Kênh thông tin đầu tư ở Vietnam

Monday, February 18, 2008

VN-Index tuột dốc xuống dưới 800 điểm do lo ngại lạm phát

VN-Index tuột dốc xuống dưới 800 điểm do lo ngại lạm phát

Đối mặt với nguy cơ lạm phát cao, rất nhiều nhà đầu tư chứng khoán tỏ ra thực sự lo ngại về dòng vốn tiền đồng Việt Nam đổ vào thị trường này bị thu hẹp, tác động tiêu cực tới giá cổ phiếu.

Kết thúc phiên giao dịch sáng 18/2, chỉ số VN-Index của TTCK tập trung của Việt Nam giảm 33,46 điểm (tương đương giảm 4,1%) xuống 782,57 điểm.

Như vậy, tính chung trong 5 phiên đầu năm mới Mậu Tý, VN-Index đã giảm tổng cộng gần 80 điểm.

1
Ảnh minh họa: LAD

Mất cân bằng cung-cầu

Nguyên nhân quan trọng nhất khiến giá cổ phiếu liên tục giảm trong nhiều tháng qua và sắp trở về mức cuối năm 2006 được nhiều chuyên gia đề cập tới là sự mất cân bằng cung-cầu cổ phiếu.

Lượng cung cổ phiếu tăng rất mạnh trong năm 2007, đầu năm 2008 với những đợt IPO khổng lồ, những cổ phiếu mới lên sàn và những đợt phát hành bổ sung, như Đạm Phú Mỹ, PVFC, Vietcombank… Lượng cung hàng hóa cho thị trường còn dự báo tiếp tục tăng mạnh với kế hoạch IPO của nhiều DN lớn như Habeco, Incombank…

Trong khi đó, cầu cổ phiếu không những không tăng mà còn được cho là giảm do sự thắt chặt cho vay chứng khoán theo Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước; vốn bị đổ sang thị trường bất động sản và vàng - hai lựa chọn đầu tư cực kỳ hấp dẫn gần đây.

Hơn thế nữa, các chính sách tiền thắt chặt tiền tệ gần đây của Ngân hàng Nhà nước như nâng lãi suất cấp vốn, tái cấp vốn, tỷ lệ dự trữ bắt buộc… đang kéo về một lượng lớn tiền đồng Việt Nam.

Còn rút tiếp tiền ra khỏi lưu thông

Trong bối cảnh thị trường tiền tệ nóng lên, vốn VND khan hiếm, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ còn hút bớt tiền ra khỏi lưu thông thông qua việc phát hành tín phiếu.

Theo dõi diễn biến trên thị trường tiền tệ tuần qua có thể thấy hầu hết các ngân hàng đã cạn tiền cho vay. Thiếu tiền, hàng loạt ngân hàng thương mại (NHTM) công bố tăng lãi suất huy động vốn đồng Việt Nam với mức lãi suất tăng khá, tăng thêm từ 0,12% - 0,48%/năm so với trước đó.

Cuộc đua tăng lãi suất huy động vốn nội tệ - đồng Việt Nam (VND) diễn ra từ đầu tháng 1/2008 và đợt thứ hai diễn ra từ đầu tháng 2/2008, tức gần 2 tuần trước Tết Nguyên đán Mậu Tý, nhưng rộ lên, lan rộng ở hầu hết các NHTM và thực sự nóng lên kể từ sau Tết Nguyên đán Mậu Tý đến nay.

Hiện nay lãi suất huy động vốn VND tăng cao nhất của một số NHTM cổ phần lên tới 0,85%/tháng hay 10,20%/năm cho kỳ hạn 24 tháng, lên tới 0,80%/tháng, hay 9,6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng…

Tuy nhiên, việc giá cả tiêu dùng đang đứng ở mức rất cao và chưa có dấu hiệu giảm đang là vấn đề nóng bỏng và được các cơ quan chức năng quan tâm hàng đầu.

Riêng trong tháng 1/2008, lạm phát đứng ở mức 2,38% và theo các số liệu thống kê hàng năm cho thấy, tốc độ tăng giá tiêu dùng của tháng 2 (tháng có Tết Nguyên đán) đều tăng cao hơn tốc độ tăng của tháng 1, thậm chí có năm còn tăng cao gấp đôi, gấp ba tốc độ tăng của tháng 1. Do vậy, theo một số dự đoán, tốc độ tăng giá tiêu dùng tháng 2 năm nay sẽ không dưới 2,5%, có thể trên 3%.

