Kênh thông tin đầu tư ở Vietnam

Thursday, February 21, 2008

lạm phát, ck & gov policy

NHNN đang bị lúng lúng điều hành chính sách tiền tệ và không biết giải quyết thế nào đối với ba mục tiêu: 1) tăng trưởng kinh tế, 2) lãi suất 3) lạm phát

Trung quốc đã hy sinh mục tiêu chốn lạm phát để tăng trưởng đạt tăng trưởng kinh tế ( Họ có thể chấp nhận lạm phát lên đến 7 % trong tháng 1/2008 1)

Quy luật chỉ có thể chọn 1 trong 3, hay 2 trong 3. Các cụ nhà ta không ai có đi học đàng hoàng nên muốn cả 3

Hơn nữa, các cụ ở NHNN làm gì có được khái niệm về hoán chuyển tiền tệ " currency carry trade", vốn diển ra rất phổ biến ở thị trường tài chính quốc tế , đặc biệt là giữa Yen , USD và Euro ...Các cụ toàn là đi học bổ túc văn hóa

Mấy tháng nay, khoai tây mang đô la Mỹ vào Việt Nam múc trái phiếu chính phủ cực lực chúng nó chắc rằng chênh lệch lãi suất USD và VND sẽ gia tăng trong năm 2008, Trong khi nguồn cung USD tiếp tục gia tăng cầu VND liên tục giảm , thế nhưng các cu nhà ta ở NHNN cứ muốn duy trì tỷ giá VND ??? Đầu tư vào trái phiếu chính phủ, Khoay tây có thể lãi trên 10% / năm 1 cách an toàn , vì chúng nó biết được chiêu về tỷ giá của các cụ nhà ta.

chúng nó bán USD lấy VND rồi tìm cách gửi tiết kiệm ăn lãi (10%/năm, cuối năm đổi ngược lại ra USD lại lãi thêm khoảng 4% nữa, tức là không làm gì mà có thể lãi đến 14%/năm) => Chính vì vậy mà chúng nó gần như không mua vào CK nữa, mặc dù đang rất rẻ, khác hẳn mọi lần giảm giá khác !!!...Dấu hiệu này rất nguy hiểm cho nền kinh tế VN vì đồng vốn không được sử dụng (nhốt vào NHNN) nhưng lại đem lại lợi nhuận 14%/năm....cái này sẽ giết chết nền KT non trẻ của VN sớm....

Thú thực với anh em tình trạng hiện nay khi ECB (Ngân hàng TW châu âu) và JCB (ngân hàng TW Nhật Bổn) đang thấp thỏm cắt giảm lãi xuất hiện đang ở mức 5%, Mỹ thì như cả làng đã biết rồi: 3% thì quả thực trên thế gian này không nơi nào sinh lời = mang tiền sang Việt Nam đổi rồi mua Trái phiếu CP cuối năm kiếm xèng, mèng ra cũng là 14-20%.

Quả giật gót hôm qua nhìn trị trường 1100 tỷ giao dịch nhưng trong đó có khoảng 520 tỷ tiền mua Trái Phiếu chính phủ đủ cho biết định hướng của tụi nó là thế nào rồi.

Tiếc rằng tôi chỉ có cái máy in tiền nên ko thể làm gì được...

Thú thực là chúng ta đang lùng nhùng không kiểm soát được thị trường tiền tệ là sự thật 100%.

