Kênh thông tin đầu tư ở Vietnam

Tuesday, July 31, 2007

Giai đoạn mua bán, sáp nhập đang đến

Ngày 31/07/2007, 11:32
Giai đoạn mua bán, sáp nhập đang đến

(ĐTCK-online)Hiện không chỉ có các tập đoàn tài chính mà ngay cả những lĩnh vực sản xuất khác như dệt may (Tập đoàn Vinatex), công nghệ thông tin (FPT), viễn thông (VNPT) cũng lên kế hoạch thành lập ngân hàng... Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã nhận được nhiều hồ sơ của ngân hàng nước ngoài xin thành lập ngân hàng con 100% vốn. Điều này cho thấy, sự cạnh tranh trên thị trường tài chính trong thời gian tới sẽ khốc liệt hơn so với hiện nay. ĐTCK đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Đức Cường, cố vấn cao cấp của Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) - người có thâm niên hoạt động ở Citibank (Mỹ) trong 30 năm về vấn đề trên.

Hiện có nhiều doanh nghiệp muốn thành lập ngân hàng, thay vì chỉ có các tập đoàn tài chính như trước đây. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

Tôi cho rằng, với con số khoảng 50 ngân hàng hiện nay của Việt Nam chưa hẳn là nhiều. Nếu so sánh với Đài Loan hiện có 385 ngân hàng, với dân số 27 triệu người; Singapore có 62 ngân hàng, với 6,5 triệu dân, trong khi Việt Nam mới đạt được con số trên thì việc đua nhau thành lập ngân hàng cũng chưa phải là thừa. Việt Nam đang hội nhập kinh tế thế giới, mức độ cạnh tranh cao, tiềm năng thị trường lớn nên việc thành lập nhiều ngân hàng sẽ tiến tới giai đoạn mua bán, sáp nhập dễ dàng hơn, đồng thời người tiêu dùng sẽ có cơ hội và dễ dàng tiếp xúc với dịch vụ ngân hàng.

Các ngân hàng có thâm niên đang tăng tốc “phủ sóng” mạng lưới giao dịch. Sự phát triển quá nhanh này có đảm bảo lợi nhuận cho cổ đông?

Hiện nay, các ngân hàng muốn mở rộng mạng lưới hoạt động đòi hỏi kinh phí đầu tư rất lớn. Theo yêu cầu của NHNN, khi muốn mở thêm một điểm giao dịch mới, ngân hàng phải nâng vốn điều lệ thêm 20 tỷ đồng nhưng ít nhất phải mất 2 đến 3 năm, chi nhánh mới thu được lợi nhuận về cho ngân hàng. Như vậy, nếu lợi nhuận không tăng tương ứng với tốc độ mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch, cổ đông sẽ bị giảm lợi nhuận, đó là chưa kể đến rủi ro trong hoạt động.

NHNN đang có chủ trương quy hoạch lại hệ thống ngân hàng. Như vậy, liệu các ngân hàng mới ra đời có dẫn đến tình trạng dư thừa?

Theo tôi, việc quy hoạch lại hệ thống ngân hàng là cần cải tổ cơ cấu điều hành, mà cụ thể là chính sách. Chẳng hạn, trong lĩnh vực quản lý ngoại hối, nếu nói đến chính sách thì còn nhiều bất cập. Hiện trên thị trường có rất nhiều tiệm vàng thu đổi ngoại tệ, nhưng lại không xuất biên lai cho khách hàng. Giấy phép của các đại lý này không thực hiện đúng chức năng. Do đó, tôi hy vọng, khi có nhiều ngân hàng ra đời sẽ hạn chế được sự bất cập này và sự cải tổ của NHNN sẽ giúp định hướng lại chính sách quản lý ngoại hối.

Theo ông, các ngân hàng quy mô nhỏ của Việt Nam có đủ sức cạnh tranh để tồn tại?

Tôi cho rằng, làn sóng sáp nhập và mua lại hoàn toàn phù hợp với xu thế thị trường, đồng thời đem lại nhiều thuận lợi cho các nhà băng cũng như người tiêu dùng.



Vân Linh thực hiện.

No comments:

Kinh tế

Blog Archive

Topics