Phản ứng trước diễn biến này, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN với lãi suất 7,8%/năm, kỳ hạn 364 ngày nhằm mục tiêu thu hút bớt tiền từ lưu thông về, kiềm chế lạm phát. Hình thức phát hành là bắt buộc phải mua đối với các Tổ chức tín dụng (TCTD) theo mức phân bổ cụ thể. [HD: Darn... this will totally mess up the current stock/estate markets. Even more pressure on foreign investors to cope with the shortage of vnd. To stock up at ~760]

Theo đó có tới 41 TCTD đô thị phải mua loại tín phiếu nói trên, nhưng lại không được sử dụng để giao dịch tái cấp vốn. NH nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân và các TCTD có số vốn huy động VND đến 31/1/2008 từ 1.000 tỷ đồng trở xuống không phải mua tín phiếu NHNN đợt này. Thời điểm phát hành là ngày 17/3/2008. Do đó để chủ động có đủ vốn mua tín phiếu NHNN bắt buộc vào thời điểm đó thì ngay từ bây giờ các NHTM phải “chạy đôn, chạy đáo” huy động vốn trên thị trường, bởi vì hơn 20.000 tỷ đồng đâu có phải ít!

Các nhà đầu tư chứng khoán lo lắng

Mặc dù giá cổ phiếu đã giảm rất nhiều, sắp trở về mức cuối năm 2006 trong khi hầu hết các doanh nghiệp trên sàn có lợi nhuận năm 2007 tăng mạnh từ vài chục tới vài trăm phần trăm nhưng trên thực tế khá nhiều người vẫn cho rằng đây chưa phải là thời điểm mua vào.
Tiếp tục bảo lưu ý kiến của mình, anh Nguyễn Huy Hoàng một nhà đầu tư trên sàn chứng khoán VICS tại Láng Hạ cho biết: “Nếu mua vào thời điểm này khả năng thắng lớn như đầu năm 2007 là hầu như không có trong khi có thể bị thua lỗ hoặc bị giam vốn”.

“Giá chứng khoán vẫn đang giảm và có những dấu hiệu khiến thị trường có thể tiếp tục giảm như cung hàng hóa cho thị trường đang rất lớn và còn tiếp tục tăng trong khi cầu suy giảm.”

Theo anh Hoàng, lạm phát là yếu tố sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng trưởng của TTCK bởi việc kiềm chế tốc độ tăng giá tiêu dùng là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ.

Giá giảm: Cơ hội để gom blue-chips

Trái với ý kiến của anh Hoàng, khá nhiều nhà đầu tư đang tranh thủ thời điểm giá chứng khoán xuống mạnh để mua vào. Biểu hiện rõ nét nhất là khối lượng giao dịch sáng nay (18/2) bất ngờ tăng mạnh khi VN-Index xuống dưới 800 điểm.

Kết thúc phiên giao dịch, tổng cộng có hơn 12,6 triệu đơn vị được giao dịch, trị giá 931 tỷ đồng, cao gấp gần 2 lần so với phiên cuối tuần trước.

Có mặt trên sàn giao dịch của Công ty chứng khoán An Bình sáng nay, anh Đặng Trung Nghĩa, chuyên viên phân tích của một đơn vị cung cấp thông tin chứng khoán tiếp tục cho biết, các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh trong năm 2007 rất tốt, hầu hết có lợi nhuận tăng mạnh từ vài chục tới vài trăm phần trăm. Đây là lý do để anh đang lựa chọn mua vào một số mã cổ phiếu tốt.

“Trước kia với mức tiền 150 triệu đồng thì tôi thì khó có thể mua được 1.000 cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp danh tiếng trên sàn nhưng nay thì có thể tha hồ lựa chọn”, anh Nghĩa cho biết.

“Các doanh nghiệp đã vượt qua nhiều khó khăn trong năm 2007 như nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, cạnh tranh mạnh mẽ hơn khi Việt Nam mở cửa rộng hơn… và tôi tin rằng các doanh nghiệp trên sàn tiếp tục có một năm 2008 tốt đẹp.”