Trước đây NN kiểm soát chặt USD trong giai đoạn dài nhưng lại không đồng bộ, hiệu quả + không dự đoán được luồng tiền USD chảy vào VN khi gia nhập WTO cũng như tốc độ tăng nhanh của các dự án FDI làm cho chúng ta "lụt" USD. Nhìn sang bên Tung Của thì thấy rõ sự khác biệt rất lớn, chính quyền Bắc Kinh dự đoán trước sự "lụt" đó nên họ đã biết đào những kênh thoát nước để tống khứ sự dư thừa ngoại tệ đó như việc IPO các công ty lớn và niêm yết cả lên sàn Mỹ như ALIBABA, BAIDU, CHINA OIL...đã làm giảm đáng kể vấn đề ngoại tệ mang sang không có nơi hấp thu. Những ai đã sang Trung quốc hẳn thấy việc đổi USD sang đồng Nhân Dân Tệ khó khăn như thế nào, chính quyền kiểm soát cực chặt chẽ và chợ đen gần như không có, chỉ có duy nhất ngân hàng China Bank được đổi đồng tiền này. Do đó họ kiểm soát rất tốt lượng tiền đnag lưu thông. Các con số không chính thống cho biết lượng tiền USD "đen" được chuyển lậu vào Viet Nam lớn gấp 2-3 lần con số mang sang chính thức hoặc là để rửa, hoặc là để đầu tư chui vào các dự án BĐS đang mọc lên như nấm mang lại các khoản lợi nhuận kếch xù mà gần như không hề phải chứng minh bất cứ cái gì liên quan đến số tài sản đó. Liệu có mấy ai biết được số tiền nếu thực góp của anh Đặng Thành Tâm và anh chị em nhà họ Đặng này lấy ở đâu ra để đầu tư nào là ITA, KBC, SGT, Navis Bank và gần đây là dự án BDS 2000 tỷ ở Huế anh ấy lấy ở đâu ra ???

Chính quyền quên mất trước đây đã từng có những kênh thoát ngoại tệ "tuyệt vời" của dân cá độ bóng đá cho những ai như BÙI TIẾN DŨNG, Dũng Canada.... vui chơi giải trí với con số cả trăm triệu USD mỗi tuần từ Việt nam sang CAMBODIA thông qua những mạng cá độ bóng đá SINGBET1, 789y.net.... xét về 1 khía cạnh nào đó cũng có giá trị tích cực đến chính sách tiền tệ bởi cơ chế thị trường như bình thông nhau vậy. Tuy nhiên kể từ khi các đường dây này bị "đập" thì quy mô nó có giảm đi trông thấy - 1 con kênh ngầm bị bít.

TTCK Việt nam hay toàn nền kinh tế lúc này hoàn toàn chưa có 1 kệnh hay hướng giải quyết nào được đưa ra có tính thuyết phục cao, chúng ta đang trong tình cảnh như cụ già đi khám bệnh, các chuyên gia tư vấn và lánh đạo như những ông lang, bác sĩ được mời tới khám và khi ra về mỗi người phán 1 bệnh khác nhau mà để theo hết các thầy thì phải sử dụng công thức ĐÔNG TÂY Y kết hợp với CÚNG. Mà trong những tình cảnh như vậy thì nạn nhân thường nhanh đi lắm.

Tương lai sáng lại rực rỡ toàn màu hồng khi Việt Nam ra nhập WTO như nhiều người nghĩ đã tan thành mây khói.

Ngày 21-02-2008, 18:32
Năm 2008: VND sẽ lên giá mạnh

Cho phép VND lên giá là điều không thể tránh khỏi nhằm kiềm chế lạm phát.
(ĐTCK-online) Việc điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá của Việt Nam sẽ gặp nhiều sức ép trong năm 2008 khi các nhà kinh tế dự báo rằng, đồng tiền nội tệ (VND) tiếp tục lên giá và tăng mạnh trước sức ép của dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng cao và trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực kiềm chế lạm phát và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

Theo báo cáo mới nhất về Việt Nam của Ngân hàng ANZ, Chính phủ Việt Nam dường như không còn theo đuổi chính sách VND yếu nhằm khuyến khích xuất khẩu, mà đã cho phép VND lên giá trong bối cảnh lạm phát đang là vấn đề đau đầu hiện nay.

Ông Amber Rabinov, một nhà kinh tế tại ANZ cho rằng, việc VND lần đầu tiên tăng giá nhẹ trong năm 2007 (khoảng 0,2%) cộng với việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) nới lỏng biên độ giao dịch VND/USD vào cuối tháng 12/2007 đã cho thấy, VND sẽ tiếp tục xu hướng tăng giá.

Kể từ khi tỷ giá VND/USD đạt đỉnh 16.152 đồng/USD vào ngày 22/1/2007, VND đã lên giá và đạt 15.968 đồng/USD vào ngày 13/2 vừa qua, mức lên giá mạnh nhất kể từ giữa năm 2006.

“Với xu hướng như vậy, chúng tôi dự báo, sự lên giá (danh nghĩa) của VND so với USD sẽ khoảng 4,2% trong năm 2008. Tỷ giá VND/USD sẽ đạt 15.500 đồng vào giữa năm và 15.350 đồng/USD vào cuối năm nay”, ông Rabinov nói.

