phục hồi trở lại. Nếu những giải pháp cụ thể và chính thức được ban hành thì diễn biến thị trường nhiều khả năng sẽ được cải thiện.

“VN-Index khó tiếp tục giảm sâu”

Trần Việt Thắng, Chuyên viên phân tích - CTCK Gia Quyền:

VN-Index tuần qua tiếp tục xu hướng giảm. Sau khi tăng mạnh 4,01% trong ngày thứ Hai, VN-Index đã liên tục giảm trong các ngày giao dịch còn lại, kết thúc tuần chốt ở mức 663,3 điểm, giảm tương ứng 1,31% so với cuối tuần trước đó.

Quyết định điều chỉnh tăng giá xăng dầu ngày 25/2 khiến mục tiêu kiềm chế lạm phát năm 2008 càng thêm khó khăn. Mặc dù cam kết từ Ngân hàng Nhà nước trong việc hỗ trợ khả năng thanh toán cho các NHTM là động thái tích cực, nhưng lạm phát sẽ vẫn là mối bận tâm thực sự trong vài tháng tới. Có thể lạm phát sẽ ảnh hưởng đến yếu tố đầu vào, nhưng đây cũng là thời điểm để doanh nghiệp cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động. Một khi doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả sản xuất - kinh doanh, cộng với khả năng điều chỉnh đầu ra, sẽ làm cho cổ phiếu doanh nghiệp các ngành tiêu dùng thiết yếu, dược phẩm… trở nên hấp dẫn. Tuy vậy, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn nếu phải mở rộng hoạt động sản xuất dựa vào vốn vay (khi chính sách tiền tệ đang được thắt chặt) hay huy động vốn từ TTCK (trong bối cảnh thị trường suy giảm như hiện nay).

Tâm lý của nhà đầu tư nhìn chung vẫn còn rất dè dặt, đặc biệt là đối với rủi ro chính sách. Đây là sức cản lớn cho sự phục hồi của VN-Index, và phần nào giải thích cho sự suy giảm của VN-Index trong thời gian qua. Mặc dù diễn biến TTCK Việt Nam hiện tại vẫn rất khó dự báo, nhưng khả năng VN-Index tiếp tục đi xuống sâu là rất thấp. Cổ phiếu của các công ty trong các ngành công nghiệp đề cập ở trên có thể được phân tích và lựa chọn để cơ cấu lại danh mục đầu tư trong thời điểm hiện tại.

No comments:

Kinh tế

Blog Archive

Topics