“Đầu tư trong thời điểm này rất dễ chịu: mua được cổ phiếu tốt ở mức giá thấp, không phải mất nhiều thời gian nghiên cứu. Mua xong để đó chờ 6 tháng tới 1 năm chắc chắn sẽ thu lời”.

Bên cạnh đó, trong thời gian tới Chính phủ có thể sẽ cắt giảm bớt nhiều loại thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được hạ xuống 25%), sẽ tạo điều thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp niêm yết trên sàn bởi tính minh bạch về thông tin của họ hiện đã rất cao, anh Nghĩa nhận định.

Tuy nhiên, đó là ý kiến của một nhóm người. Trên thực tế, vấn đề cung cầu có thể coi là yếu tố quyết định lớn nhất tới biến động giá của từng cổ phiếu.

Ngày 18-02-2008, 11:33
Phiên đầu tuần: VN-Index sụt giảm mạnh

(ĐTCK-online) Thị trường ngày thứ Hai đầu tuần (18/2) vẫn nối tiếp đà giảm giá của tuần trước khi sụt giảm mạnh mẽ. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 33,46 điểm, (tương đương giảm 4,1%), xuống còn 782,57 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch hơn 12,607 triệu đơn vị, tương đương giá trị hơn 931 tỷ đồng.

Trong tổng số 150 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 5 mã tăng giá, 145 mã giảm giá. Trong đó, có tới 77 mã giảm sàn và 1 mã không có giao dịch là DPC.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch dẫn đầu thị trường là STB với hơn 2,5 triệu đơn vị được giao dịch thành công, đóng cửa ở mức 59.000 đồng/cổ phiếu, giảm 2.500 đồng (tương đương 4,07%)

Cổ phiếu có giá sụt giảm mạnh nhất là TNA khi giảm sàn 3.300 đồng (tương đương 6,89%), xuống mức 44.600 đồng/cổ phiếu với tổng khối lượng giao dịch thành công là 14.840 cổ phiếu.

Các mã cổ phiếu lớn đều cùng chung với xu hướng giảm của thị trường. Trong đó, có nhiều mã giảm sàn như DPM giảm 3.000 đồng/cổ phiếu, xuống còn 62.000 đồng/cổ phiếu, với hơn 1,3 triệu cổ phiếu được giao dịch thành công. SJS giảm 11.000 đồng/cổ phiếu, xuống còn 224.000 đồng/cổ phiếu. VNM giảm 6.000 đồng/cổ phiếu, xuống còn 131.000 đồng/cổ phiếu.

Trong xu thế ngược lại, SAF là mã tăng mạnh nhất, khi đóng cửa ở mức 45.700 đồng/cổ phiếu, tăng 1.100 đồng (tương đương 2,47%). TMS tăng 1.000 đồng/cổ phiếu, (tương đương 1,27%) đạt 80.000 đồng/cổ phiếu. SGC tăng 500 đồng/cổ phiếu, (tương đương 1%) đạt 50.500 đồng/cổ phiếu. VGP tăng 800 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,9%) đạt 42.900 đồng/cổ phiếu.

Ngay từ lúc mở cửa, hàng loạt lệnh bán ATO với khối lượng lớn được tung ra, chủ yếu nhằm vào những mã cổ phiếu lớn có tác động mạnh đến chỉ số thị trường cũng như tâm lý các nhà đầu tư như STB, SSI, PPC, HPG, DPM…

Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa ngày 18/2, chỉ số VN-Index sụt giảm tới 31,23 điểm (tương đương 3,82%) khiến VN-Index chỉ còn 784,8 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt 2.647.120 đơn vị với giá trị giao dịch đạt hơn 192,9 tỷ đồng. Nếu so với các phiên trước thì khối lượng giao dịch trong đợt 1 hôm nay tăng đột biến. Theo phân tích kĩ thuật, đây có thể là một dấu hiệu không tốt khi cổ phiếu bị phân phối mạnh mẽ cùng với giá sụt giảm mạnh.