Các nhà kinh tế đều cho rằng, việc lên giá của VND trong năm 2007 và năm 2008 chủ yếu là do sức ép từ nguồn cung USD quá lớn trên thị trường, do dòng vốn đầu tư gián tiếp (FPI), đầu tư trực tiếp (FDI) cũng như lượng kiều hối tăng mạnh kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

Theo báo cáo của ANZ, dòng vốn FPI vào Việt Nam trong năm 2008 sẽ đạt 7,3 tỷ USD (tiền ròng) so với 5,6 tỷ USD trong năm 2007, nhờ dự báo tăng trưởng kinh tế cao (khoảng 8,5 - 9%) và thị trường tài chính trong nước tiếp tục phát triển. Trong khi đó, lượng vốn FDI cũng ước đạt 2,25 tỷ USD (tiền ròng) trong năm 2008, 2 tỷ USD năm 2007 và 1,76 tỷ USD năm 2006.

Bà Katie Dean, một nhà kinh tế cao cấp của ANZ cho rằng, dòng vốn FPI tăng mạnh vào Việt Nam trong thời gian gần đây đã gây sức ép tới các chính sách tiền tệ của Việt Nam và Chính phủ sẽ phải linh hoạt hơn trong việc điều hành và cho phép VND lên giá là điều không thể tránh khỏi nhằm kiềm chế lạm phát.

“Một lượng lớn ngoại tệ đã và đang được chuyển sang VND để đầu tư sẽ khiến nhu cầu VND tăng và lên giá”, ông Ayumi Konishi, Giám đốc quốc gia ADB Việt Nam cho biết.

Ông David G. Fernandez, Giám đốc điều hành và Trưởng nhóm nghiên cứu thị trường châu Á của JPMorgan cho rằng, xu hướng giảm giá của VND sẽ không còn là xu hướng chủ đạo trong thời gian tới. Ông Fernandez vào đầu năm 2007 cũng đã dự báo chính xác tỷ giá VND/USD sẽ giảm xuống mức 16.000 đồng/USD vào cuối năm 2007.

Ông Rabinov thì cho rằng, VND lên giá và NHNN tăng lãi suất là phù hợp đối với việc kiềm chế lạm phát và duy trì tốc độc tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam và điều này cũng không khuyến khích việc “đô la hoá” nền kinh tế, khiến việc điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả hơn.

“VND tăng giá mạnh cũng khiến giá hàng hóa nhập khẩu, trong đó có mặt hàng năng lượng sẽ rẻ hơn trong bối cảnh nhập khẩu của Việt Nam vẫn đang chiếm 80% GDP”, ông Rabinov nói.

Được biết, NHNN đã theo đuổi chính sách VND yếu nhằm khuyến khích xuất khẩu và một số nhà kinh tế cho rằng, việc VND tăng giá quá nhanh sẽ ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, ông Il Houng Lee, nguyên Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam cho rằng, khả năng cạnh tranh cần tính toán trong bối cảnh với các đối thủ xuất khẩu khác trong khu vực, những nước cũng chịu sức ép tăng giá đồng nội tệ của họ.

“Đồng tiền của các đối tác thương mại chính của Việt Nam cũng lên giá và sẽ tiếp tục lên giá. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam lại có lợi thế là VND vẫn giảm giá khoảng 5% so với đồng euro, yên, nhân dân tệ, đô la Singapore...”, ông Rabinov nói.

“Việc tăng xuất khẩu sau khi gia nhập WTO cũng làm giảm ảnh hưởng của việc VND lên giá”, ông Konishi nói.

Trong khi NHNN đang nỗ lực kiềm chế lạm phát với việc tăng lãi suất, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại và cho phép VND lên giá thì các nhà kinh tế ANZ tin rằng, sẽ cần nhiều nỗ lực hơn nữa để có thể kiểm soát được lạm phát, vốn đang gây đau đầu cho các nhà điều hành chính sách của Việt Nam và duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP cao.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam đã tăng 2,38% trong tháng 1/2008 so với tháng 12/2007, sau khi đã chứng kiến CPI tăng mạnh 12,63% trong năm 2007 so với tháng 12/2006.

Trung Hưng

No comments:

Kinh tế

Blog Archive

Topics