Do sức mua yếu nên hàng loạt các cổ phiếu bị bán ra mạnh đều giảm sàn. Bảng điện tử tràn ngập một màu đỏ, nhiều cổ phiếu bị vét sạch dư mua. Theo ghi nhận, có đên 81 mã giảm sàn ngay sau khi kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa. Chỉ có 3 mã tăng điểm là TMS, SAF và VNE. Tuy nhiên, ngay sau khi sang đợt khớp lệnh liên tục, các cổ phiếu này cũng nhanh chóng sụt giả, chỉ duy nhất TMS còn có lúc tăng trần.

Các cổ phiếu lớn đều giảm sàn như SSI (124.000 đồng/cổ phiếu), PVD (117.000 đồng/cổ phiếu), PPC (51.000 đồng/cổ phiếu), HPG (92.500 đồng/cổ phiếu), SAM (84.500 đồng/cổ phiếu).

Sang đợt khớp lệnh liên tục, SSI vẫn tiếp tục bị bán ra ở mức giá sàn khiến cổ phiếu này không thể tăng điểm được. Một khối lượng lớn đặt mua cổ phiếu STB ở mức giá 59 cũng bị vét dần, đưa STB dần tiến tới mức sàn.

Kết thúc đợt khớp lệnh liên tục, VN-Index là 785,09 điểm, giảm 30,94 điểm (-3,79%) với tổng khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch tăng mạnh tới 10.099.930 cổ phiếu và hơn 754,6 tỷ đồng.

Sang đợt khớp lệnh đóng cửa, tâm lý tháo chạy thể hiện rõ trên bảng giá khi các lệnh bán ATC liên tục xuất hiện ở hầu hết các cổ phiếu. Đáng chú ý như SSI có đến hơn 400 nghìn cổ phiếu được bán ra ở mức ATC. Trong khi bên mua, chỉ có duy nhất STB có khối lượng mua 100 nghìn cổ phiếu ở mức ATC, còn lại rất ít mã có khối lượng đặt mua lớn.

Hôm nay, sàn HOSE đón nhận thêm thành viên thứ 150 là cổ phiếu TTF của CTCP Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành với 15 triệu được niêm yết, giá tham chiếu trong ngày giao đich đầu tiên là 80.000 đồng/cổ phiếu. Ngành nghề kinh doanh chính của Gỗ Trường Thành là sản xuất đồ mộc, ván trang trí nội thất, mua bán gia công các sản phẩm mộc, nguyên vật liệu trong chế biến gỗ; mua bán gia công các sản phẩm nông lâm, thủy hải sản; đại lý ký gửi hàng hóa, vận tải hàng hóa đường bộ. Gỗ Trường Thành có trụ sở chính tại Ấp Bình Phước B, xã Bình Chuẩn, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Ngay ở đợt khớp lệnh mở cửa, TTF chỉ đạt mức giá sàn là 64.000 đồng/cổ phiếu. Ngay khi sang đợt khớp lệnh liên tục, mã cổ phiếu này đã nhanh chóng đạt mức giá cao nhất là 78.000 đồng/cổ phiếu. Nhưng đó chỉ là một khoảnh khắc nhất thời vì sau đó, giá cổ phiếu TTF đã giảm dần về cuối phiên.

Thị trường sụt giảm theo lý giải của một số nhà đầu tư, là do tác động tâm lý của thông tin Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm thu hút bớt tiền từ lưu thông về, kiềm chế lạm phát.

5 cổ phiếu giao dịch mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

GTGD

STB

59.000

-2.500

-4,07

2.576.520

151.649.000

DPM

62.000

-3.000

-4,62

1.300.970

81.022.000

SSI

124.000

-6.000

-4,62

727.710

90.236.000

REE

117.000

-6.000

-4,88

431.790

50.658.000

PPC

51.000

-2.500

-4,67

297.330

15.185.000

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

GTGD

SAF

45.700

1.100

2,47

1.800

82.000

VGP

42.900

800

1,90

5.610

228.000

TMS

80.00

1.00

1,27

28.570

2.323.000

SGC

50.500

500

1,00

1.310

63.000

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

GTGD

TNA

44.600

-3.300

-6,89

14.840

662.000

FBT

29.800

-1.600

-5,10

37.150

1,109,000

HMC

30.400

-1.600

-5,00

8.810

271,000

CLC

49.400

-2.600

-5,00

22.570

1,133,000

GMD

114.00

-6.000

-5,00

164.380

18,809,000

No comments:

Kinh tế

Blog Archive

Topics